một số vấn đề của lịch sử văn hoc Việt nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945

45 1.7K 4
một số vấn đề của lịch sử văn hoc Việt nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo nghiên cứu một số vấn đề của lịch sử văn hoc Việt nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Mở đầu 1. ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề tài 1.1. Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945một thời kỳ mới của lịch sử văn học dân tộc. Nó vừa có những đột biến lại vừa là sự tiếp nối với thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Trên đại thể, thời kỳ văn học từ sau 1945 đã đi qua hai giai đoạn lớn: từ 1945 đến 1975 và từ sau 1975. Đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng khép lại một giai đoạn văn học và mở ra một chặng đờng mới. Đứng trớc đòi hỏi đổi mới và phát triển nền văn học tơng ứng với những biến đổi của lịch sử - xã hội, và trong đời sống tinh thần của con ngời, tất yếu nảy sinh nhu cầu nhìn lại, đánh giá lại văn học thời kỳ đã qua. Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trớc, nhất là trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới, văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 đã đợc xem xét, đánh giá lại về nhiều phơng diện và ở nhiều hiện tợng cụ thể. Nhờ đó, nhận thức về giai đoạn văn học này đã có nhiều biến đổi và những bớc tiến mới. Tuy nhiên, có không ít vấn đề đợc nêu lên, bàn thảo, nhng cha đợc giải quyết thấu đáo. Việc có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều cách đánh giá không giống nhau về một vấn đề, một hiện tợng văn học phải đợc xem là chuyện bình thờng trong một môi trờng văn hóa tinh thần có tính dân chủ. Nhng điều không bình thờng là ở chỗ, nhiều ý kiến mang nặng những định kiến chủ quan, không dựa trên những căn cứ khoa học, không phải là kết quả của việc nghiên cứu thấu đáo. ở thời điểm hiện nay, khi bớc vào thế kỷ XXI, rất cần có sự đánh giá khách quan, công bằng và toàn diện về di sản văn học giai đoạn 1945-1975, vị trí của nó trong văn học Việt Nam thế kỷ XX và rút ra những bài học cho sự phát triển văn học ở chặng đờng tiếp theo. 1 1.2. Từ sau tháng 4-1975, văn học Việt Nam chuyển dần sang một giai đoạn mới. Mời năm đầu (1975-1985) là thời kỳ chuyển tiếp và từ 1986 trở đi, văn học có những chuyển động mạnh mẽ cùng với công cuộc đổi mới đất nớc. Đã 30 năm kể từ tháng 4-1975, nền văn học phát triển trong những điều kiện xã hội - lịch sửvăn hóa - t tởng có nhiều khác biệt so với giai đoạn trớc, bởi vậy nền văn học cũng có diện mạo và quy luật vận động khác trớc. Mặc dù giai đoạn văn học từ sau 1975 vẫn đang tiếp diễn, nhng 30 nămmột quãng thời gian đủ để có thể nhận diện, khái quát những đờng nét chính của bức tranh văn học sử một giai đoạn. Phê bình văn học trong vài m- ơi năm qua đã có những đóng góp không nhỏ vào đời sống văn học, trớc hết là ở việc giới thiệu, đánh giá các hiện tợng văn học mới. Nhng những công trình có tính bao quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 thì vẫn còn thiếu. Đã đến lúc cần có những công trình nghiên cứu về lịch sử văn học của 30 năm qua, chỉ ra tiến trình và những quy luật vận động của nó, những đặc điểm cơ bản của giai đoạn văn học này và khẳng định những thành tựu đã đạt đợc. Văn học Việt Nam từ sau 1975 đã đợc đa vào chơng trình văn học nhà trờng các cấp và sẽ ngày càng có mặt nhiều hơn trong các sách giáo khoa phổ thông, giáo trình Đại học. Vì thế, rất cần có những công trình văn học sử làm nền tảng cho việc biên soạn sách giáo khoa và cho việc tìm hiểu, phân tích các hiện tợng văn học cụ thể đợc đa vào nhà trờng. Từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài "Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945" nhằm góp phần vào việc biên soạn những công trình về lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1945 theo tinh thần đổi mới. 2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Nhiệm vụ - Đề xuất quan điểm tiếp cận và đánh giá giai đoạn văn học từ sau cách mạng tháng Tám 1945từ sau 1975. 2 - Nghiên cứu một số vấn đề chung của lịch sử văn học giai đoạn 1945- 1975 với cái nhìn mới. Cụ thể là các vấn đề: quan niệm nghệ thuật về con ngời, sự vận động và những đặc điểm của các thể loại chính (thơ, văn xuôi). - Tìm hiểu tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975, b- ớc đầu khái quát những đặc điểm cơ bản của giai đoạn văn học này, những đổi mới trên nét lớn của các thể loại văn học. 2.2. Phạm vi - Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 và từ sau 1975 đều bao gồm những bộ phận khác nhau, do điều kiện lịch sử quy định. Bộ phận cơ bản, chính yếu và có nhiều thành tựu hơn cả là văn học cách mạng trong hai cuộc kháng chiến từ 1945 đến 1975 và văn học của nớc Việt Nam thống nhất từ sau 1975. Nhng để nhận diện bức tranh toàn vẹn của nền văn học dân tộc thì không thể bỏ qua bộ phận văn học vùng tạm bị chiếm trong giai đoạn 1946- 1954 và văn học ở vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn thời kỳ 1954- 1975 và bộ phận văn học hải ngoại từ sau năm 1975. Nhng do nhiều điều kiện, mà chủ yếu là do hạn chế về thời gian và t liệu, nên đề tài của chúng tôi phải gác lại các bộ phận văn học nêu ở trên chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề của văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 và văn học trong nớc giai đoạn sau 1975. - Công trình này cha phải là một cuốn văn học sử về thời kỳ văn học từ sau cách mạng tháng Tám. Đó là một công việc to lớn, đòi hỏi nhiều công sức của nhiều ngời. Đề tài này chỉ góp một phần nhỏ vào việc hình thành những công trình văn học sử nh vậy. Những công trình ấy đang đợc tổ chức biên soạn ở một số Trờng Đại học và Viện nghiên cứu. Hy vọng là đề tài nghiên cứu này có thể giúp ích kịp thời cho công việc chung đó của giới nghiên cứu văn học. 3. Quá trình nghiên cứu và một số kết quả đã đợc vận dụng 3.1. Những nhiệm vụ nghiên cứu nêu ở trên đã đợc chúng tôi tiến hành thực hiện trong nhiều năm, cả trớc khi đăng ký đề tài, nhng đã đợc đẩy 3 mạnh và hoàn thành cơ bản trong hai năm 2003-2004. Trong quá trình thực hiện đề tài đã có sự cộng tác của một số nhà nghiên cứu ở Viện văn học và khoa Ngữ văn trờng ĐHSP Hà Nội. 3.2. Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài đã đợc vận dụng vào hoạt động đào tạo ở trờng ĐHSP Hà Nội và một số trờng Đại học khác, vào việc biên soạn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam tập III (Nxb Đại học S phạm, 2003), vào việc biên soạn chuyên đề bồi dỡng giáo viên Trung học phổ thông chu kỳ 2004-2007 và vào việc viết sách giáo khoa phổ thông THCS đổi mới và THPT thí điểm phân ban. 4 Nội dung nghiên cứu Dẫn nhập Xác định quan điểm tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 1. Nhìn lại văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 và nhận định đánh giá các hiện tợng văn học tiêu biểu của giai đoạn từ sau 1975 là hai trong số những vấn đề nổi bật của nghiên cứu, phê bình văn học trong vài chục năm vừa qua, đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của giới văn học và công chúng. Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc tranh luận, thảo luận trên các báo chí về hai đề tài nói trên. Nhiều vấn đề đợc xới lên, nhiều ý kiến khác nhau đợc trình bày, đối thoại công khai, nhng cũng cha có nhiều vấn đề đợc giải quyết thấu đáo. Một trong những lý do dẫn đến sự hạn chế ấy là vì chúng ta cha có một độ lùi thời gian lịch sử đủ để xem xét, nhìn nhận một cách toàn diện, bình tĩnh, khách quan đối với các hiện tợng văn học mới diễn ra. Hơn nữa, những cách nhìn mới, t duy mới đang ở trong quá trình hình thành, cha thể nói là đã đạt đợc sự ổn định, vững chắc, đáng tin cậy. Vả lại lịch sử văn học không phải là một cái gì nhất thành, bất biến, bởi nó chỉ có thể là lịch sử trong sự nhận thức của con ngời - mà nhận thức ấy luôn biến đổi qua thời gian, qua các thế hệ. Nhng còn một lý do dẫn đến sự khác biệt lớn của nhiều ý kiến cũng nh sự thiếu thuyết phục của một số quan niệm và cách đánh giá là bởi cha chú ý đến việc xác định quan điểm tiếp cận và đánh giá đối với một giai đoạn văn học nói chung và với văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám nói riêng. 2. Để xem xét, đánh giá một giai đoạn văn học, hay bất kỳ một hiện tợng văn học nào, cũng có thể có rất nhiều hớng tiếp cận và quan điểm đánh giá, tùy thuộc vào chỗ đứng, góc nhìn, vào mục đích và hứng thú của chủ thể 5 tiếp nhận. Văn họcmột hiện tợng đa trị. Trớc đây, lý luận văn học mác xít chủ yếu nhấn mạnh phơng diện hình thái ý thức xã hội của văn học, đợc xem xét trong sự quy chiếu của lý luận phản ánh. Vì thế, một hiện tợng hay cả một giai đoạn văn học thờng đợc đánh giá trớc hết ở sự phản ánh (chân thực hay giả tạo) hiện thực xã hội, lịch sử xét theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hớng tiếp cận và đánh giá này nếu đẩy tới cực đoan, bao trùm thì rễ dẫn đến sự đồng nhất văn học với hiện thực, xem nhẹ vai trò của chủ thể sáng tạo, ít quan tâm đến các giá trị nhân văn phổ quát và bình diện nghệ thuật của văn học. Cố nhiên, văn họcmột hiện tợng thuộc ý thức xã hội, có liên quan mật thiết với lịch sử, xã hội, với cả kinh tế. Nhng văn học còn là một hiện tợng ý thức tinh thần mang tính nhân văn, nó gắn liền với nhu cầu tự biểu hiện và tự khám phá của con ngời, của nhân loại, nó là một trong những cách thức để thể hiện năng lực và giá trị ngời, cùng với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác. Văn họcmột loại hình nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ, điều này đã đợc nhận ra từ rất xa xa trong các công trình sớm nhất về văn học, nhng không phải lúc nào nó cũng đợc quan tâm xem xét trong việc nghiên cứu các hiện tợng văn học. Mỗi giai đoạn văn học, vì thế cần đợc xem xét trong mối tơng quan chặt chẽ với thời đại lịch sử, lại cần đợc đánh giá theo những giá trị bền vững, phổ quát - những giá trị nhân văn, lại cần đợc nhìn trong tiến trình lịch sử của một nền văn học dân tộc, hay rộng ra là tiến trình văn học thế giới. Trong những cuộc thảo luận, tranh luận vừa qua, có ý kiến xuất phát từ những giá trị, những đòi hỏi của văn học hôm nay để đánh giá văn học thời kỳ đã qua mà không chú ý tới quan điểm lịch sử, không xem xét văn học trong những điều kiện và đòi hỏi cụ thể của thời đại ấy. Lại có ý kiến cho rằng, phục vụ chính trị, tuyên truyền, cổ vũ, minh họa đờng lối, chính sách là tất cả giá trị và nội dung của văn học 1945-1975. Một cách nhìn khá phổ biến gần đây khi xem xét văn học ở hai giai đoạn trớc và sau tháng 4-1975 là đem đối lập tuyệt đối giữa sử thi và đời thờng, giữa cá nhân và 6 cộng đồng, giữa lý tởng xã hội và ý thức nhân bản. Sự đề cao ý thức cá nhân, hớng tới khám phá cái "tôi" đôi khi đi đến đối lập và xem nhẹ ý thức cộng đồng. Mọi sự đối lập tuyệt đối ở đây đều dẫn đến sự phiến diện, cực đoan trong cách nhìn nhận và đánh giá từng giai đoạn văn học. Để có thể đi tới sự đánh giá toàn diện, khách quan, khoa học về một giai đoạn văn họcvận dụng vào việc nghiên cứu, đánh giá văn học Việt Nam 1945-1975 và từ sau 1975, chúng tôi nêu lên những quan điểm cơ bản và cũng là những tiêu chí để đánh giá nh sau: - Xem xét một giai đoạn văn học phải đặt trong những điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa, t tởng của thời đại mà trên đó nền văn học nảy sinh, tồn tại, phát triển. Mối quan hệ này cần đợc xem xét từ hai chiều: một mặt, điều kiện lịch sử, xã hội quy định những phạm vi, hình thành vận động của các quan niệm và ý thức nghệ thuật, quy định các đề tài và nội dung thể tài a chuộng của văn học trong giai đoạn ấy; Mặt khác, lại cần đánh giá sự đáp ứng của văn học với những yêu cầu của thời đại đặt ra cho nó, xem xét những tác động của văn học đến thời đại, thông qua sự tiếp nhận của công chúng. Đây chính là quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá một giai đoạn văn học. Mỗi giai đoạn văn học chỉ có thể nảy sinh và tồn tại trong những điều kiện cụ thể của môi trờng xã hội, văn hóa, lịch sử, và trớc hết cũng là để đáp ứng những yêu cầu của thời đại ấy. - Một giai đoạn văn học, cũng nh mọi hiện tợng văn học, còn phải đ- ợc xem xét ở những giá trị có tính bền vững, phổ quát, vợt qua đợc những giới hạn về thời gian, không gian để đến đợc với con ngời ở mọi thời đại. Đó là những giá trị mang tính nhân văn, vừa mang bản sắc dân tộc lại vừa gặp gỡ với nhân loại. Văn học là nơi có thể diễn ra sự hội tụ gặp gỡ của cả ba bình diện: Cá nhân - dân tộc - nhân loại. - Mỗi giai đoạn văn học lại cần đợc xem xét nh là một chặng đờng, một mắt xích trên tiến trình lịch sử văn học. Đặt giai đoạn văn học đó trong tiến trình văn học dân tộc, cần xem xét sự kế thừa những thành tựu và kinh 7 nghiệm đã tích lũy đợc của các giai đoạn, thời kỳ văn học trớc đó, đồng thời cần phải đánh giá xem giai đoạn ấy đã có những sáng tạo gì mới, làm mở rộng và phong phú cho những khả năng và kinh nghiệm nghệ thuật của nền văn học dân tộc, nếu có thể là góp vào những thành tựu và kinh nghiệm của văn học thế giới. Trên đây chỉ là những tiêu chí cơ bản, chắc chắn là còn có thể đánh giá một giai đoạn văn học từ những hớng tiếp cận khác nữa, từ đó có thể nêu thêm những tiêu chí khác để đánh giá một cách toàn diện đối với một giai đoạn văn học. 3. Văn học Việt Nam trong suốt 30 năm, từ 1945 đến 1975, đã hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử - xã hội đặc biệt, với những biến cố to lớn tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ đời sống dân tộc và số phận mỗi con ngời. Cách mạng đem đến sự giải phóng cho dân tộc và nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ ý thức cộng đồng, tinh thần dân tộc và chủ nghĩa anh hùng. Hớng vào phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến, đề cập những chủ đề về số phận và con đờng chung của cả dân tộc, nhân dân, tập trung thể hiện nhân vật quần chúng cách mạng, đề cao cảm hứng anh hùng - đó là những biểu hiện của khuynh hớng sử thi bao trùm cả nền văn học giai đoạn 1945- 1975 và còn đợc tiếp tục trong văn học 10 năm sau chiến tranh. Trong những điều kiện lịch sử - xã hội ấy và để đáp ứng yêu cầu của thời đại, văn học không thể không phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, củng cố niềm tin tởng vào con đờng cách mạngthắng lợi ngày mai. Tuyệt đại bộ phận những ngời cầm bút đã tự nguyện tán thành và lựa chọn con đờng ấy của văn học, phấn đấu để làm tròn nhiệm vụ của nhà văn - chiến sĩ. Điều đó không chỉ đa đến những giới hạn, những chế định có tính tất yếu đối với văn học, mà còn có mặt tích cực của nó, mở ra những hớng đi mới, những cảm hứng mới cho văn học, đòi hỏi nhà văn phải có những tìm tòi, sáng tạo phù hợp với những yêu cầu và nội dung mới. 8 Hớng vào đời sống xã hội rộng lớn với những biến cố trọng đại, văn học thời kỳ này đã ghi lại đợc những hình ảnh không thể phai mờ của một thời kỳ lịch sử đầy gian lao thử thách, nhiều hi sinh nhng cũng hết sức vẻ vang của dân tộc ta. Với hai cuộc chiến tranh giữ nớc vĩ đại, văn học đã sáng tạo đợc những hình tợng nghệ thuật cao đẹp về Tổ quốc và nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con ngời Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa thấm sâu tinh thần của thời đại. Về nội dung t tởng, văn học thời kỳ này đã kế thừa và phát huy những nét cơ bản trong truyền thống văn học dân tộc, là chủ nghĩa yêu nớc và tinh thần nhân đạo. Có thể nói cha có thời kỳ nào mà tình cảm dân tộc, ý thức cộng đồng, tình yêu quê hơng đất nớc, tình nghĩa đồng bào, lại đợc thấm nhuần sâu rộng và biểu hiện phong phú, nhiều vẻ nh văn học giai đoạn 1945-1975. Tinh thần nhân đạo truyền thống thể hiện ở lòng nhân ái, tình nghĩa thủy chung, ở khát vọng giải phóng con ngời. Chủ nghĩa nhân đạo của nền văn học mới hớng về quần chúng lao động, đề cao ý thức và tình cảm giai cấp, khẳng định con đờng giải phóng và sự trởng thành của quần chúng nhân dân trong cách mạng. Các thể loại văn học giai đoạn này cũng phát triển khá toàn diện mà nổi trội nhất là thơ ca truyện ngắn, truyện vừa. Thơ ca kháng chiến chống Pháp có thể coi là một thành tựu độc đáo của thơ trữ tình hiện đại. Điều đó không chỉ thể hiện ở tiếng nói tâm hồn của quần chúng kháng chiến, mà còn thể hiện rõ ở sự tìm tòi đổi mới ý thức, đem đến một tiếng thơ khác biệt với thơ Mới trớc đó. Chúng ta có thể kể những trang thơ của Trần Mai Ninh, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hồng Nguyên . Đặc biệt là Tố Hữu, các nhà thơ lớp Thơ Mới nh Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Anh Thơ và nhiều ngời khác đã có những thành công lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ ca hiện đại, nhất là từ sau năm 1954. Lớp nhà thơ chống Mỹ cứu nớc đông đảo, sung sức và không ít tài năng đã đem lại một tiếng nói riêng - tiếng thơ của thế hệ chống Mỹ cứu nớc. 9 Truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn về bút pháp, phong cách. Truyện ngắn có thể đợc xem là thể loại nổi trội nhất. Tuy cha có những tên tuổi đem lại sự cách tân nghệ thuật lớn lao nh trờng hợp của Nam Cao trớc cách mạng, song đã xuất hiện nhiều cây bút truyện ngắn già dặn, có dấu ấn riêng nh Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu, Nguyễn Kiên . Tiểu thuyết vốn không có nhiều điều kiện thuật lợi để phát triển trong thời kỳ chiến tranh, nhng truyện vừa cũng gặt hái khá nhiều thành công với nhiều phong cách khác nhau nh Nguyễn Khải, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyên Ngọc . Sự xuất hiện của các bộ tiểu thuyết nhiều tập với khuynh hớng tiểu thuyết sử thi cũng là một dấu hiệu phát triển của thể loại này từ đầu những năm 60, nh các trờng hợp Sống mãi với thủ đôi của Nguyễn Huy Tởng, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Bão biển của Chu Văn và bộ Cửa biển hơn hai nghìn trang của Nguyên Hồng. Đi sâu hơn vào cấu trúc của từng thể loại, cũng có thể nhận ra những biến đổi đáng kể về thi pháp của chúng. Cố nhiên, trong văn học giai đoạn 1945-1975, cũng có không ít những phần non yếu, lợc, công thức, minh họa dễ dãi. Những hạn chế của văn học giai đoạn này một phần là do sự chế định của điều kiện, lịch sử trình độ ý thức của thời đại và cũng có phần là do các nguyên nhân chủ quan từ phía quản lý, lãnh đạo, từ công tác lý luận phê bình và cả từ hạn chế trong tài năng và bản lĩnh của ngời sáng tác. 4. Từ sau tháng 4-1975, nhất là từ giữa thập kỷ 80 trở lại đây, những biến đổi to lớn của đời sống xã hội đã đa đến sự thay đổi các thang chuẩn khi nhìn nhận các giá trị của cuộc sống và của cả văn học nghệ thuật. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con ngời trong tính cụ thể, cá biệt, với những nhu cầu trong thời bình, là bớc chuyển tất yếu của ý thức xã hội. Con ngời đợc mô tả trong tất cả tính đa dạng, đa chiều của nó đã tạo 10 [...]... những hạn chế của nó còn góp phần vào sự phát triển của văn học Việt Nam từ sau năm 1945 30 Phần hai Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 Từ sau tháng 4/1975 đến nay, cùng với bớc chuyển lớn của lịch sử đất nớc, văn học Việt Nam đã trải qua chặng đờng 30 năm với những biến đổi sâu sắc và toàn diện Mặc dù giai đoạn văn học này vẫn còn đang tiếp diễn, nhng 30 năm đã là thời... dân chủ hóa nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX, để hòa nhập đầy đủ vào tiến trình văn học thế giới 11 Phần một Một số vấn đề của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 I Quan niệm nghệ thuật về con ngời và đặc điểm của sự thể hiện con ngời trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 Những biến đổi của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thể hiện trên nhiều phơng diện, từ cảm hứng chủ... của đời sống cộng đồng Nguyễn Đình Thi viết: "Chúng ta đã tìm thấy bao trùm trên chúng ta, bao trùm làng xóm, gia đình chúng ta một cái gì lớn lao chung ấy là dân tộc" (Nhận đờng, Tạp chí văn nghệ, số 1,1948) Văn học Việt Nam trong hơn một năm đầu sau cách mạng tháng Tám đã kịp ghi lại một số hình ảnh của cảnh tợng vĩ đại ấy và một số chân dung những con ngời quần chúng cách mạng - nhân vật mới của thời... mau lẹ của các thể loại văn xuôi tự sự hiện đại, đặc biệt là trong khoảng 15 năm từ 193 01945 Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, trong những điều kiện mới của lịch sửvăn học, trên cơ sở những thành tựu hiện đại hóa văn xuôi ở giai đoạn trớc, các thể loại văn xuôi đã vận động nh thế nào, có diện mạo ra sao và đạt đợc những thành tựu gì? Nhiều công trình nghiên cứu trớc đây đã đề cập những vấn đề này... mới của nền văn học I Tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975 Nhìn trên đại thể, văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã đi qua ba chặng đờng có sự tiếp nối và biến đổi 1 Từ 1975 đến 1985 là thời kỳ chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến Tính chất chuyển tiếp này thể hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, các phơng thức nghệ thuật và cả quy luật vận động của văn. .. của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 Văn học Việt Nam từ sau 1975, theo chúng tôi, có ba đặc điểm cơ bản nh sau: 1 Văn học vận động theo hớng dân chủ hóa Dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội và trong đời sống tinh thần của con ngời, cũng đã trở thành xu hớng vận động bao trùm của nền văn học Dân chủ hóa đã thấm sâu và đợc thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học Văn học thời nay... thơ cách mạng hiện đại, góp phần làm phong phú cho nền thơ dân tộc thế kỷ XX Trong những giới hạn và điều kiện của lịch sử, thơ giai đoạn này với cả những thành tựu và hạn chế của nó, vẫnmột phần không thể thiếu của di sản thơ ca dân tộc III Sự vận động và thành tựu của các thể loại văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 25 Một trong những thành tựu nổi bật của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. .. Hơng, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải) 31 2 Từ 1986 đến đầu những năm chín mơi Đờng lối đổi mới tại Đại hội VI của Đảng và tiếp theo đó là nghị quyết 05 của Bộ chính trị, cuộc gặp của Tổng Bí th Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật nớc nhà, mở ra thời kỳ đổi mới của văn học Việt Nam trong tinh thần... hệ trực tiếp với đời sống xã 12 hội - lịch sử, với cộng đồng Con ngời cá nhân, con ngời của đời sống riêng t, thế sự đã không còn là mối quan tâm của văn học Môi trờng xã hội, không gian tồn tại và hoạt động của con ngời trong văn học cách mạng là không gian xã hội, là những sự kiện và biến cố lịch sử, cụ thể là những cuộc cách mạng và hai cuộc kháng chiến của dân tộc Phù hợp với cách nhìn trên, thì... đặc 34 điểm tất yếu của một giai đoạn văn học mang tính giao thời, nhng cũng còn do một nguyên nhân rất cơ bản nữa, đó là sự chi phối của cơ chế thị trờng Trong xu thế hội nhập, sự giao lu với đời sống văn hóa và văn học thế giới ngày càng mở rộng, cùng với những nhu cầu nội tại của đời sống văn hóa tinh thần trong nớc, văn học đã ngày càng gia tăng tính hiện đại Văn học Việt Nam từ sau 1975 đã tiếp tục . thể hiện nhân vật quần chúng cách mạng, đề cao cảm hứng anh hùng - đó là những biểu hiện của khuynh hớng sử thi bao trùm cả nền văn học giai đoạn 1945- 1975. sống cộng đồng. Nguyễn Đình Thi viết: "Chúng ta đã tìm thấy bao trùm trên chúng ta, bao trùm làng xóm, gia đình chúng ta một cái gì lớn lao chung ấy

Ngày đăng: 16/04/2013, 21:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan