Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn dương hướng (LV1234)

111 1.1K 8
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn dương hướng (LV1234)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐOÀN TUẤN PHƯỢNG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN DƯƠNG HƯỚNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐOÀN TUẤN PHƯỢNG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN DƯƠNG HƯỚNG Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Đăng Dung HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trương Đăng Dung - người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học hiện đang làm công tác nghiên cứu tại Viện Văn học Việt Nam, Phòng Sau Đại học và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này. Luận văn được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014 Tác giả luận văn Đoàn Tuấn Phượng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, do PGS.TS.Trương Đăng Dung trực tiếp hướng dẫn. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong công trình nào khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014 Tác giả luận văn Đoàn Tuấn Phượng MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Dự kiến đóng góp 6. Cấu trúc luận văn 9 9 NỘI DUNG 10 Chương 1: TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 10 1.1. Những đặc điểm của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 10 1.1.1. Về phương diện nội dung 10 1.1.2. Về phương diện nghệ thuật 14 1.2. Vị trí của tiểu thuyết Dương Hướng trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam 18 Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG 25 2.1. Khái lược về nhân vật tiểu thuyết 25 2.2. Các kiểu nhân vật tiểu thuyết của Dương Hướng. 30 2.2.1. Người nông dân 32 2.2.2. Người lính 51 2.2.3. Người phụ nữ 65 Chương 3: CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG 75 3.1. Xây dựng nhân vật qua tên gọi, ngoại hình 75 3.2. Xây dựng nhân vật qua hành động, ngôn ngữ 79 3.3. Xây dựng nhân vật qua lai lịch, tiểu sử 87 3.4. Xây dựng nhân vật qua các mối quan hệ 90 3.5. Dấu ấn truyền thống, sử thi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 93 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trên ba mươi năm hậu chiến nhìn lại, văn học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt, từ sau đổi mới (1986) như sự cổ vũ, niềm cảm hứng để các nhà văn cho ra đời nhiều tác phẩm mới với sự đa dạng, phong phú về đề tài. Lúc này, nhiều nhà văn bước ra từ hai cuộc kháng chiến, với những trải nghiệm thực tiễn mang đến nguồn cảm hứng mới trong sáng tác. Trên văn đàn, xuất hiện đông đảo những ngòi bút với bút pháp, phong cách khác nhau như luồng gió mới làm dịu mát cánh đồng văn chương sau nhiều năm bị không khí ngột ngạt của chiến tranh làm khô cằn. Sau đại hội VI của Đảng (1986), với những đổi mới mang tính bản lề, trong đó văn chương không còn lệ thuộc nhiều vào chính trị, tư tưởng nhà văn không còn bị ràng buộc là bước ngoặt thuận lợi để nhiều tác giả, tác phẩm đua nhau tỏa sáng. Dương Hướng là một trong những nhà văn đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. 1.2. Nhà văn Dương Hướng là cái tên được nhiều người biết đến, ông được đánh giá là một nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học đương đại Việt Nam. Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng nó đã ghi lại những dấu ấn trong tiến trình phát triển tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Dương Hướng đã dám “chạm” tới lãnh địa mà nhiều nhà văn còn ngần ngại để phản ánh những góc khuất của lịch sử, với cái nhìn mới, chân thực và sâu sắc về cuộc sống. Thuộc số các nhà văn xuất hiện và trưởng thành từ phong trào văn nghệ quần chúng, Dương Hướng đến với nghiệp văn khá muộn nhưng đã để lại cho đời những tác phẩm hay, được bạn đọc yêu thích. Đó là cái tài và cũng là cái duyên của người cầm bút. Đặc biệt trên lĩnh vực tiểu thuyết, nhà văn đã gặt hái được thành công đáng ghi nhận. Cùng với Thân phận tình yêu của Bảo 2 Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng là một trong ba tác phẩm tiêu biểu của văn học thời điểm cao trào đổi mới văn học. Dù chỉ là nhà văn “nghiệp dư” với số lượng tiểu thuyết khá khiêm tốn nhưng Dương Hướng đã là một cái tên thường được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu về văn học sau 1975. Với cảm quan hiện thực nhạy bén và tinh thần công dân đầy trách nhiệm, nhà văn đã không ngại đối thoại với những quan niệm đơn giản về hiện thực. Đất nước hòa bình nhưng vẫn còn đó những nỗi đau, những mất mát làm nhức nhối lương tâm nhà văn. Dương Hướng đã mạnh dạn nhìn sâu vào bi kịch của cả một lớp người: những số phận con người, những toan tính lầm lạc, những ảo vọng cùng những khao khát đầy nhân bản… Tuy viết không nhiều, chỉ với ba cuốn tiểu thuyết, và hai tập truyện ngắn, Dương Hướng đã góp thêm dẫn chứng để khẳng định một quy luật văn chương “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Từ Bến không chồng (1990) được nhận giải thưởng Hội nhà văn (1991), là tác phẩm xuất sắc, làm rạng danh Dương Hướng trên văn đàn vào nửa đầu thập niên 90 thế kỉ trước, người ta ghi nhận ông như một gương mặt sáng giá của cao trào đổi mới văn học. Tiếp đó Trần gian người đời (1991), dù không gây được tiếng vang  nhưng đó thực sự vẫn là một cuốn tiểu thuyết hay. Và gần đây nhất, nhà văn đánh dấu sự quay trở lại thể loại tiểu thuyết khá ấn tượng bằng tác phẩm Dưới chín tầng trời (2005), tác phẩm đã lọt vào vòng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba (2006-2009) do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Theo dòng thời gian, tiểu thuyết của ông cũng đã có sự vận động về tư tưởng và bút pháp, tiếp tục khuynh hướng bám sát những vấn đề nóng bỏng đặt ra trong từng thời điểm cụ thể của đời sống xã hội. 1.3. Lựa chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng”, người viết cố gắng đi sâu tìm hiểu những nét 3 đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn ở lĩnh vực tiểu thuyết. Đi từ bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi cố gắng nhận diện đặc điểm tiểu thuyết Dương Hướng, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật thời hậu chiến, qua đó có cái nhìn khách quan, khoa học về những đóng góp của nhà văn trong sự vận động phong phú, đa dạng của văn xuôi sau 1975. 2. Lịch sử vấn đề Đại hội VI của Đảng là tiền đề cho sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu nổi bật. Hàng loạt các nhà văn tỏa sáng, những tác phẩm đua nhau xuất hiện trên văn đàn. Chiến tranh, người lính, con người thời hậu chiến, xây dựng xã hội mới,… là những đề tài chủ yếu được các nhà văn khai thác. Chúng ta có thể kể đến Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Minh Châu với Cỏ lau,… Dương Hướng với Bến không chồng, cùng với Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường là ba tác phẩm đoạt giải thưởng Hội nhà văn năm 1991. Bến không chồng của Dương Hướng là tác phẩm viết về đề tài nông thôn miền Bắc hậu chiến tranh. Ngòi bút sắc sảo của ông đã bóc tách thành công những mảng miếng hiện thực xã hội miền Bắc sau cuộc chiến. Nhà văn đã mổ xẻ rất thấu đáo bi kịch của con người thời hậu chiến, mối quan hệ họ tộc, vấn đề tâm linh, tính dục trong tác phẩm,… qua đó toát lên vẻ đẹp nhân văn nhân bản sâu sắc. Từ khi xuất hiện năm 1991, Bến không chồng là cái tên được nhắc tới khá nhiều trong giới nghiên cứu phê bình.  Nguyễn Văn Long cho rằng: “Tác phẩm cho thấy một phương diện của thực trạng đời sống tinh thần trong nông thôn(…). Trong Bến không chồng, Dương Hướng cho thấy là trong nhiều 4 trường hợp, con người vừa là nạn nhân mà cũng là thủ phạm của tấn bi kịch đời mình, họ phải chịu trách nhiệm một phần về số phận của mình. Cách nhìn của anh, theo tôi là đúng mực, bình tĩnh và khách quan mà vẫn toát lên niềm tin và nỗi xót xa về con người…” [44,tr.406]. Theo tác giả, nông thôn trong tác phẩm của Dương Hướng không được khai thác sâu ở phương diện các phong trào cách mạng, các vấn đề của đời sống chính trị xã hội mà ông tập trung làm rõ ý thức và tập quán về họ tộc  tới số phận con người. Đó là yếu tố làm nên cái mới và sức hấp dẫn ở cuốn tiểu thuyết này: “Bến không chồng không có những tìm tòi mới lạ về nghệ thuật. Cách trần thuật và miêu tả của Dương Hướng mộc mạc tự nhiên, có những chỗ còn đơn giản và thô vụng nữa. Sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết chính là ở sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống nông thôn và một cách nhìn cảm thông, nhân đạo với số phận con người…”[44, tr.407]. Nhận định của nhà nghiên cứu cho chúng tôi những gợi ý quý báu. Trong bài “Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời”, Phong Lê cho rằng: “Bến không chồng, ở thời điểm mở đầu 90, quả đã góp được một cái nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến… với gánh nặng không phải chỉ là chiến tranh, về phía khách quan; mà còn là những lầm lạc của con người, trong một bối cảnh có quá nhiều biến động và thử thách, mà tất cả những ai "do lịch sử để lại" đã không đủ tầm và sức để vượt qua (…). (…) Bến không chồng lại có được một vẻ đẹp khác trong khuôn hình cổ điển: mộc mạc và chân phương trong cốt truyện, trong cách dẫn dắt và ngôn từ; - một ngôn từ không lấp lánh tài hoa, mà giản dị, tự nhiên…”[22]. Phong Lê lí giải căn nguyên đổ vỡ, khổ đau của những phận người trong tác phẩm là “do lịch sử để lại”. Cơn bão lịch sử đã tác động vô cùng dữ dội tới số phận con người. Đi qua nó, người ta mới có dịp nhìn lại để mà xót đau, thương mình và cũng giận mình “vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân”. [...]... vật trong tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng, luận văn hướng tới việc khám phá, phát hiện cách nhìn và thể hiện thân phận con người trong tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng Từ đó thấy được đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi đương đại nói chung và nền văn học dân tộc nói chung 8 3.2 Đối tượng Luận văn sẽ khảo sát tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng trên phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật. .. chương: Chương một : Tiểu thuyết Dương Hướng trong tiến trình đổi mới tiểu     thuyết Việt Nam đương đại     Chương hai : Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng Chương ba : Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng 10 NỘI DUNG Chương 1: TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Những đặc điểm của tiểu thuyết Việt Nam sau... nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Dương   Hướng Trong Luận văn của mình chúng tôi xin đi vào nghiên cứu sâu hơn về vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật, để góp phần khẳng định giá trị của các tác phẩm cũng như những đóng góp của nhà văn Dương Hướng trong nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam 3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích Đặt vấn đề nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng nhân vật. .. mở cửa Với tiểu thuyết này, một lần nữa nhà văn Dương Hướng nhìn lại lịch sử như một nhân vật với những vấn đề của nhân tình thế thái Một trong những lực hút của Dưới chín     tầng trời chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện Tác phẩm đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau Trong bài viết “Cách nhìn của Dương Hướng trong tiểu thuyết Dưới   chín tầng trời”, nhà phê bình văn học Hoàng... nhân vật chính, nhân vật phụ, và nhân vật trung tâm Xét về hệ tư tưởng của nhà văn hoặc quan hệ đối với lý tưởng của nhà văn thì ta có nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực) Tuy nhiên, khi phân loại nhân vật theo tiêu chí này ta cần phải lưu ý đến quan niệm đạo đức của từng thời đại, cũng như từng nền văn hóa khác nhau Mặt khác, trong văn. .. vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó Tiểu thuyết là một thể loại tự sự nên nhân vật cũng được coi là một trong những yếu tố cốt tử, nhân vật chính là trung tâm của tiểu thuyết Từ nhân vật sẽ đưa nhà văn đến những sáng tạo nghệ thuật khác: chọn chi tiết, cốt truyện, tình huống Những cuốn tiểu thuyết lớn vượt qua được thời gian đều là những tác phẩm có sự sáng tạo bậc thầy trong cách xây dựng nhân vật: ... qua những số phận cá 28 nhân Còn đối với độc giả, nhân vật trong tiểu thuyết chính là cái chìa khóa để giải mã những vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm Như vậy, nhân vật là vấn đề trung tâm trong sáng tạo nghệ thuật của nhà tiểu thuyết Nhân vật chính là sức mạnh của cuốn tiểu thuyết Theo Biêlinxki, tiểu thuyết là một tác phẩm miêu tả cuộc sống với tất cả chất văn xuôi của nó, nghĩa là “ một chuyện... phong phú và phức tạp Mỗi nhà văn, nhà nghiên cứu, mỗi thời đại đều có những quan niệm và cách thức thể hiện nhân vật khác nhau, tùy theo tài năng và cảm nhận của từng cá nhân để đáp ứng nhu cầu của độc giả thời đại ấy 2.2 Các kiểu nhân vật tiểu thuyết của Dương Hướng Trong bài “Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kì đổi mới” trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1-2002, Lý Hoài Thu... khá mạnh mẽ trong nghệ thuật viết tiểu thuyết Cái sự thay đổi đó là lẽ tất yếu trong dòng chảy chung của nền văn học đương đại đồng thời nó phù hợp với xu thế vận động của thời đại 15 Một trong những thay đổi trong tiểu thuyết đương đại hôm nay là thay đổi trong tư duy nghệ thuật của nhà văn Đây là điều quan trọng nhất để tạo nên những vận động trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam Sống trong môi  ... là nhân vật Chính vì thế khi bắt đầu sáng tác điều đầu tiên mà nhà văn nghĩ đến là nhân vật Qua nhân vật nhà văn giãi bày những tư tưởng, những suy nghĩ, tình cảm, hay cách tiếp nhận cũng như cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Đồng thời thông qua nhân vật, nhà văn cũng thể nghiệm những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của mình Có thể nói khi nhân vật hình thành thì coi như tác phẩm của nhà văn . Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng. Chương ba : Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng. 10 NỘI DUNG Chương 1: TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG TRONG TIẾN. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng, luận văn hướng tới việc khám phá, phát hiện cách nhìn và thể hiện thân phận con người trong tiểu thuyết của nhà văn Dương. DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG 75 3.1. Xây dựng nhân vật qua tên gọi, ngoại hình 75 3.2. Xây dựng nhân vật qua hành động, ngôn ngữ 79 3.3. Xây dựng nhân vật qua lai lịch, tiểu

Ngày đăng: 04/09/2015, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan