Đặc điểm nghệ thuật ký hoàng phủ ngọc tường

122 1.1K 1
Đặc điểm nghệ thuật ký hoàng phủ ngọc tường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HUYỀN ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Đoàn Đức Phương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cám ơn gia đình và người thân; cám ơn sự giúp đỡ, động viên của những người bạn và các đồng nghiệp… Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận văn trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Các số liệu, tài liệu trong luận văn đều có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Học viên Nguyễn Thị Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của luận văn 6 6. Cấu trúc luận văn 6 Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ THỂ KÝ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 7 1.1. Khái lược về thể ký 7 1.1.1. Khái niệm thể ký văn học 7 1.1.2. Đặc trưng thể ký văn học 8 1.2. Hành trình sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường 11 1.2.1. Đôi nét về cuộc đời 11 1.2.2. Hành trình sáng tác 13 1.2.3. Quan niệm sáng tác 16 Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 28 2.1. Khái lược về hình tượng, nhân vật 28 2.1.1. Khái lược về hình tượng nghệ thuật 28 2.1.2. Khái lược về nhân vật văn học và sự phân loại nhân vật theo cấu trúc hình tượng 29 2.2. Các loại hình tượng, nhân vật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 30 2.2.1. Hình tượng con người 30 2.2.2. Hình tượng thiên nhiên 49 2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng, nhân vật 61 2.3.1. Thủ pháp miêu tả, kể chuyện 61 2.3.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm 63 2.3.3. Hư cấu nghệ thuật 66 Chương 3. NGÔN NGỮ- GIỌNG ĐIỆU, THỜI GIAN- KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 73 3.1. Ngôn ngữ trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 73 3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 73 3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 74 3.2. Giọng điệu trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 83 3.2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật 83 3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 84 3.3. Thời gian nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 91 3.3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 91 3.3.2. Thời gian nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 92 3.4. Không gian nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 99 3.4.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 99 3.4.2. Không gian nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 100 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 - 1 - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong văn xuôi bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn các thể loại ký văn học cũng đã tự xác lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trong đời sống văn học đương đại. Là thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong phản ánh hiện thực nên ký đã lôi cuốn, gợi lòng tin nơi độc giả và đem đến cho người đọc một cái nhìn chân thực nhất, tươi mới nhất về hiện thực cuộc sống muôn màu. Khám phá sâu sắc về đối tượng, đề xuất được những tư tưởng quan niệm có ý nghĩa đối với đời sống hiện thực, vừa chạm đến chiều sâu cảm xúc con người… nên ký chính là nơi gặp gỡ của các nhân tố: trí tuệ và cảm xúc, sự thật cuộc sống và nghệ thuật. Bằng vốn sống, bằng tài năng sáng tạo và cả tâm hồn của người nghệ sĩ, các nhà văn viết ký đã khẳng định được vai trò không thể thiếu được của mình trong việc xây dựng một nền văn học cân đối, hoàn chỉnh nhiều màu sắc. Trước năm 1975, ký Việt Nam phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc với các tên tuổi như Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Tô Hoài… Sau chiến tranh, thể loại này tiếp tục được tỏa sáng với nhiều cây bút tâm huyết với văn học và cuộc sống, một trong đó có Hoàng Phủ Ngọc Tường. Là nhà văn thể nghiệm sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, ký, nhàn đàm… thể loại nào ông cũng có những thành công nhất định, nhưng bạn đọc nhớ tới ông nhiều nhất vẫn là: Hoàng Phủ Ngọc Tường – nhà viết ký tài ba. Với thể ký, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm thấy thể loại phù hợp để chuyển tải hết những cảm xúc suy tư trăn trở của một đời cầm bút và như lời nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc “Anh là một trong số mấy nhà văn viết ký hay nhất của văn ta hiện nay” [87,tr.846]. Có thể nói, trong dòng ký hiện đại Việt Nam, ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tiếng nói rất riêng, cũng là sự tiếp nối sáng tạo, sự khẳng định sức sống vững bền của thể loại nói chung. Với đề tài Đặc điểm nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc - 2 - Tường, người viết mong muốn đóng góp một cái nhìn đầy đủ hơn về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và các phương thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường – một trong những yếu tố góp phần làm nên phong cách và vị trí của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong sự vận động của ký Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Hiện nay các công trình nghiên cứu về ký Hoàng Phủ Ngọc Tường khá phong phú đa dạng và ở nhiều cấp bậc khác nhau. Từ các nghiên cứu phê bình đăng tải trên các trang báo, tạp chí cho đến các luận văn, luận án tiến sĩ, hầu hết các công trình đều thể hiện sự dày công nghiên cứu và bày tỏ tình cảm đặc biệt mến mộ tài năng, tâm hồn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được thể hiện qua các sáng tác. Khi đánh giá về mảng ký viết về chiến tranh, nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý rất nhiều đến“chất lửa” trong nội dung của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nguyễn Tuân là người đầu tiên có cái nhìn rất chính xác về giá trị của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường “Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa” [67,tr.3]. Sau Nguyễn Tuân có nhiều bài viết, bài cảm nhận khác như: Lửu phù dung của Phạm Xuân Hùng (báo Quảng Trị số 5/1999), Biểu tượng lửa trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường của Ngô Minh Hiền (Tạp chí Khoa học số 6/ 2004), Hoàng Phủ Ngọc Tường- Nỗi niềm của lửa của Dạ Ngân (báo Văn nghệ số tháng 12/2006 ). Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ viết về chiến tranh và những con người trong cuộc chiến ấy mà các trang ký của ông còn mang đậm tính văn hóa, thấm đẫm chất Huế, đau đáu hướng cội nguồn. Trần Đình Sử là một trong những người đầu tiên đặt vấn đề tính văn hóa của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông cho rằng: “Bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hóa, lịch sử các hiện tượng đời sống” [52]. Các tác giả khác như: Đặng Nhật Minh cũng khẳng định “cái làm nên - 3 - giá trị văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường (…) không nằm trong những kiến thức văn hóa uyên thâm ấy, mà nằm trong cái “chất Huế” của con người anh”[37]; Trần Thùy Mai trong bài Ký văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại bàn luận về giá trị những tác phẩm ký văn hóa trong tập 3 – tập bút ký chủ yếu viết về đất Huế, người Huế. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết của các tác giả khác như: Nguyễn văn Bổng với Đọc bút ký “Rất nhiều ánh lửa”; Hoàng Bình Thi với bài viết Chiêm cảm Huế di tích và con người…cũng khẳng định tính văn hóa và chất Huế trong các sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Khám phá vẻ đẹp văn chương của những trang ký viết về thiên nhiên có các bài: Huế vẫn xanh và Tường vẫn trong (báo Văn hóa Thể thao số 2/11/ 1998) và Thế giới tồn tạo bởi sự lễ độ (báo Văn nghệ Tuổi trẻ số 22/8/1998 ) của Cầm Hải; Xin được nói về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một thi sĩ của thiên nhiên của Lê Thị Hường (Tạp chí Sông Hương số 161 – 7/2002 ); Hoàng Phủ Ngọc Tường và nỗi ám ảnh hoa phù dung của Ngô Minh (báo Phụ nữ ngày 24/2/2005); Hoàng Phủ Ngọc Tường và tài sản sông Hương của Kim Oanh (báo Tuổi trẻ số 29/11/2008 )… Đánh giá về những đặc sắc nghệ thuật, nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu. Trong bài viết Đọc Ngọn núi ảo ảnh, Hoàng Cát đã nhận định “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình”[7,tr.69]. Còn Nguyên Ngọc trong “Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường” thì nhận xét “Hoàng Phủ Ngọc Tường là người hay suy nghĩ về lịch sử. Và những mô tả của anh, cố gắng thật tỉnh táo, nhưng bao giờ cũng được chống đỡ bởi những suy nghiệm sâu xa và ẩn ngầm về lịch sử; chính vì vậy mà những mô tả ấy thật khách quan và không hời hợt”. Trần Đình Sử đã rất sắc sảo khi nhận thấy“Nhịp điệu của ký hết sức chậm rãi (phải chăng đó là điệu slow rất Huế trong văn xuôi) khác hẳn với phong cách Nguyễn Tuân đầy chất văn xuôi, xương xẩu, gồ ghề với cái nhìn hóm hỉnh, ký Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng - 4 - hẳn về chất thơ thi vị ngọt ngào”[52]. Lê Xuân Việt thì lại khẳng định “Sức hấp dẫn của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là do tác giả sử dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật sinh động đa dạng” như “dùng những đoạn văn trữ tình giàu cảm xúc để miêu tả thiên nhiên, khả năng tung hoành của cái tôi, nghệ thuật sử dụng yếu tố lịch sử, yếu tố dân gian, truyền thống dân tộc”[95]. Ngay cả Đặng Tiến, một Việt kiều sống ở Paris sau khi “Đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” cũng đã đánh giá “Đặc điểm trong tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường là chất trí tuệ, dựa trên vốn kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, văn học kết hợp với lý luận sắc bén, được phô diễn trong hành văn súc tích, say đắm và hào hoa. Tình cảm dành cho đất nước, quê hương, bạn bè, thiên nhiên và nhân đạo vượt ra khỏi khuôn sáo văn chương, trở thành sinh lực lay chuyển tâm tư người đọc”[65]. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chỉ mới dừng ở mức độ bài viết, gần đây đã xuất hiện một số công trình khoa học nghiên cứu công phu hơn về ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường tiêu biểu như: Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa của Ngô Minh Hiền (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện văn học, 2009). Ngoài ra còn nhiều luận văn do học viên, sinh viên của các trường đại học thực hiện… Nhìn chung những bài viết, những công trình nghiên cứu trên phần nhiều đề cập đến nét tiêu biểu về con người, văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường, đánh giá cao vị trí, vai trò của ông trong nền ký Việt Nam đương đại. Các đánh giá đó mới chỉ là những lời nhận xét chung, khái quát tùy theo tấm lòng của người yêu quý Hoàng Phủ Ngọc Tường mà các công trình nghiên cứu hệ thống về văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường còn ít, đặc biệt là các công trình tìm hiểu chuyên sâu về đặc điểm nghệ thuật. Vì vậy, với đề tài Đặc điểm nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường tôi mong muốn đóng góp một cái nhìn đầy đủ hơn về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và các phương thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc - 5 - Tường – một trong những yếu tố góp phần làm nên phong cách và vị trí của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong sự vận động của ký Việt Nam đương đại. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Làm rõ các đặc điểm nghệ thuật của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ đó góp một tiếng nói khẳng định vị trí, đóng góp của ông trong sự tiếp nối và phát triển thể ký ở Việt Nam nói chung, ký trữ tình nói riêng. - Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm nghệ thuật trong các tác phẩm ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, người viết tập trung khảo sát các tác phẩm ký đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chủ yếu là bút ký và tùy bút được tuyển chọn trong tập 2 và tập 3 của Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường do Trần Thức tuyển chọn, gồm 80 tác phẩm (trọn bộ 4 tập), được nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh in và phát hành năm 2002. Ngoài ra người viết còn khảo sát thêm hai tập ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường mới được xuất bản gần đây nhất là Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của hoàng tử bé (Nhà xuất bản Trẻ, 2005) và Miền cỏ thơm (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2007) Đồng thời trong luận văn người viết cũng mạnh dạn so sánh đối chiếu tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường với ký của các nhà văn khác như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Vũ Bằng. Nhưng các nghiên cứu, so sánh đó không được tách ra thành mục riêng mà đặt trong hệ thống các tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sự so sánh này không chỉ ra sự hơn kém giữa các nhà văn mà chỉ giúp hiểu sâu sắc hơn về những nét nghệ thuật độc đáo của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại [...]... trúc … để làm rõ hơn nữa những đặc điểm nghệ thuật mà nhờ đó ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đi vào lòng bạn đọc các thế hệ 5 Đóng góp của luận văn Luận văn tập trung tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể loại ký (chủ yếu là bút ký, tùy bút và truyện ký) trong sự nghiệp văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm rõ những đặc điểm nghệ thuật – yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho ký Hoàng Phủ Ngọc Tường Luận văn cũng góp phần... đã được mài giũa bằng giác quan nghệ thuật tinh tế của nhà văn Còn về đặc điểm văn phong và ngôn từ nghệ thuật của ký, các nhà nghiên cứu cho rằng: cách diễn đạt của ký rất phức tạp nhưng đặc điểm văn - 11 - học của ký lộ rất rõ ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật: ngôn từ nghệ thuật của ký vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, vừa khái quát; ngôn từ nghệ thuật của ký mang đậm tính chủ thể, gắn liền... của - 20 - Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ là một trong những chìa khóa quan trọng trong việc giải mã những đặc điểm nghệ thuật trong ký của ông Tuy quê gốc của Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc tỉnh Quảng Trị nhưng ông lại được sinh ra và lớn lên tại Huế Huế mộng, Huế thơ từ lâu đã là cái nôi của các danh nhân, nghệ sĩ Chính mảnh đất này đã nuôi dưỡng và hun đúc cho tâm hồn nghệ sĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường ngay... của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm ba chương: Chương 1: Khái lược về thể ký và hành trình sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường Chương 3: Ngôn ngữ - giọng điệu, thời gian – không gian nghệ thuật. .. không gian nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường -7- Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ THỂ KÝ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG 1.1 Khái lƣợc về thể ký 1.1.1 Khái niệm thể ký văn học Theo các nhà biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học, ký là một loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như: bút ký, hồi ký, du ký, ký sự, phóng sự, tùy bút, tạp... Hoàng Phủ Ngọc Tường hay hướng đến các vấn đề như thiên nhiên, ẩm thực và con người Hoàng Phủ Ngọc Tường rất có lí khi nhấn mạnh “nếu chỉ chú ý về cái nghèo thì không thể nhìn thấy Huế” (Mấy đặc trưng của “văn hóa ăn” vùng Huế) Quả thực, hiện thực trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên hết sức đa dạng và được triển khai thật rành mạch qua cái nhìn đậm chất văn hóa Bằng tâm thức văn hóa, Hoàng Phủ Ngọc. .. Trong sự nghiệp viết ký của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã đưa ra những quan điểm rất rõ ràng về thể loại văn học này để từ đó tìm ra đường hướng, bước đi trên con đường sáng tạo nghệ thuật Tìm hiểu quan niệm của ông về thể loại giúp chúng ta có được phương hướng để đi vào mở cánh cửa nghệ thuật trong các tác phẩm ký của nhà văn 1.2.3.1 Quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thể ký Quan niệm của ông... VẬT TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG 2.1 Khái lƣợc về hình tƣợng, nhân vật 2.1.1 Khái lược về hình tượng nghệ thuật Khi nói tới hình tượng nghệ thuật, các nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học đều khẳng định “hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của các phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật [20,tr.122] Trong các tác phẩm nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật được... yêu cầu bản chất nào đó của nghệ thuật Khi đã chọn ký làm thể loại sáng tác chính cho sự nghiệp viết văn của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn tâm niệm “Bút ký là thể loại văn học đòi hỏi được tường thuật lại thực tế đã xảy ra và rất gần với hiện thực đời sống” và “Viết bút ký, muốn thành công thì phải viết cho thật Bút ký tính sự kiện rất nặng”, bởi theo ông giá trị chính của ký là “chứa đựng tất cả sức... Nam, trong Từ điển Văn học (tập1) cũng khẳng định “tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của ký Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhiều tác giả trong Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký cũng cho rằng với thể loại ký “cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm” Tuy nhiên việc phản ánh sự thật ở ký báo chí và ký văn học có sự khác nhau Ký văn học cũng lấy việc tái tạo thông tin sự thật làm cơ sở, nhưng nó không . GIAN NGHỆ THUẬT TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 73 3.1. Ngôn ngữ trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 73 3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 73 3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 83 3.2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật 83 3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 84 3.3. Thời gian nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. thời gian nghệ thuật 91 3.3.2. Thời gian nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 92 3.4. Không gian nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường 99 3.4.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 99 3.4.2.

Ngày đăng: 04/09/2015, 10:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan