Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam EU

70 330 1
Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam  EU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nêu tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu:Hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới đang ngày càng gia tăng như hiện nay, việc mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đã trở thành tất yếu khách quan của mỗi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Bằng việc gia nhập ASEAN, thiết lập cơ sở pháp lý cho mối quan hệ hợp tác với EU, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tham gia AFTA, APEC, WTO ... Việt Nam đang vững vàng bước vào hội nhập thế giới.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – EU có thể giúp ta hiểu hơn về chính sách kinh tế mà các nước EU đang tiến hành, đồng thời đóng góp những thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu để họ khai thác hiệu quả hơn thị trường EU. Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – EU còn là sự tìm hiểu quá trình hình thành phát triển và chiến lược kinh tế của EU cùng với tác động của nó đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua đó, góp phần vào việc tăng cường hiểu biết về EU, về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với tổ chức này cùng với các nước thành viên.Kể từ năm 1995 khi bản hiệp ước khung hợp tác Việt Nam – EU được ký kết, quan hệ hợp tác Việt Nam – EU đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của mỗi bên, đặc biệt là trong thương mại. Ngoài ra, việc duy trì và tăng cường quan hệ thương mại trong giai đoạn kinh tế thế giới đang không ổn định cũng là một vấn đề đặc biệt được quan tâm. Vì vậy, với việc tìm hiểu đề tài “PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM– EU” trở nên hết sức cần thiết. Nhận thức trên chính là cơ sở để tác giả tìm đến và nghiên cứu đề tài này qua đó nêu lên một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy hơn sự phát triển của mối quan hệ này.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:Với vốn kiến thức còn hạn hẹp của một sinh viên sắp ra trường, tác giả không hy vọng sẽ đưa ra được một bức tranh chi tiết và cụ thể của đề tài. Chỉ hy vọng rằng thông qua việc phân tích tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu sưu tầm được, người viết có thể có được cái nhìn khái quát, toàn diện về mối quan hệ hợp tác này. Góp phần cung cấp một số thông tin và những hiểu biết cần thiết trong quá trình tìm hiểu về EU cũng như quan hệ hợp tác thương mại giữa EU và Việt Nam.Đối tượng nghiên cứu chính ở đây là phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU.Phạm vi nghiên cứu của Chuyên đề chỉ tập chung nghiên cứu một lĩnh vực đó là thương mại hàng hóa trong quan hệ với EU. Sự khảo cứu của chuyên đề được tập chung vào khoảng thời gian từ 1995 đến 2014 và dự báo phát triển triển vọng đến năm 2020.Phương pháp nghiên cứu:Bài viết chủ yếu sử dụng phương thức nghiên cứu, phân tích số liệu, thống kê so sánh, đối chiếu tổng hợp, ... để có thể làm rõ ràng các vấn đề trong đề tài.Nội dung nghiên cứu:Ngoài phần lời mở đầu và kết luận bài viết được chia làm ba chương:Chương 1: Khái quát chung về EU và sự cần thiết khách quan phải phát triển quan hệ thương mại Việt Nam EU Chương 2 : Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam EUChương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam EU

Chuyên đề thực tập TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên đề tài PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- EU Họ và tên sinh viên : TRẦN THỊ DIỆP TUYỀN Mã Sinh viên : CQ528851 Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Lớp : Kinh tế Quốc tế 52D Hệ : Chính Quy Thời gian thực tập : Đợt I năm 2014 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Tố Uyên Hà Nội, tháng 5 năm 2014 SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D Chuyên đề thực tập MỤC LỤC Năm 2013, dù kinh tế khu vực Liên minh châu Âu (EU) chưa phục hồi nhưng kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – EU vẫn đạt trên 30 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn gia tăng xuất khẩu vì kinh tế khu vực này đang trên đà tăng trưởng trở lại sau suy thoái. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2013 giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 33,78 tỷ USD, tăng 16,11% so với năm 2012. Trong năm 2013, EU Qếp tục duy trì vị trí là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 24,33 tỷ USD, tăng 29,84%; giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 9,45 tỷ USD, tăng 7,52% 21 SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D Chuyên đề thực tập DANH MỤC BẢNG BIỂU Năm 2013, dù kinh tế khu vực Liên minh châu Âu (EU) chưa phục hồi nhưng kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – EU vẫn đạt trên 30 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn gia tăng xuất khẩu vì kinh tế khu vực này đang trên đà tăng trưởng trở lại sau suy thoái. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2013 giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 33,78 tỷ USD, tăng 16,11% so với năm 2012. Trong năm 2013, EU Qếp tục duy trì vị trí là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 24,33 tỷ USD, tăng 29,84%; giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 9,45 tỷ USD, tăng 7,52% 21 SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Nêu tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: Hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới đang ngày càng gia tăng như hiện nay, việc mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đã trở thành tất yếu khách quan của mỗi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Bằng việc gia nhập ASEAN, thiết lập cơ sở pháp lý cho mối quan hệ hợp tác với EU, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tham gia AFTA, APEC, WTO Việt Nam đang vững vàng bước vào hội nhập thế giới. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – EU có thể giúp ta hiểu hơn về chính sách kinh tế mà các nước EU đang tiến hành, đồng thời đóng góp những thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu để họ khai thác hiệu quả hơn thị trường EU. Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – EU còn là sự tìm hiểu quá trình hình thành phát triển và chiến lược kinh tế của EU cùng với tác động của nó đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua đó, góp phần vào việc tăng cường hiểu biết về EU, về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với tổ chức này cùng với các nước thành viên. Kể từ năm 1995 khi bản hiệp ước khung hợp tác Việt Nam – EU được ký kết, quan hệ hợp tác Việt Nam – EU đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của mỗi bên, đặc biệt là trong thương mại. Ngoài ra, việc duy trì và tăng cường quan hệ thương mại trong giai đoạn kinh tế thế giới đang không ổn định cũng là một vấn đề đặc biệt được quan tâm. Vì vậy, với việc tìm hiểu đề tài “PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM– EU” trở nên hết sức cần thiết. Nhận thức trên chính là cơ sở để tác giả tìm đến và nghiên cứu đề tài này qua đó nêu lên một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy hơn sự phát triển của mối quan hệ này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với vốn kiến thức còn hạn hẹp của một sinh viên sắp ra trường, tác giả không hy vọng sẽ đưa ra được một bức tranh chi tiết và cụ thể của đề tài. Chỉ hy SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D 1 Chuyên đề thực tập vọng rằng thông qua việc phân tích tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu sưu tầm được, người viết có thể có được cái nhìn khái quát, toàn diện về mối quan hệ hợp tác này. Góp phần cung cấp một số thông tin và những hiểu biết cần thiết trong quá trình tìm hiểu về EU cũng như quan hệ hợp tác thương mại giữa EU và Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu chính ở đây là phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU. Phạm vi nghiên cứu của Chuyên đề chỉ tập chung nghiên cứu một lĩnh vực đó là thương mại hàng hóa trong quan hệ với EU. Sự khảo cứu của chuyên đề được tập chung vào khoảng thời gian từ 1995 đến 2014 và dự báo phát triển triển vọng đến năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương thức nghiên cứu, phân tích số liệu, thống kê so sánh, đối chiếu tổng hợp, để có thể làm rõ ràng các vấn đề trong đề tài. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần lời mở đầu và kết luận bài viết được chia làm ba chương: Chương 1: Khái quát chung về EU và sự cần thiết khách quan phải phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - EU Chương 2 : Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - EU Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - EU SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D 2 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ EU VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM – EU. 1.1 Khái quát chung về thị trường EU • Khái quát chung Liên minh châu Âu (tiếng Anh là The European Union, viết tắt là EU).Trước ngày 1/11/1993 gọi là Cộng đồng Châu Âu (The European Communities). Trụ sở của cộng đồng chung này đặt tại Brúc-xen (Thủ đô của nước Bỉ). EU hiện có 28 nước thành viên gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà lan, Lúc- xăm-bua, Anh, Ailen, Đan mạch, Hylạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ điển và Phần lan, Séc, Hungaria, Ba lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp, Bungari, Rumani và Croatia. Từ 6 nước bên trong ban đầu, đã có 6 lần mở rộng liên tiếp, trong đó đợt mở rộng lớn nhất diễn ra ngày 1.5.2004, khi 10 nước được gia nhập. Hiện nay Liên minh châu Âu gồm có 20 nước cộng hòa, 6 vương quốc và 1 đại công quốc. Croatia là hội viên mới nhất, gia nhập ngày 1.07.2013. Các cuộc thương thuyết cũng đang diễn ra với một số nước khác. Tiến trình mở rộng đôi khi được nói tới như việc hội nhập châu Âu. Tuy nhiên từ này cũng được dùng để nói đến việc tăng cường hợp tác giữa các nước hội viên Liên minh châu Âu như các chính phủ quốc gia cho phép việc hài hòa hóa từng bước các luật quốc gia. Diện tích của EU tính đến thời điểm năm 2012 là 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km 2 và nhỏ nhất là Malta với 300 km 2 ). Dân số cùng thời điểm 2012 của EU đạt khoảng 500 triệu người,chiếm khoảng 7,3% dân số toàn thế giới(thành viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu người, ít nhất là Malta với 0,4 triệu người. GDP của toàn khối liên minh Châu Âu EU (chỉ tính 27 nước ) đạt 17,57 nghìn tỷ USD. Cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người lên đến 32,900 USD/người/năm. Lãnh đạo chủ chốt: Chủ tịch Hội đồng EU: Ông Herman Van Rompuy Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Ông Manuel Barroso Chủ tịch Nghị viện châu Âu: Ông Martin Schulz SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D 3 Chuyên đề thực tập Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Bà Catherine Ashton • Lịch sử hình thành và phát triển của EU: Sau hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, sự ra đời và phát triển của EU thể hiện khát khao hòa bình, hợp tác và thịnh vượng của các nước Châu Âu. Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU được xây dựng từng bước với mức độ liên kết giữa các thành viên ngày càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Cùng với phát triển về chiều sâu, EU cũng trải qua nhiều đợt mở rộng, kết nạp nhiều thành viên mới. Các mốc phát triển của EU 1950 Tuyên bố Schuman đề xuất thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu 1951 Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than Thép C hâu Âu(ECSC), tổ chức tiền thân của EU, với 6 thành viên sáng lập là Pháp, Đức (Tây Đức), I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. 1957 Hiệp ước Rô-ma thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử C hâu Âu (Euratom) và Cộng đồng Kinh tế C hâu Âu (EEC). EEC hướng tới thiết lập thị trường chung, liên minh thuế quan (hoàn thành năm 1968) với sự di chuyển tự do của vốn và lao động. 1967 Hiệp ước Hợp nhất 3 cộng đồng nói trên (ECSC, Euratom và EEC), gọi chung là Cộng đồng Châu Âu (European Communities – EC) 1973 Kết nạp Đan Mạch, Ai-len và Anh 1981 Kết nạp Hy Lạp 1986 Kết nạp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 1987 Đạo luật Thị trường Thống nhất châu Âu (Single European Act) sửa đổi Hiệp ước Rô-ma (1957) nhằm hòan thiện việc thiết lập thị trường chung châu Âu. 1993 Hiệp ước Maastricht (còn gọi là Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu), đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu. 1995 Hiệp ước Schengen (về tự do di chuyển) có hiệu lực 1995 Kết nạp Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. 1997 Hiệp ước Amsterdam sửa đổi và bổ sung Hiệp ước Maastricht, chuẩn bị cho việc mở rộng EU về phía Đông. 2001 Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để tiếp nhận các thành viên mới, đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện Châu Âu. 2002 Đồng Euro chính thức được lưu hành tại 12 nước thành viên EU. 2004 Kết nạp thêm 10 thành viên mới là Síp, Séc, Xlô-ve-ni-a, Hung-ga-ry, SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D 4 Chuyên đề thực tập Lát-via, Li-thu-nia, Man-ta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và Estonia. 2007 Kết nạp Bungari và Rumani. 2009 Hiệp ước Lisbon, tên gọi đầy đủ là Hiệp ước sửa đổi Hiệp ước Liên minh Châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu. 2013 Kết nạp Croatia là thành viên thứ 28 của liên minh. Từ những mốc phát triển của EU chúng ta có thể tìm hiểu sâu thêm về các hiệp định, hiệp ước có tính chất quan trọng đối với EU: Thứ nhất phải kể đến là Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu(ECSC). Đây được xem như là những viên gạch đầu tiên cho việc hình thành lên khối cộng đồng chung Châu Âu-EU. Tiếp đó vào năm 1957 Hiệp ước Roma được ký kết và đưa đến việc thành lập Cộng đồng nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) Từ những hiệp định thành lập ra các tổ chức tiền thân thì đến năm 1967 cơ quan điều hành của các Cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là cộng đồng Châu Âu. Cho đến năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng “ thị trường nội địa thống nhất Châu Âu” năm 1992. Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu (hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht) ký ngày 7/2/1992 ký tại Maastricht (Hà Lan), nhằm mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập kỷ 90, với một đồng tiền chung và một Ngân hàng trung ương độc lập, thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu. Cụ thể: EU là liên minh chính trị với những điều kiện Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu EU tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D 5 Chuyên đề thực tập Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu. Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực. Cùng với vai trò là 1 liên minh chính trị EU trong hiệp ước này còn thể hiện rõ là 1 khối liên minh thống nhất về kinh tế - tiền tệ: Liên minh kinh tế - tiền tệ được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ 1/7/1990: xoá bỏ mọi hình thức kiểm soát và hạn chế việc lưu chuyển vốn trong 12 nước thành viên . Giai đoạn 2: bắt đầu từ 1/1/1994 giải tán Ủy ban thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước thành viên, thành lập Viện tiền tệ châu Âu để chuẩn bị việc thành lập hệ thống Ngân hàng Trung ương (đã thành lập Viện tiền tệ tại Frankfurt). Giai đoạn 3: 1/1/1999: giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB (Giám đốc hiện nay là ông Jean-Claude Trichet, cựu thống đống ngân hàng Pháp). Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế - tiền tệ (còn gọi là những tiêu chí hội nhập) là: lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất; thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP; nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM); lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất. Theo quyết định của Hội nghị cấp cao EU ở Madrid (15-16/12/1995): Bắt đầu thực hiện giai đoạn 3 từ 1/1/1999. Lập đồng tiền chung lấy tên là đồng Euro. Đề ra các biện pháp cụ thể để tiến hành. Kể từ ngày 01/01/2002, đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần lan, Ailen, Italia, Luxembourg, Hà Lan, SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D 6 Chuyên đề thực tập Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. 3 nước đứng ngoài là Anh, Đan mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có có mệnh giá cao hơn đồng đô la Mỹ. Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi - ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam - Hà lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính sau: Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử: Bản Hiệp ước mới đề cao những nguyên lý tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và quyền tự do cơ bản cũng như nhà nước pháp quyền thành những nguyên tắc pháp lý cơ bản chung cho tất cả các nước thành viên. Tư pháp và đối nội: Bổ sung thêm phần "Thị thực, tỵ nạn, nhập cư và những chính sách khác liên quan đến tự do đi lại" nhằm từng bước xây dựng một không gian tự do, an ninh và pháp quyền". Chính sách xã hội và việc làm: đưa nội dung Hiệp ước về phát triển ổn định và Nghị quyết về tăng trưởng - việc làm vào Hiệp ước Amsterdam. Chính sách đối ngoại và an ninh chung: Nhất trí giao cho Tổng thư ký của Hội đồng châu Âu nhiệm vụ "đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh chung", cùng với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu tạo thành "bộ ba" có trách nhiệm cùng nhau xác định chiến lược đối ngoại chung theo nguyên tắc nhất trí nhưng việc thực hiện sẽ do các nước quyết định theo đa số đủ đồng thời để ngỏ khả năng mỗi nước có thể không chấp nhận những quyết định trái với lợi ích sống còn của nước mình. Hiệp ước Schengen được ký vào ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 nước tham gia Schengen là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14/15 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (trừ Anh). Ngoài ra còn có thêm 2 nước không phải thành viên EU cũng tham gia Schengen là Na uy và Ai xơ len. Hiệp ước Nice (7-11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới. Cải cách thể chế: SV: Trần Thị Diệp Tuyền Lớp: Kinh tế quốc tế 52D 7 [...]... đây quan hệ Việt Nam với một số thành viên EU (Anh, Đức ) đã được nâng tầm “Đối tác chiến lược”, thể hiện chiều hướng phát triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ Việt Nam – EU nói chung và Việt Nam với các nước thành viên EU nói riêng Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã có từ lâu, mối quan hệ này đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam. .. yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước SV: Trần Thị Diệp Tuyền 15 Lớp: Kinh tế quốc tế 52D Chuyên đề thực tập CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM – EU 2.1 Khái quát thực trạng thương mại Việt Nam – EU những năm qua  Các hiệp định đã ký Trong thập kỷ qua, EU là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – EU trong... đổi các biện pháp tăng cường quan hệ hai bên tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế 1.3 Sự cần thiết khách quan phải phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á chủ động có chiến lược tổng thể về hợp tác với EU, khẳng định vị thế của EU trong đối ngoại của mình nhằm xây dựng quan hệ hợp tác Việt Nam – EU thành quan hệ đối tác bình đẳng, SV: Trần... Chuyên đề thực tập khác và phụ tùng (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) 2.2 Phân tích thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU  Kim ngạch xuất nhập khẩu chung giữa EU và Việt Nam: Năm 2013, dù kinh tế khu vực Liên minh châu Âu (EU) chưa phục hồi nhưng kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – EU vẫn đạt trên 30 tỷ USD Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn gia tăng xuất khẩu vì... quan Việt Nam) Qua bảng 2.1 ta thấy trong vòng 12 năm từ 2001 đến 2013, kim ngạch quan hệ thương mại đã tăng hơn 7 lần, từ mức 4,5 tỷ USD năm 2001 đến 33,7 tỷ USD năm 2013; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 8 lần và nhập khẩu tăng 6,2 lần Năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 16,3 tỷ USD, vượt mức kim ngạch định hướng trong quan hệ trong quan hệ thương mại giữa EU. .. Chủ tịch EC kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao Ủy viên thương mại EC Karel de Gucht thăm làm việc tại Việt Nam vào tháng 2/2010; đoàn các nghị sĩ EP thăm Việt Nam tháng 3/2010… Trong quan hệ hợp tác kinh tế, hiện EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Trong vòng 11 năm, từ năm 2000 đến năm 2011, kim ngạch thương mại Việt Nam- EU đã tăng 5,9 lần, từ mức 4,1 tỷ USD lên... thị trường EU Năm 2013, thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các châu lục đều tăng cao ở mức hai con số (chỉ trừ châu Đại Dương tăng 3,9%) Trong đó thị trường Châu Âu nói chung và khối liên minh Châu Âu EU nói riêng có kim ngạch thương mại trao đổi rất lớn đối với Việt Nam Điều đó cho thấy được tầm quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013... giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam- EU trong 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam- EU bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn Trong các cuộc tiếp xúc và trao đổi đoàn, lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ song... hiệp định hợp tác Việt Nam – EU ký năm 1995; Hiệp định tiếp cận thị trường ký năm 2005; thảo thuận Việt Nam gia nhạp WTO ký năm 2004… Hiện tại, các hiệp định về thương mại của Việt Nam với EU đã hết hiệu lực Từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, quan hệ thương mại song phương chịu sự điều chỉnh của các Hiệp định, quy định và nguyên tắc của WTO Để phù hợp với xu thế và thực tiễn, Việt Nam và EU đã đàm phán xong... bước phát triển đáng kể Năm 1995, Việt Nam ký Hiệp định khung về hợp tác và phát triển với EU Tiếp đó là những kế hoạch và chương trình nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên Đến năm 2010, Việt Nam và EU hoàn thành đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) EU và Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11 năm 1990 từ đó mở ra cơ hội hợp tác phát triển . về EU và sự cần thiết khách quan phải phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - EU Chương 2 : Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - EU Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển. trong quá trình tìm hiểu về EU cũng như quan hệ hợp tác thương mại giữa EU và Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu chính ở đây là phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU. Phạm vi nghiên cứu của. HỆ VIỆT NAM – EU 2.1. Khái quát thực trạng thương mại Việt Nam – EU những năm qua.  Các hiệp định đã ký Trong thập kỷ qua, EU là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Quan hệ thương mại song

Ngày đăng: 08/09/2015, 11:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Năm 2013, dù kinh tế khu vực Liên minh châu Âu (EU) chưa phục hồi nhưng kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – EU vẫn đạt trên 30 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn gia tăng xuất khẩu vì kinh tế khu vực này đang trên đà tăng trưởng trở lại sau suy thoái. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2013 giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 33,78 tỷ USD, tăng 16,11% so với năm 2012. Trong năm 2013, EU tiếp tục duy trì vị trí là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 24,33 tỷ USD, tăng 29,84%; giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 9,45 tỷ USD, tăng 7,52%.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan