Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 18 tỉnh phú thọ

52 1.5K 9
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17 18 tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xem thêm tại: thethaohangngay.net MỞ ĐẦU Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là một trong những phương tiện để phát triển con người một cách toàn diện , củng cố và nâng cao sức khỏe cho người dân lao động . Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho mọi người. TDTT còn góp phần nâng cao vị thế của một quốc gia, mang lại sự đoàn kết và hiểu biết giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới Một trong những môn thể thao được người dân ưa chuộng nhất đó là bóng đá. Tập luyện bóng đá không chỉ mang lại cho chúng ta sức khỏe, cơ thể cường tráng mà còn giúp cho chúng ta trau dồi những phẩm chất tốt đẹp , tính dũng cảm, ngoan cường quyết đoán, khắc phục khó khăn , tinh thần đoàn kết…. Bóng đá là môn thể thao thi đấu tập thể đối kháng trực tiếp cho nên nó yêu cầu thể lực rất cao. Đặc trưng của bóng đá là sức bền là nền tảng trong hoạt động thể thao nói chung và trong các môn thể thao nói riêng. Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng của công tác huấn luyện bóng đá. Trước đây vấn đề thể lực của bóng đá được coi là đặc điểm của xã hội và do đó mang tính chất đặc trưng của các nước khác nhau. Những năm 60 của thế kỷ này chỉ có một số nước như Anh, Tây Đức… chú trọng đến thể lực, nhiều người gọi đó là nền bóng đá sức mạnh. Nhung ngày nay đặc biệt là sau giải bóng đá vô địch thế giới 1974 tất cả các nước có đội bóng mạnh đều chú trọng đến việc phát triển thể lực của các cầu thủ. Lấyviệc phát triển thể lực là một trong những mục tiêu lớn nhất của công tác huấn luyện. Ngày nay bóng đá hiện đại đòi hỏi các cầu thủ phải có thể lực thật tốt, dẻo dai. Có như vậy mới đáo ứng được yêu cầu của tập luyện thi đấu. Một cầu thủ có thể lực tốt, biết phát huy khả năng đó trong khi có và không có bóng, người có thể 1 Xem thêm tại: thethaohangngay.net thực hiện được ý đồ chiến thuật một cách không mệt mỏi, luôn đứng vững trước đối thủ. Hơn nữa nếu có thể lực tốt cầu thủ sẽ làm chủ được tinh thần trong những giâu phút căng thẳng, đảm bảo hiệu suất thi đấu từ đầu trận đấu cho đến cuối trận đấu. Vì thể lực là một bộ phận không thể tách rời với các cầu thủ. Không có thể lực thì cầu thủ không thể thực hiện được các kỹ thuật và không ứng dụng được các bài tập chiến thuật. Phú thọ là một tỉnh có phong trào thể thao phát triển. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua đội tuyển bóng đá nam lứa tuooit 17-18 tỉnh Phú Thọ lại rất kém và chưa đạt được thành tích cao. Quan sát thực tế đội bóng đá nam lứa tuổi 17-18 tỉnh Phú Thọ tập luyện và thi đấu chúng tôi nhận thấy nền tảng thể lực của các cầu thủ còn rất hạn chế. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân nhưng đáng kể nhất là: Các bài tập hiện đang sử dụng để phát triển thể lực cho VĐV phần lớn đã được sử dụng trong nhiều năm qua Việc đánh giá trình độ thể lực của VĐV không có sự khác biệt đáng kể trong chu kỳ huấn luyện Hầu hết các HLV đều xuất thân từ các cầu thủ nên việc huấn luyện chưa có khoa học Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Phú Thọ” * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp tài liệu, tham khảo các bài tập chuyên môn, đề tài tiến hành nghiên cứu lựa chọn bài phù hợp, có hiệu quả nhằm phát triển 2 Xem thêm tại: thethaohangngay.net sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Phú Thọ. Qua đó góp phần nhỏ bé vào công tác huấn luyện nâng cao thể lực cho các VĐV bóng đá trẻ giúp các VĐV đạt được thành tích cao trong tập luyện và thi đấu. * Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu 1: đánh giá các bài tập trong việc phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV lứa tuổi 17-18 tỉnh Phú Thọ. Mục tiêu 2: nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lưa tuổi 17-18 tỉnh Phú Thọ. * Đối tuợng nghiên cứu: - Là các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17-18. * Phạm vi nghiên cứu : Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 04/2010 đến tháng 5/2011 và được chia làm 3 giai đoạn. Quá trình nghiên cứu thực hiện trên 20 nữ VĐV Bóng đá lứa tuổi 14 – 15 thành phố Hà Nội và trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 3 Xem thêm tại: thethaohangngay.net CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vai trò của thể lực trong bóng đá. Huấn luyện thể lực luôn là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học , các HLV, các chuyên gia thể thao. Thể lực trong bóng đá không phải là một trạng thái thể chất bình thường, nó không giống với một số môn thể thao khác. Để đạt được hiệu quả cao trong thi đấu bóng đá ngoài việc có kỹ thuật, chiến thuật tốt thì còn phải có nền tảng thể lực dồi dào. Vì bóng đá hiện đại thi đấu theo lối chơi tấn công toàn đội và phòng thủ toàn đội. Do vậy các cầu thủ không có thể lực tốt thì không thể hoàn thành nhiệm vụ do ban huấn luyện giao phó, từ đó dẫn đến hiệu quả thi đấu của cả đội bị giảm sút và không đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì lý do này mà trong công tác huấn luyện bóng đá ngoài việc huấn luyện kỹ chiến thuật, các HLV phải chú trọng đến vấn đề huấn luyện thể lực. Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng của công tác huấn luyện bóng đá. Thông qua việc huấn luyện thể lực có thể tăng cường sức khỏe cho VĐV, nhằm phát triển toàn diện các tố chất như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo; nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể. Huấn luyện thể lực tốt sẽ tạo tiền đề cho việc huấn luyện kỹ chiến thuật, nó có ý nghĩ rất lớn và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy việc nắm vững kỹ thuật , chiến thuật. Sức chịu đựng cường độ lớn, lượng vận động nhằm nâng cao thành tích và đề phòng chấn thương. 1.2 Quan điểm chung về sức bền 1.2.1 Sức bền và mệt mỏi. Sức bền là năng lực thực hiện với cường độ cho trước hay năng lực được duy trì khả năng vận động trong một thời gian nhất định. Khi duy trì hoạt động vận động trong thời gian dài tất yếu sẽ xuất hiện mệt mỏi, khi đó 4 Xem thêm tại: thethaohangngay.net thời gian hoạt động sẽ bị giới hạn bởi mệt mỏi. Do vậy người ta còn định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mọi hoạt động nào đó. 1.2.2 Tính đa dạng của sức bền Trong vận động của con người, mỗi hoạt động đều cần đến khả năng duy trì lâu dài cho hoạt động đặc thù đó. Khi hoạt động trí óc trong thời gian dài, nhất định sẽ xuất hiện mệt mỏi gọi là mệt mỏi trí óc hay khi vận động cơ thể con người phải có khả năng chống lại mệt mỏi và đó chính là sức bền và mỗi loại hoạt động cần có một loại sức bền tương ứng. Khi nghiên cứu những biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể khi thực hiện các bài tập TDTT, người ta thấy có hai đặc điểm lớn khác biệt. Đó là những biến đổi sinh lý, sinh hóa khi thực hiện những bài tập trong điều kiện cơ thể không cung cấp đủ oxi gọi là bài tập yếm khí. Các bài tập yếm khí nằm ở vùng công suất tối đa, dưới tối đa và một phần ở công suất lớn. Những biến đổi sinh lý, sinh hóa trong cơ thể khi thực hiện bài tập trong điều kiện cung cấp oxi hoạt động này gọi là hoạt động ưa khí . cơ chế mệt mỏi trong hoạt động này là do thời gian duy trì hoạt động của hệ hô hấp và tuần hoàn cộng với năng lượng dự trữ trong cơ thể bị cạn kiệt. Sức bền trong hoạt động ưa khí gọi là sức bền ưa khí. Các bài tâp ưa khí thuộc vùng công suất trung bình và một phần ở vùng công suất lớn. Như vậy theo hình thức bên ngoài người ta phân biệt 2 loại sức bền là sức bền ưa khí và sức bền yếm khí. Tuy nhiên trong hoạt động TDTT mỗi dạng sức bền đòi hỏi một loại sức bền khác nhau mang tính đặc thù. Chẳng hạn sức bền trong bóng đá sẽ khác với sức bền trong điền kinh, sức bền trong bơi…. Sức bền mang tính đặc thù cho mỗi dạng hoạt động chuyên môn gọi là sức bền chuyên môn. Vậy sức bền chuyên môn là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong nhiều loại hình bài tập nhất định. Thông thường khi nâng cao sức bền 5 Xem thêm tại: thethaohangngay.net chuyên môn trong loại hình bài tập này thường có ít tác dụng nâng cao sức bền chuyên môn trong bài tập khác ( tức là không có sự chuyển sức bền chuyên môn) Sức bền trong bài tập dựa trên khả năng ưa khí của cơ thể rất ít mang tính chuyên việt, ít phụ thuộc vào hình thức bên ngoài của bài tập. Chẳng hạn khi nâng cao khả năng ưa khí từ bài tập chạy thì kết quả đó sẽ ảnh hưởng tốt tới các bài tập đòi hỏi khả năng ưa khí trong bóng đá, đua xe đạp… Trong những trường hợp đó, người ta nói sức bền ưa khí được phát triển ở bài tập này có thể chuyển sang sức bền bài tập ưa khí khác. Cơ sở của sự chuyển sức bền trong trường hợp này là sự nâng cao năng lực hoạt động của các hệ thống thực vật trong cơ thể đặc biệt là hệ hô hấp tim mạch. Công suất hoạt động càng thấp thì sức bền ít phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật, khả năng ưa khí trở thành yếu tố chung có ý nghĩa quyết định đối với các bài tập khác. Người ta gọi các hoạt động kéo dài với cường độ thấp có sự tham gia phần lớn hệ cơ là sức bền chung Như vậy sức bền chung có khả năng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng để nâng cao sức bền chung của VĐV ở một môn thể thao nào đó, có thể sử dụng nhiều hình thức, bài tập khác nhau. 1.2.3 Đánh giá sức bền. Để đánh giá sức bền người ta có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp: - Đánh giá trực tiếp sức bền được thực hiện như sau: Yêu cầu người tập thực hiện bài tập với cường độ định trước. Sức bền được đánh giá bằng thời gian tối đa người đó duy trì được hoạt động. 6 Xem thêm tại: thethaohangngay.net - Đánh giá sức bền gián tiếp là cách thức đánh giá sức bền bằng cách: cho người tập vượt qua một cự ly nào đó như: cự ly chạy 3000m, chạy 5000m và tính thời gian vượt hết cự ly đó, người ta còn sử dụng các tính quãng đường vượt qua trong 12 phút ( cooper test) 1.3 Cơ sở sinh lý của tính chất sức bền. Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó. Khái niệm sức bền như một tố chất thể lực vì vậy có tính tương đối rất cao, nó được thể hiện trong một loại hoạt động nhất định. Hay nói cách khác sức bền là khả năng chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định. Sức bền phụ thuộc vào: Khả năng hấp thụ oxy tối đa ( V0 2max) của cơ thể và khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ O 2max. Mức hấp thụ O 2max của một người quyết định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí của họ. VO 2max càng cao thì công suất hoạt động ưa khí càng dễ dàng và vì vậy càng được lâu hơn. Như vậy về bản chất, sức bền chính là khả năng hấp thụ O 2max của cơ thể. Điều đó giải thích tại sao các VĐV có thành tích thể thao cao trong các môn sức bền lại có chỉ số VO 2max rất cao(5 – 6 lít/phút). Khả năng hấp thụ VO 2max được quyết định bởi khả năng của 2 hệ thống chính đó là: hệ vận chuyển đảm nhận vai trò hấp thụ oxy từ môi trường bên ngoài và vận chuyển oxy đến cơ và các cơ quan của cơ thể. Hệ cơ la hệ sử dụng oxy được cung cấp. * Hệ vận chuyển oxy: Hệ vận chuyển oxy bao gồm các hệ hô hấp ngoài , máu và tim mạch. Chức năng của mỗi bộ phận trong cả hệ thống này cuối cùng đều quyết định khả năng vận chuyển oxy của cơ thể. Hệ hô hấp là khâu đầu tiên của hệ vận 7 Xem thêm tại: thethaohangngay.net chuyển oxy. Hê hô hấp đảm bảo việc trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và máu, tức là làm cho phân áp oxy máu động mạch được duy trì ở mức cần thiết để cung cấp cho cơ và các cơ quan. Để đảm bảo được sự trao đổi khí cao, tức là đảm bảo sự phát triển sức bền hệ hô hấp phải có những biến đổi cả về cấu tạo và chức năng nhất định. Những biến đổi đó bao gồm 3 nhóm sau: - Các thể tích của phổi tăng lên - Công suất và hiệu quả của hô hấp tăng lên - Tăng cường khả năng khuyếch tán của phổi * Hệ máu: Tập luyện sức bền làm tăng lượng máu tuần hoàn, ở các VĐV tập luyện các môn thể thao sức bền, lượng máu lưu thông trung bình cao hơn người bình thường và VĐV các môn khác khoảng 20%. Điều đó cho thấy lượng máu tuần hoàn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển sức bền. Lượng máu tuần hoàn tăng lên chủ yếu do thể tích huyết tương vì vậy độ nhớt của máu có xu hướng giảm đi. Thể tích máu tuần hoàn tăng có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng vận chuyển oxy của cơ thể. Nhờ lượng máu tuần hoàn lớn mà tâm thu có thể tăng lên. Lượng máu tuần hoàn tăng còn cho phép tăng cường độ dòng máu chảy vào hệ thống mạch máu ở da, do đó nâng cao khả năng thải nhiệt của cơ thể trong thời gian hoạt động kéo dài và cuối cùng lượng máu tuần hoàn sẽ pha loãng các sản phẩm trao đồi chất( axitlactic) có trong máu và làm giảm nồng độ của chúng. Hàm lượng heemoglobin quyết định khả năng kết hợp oxy, tức là khả năng vận chuyển chúng. Hàm lượng hồng cầu và Heemoglobin của các VĐV tập luyện sức bền nói chung cũng giống như người bình thường và ở các VĐV những môn thể thao khác. Tuy nhiên do lượng máu tuần hoàn của VĐV tập 8 Xem thêm tại: thethaohangngay.net luyện sức bền cao hơn nên số lượng hồng cầu và Hêmoglobin tuyệt đối của họ cũng cao hơn so với người bình thường, và ở các VĐV tập luyện các môn sức mạnh tốc độ lượng Heemoglobin trong máu khoảng 700-900g. Như vậy là thực tế hồng cầu và Heemoglobin có tăng lên ở VĐV sức bền song lượng máu tuần hoàn của họ lớn hơn nên lượng hồng cầu và Hêmoglobin đó chỉ đủ để đảm bảo hàm lượng bình thường trong máu. * Hệ cơ: Lượng oxy mà hệ vận chuyển oxy mang tới trong thời gian hoạt động thể lực chủ yếu được sử dụng ở cơ. Sức bền của VĐV phụ thuộc một phần đáng kể vào đặc điểm cấu tạo và hóa sinh của cơ. Đặc điểm nổi bật về cấu tạo cơ thể của các VĐV có thành tích cao trong các môn thể thao sức bền là tỷ lệ các sợi cơ chậm của họ rất cao. Giữa tỷ lệ sợi cơ chậm và VO 2max cómối liên quan chặt chẽ. Những VĐV chạy maratong trình độ cao , tỷ kệ sợi cơ chậm chiếm 80% toàn bộ sợi cơ có trong bó cơ, tỏng khi đó ở VĐV chạy 100m tỷ lệ này là : 20-30%. Quá trình tập luyện thể lực, kể cả tập luyện sức bền, không làm thay đổi tỷ kệ các sợi cơ chậm và nhanh trong bó cơ. Song tập luyện sức bền có thể làm tăng tỷ lệ sợi nhanh nhóm II.A và giảm tỷ lệ các sợi nhanh nhóm II.B. Như vậy tập luyện sức bền có thể làm tăng tỷ lện các sợi cơ có khả năngtrao đổi chất ưa khí, thích nghi với hoạt động sức bền. Tập luyện sức bền làm tăng số lượng mao mạch trong cơ, tế bào trên 1mm 2 tiết diện ngang của sợi cơ, ở người bình thường có 320 mao mạch còn ở VĐV là 400 mao mạch. Tăng số lượng mao mạch ở cơ làm tăng bề mặt khuyếch tán và rút ngắn đường đi cảu oxy và các chất khác từ máu đến tế bào cơ. Vì vậy mà khả năng hoạt động thể lực kéo dài của cơ sẽ tăng lên. 9 Xem thêm tại: thethaohangngay.net Tập luyện không chỉ làm tăng sức bền bằng cách tăng khả năng vận chuyển oxy đến cơ của cơ thể, trong số những biến đổi hóa sinh ở cơ, quan trọng nhất là những biến đổi sau: - Tăng hàm lương Hêmoglobin trong cơ( từ 1,5 - 2 lần) - Tăng hàm lượng các chất chứa năng lượng như glycozen và lipit ( tối đa lên 50%) - Tăng khả năng oxy hóa đường và đặc biệt là mỡ của cơ. Qua việc xem xét đặc điểm của hệ vận chuyển oxy và hệ sử dụng oxy trong hoạt động sức bền ta thấy rặng: tập luyện phát triển sức bền gây được 2 hiệu quả cơ bản là : nâng cao khả năng ưa khí tối đa của cơ thể và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ thể trong hoạt động với công suất lâu dài. Để phát triển sức bền cần phải có sự phối hợp tối ưu giữa các chức năng dinh dưỡng và vận động của cơ thể. Ngoài ra sức bền còn phụ thuộc vào tốc độ tham gia điều hoa nội môi, đặc biệt là điều hòa thân nhiệt của các quá trình thần kinh thể dịch. 1.4 Phương pháp huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn. Bóng đá là môn thể thao đồng đội, thi đấu trên một kích thước sân lớn. Vì vậy cầu thủ cần có được nền tảng thể lực tốt đảm bảo thi đấu trong thời gian 90 phút( đôi khi 120phút). Chính vì lẽ đó sức bền chuyên môn được coi là tố chất thể lực rất quan trọng. Huấn luyện sức bền chuyên môn trong bóng đá là một công việc khó khăn. Bởi vậy nó đòi hỏi thời gian kéo dài, các bài tập yêu cầu lượng vân động lớn đôi khi cũng làm cho VĐV mệt mỏi và không hứng thú nhiều trong học tập. Đặc trưng cho huấn luyện sức bền chuyên môn là tất cả các chỉ số của lượng vận động gần giống như các điều kiện thi đấu riêng biệt của từng môn và ít nhất cũng phù hợp với điều kiện thi đấu này ở một vài nhân tốt bên ngoài. Các chỉ số của lượng vận động trước hết là tốc đọ tần số và thông số động tác, thời 10 [...]... xác định được các test để đánh giá được thực trang sức bền chuyên môn của VĐV bóng đá nam lứa tuổi 17- 18 tỉnh Phú Thọ chúng tôi tiến hành kiểm tra sư phạm trên đối tượng nghiên cứu và so sánh với thang điểm đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17- 18 cua LĐBĐVN Thang điểm đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17- 18 của LĐBĐVN được trình bày ở bảng 3.3 28 Xem thêm... VĐV bóng đá Căn cứ vào 3 nguyên tắc mà chúng tôi nêu trên và từ kết quả khảo sát của công tác huấn luyện của một số trung tâm bóng đá trong nước cũng như sự phản ánh thông tin khách quan của các nhà chuyên môn, HLV bóng đá chúng tôi tiến hành lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17- 18 3.2.2 Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi. .. 3.2 Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyển môn cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17- 18 tỉnh Phú Thọ 3.2.1 Nguyên tắc lựa chọn bài tập Từ những đặc điểm cơ bản của quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá nói chung , tôi thu thập và tổng hợp ở phần tổng quan Để đảm bảo cho công tác huấn luyện có hiệu quả chúng tôi đã lựa chọn bài tập dựa trên 3 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1: Các bài tập. .. 1500m(phút) 5,45 5,4 29 Xem thêm tại: thethaohangngay.net Kiểm tra sức bền chuyên môn của nam VĐV bóng đá lứa tuổi Tỉnh Phú Thọ so với thang điểm đánh giá sức bền chuyên môn của LĐBĐVN được trình bày ở bảng 3.4 Bảng 3.4 Kết quả đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV nam bóng đá lứa tuổi 17- 18 Tỉnh Phú Thọ (n=24) Khá-giỏi STT Yếu kếm (7-10) Số Tỷ lệ Test Trung bình (5-6) Số Tỷ lệ (dưới 5) Số Tỷ lệ môn 10... thảo nghiên cứu + In ấn và báo cáo thử + Báo cáo trước Hội đồng khoa học nhà trường 2.3 Địa điểm nghiên cứu - Trường năng khiếu TDTT tỉnh Phú Thọ - Trường ĐHTDTT Bắc Ninh Xem thêm tại: thethaohangngay.net 24 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17- 18 tỉnh Phú Thọ 3.1.1 Lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam. .. huấn luyện sức bền chuyên môn của đội bóng Vĩnh Phúc cao hơn hẳn so với các tố chất khác Điều này chứng tỏ ban huấn luyện của đội bóng Vĩnh Phúc rất chú trọng việc huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn Kế hoạch huấn luyện sức bền của đội bóng Vĩnh Phúc dảm bảo tính hợp lý vì theo các nhà chuyên môn thì ở lứa tuổi 17- 18 nên ưu tiên cho việc huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn Để có thể đánh giá... sút cầu môn 10 quả liên tục (s) Chạy 1500m (phút) R 0,78 0,80 0,79 P 0,05 0,05 0,05 Qua bảng 3.2 Chúng tôi nhận thấy cả 3 test đều có r > 0,7 ở ngưỡng xác suất p < 0,05 Như vậy chúng ta sẽ sử dụng 3 test này để đánh giá sức bền chuyên môn cho VĐV bóng đá nam lứa tuổi 17- 18 tỉnh Phú Thọ 3.1.3 Thực trạng sức bền chuyên môn của nam VĐV lứa tuổi 17- 18 tỉnh Phú Thọ Sau khí xác định được các test để đánh giá... hết là các bài tập chuyên môn Trong khi sự phát triển sức bền chuyên môn chỉ được tiến hành bằng bài tập thi đấu Còn các bài tập chung cho việc phát triển khả năng hoạt động thể thao bất kỳ trong một thời gian dài nào đó Huấn luyện sức bền với các bài tập chung và chuyên môn, bằng hình thức huấn luyện vòng tròn cũng có thể hỗ trợ không những cho sự phát triển sức bền chung mà còn có tác động tới từng... tiên tập sức mạnh (27.6%), sau đó là sức nhanh (16%), sức bền chung và chuyên môn tuy đã được chú ý nhưng chỉ chiếm 15,8% và 14,3% 1 tỷ lệ thấp Xem thêm tại: thethaohangngay.net 31 Điều này dẫn đến sức bền chuyên môn của đội bóng đá nam lứa tuổi 17- 18 Tỉnh Phú Thọ còn rất hạn chế Để có cơ sở khoa học trong việc đánh giá kế hoạch của đội bóng đá lứa tuổi 17- 18 Tỉnh Phú Thọ, chúng tôi tiến hành tham khảo... 70% trở lên Số phiếu phát ra là 20, thu về 20 Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.8 Bảng3.8 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17- 18 tỉnh Phú Thọ ST T Số người Tán thành Không tán thành Tỷ lệ Xem thêm tại: thethaohangngay.net 35 1 Chạy 800m( phút ) 6 14 30 2 Chạy 1500m(phút) 18 2 90 3 Chạy 3000m(phút) 8 12 40 4 Dẫn bóng tốc độ 30m(s) (5 . nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 17- 18 tỉnh Phú Thọ * Mục đích nghiên cứu: . sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lưa tuổi 17- 18 tỉnh Phú Thọ. * Đối tuợng nghiên cứu: - Là các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 17- 18. * Phạm vi nghiên. nghiên cứu : Mục tiêu 1: đánh giá các bài tập trong việc phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV lứa tuổi 17- 18 tỉnh Phú Thọ. Mục tiêu 2: nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan