Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235)

161 764 5
Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ========== ĐINH VĂN ĐIỆP NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH VÀ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ========== ĐINH VĂN ĐIỆP NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH VÀ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS. TRƢƠNG ĐĂNG DUNG HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trương Đăng Dung – ngƣời thầy trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học hiện đang làm công tác nghiên cứu tại Viện Văn học Việt Nam, Phòng Sau Đại học và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời thân, yêu đã luôn động viên trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này. Luận văn đƣợc hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014 Tác giả luận văn Đinh Văn Điệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, do PGS.TS. Trương Đăng Dung trực tiếp hƣớng dẫn. Kết quả thu đƣợc là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong công trình nào khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014 Tác giả luận văn Đinh Văn Điệp CÁC QUY ƢỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. Nxb.: Nhà xuất bản. 2. Tp.: Thành phố. 3. PGS.: Phó giáo sƣ. 4. TS.: Tiến sĩ. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 2.1. Những nghiên cứu về tâm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay 3 2.2. Những nghiên cứu có tính gợi mở về tâm thức hiện sinh trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương 5 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 11 4. Mục đích nghiên cứu 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 13 6. Bố cục của luận văn 13 NỘI DUNG 14 Chƣơng 1: TỪ TRIẾT HỌC HIỆN SINH ĐẾN VĂN HỌC HIỆN SINH 14 1.1. Vài nét về triết học hiện sinh 14 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học hiện sinh 14 1.1.2. Xung quanh khái niệm hiện sinh 17 1.1.3. Những đại diện tiêu biểu 21 1.1.4. Những nội dung cơ bản 28 1.2. Khái quát về văn học hiện sinh 33 1.2.1. Những nguyên nhân hình thành 33 1.2.2. Những tác gia văn học hiện sinh tiêu biểu 35 1.2.3. Những nội dung cơ bản của văn học hiện sinh 38 1.3. Sự hiện diện của triết học hiện sinh và văn học hiện sinh ở Việt Nam 40 1.3.1. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 40 1.3.2. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay 49 1.2.3. Tâm thức hiện sinh trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương 53 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TẠ DUY ANH VÀ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 58 2.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết 58 2.1.1. Khái niệm nhân vật 58 2.1.2. Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết 59 2.1.3. Quan niệm về nhân vật mang tâm thức hiện sinh 62 2.2. Đặc điểm của nhân vật mang tâm thức hiện sinh 63 2.2.1. Nhân vật tồn tại trong sự hoài nghi và xa lạ 63 2.2.2. Nhân vật bị ám ảnh bởi cái chết 92 2.2.3. Nhân vật chủ động dấn thân kiếm tìm 97 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH VÀ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 105 3.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật 105 3.1.1. Nhân vật bị mờ hóa chân dung 105 3.1.2. Khắc họa ngoại hình thông qua cử chỉ hành động 108 3.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật 110 3.2.1. Khắc họa nội tâm thông qua ngôn ngữ người kể chuyện 110 3.2.2. Khắc họa nội tâm thông qua ngôn ngữ nhân vật 113 3.3. Nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian sống của nhân vật 117 3.3.1. Không gian mê cung 117 3.3.2. Thời gian huyền thoại 127 KẾT LUẬN 136 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX đã nhanh chóng trở thành điểm tựa của con ngƣời trƣớc sự khủng hoảng của triết học duy nhiên. Cho đến nay, cùng với hiện tƣợng luận, chủ nghĩa hiện sinh vẫn đƣợc phƣơng Tây coi là “khám phá lớn về triết học thế kỉ XX” [64; tr. 38]. Do lấy nỗi lo về sự tồn tại của con ngƣời làm tôn chỉ, triết học hiện sinh đã làm nên một phong trào rộng lớn và sôi nổi trong đời sống xã hội phƣơng Tây những năm 1950 - 1970, trong đó có văn học với các tên tuổi lừng danh nhƣ Jean – Paul Sartre, A. Camus 1.2. Ở Việt Nam, sau khi đƣợc “nhập cảng” cùng bƣớc chân xâm lƣợc của đế quốc Mĩ, chủ nghĩa hiện sinh đã từng bƣớc li khai khỏi mục đích chính trị để lan tỏa sâu rộng vào đời sống đô thị miền Nam những năm 1954 – 1975 trong đó có văn học. Và thực tế đã cho thấy, đời sống sáng tác cũng nhƣ lí luận – phê bình văn học ở miền Nam đã chịu ảnh hƣởng sâu sắc tƣ tƣởng hiện sinh chủ nghĩa. Nhiều tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Dƣơng Nghiễm Mậu đƣợc viết theo những luận đề của triết học hiện sinh. Bên cạnh đó, các nhà lí luận - phê bình cũng lấy triết học hiện sinh làm cơ sở mỹ học để cắt nghĩa các hiện tƣợng văn học. “Dƣờng nhƣ các phạm trù trong triết học hiện sinh nhƣ: hư vô, lo âu, buồn nôn, phi lí, tự do, tha nhân, nổi loạn, dấn thân đều đƣợc các nhà phê bình xem nhƣ một hệ giá trị ứng dụng vào phê bình văn học” [14; tr. 145]. Nhiều tác phẩm văn học cổ điển cũng đƣợc “hiện đại hóa” dƣới cái nhìn của triết học hiện sinh. Chính những gợi dẫn quan trọng và thú vị này là sự khích lệ chúng tôi vận dụng triết học hiện sinh vào việc cắt nghĩa hai hiện tƣợng tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại: Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng. 1.3. Diện mạo văn học Việt Nam từ 1986 đến nay hết sức phong phú, đa dạng với không khí dân chủ cao độ. Tiểu thuyết cũng trở thành sân chơi bình đẳng và giàu tiềm năng, thu hút nhiều cây bút muốn thể hiện tài năng và khát vọng sáng tạo của mình. Đổi mới tiểu thuyết là đề tài đƣợc bàn luận khá sôi động. Từ các nhà lí luận, phê bình đến đội ngũ sáng tác tiểu thuyết đều đƣa ra những ý kiến, nhận định 2 sôi nổi trong đời sống sáng tác và học thuật. Sức hấp dẫn của thể loại cũng là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu. 1.4. Milan Kundera, tiểu thuyết gia xuất sắc ngƣời Pháp gốc Tiệp cho rằng: “Tiểu thuyết là một trong những vị trí cuối cùng ở đó con ngƣời còn có thể giữ đƣợc mối quan hệ của mình với cuộc sống trong tổng thể của nó” [85; tr. 73]. Nhận định này đã nhấn mạnh đến khả năng tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống một cách toàn vẹn và sinh động thông qua các mối quan hệ đa tạp của con ngƣời. Tiếp cận tiểu thuyết Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng, tác giả luận văn nhận thấy, mặc dù số lƣợng tiểu thuyết trình làng nhiều ít khác nhau, nhƣng cả hai tác giả đều gây những chấn động mạnh mẽ cho văn đàn và nhất là những ý kiến khác nhau từ phía bạn đọc trong việc tiếp nhận tác phẩm. Lựa chọn đề tài nghiên cứu này, chúng tôi cũng mong muốn góp thêm một cách nhìn mới khi tìm hiểu những tiểu thuyết không dễ đọc này. Những tiểu thuyết “chƣa hoàn thành”, mang ám ảnh khôn nguôi về thân phận con ngƣời. Luận văn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu là các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng còn bởi những lí do sau: - Số lƣợng tác phẩm của hai nhà văn có thể giúp chúng tôi đƣa ra những kiến giải, đánh giá theo hƣớng mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu. Từ thực tế sáng tác cho thấy sự đa dạng trong tiếp thu và phát triển tâm thức hiện sinh ở mức độ đậm nhạt khác nhau, trên những khía cạnh khác nhau của tác phẩm văn học. - Nghiên cứu đề tài “Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương” là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Đó cũng là con đƣờng thuận lợi để tác giả luận văn có đƣợc cái nhìn khách quan và khoa học về những đóng góp của các nhà văn trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam. Đồng thời, những khó khăn và kết quả bƣớc đầu trong quá trình thực hiện luận văn sẽ là bài học hữu ích cho tác giả tìm hiểu về văn xuôi nói chung và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng trên bƣớc đƣờng nghiên cứu sau này. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua hệ thống tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy, vấn đề tâm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đã trở thành đề tài khá hấp dẫn, đƣợc giới nghiên cứu, phê bình để tâm. Trong số đó phải kể đến một số ý kiến có bàn luận trực tiếp đến những biểu hiện của tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng. Tuy nhiên, các ý kiến mới dừng lại trên tinh thần nghiên cứu tổng quan hoặc bàn luận tản mạn trong một vài tác phẩm đơn lẻ. Trƣớc tình trạng này, chúng tôi cố gắng chọn lọc và tiếp thu những ý kiến đƣợc xem là xác đáng, cụ thể nhất và có tính gợi mở để tác giả luận văn triển khai đề tài nghiên cứu. 2.1. Những nghiên cứu về tâm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay Nhìn một cách tổng quan, văn học Việt Nam từ sau 1975 mang một diện mạo phức tạp, sự phức tạp này vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện thực đã sản sinh ra nó vừa là hệ quả của quá trình tiếp nhận những ảnh hƣởng từ nhiều lối viết khác nhau. Xuất phát từ thực tế đời sống văn học, nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến sự xuất hiện trở lại của tâm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay với các ý kiến sau: - Tác giả Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết “Vài đặc điểm của văn xuôi hiện đại Việt Nam”, đã chỉ ra sự xuất hiện những luận đề triết học hiện sinh trong sáng tác của một số tác giả văn xuôi Việt Nam sau 1975 nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng. Ông đã đi đến nhận xét: “Nhà văn hậu hiện đại Việt Nam”, phải chăng đang “làm lại” một thứ chủ nghĩa hƣ vô, phi lý nhƣ văn học hiện sinh, văn học phi lý của J.P. Sartre, A.Camus?” [134]. Qua ý kiến này, Đỗ Ngọc Thạch đã hƣớng đến sự xác lập một dòng văn học chịu ảnh hƣởng của triết học hiện sinh trong văn học Việt Nam kể từ sau 1975. - Bằng tiểu luận dài hơi “Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi đã có những phân tích thấu đáo sự thẩm thấu của triết học hiện sinh đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy [...]... tích, bình giảng 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Từ triết học hiện sinh đến văn học hiện sinh Chƣơng 2: Đặc điểm nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương nhìn từ tâm thức hiện. .. về chủ nghĩa hiện sinh và bằng tri thức của triết học hiện sinh vận dụng vào phân tích, cắt nghĩa văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới - Nghiên cứu đặc điểm của nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong các tiểu thuyết đề tài khảo sát - Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật 4 Mục đích nghiên cứu 4.1 Nghiên cứu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương , chúng... tìm hiểu nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh 2.2.2 Những ý kiến bàn đến tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc mệnh danh là nhà văn “đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” trong văn học Việt Nam đƣơng đại Bằng chứng là phần lớn các ý kiến đã chỉ ra sự ảnh hƣởng của phân tâm học đến lối viết của Nguyễn Bình Phƣơng Những phát hiện về đời... điểm tựa vững chắc và tiếp thêm niềm tin cho tác giả luận văn thực hiện đề tài này 3 Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Phạm vi tư liệu Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đi vào khảo sát các kiểu nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng Đối tƣợng khóa luận khảo sát là 9 tiểu thuyết sau: * Tạ Duy Anh với các tiểu thuyết: - Đi tìm nhân vật, Nxb Hội nhà... kiến bàn đến tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Tạ Duy Anh là nhà văn luôn trăn trở trên hành trình kiếm tìm con đƣờng riêng để đến với trái tim bạn đọc Chính những đột phá trong sáng tạo của Tạ Duy Anh cũng là nguyên nhân khiến sáng tác của ông gây nhiều tranh cãi Ngƣời khen, ngƣời chê ồn ào Có thể kể đến những ý kiến bàn luận đến thân phận con ngƣời trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh nhƣ:... tục có những phát hiện mới mẻ về bản chất tồn tại của nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng Chẳng hạn trong bài “Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng” Tác giả viết: Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng là một đám đông những con ngƣời hao hụt nhân tính, méo mó, đầy bản năng dục vọng, nhiều thói tật, bệnh hoạn Họ miên man trong cõi sống mà... con ngƣời trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, con ngƣời luôn phải đặt mình vào những lựa chọn, phải đấu tranh quyết liệt giữa thiện và ác Tác giả Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết “Đặc điểm văn xuôi Việt Nam hiện đại” đã đánh giá về cuốn Đi tìm nhân vật nhƣ sau: “ Tạ Duy Anh đã sử dụng khá linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật của chủ nghĩa hiện sinh trong tác phẩm (nhƣ thủ pháp dòng ý thức và có chƣơng xuất hiện lời... ý đến luận văn “Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh của tác giả Vũ Lê Lan Hƣơng, in trong Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh và luận văn “Cảm thức về cái phi lí trong văn học Việt Nam đƣơng đại (nhìn từ tác phẩm của Tạ Duy Anh) , in trong cuốn Phi lí, hậu hiện đại và trò chơi – Nghiên cứu văn học (Trường hợp Tạ Duy Anh) của tác giả Cao Tố Nga Những kết quả nghiên cứu trong đây cũng là những... hƣớng này Một trong những cách tiếp cận triển vọng là nhìn văn học Việt Nam sau 1975 từ những luận điểm của triết học hiện sinh 2.2 Những nghiên cứu có tính gợi mở về tâm thức hiện sinh trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương Tính đến nay, sẽ là khó khăn cho việc tổng kết và đƣa ra con số cụ thể có bao nhiêu bài viết và công trình lựa chọn sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng làm... nội tâm của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng cũng đem đến cho chúng tôi nhiều gợi ý quý báu khi triển khai đề tài Có thể điểm qua những ý kiến sau: Nhà phê bình Thụy Khuê trên website Sóng từ trường II đã có nhiều nhận định quan trọng về hiện tƣợng tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng Với tiểu thuyết Người đi vắng, bà nhận thấy tính chất cô đơn trong thế giới nhân vật: “Tất cả mọi thành viên trong . Nguyễn Bình Phương 53 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TẠ DUY ANH VÀ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 58 2.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết. hiểu nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. 2.2.2. Những ý kiến bàn đến tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc mệnh danh là. học hiện sinh đến văn học hiện sinh Chƣơng 2: Đặc điểm nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu

Ngày đăng: 04/09/2015, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan