Thực tập tổng hợp về bộ kế hoạch đầu tư và vụ quản lý khu công nghiệp và chế xuất

36 255 0
Thực tập tổng hợp về bộ kế hoạch   đầu tư và vụ quản lý khu công nghiệp và chế xuất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 4 Chương 1: Tổng quan về Bộ Kế hoạch Đầu tư và 4 Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất 4 1.1.Khái quát chung về Bộ Kế hoạch Đầu tư 4 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 4 1.1.2.Chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch Đầu tư 12 1.2. Khái quát chung về Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị 14 1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất. 14 1.2.2.Cơ cấu tổ chức của Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị. 16 1.2.3.Chức năngnhiệm vụ của từng công chức trong Vụ quản lý khu công nghiệp và chế xuất. 18 Chương 2: Việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất. 22 2.1. Tình hình thực hiện hoạt động của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất 22 2.1.1. Về quy hoạch và phát triển KCN, KCX 24 2.1.2. Về đầu tư vào các KCN 25 2.1.3. Về hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN 26 2.1.4. Về vấn đề tạo việc làm 27 2.2. Những kết quả đạt được 27 2.3. Những hạn chế còn tồn tại 28 Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất 30 3.1. Phương hướng hoạt động của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất. 30 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất. 31 KẾT LUẬN 32 PHỤ LỤC 33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ĐTNN Đầu tư nước ngoài DN Doanh nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign direct investment KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất NN Nước ngoài ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assitant PGS Phó giáo sư T W Trung ương TS Tiến sĩ XHCN Xã hội chủ nghĩa LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của bản báo cáo Trong suốt 50 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã hoạch định những chính sách hợp lý, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc lập các kế hoạch, đầu tư phát triển và quản lý đất nước, theo kịp vớI xu thế thờI đạI đồng thờI giữ vững định hướng XHCN. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn ODA, đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, cùng với Nhà nước quản lý và điều hành các hoạt động của các cơ quan, góp phần chủ yếu trong việc ổn định kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Kế hoạch - Đầu tư có rất nhiều chức năng, mỗi Vụ trong Bộ đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ riêng, điều này làm cho công việc được chuyên môn hoá, thực hiện có hiệu quả hơn. Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất là vụ có vai trò quan trọng trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng với quá trình phát triển của Bộ và của đất nước, Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất đã có những đóng góp xứng đáng trong hoạt động tham mưu nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp và chế xuất, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất nước nhà trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục đích của bản báo cáo Bản báo cáo được hoàn thành với mục đích không chỉ giới thiệu về Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất mà còn nghiên cứu phân tích, đánh giá, nhằm tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của Bộ và Vụ, từ đó khuyến khích phát huy những điểm mạnh, hạn chế và xoá bỏ những điểm yếu để làm cho Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất hoạt động ngày càng hiệu quả hơn 3. Đối tượng nghiên cứu của bản báo cáo Đối tượng nghiên cứu của bản báo cáo là quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và những hoạt động của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất. 4. Phạm vi nghiên cứu của bản báo cáo Phạm vi nghiên cứu của bản báo cáo là quá trình hình thành của Bộ Kế hoạch - Đầu tư từ những năm 1945. Hoạt động của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu Bản báo cáo sử dụng các phương pháp như: phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, phân tích, thống kê, so sánh…để giải quyết vấn đề đặt ra. Nguồn tài liệu được tổng hợp từ sách báo, tạp chí, trang web của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất. 6. Kết cấu của bản báo cáo Ngoài phần lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Chương 2: Việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất 1.1.Khái quát chung về Bộ Kế hoạch - Đầu tư 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Vì thế, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày thành lập của ngành. Trong quá trình hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Ngành Kế hoạch và Đầu tư cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trải qua nhiều mốc lịch sử đáng nhớ. Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế và những vấn đề khác. Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158- CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT ) Ngày 27 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã trở thành cơ quan hỗ trợ đắc lực của Đảng và Nhà nước, cùng với Đảng và Nhà nước lãnh đạo đất nước bước vào thời kì mới, thời kì của hội nhập quốc tế. 1.1.2.Chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định theo quyết định số 86/2002/NĐ- CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định về chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ, đó là: 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định. 3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 5. Về quy hoạch, kế hoạch a) Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được Chính phủ giao; b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt; c) Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp của Chính phủ; d) Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân : cân đối tích lũy và tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước 6. Về đầu tư trong nước và ngoài nước : a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; b) Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng mức bổ sung dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập phương án phân bổ vốn của ngân sách trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia; c) Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước; phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản; d) Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền; thực hiện việc ủy quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất quản lý việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài; e) Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư; f) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài. 7. Về quản lý ODA a) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; c) Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các Nhà tài trợ; d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; e) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các Nhà tài trợ; f) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA; g) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA. 8. Về quản lý đấu thầu : a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt; b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu. 9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất : a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước; b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt; c) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất. 10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh : a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước; b) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; c) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước. [...]... chức của Vụ Chương 2: Việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất 2.1 Tình hình thực hiện hoạt động của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất Căn cứ vào quyết định số 605QĐ-BKH ban hành ngày 19/8/2003 và Quychế làm việc của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất, Vụ Quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất thực hiện các hoạt động theo các nguyên tắc và quy trình... vào các Khu công nghiệp thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao 1.2.2.Cơ cấu tổ chức của Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị Vụ Quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất có một Vụ trưởng và một số Phó vụ trưởng, Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên, biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đấu tư quyết định riêng Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của Vụ. .. Vụ quản lý khu công nghiệp và chế xuất 18 Chương 2: Việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất 22 2.1 Tình hình thực hiện hoạt động của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và khu chế xuất 22 2.1.1 Về quy hoạch và phát triển KCN, KCX .24 2.1.2 Về đầu tư vào các KCN 25 2.1.3 Về hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN 26 2.1.4 Về. .. mưu tổng hợp của Đảng và chính quyền các cấp về phát triển kinh tế xã hội 1.2 Khái quát chung về Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị 1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Theo Quyết định số 605/QĐ-BKH ngày 19/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất được qui định như sau: Về chức năng: Vụ Quản lý Khu công. .. công nghiệp và khu chế xuất thuộc Bộ Kế hoạch và Đấu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và các mô hình kinh tế tư ng tự khác (sau đây gọI chung là Khu công nghiệp) Về nhiệm vụ: Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển các Khu công nghiệp trong cả nước để Bộ trình Chính phủ phê duyệt, làm đầu mốI...11 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ; 12 Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; 13 Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy... tư vào Khu công nghiệp theo quy định hiện hành Làm đầu mốI theo dõi đánh giá tình hình hoạt động quản lý Nhà nước đốI vớI Ban quản lý Khu công nghiệp Làm đầu mốI tổng hợp kế hoạch của Khu công nghiệp Dung Quất và các khu công nghiệp khác theo sự phân công của Bộ Tham gia cùng vớI Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trình Bộ cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư. .. triển Khu công nghiệp, quy hoạch ngành liên quan, các dự án thành lập Khu công nghiệp, các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tư ng Chính phủ hoặc thảm quyền cấp phép đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì góp ý kiến vớI các Bộ ngành địa phương trong việc thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp. .. 2.2 Những kết quả đạt được 27 2.3 Những hạn chế còn tồn tại 28 Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất 30 3.1 Phương hướng hoạt động của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất .30 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất 31 KẾT LUẬN ... đề về môi trường, lao động… cũng chưa được quan tâm thỏa đáng… Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất 3.1 Phương hướng hoạt động của Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất Căn cứ vào định hướng phát triển KCN mà Đảng ta đề ra tạI ĐạI hộI IX :“Quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu . 1: Tổng quan về Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Chương 2: Việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu. hơn. Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất là vụ có vai trò quan trọng trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng với quá trình phát triển của Bộ và của đất nước, Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất. Đầu tư Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Vụ Quản lý Khu công

Ngày đăng: 05/09/2015, 18:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 1.1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan