Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (TT)

16 411 0
Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH NGUYỄN THỊ HIỀN THANH CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC BẮC NINH - 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS HUỲNH TRỌNG KHẢI Hướng dẫn 2: GS. TS DƯƠNG NGHIỆP CHÍ Phản biện 1: PGS. TS PHẠM ĐÌNH BẨM Phản biện 2: PGS.TS LƯƠNG KIM CHUNG Phản biện 3: TS. ĐẶNG HÀ VIỆT Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Huỳnh Trọng Khải (2012), “Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm TDTT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Hội nghị Khoa học quốc tế Phát triển Thể thao – Tầm nhìn OLYMPIC, tr. 69 – 74. 2. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Dương Nghiệp Chí (2012), “Kinh tế thề thao – Nguồn kinh phí đào tạo tài năng thể thao”. Hội nghị Khoa học quốc tế Phát triển Thể thao – Tầm nhìn OLYMPIC, tr.129 – 133. 3. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Huỳnh Trọng Khải (2014), “Giải pháp phát triển mạng lưới các công trình TDTT”. Hội thảo Khoa học Giải pháp phát triển KTTT Việt Nam trong quá trình hội nhập Quốc tế, tr. 56 – 61. 4. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Dương Nghiệp Chí (2014), “Xu thế nghiên cứu KTTT Việt Nam trong quá trình hội nhập Quốc tế”. Hội thảo Khoa học Giải pháp phát triển KTTT Việt Nam trong quá trình hội nhập Quốc tế, tr. 90 – 99. 5. Nguyễn Thị Hiền Thanh (2014), “Phương pháp kiểm định giả thuyết mô hình mối quan hệ chất lượng dịch vụ TDTT với sự hài lòng của người tiêu dùng theo mô hình Servqual và Gronroos”. Hội thảo khoa học Quốc tế về Thể dục thể thao, Tạp chí khoa học Đào tạo và huấn luyện thể thao Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, số đặc biệt 2014, tr. 75 - 82. 6. Nguyễn Thị Hiền Thanh, Huỳnh Trọng Khải (2014), “So sánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT giữa hai loại hình Sự nghiệp có thu và Tự hạch toán độc lập ở thành phố Hồ Chí Minh”. Hội thảo khoa học Quốc tế về Thể dục thể thao, Tạp chí khoa học Đào tạo và huấn luyện thể thao Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, số đặc biệt 2014, tr. 11. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. MỞ ĐẦU Kinh tế thể thao nói chung hay kinh doanh TDTT nói riêng là một trong những ngành có nhiều tiềm năng để phát triển thành một lĩnh vực kinh tế hiệu quả và có lợi nhuận lâu dài. Nếu được đầu tư phát triển, đẩy mạnh xã hội hóa thì hoạt động kinh doanh TDTT sẽ trở thành một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành TDTT. Trong những năm qua, việc kinh doanh TDTT ở Tp.HCM đã có những bước phát triển đáng kể, thu được nguồn tài chính nhất định góp phần giảm chi ngân sách của Thành phố cho TDTT. Tuy nhiên, nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ TDTT tại các CLB TDTT quần chúng chưa được khai thác hoặc hiệu quả khai thác chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh doanh dịch vụ ở các CLB TDTT có hiệu quả đồng thời thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng TDTT. Đó là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ cho các câu lạc bộ TDTT quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ TDTT Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ TDTT, đã xác định được giữa chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ phụ thuộc. Vận dụng mô hình thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL kết hợp với mô hình GRONROOS, đề tài đã xây dựng mô hình nghiên cứu giả thuyết thang đo chất lượng dịch vụ TDTT cho các CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM gồm 6 thành phần: Phương thức kinh doanh (Độ tin cậy); Nguồn lực TDTT (Sự Đáp ứng + Năng lực); Chất lượng cung ứng dịch vụ (Sự Đồng cảm); Hệ thống cơ sở vật chất (Tính hữu hình), Chất lượng kỹ thuật và Chất lượng chức năng. 2. Kết quả phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM cho thấy: Tỷ lệ người tham gia tiêu dùng TDTT ở cả 2 loại hình có tăng nhưng không đáng kể. Hệ thống CSVC - kỹ thuật TDTT của Thành phố trong thời gian qua dù có tăng nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của Thành phố. Các hình thức hoạt động TDTT quần chúng của người dân ở Tp.HCM khá phong phú, đa dạng ở các môn và cả hình thức tập luyện TDTT. Với 16 động cơ được khảo sát cho thấy những động cơ thuộc nhóm tăng cường sức khỏe chiếm tỷ lệ cao, trong đó yếu tố “Tăng cường sức khỏe” là mục tiêu quan trọng nhất. Các yếu tố cản trở hoạt động TDTT của người tiêu dùng TDTT nhiều nhất là “Không có thời gian tập” và “Áp lực công việc” Thông qua việc so sánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT giữa 2 loại hình, kết quả cho thấy các CLB TDTT thuộc loại hình Tự hạch toán kinh doanh có hiệu qủa hơn các CLB TDTT thuộc loại hình Sự nghiệp. Trên cơ sở tích hợp 2 mô hình thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL & GRONROOS, đề tài đã xây dựng được thang đo riêng cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM bao gồm 03 thành phần: Phương thức kinh doanh, Chất lượng cung ứng dịch vụ và Chất lượng kỹ thuật với 12 tiêu chí. Đánh giá thực trạng về môi trường kinh doanh dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng thông qua việc thiết lập ra ma trận TOWS với 4 hướng chiến lược kinh doanh đã được đề xuất. 2 3. Bằng cách phân tích các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ hiện hành và kết hợp đánh giá thực tiễn định hướng chiến lược các giải pháp kinh doanh dịch vụ TDTT, 06 giải pháp với 26 biện pháp nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ cho một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM đã được đề xuất. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Phần mở đầu: (3 tr) Chương 1:Tổng quan vấn đề nghiên cứu (40 tr) Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứ (8 tr) Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (98 tr) Kết luận và kiến nghị: (3tr) Nội dung luận án được trình bày trong 153 trang A4 bao gồm 37 biểu bảng, 22 biểu đồ và 10 sơ đồ. Trong luận án đã sử dụng 141 tài liệu tham khảo trong đó có 107 tài liệu bằng tiếng Việt, 34 tài liệu bằng tiếng Anh, phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát cơ cấu ngành kinh doanh dịch vụ TDTT 1.2 Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ TDTT 1.3 Nhu cầu tiêu dùng TDTT 1.4 Giá cả và quan hệ cung cầu hàng hóa dịch vụ TDTT 1.5 Thị trƣờng, tiêu thụ và marketing sản phẩm dịch vụ TDTT 1.6 Khái quát chủ trƣơng xã hội hóa TDTT và các loại hình kinh doanh TDTT ở nƣớc ta 1.7 Các công trình nghiên cứu trong, ngoài nƣớc và các vấn đề liên quan đến đề tài Tóm tắt chƣơng Tổng quan: Chương tổng quan đã tổng hợp khá đầy đủ và ngắn gọn, rõ ràng về những điểm cơ bản của KTTT. Đặc biệt là kinh doanh dịch vụ TDTT, sản phẩm hàng hóa TDTT, nhu cầu tiêu dùng TDTT, giá cả dịch vụ TDTT, quy luật cung - cầu và thị trường tiêu thụ dịch vụ TDTT. Làm rõ nội hàm kinh doanh TDTT là bộ phận của nền kinh tế quốc dân, trong đó có phân loại ngành nghề kinh doanh TDTT và các loại hình kinh doanh TDTT ở nước ta vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước là cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý để vận dụng vào thực tiễn đề xuất những giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ TDTT tại các CLB TDTT quần chúng ở TP.HCM. Từ các công trình nghiên cứu trong nước về quản trị thể thao, kinh doanh TDTT ở nước ta cho thấy các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa kinh tế với TDTT cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, song còn hạn chế về số lượng công trình. Qua đó, cho thấy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các CLB TDTT quần chúng có liên quan đến giải pháp kinh doanh dịch vụ TDTT ở loại hình CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM. Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM. 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát NTD TDTT (tập luyện TDTT) tại 06 đơn vị: TT.TDTT Quận1, TT.TDTT Quận3, TT. TDTT Quận 8, CVHLĐ Tp.HCM, TT.TDTT Hoa Lư, NTL Phú Thọ. Giới hạn phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng với hình thức tập luyện TDTT. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học; Phương pháp toán kinh tế và phân tích đa biến; Phương pháp phân tích dữ liệu mô hình SWOT được thể hiện qua ma trận TOWS. 3 2.3. Tổ chức nghiên cứu: 2.3.1.Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2012 đến tháng 09/2015 và được chia thành 4 giai đoạn nghiên cứu như trình bày cụ thể trong luận án. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 06 CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh và chất lƣợng dịch vụ TDTT 3.1.1 Cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh TDTT Trong kinh doanh hiệu quả là mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng 02 chức năng cơ bản là: chức năng xã hội và chức năng kinh tế. Do vậy, hiệu quả kinh doanh cũng luôn được đánh giá từ 02 mặt là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả xã hội: thể hiện bởi giá trị gia tăng số lượng NTD TDTT mà các CLB TDTT tạo ra trong suốt thời kỳ nhất định. Hiệu quả kinh tế: thể hiện qua lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, mức độ tiết kiệm chi phí và các nguồn lực của CLB TDTT. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chỉ phân tích hiệu quả kinh doanh của CLB TDTT từ góc độ kinh tế trên các chỉ tiêu như: doanh thu thuần, chi phí, lợi nhuận trước thuế (lãi gộp), lợi nhuận sau thuế (lãi ròng), tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất chi phí, năng suất lao động và mức hao phí lao động. 3.1.2 Cơ sở lý luận đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT 3.1.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ TDTT Đo lường chất lượng dịch vụ không phải là công việc đơn giản và càng phức tạp hơn khi TDTT được xem như một ngành doanh dịch vụ và sản phẩm dịch vụ TDTT là sản phẩm vật chất và cả phi vật chất. Với công cụ đo lường thích hợp giúp các nhà quản lý CLB TDTT xác định rõ chất lượng dịch vụ do CLB mình cung cấp, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của NTD TDTT. Trên cơ sở đó sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, khi đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh. 3.1.2.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ TDTT với sự hài lòng của NTD M ối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của NTD là mối quan hệ phụ thuộc. Vì chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của NTD trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp mang lại chuỗi lợi ích và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu mong đợi của NTD, trong hoạt động sản xuất cung ứng và trong phân phối dịch vụ ở đầu ra, tương xứng với chi phí mà NTD phải thanh toán. Các nhà quản lý CLB TDTT luôn tìm cách đạt được sự hài lòng ngày càng cao của NTD, vì điều này sẽ giúp NTD lặp lại hành vi mua (tiêu dùng) dịch vụ, tạo ra sự trung thành cao độ của NTD, điều đó đồng nghĩa làm tăng hiệu quả kinh doanh. 3.1.2.3 Xây dựng mô hình thang đo chất lượng dịch vụ TDTT Từ cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ, đề tài tiến hành thiết lập mô hình thang đo chất lượng dịch vụ TDTT bằng các ma trận tích hợp theo mô hình SERVPERF thông qua 04 thành phần: Tin cậy; Đáp ứng + Năng lực; Đồng cảm và Phương tiện hữu hình, dựa theo mô hình SERVQUAL có điều chỉnh như sau: Sơ đồ 3.4: Mô hình thang đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ TDTT 4 (dựa theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL) Để đánh giá đầy đủ mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của NTD cần kết hợp với thang đo Chất lượng kỹ thuật/Chất lượng chức năng theo mô hình GRONROOS. Mô hình nghiên cứu trong luận án được thiết lập theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3.5: Mô hình thang đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ TDTT (dựa theo mô hình GRONROOS) 3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 3.2.1 Thực trạng hoạt động TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 3.2.1.1 Tổ chức hoạt động TDTT Kết quả điều tra (bảng 3.1 trong luận án) cho thấy, Về TDTT quần chúng: ở loại hình Sự nghiệp trong năm 2013 đã tổ chức với tổng số giải truyền thống thi đấu cấp Quận và cấp Thành phố là 229 giải, số VĐV tham gia thi đấu là 6.898 người và phục vụ cho 96.820 lượt người xem. Nhìn chung, ở loại hình Sự nghiệp số lượng giải tổ chức hàng năm có số VĐV và số lượt người xem luôn cao hơn so với loại hình Tự hạch toán chỉ có 198 giải/năm. Qua đó đã phản ảnh đúng tinh thần phục vụ theo chỉ tiêu sự nghiệp TDTT với mục tiêu chính là phát triển phong trào TDTT quần chúng, không nhằm mục đích lợi nhuận. 3.2.1.2 Phân bổ nguồn kinh phí phát triển Ngành TDTT Xét số liệu tổng hợp (bảng 3.2 trong luận án) cho thấy, ở loại hình Sự nghiệp trong năm 2013 với tổng kinh phí chi từ NSNN đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp CSVC – kỹ thuật phục vụ cho TDTT quần chúng là 32,229,755 ngàn đồng, cao hơn so với loại hình Tự hạch toán chỉ có 4,123,200 ngàn đồng. Từ thực trạng trên bước đầu cho phép đi đến một số nhận xét: Hệ thống CSVC - kỹ thuật TDTT của Thành phố trong thời gian qua dù có tăng nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu và tốc dộ phát triển của Thành phố; Nguồn NSNN đầu tư cho công trình TDTT là rất lớn, nguồn đầu tư này cần được hỗ trợ từ Chính phủ và đối ứng từ các địa phương hoặc giữa các tổ chức của Nhà nước và tư nhân. Nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực TDTT có tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong khi đó nhu cầu đầu tư là rất lớn. 3.2.1.3 Số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên (tiêu dùng TDTT) Kết quả (bảng 3.3 trong luận án) cho thấy ở loại hình Sự nghiệp tổng số lượt NTD TDTT trong năm 2013 có tăng hơn so với năm 2012 là 2.067 lượt người/năm (chiếm tỷ lệ 101,1%). Bên cạnh đó ở loại hình Tự hạch toán có số lượt người tham gia tiêu dùng TDTT cũng tăng là 90.644 lượt người/năm (chiếm tỷ lệ 103,3%). Nhìn chung, tỷ lệ người tham gia tiêu dùng TDTT ở cả 2 loại hình có tăng nhưng không đáng kể chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Từ thực trạng trên cho thấy phong trào TDTT quần chúng ở Tp.HCM cần được quan tâm hơn để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố. 3.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM Qua thống kê số liệu báo cáo (bảng 3.4 trong luận án), các CLB TDTT thuộc loại hình Sự nghiệp hầu hết đều có nguồn thu từ NSNN được cấp theo chỉ tiêu hàng năm để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp TDTT. Ngoại trừ 02 đơn vị là CVHLĐ và NTL Thể thao Phú Thọ không có nguồn thu này. Từ phân tích thực trạng cho thấy các CLB TDTT trên ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp của Ngành TDTT như: phát triển phong trào TDTT quần chúng, phát triển sự nghiệp thể thao thành tích cao, cũng đã làm tương đối tốt nhiệm vụ về quản lý khai thác CSVC, tăng nguồn thu kinh phí cho đơn vị nâng cao nguồn thu ngân sách cho Thành phố, góp phần phát triển sự nghiệp TDTT. Như vậy, các CLB TDTT đã quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vốn lao động và các nguồn thu khác 5 của đơn vị theo đúng quy định đồng thời tổ chức các loại hình dịch vụ về TDTT phục vụ cho nhu cầu rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí, phát triển. 3.2.3 Một số đặc điểm của NTD TDTT tại Tp.HCM 3.2.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học Phân tích kết quả khảo sát (bảng 3.5 trong luận án) cho phép chúng tôi đánh giá về đặc điểm của mẫu khảo sát trong luận án đó là những yếu tố cần thiết để định hướng, phát triển những hoạt động TDTT phù hợp với đặc điểm của NTD TDTT (người tập). Đây cũng là căn cứ để các nhà quản lý CLB xây dựng kế hoạch hoạt động, nghiên cứu nhu cầu tham gia tiêu dùng TDTT cũng như việc khảo sát thị trường mục tiêu để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại CLB. 3.2.3.2 Tính thường xuyên tập luyện TDTT Kết quả (bảng 3.6 trong luận án) cho thấy tính thường xuyên tập luyện TDTT chiếm tỷ lệ cao nhất có 291 người (chiếm 24,0%) và tập luyện 3 buổi trong tuần có 258 người (chiếm 21,3%). Bên cạnh đó, kết quả số người tập thường xuyên trên 36 tháng có 337 người (chiếm 27,8 %). Điều này đã chứng minh rằng NTD TDTT đã xem việc tập luyện thể thao thường xuyên là một nhu cầu cần thiết mang lại giá trị về sức khỏe và tinh thần cho họ. 3.2.3.3 Thời gian nhàn rỗi Kết quả (bảng 3.8 trong luận án) cho thấy thời gian nhàn rỗi trong ngày của NTD TDTT có mức dao động từ 2 đến 4 giờ chiếm số lượng đông nhất. Thời gian nhàn rỗi ngày cuối tuần chiếm số lượng động tăng vọt lên đến trên 5 giờ/ngày (chiếm 22,3%). Đây là cơ sở để các nhà quản lý CLB TDTT tham khảo cho việc tổ chức các hoạt động thể thao phù hợp với điều kiện thời gian, giờ tập luyện của NTD TDTT. 3.2.3.4 Các môn thể thao yêu thích Qua kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy, nhóm môn thể thao được NTD TDTT yêu thích: Bơi lội (chiếm 27%), Cầu lông (chiếm 20,2%), Tennis (chiếm 15,4%) và Khiêu vũ (chiếm 13,5%). Từ thực tế này đã chỉ ra rằng, muốn kinh doanh có hiệu quả thì cần phải nắm bắt được sở thích, nhu cầu của người tham gia tiêu dùng TDTT để có hướng đầu tư hợp lý về môn tập, thời gian, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện… Biểu đồ 3.2: Các môn thể thao yêu thích 3.2.3.5 Các hoạt động giải trí Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy việc tiêu dùng TDTT ngoài hình thức tập luyện thì họ cũng có nhu cầu tiêu dùng TDTT bằng các hoạt động giải trí. Các loại hoạt động thuộc nhóm giải trí tinh thần chiếm tỷ lệ cao mà NTD quan tâm như “Xem truyền hình” được lựa chọn với mức cao nhất là 975 người (chiếm 97,5%). Còn các hoạt động thuộc nhóm hướng ngoại cũng được lựa chọn cao. Điều này cho thấy nhu cầu hưởng thụ của NTD về hoạt động giải trí tại Tp.HCM rất phong phú và đa dạng. Biểu đồ 3.3: Các hoạt động giải trí phổ biến 6 3.2.3.6 Các môn thể thao giải trí Kết quả ở biểu đồ 3.4 cho thấy các môn TTGT và mức độ tham gia của NTD cũng có sự tương đồng với các môn thể thao yêu thích mà họ dành nhiều thời gian nhàn rỗi để tập luyện như: Đi tập thể dục tại CLB (chiếm 71,5%), Bơi lội (chiếm 52,2%), Chạy bộ (chiếm 57%), Câu cá (chiếm 30,9%). Bowlling (chiếm 30,9%), Bóng rổ (13,7%). Đây là những loại hình nằm trong tốp 10 loại hình TTGT có mức độ tham gia của NTD cao nhất. Biểu đồ 3.4: Các môn thể thao giải trí 3.2.3.7 Các động cơ tham gia hoạt động TDTT Kết quả biểu đồ 3.5 cho thấy với 16 động cơ được khảo sát cho thấy những động cơ thuộc nhóm sức khỏe chiếm tỷ lệ cao, trong đó yếu tố “Tăng cường sức khỏe” là mục tiêu quan trọng nhất (chiếm 63,2%). Các động cơ thuộc về mức độ ảnh hưởng từ thông tin tuyên truyền nằm ở nhóm được đánh giá không cao. Có thể kết luận là công tác thông tin, tuyên truyền và marketing các hoạt động TDTT tại các trung tâm, các CLB TDTT còn yếu, thiếu thông tin nên cần được đầu tư và phát triển thêm. Biểu đồ 3.5. Động cơ tham gia hoạt động TDTT 3.2.3.8 Các yếu tố cản trở hoạt động TDTT Có 2 yếu tố cản trở “Không có thời gian tập” và “Áp lực công việc” là yếu tố tác động nhiều nhất đến sự tham gia tập luyện TDTT của NTD có giá trị trung bình dao động từ (1.71 - 1.66). Điều này đã góp phần làm hạn chế việc tham gia các hoạt động giải trí cũng như tập luyện TDTT thường xuyên của họ. Biểu đồ 3.6: Yếu tố cản trở hoạt động TDTT 3.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM Phân tích hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM thông qua việc so sánh giữa 2 loại hình kinh doanh (Sự nghiệp có thu và Tự hạch toán) trong 2 năm 2012 - 2013 (bảng 3.5 trong luận án) theo các tiêu chí dưới đây: 7 3.2.4.1 Cơ cấu nguồn lao động TDTT (1) Nguồn lao động: kết quả cho thấy ở loại hình Tự hạch toán có tổng số lao động trong năm 2013 là 143 người ít hơn 133 người (chiếm tỷ lệ 51,8%) so với loại hình Sự nghiệp là 276 người. (2) Phân theo trình độ: với đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn ở loại hình Sự nghiệp phân bổ cao hơn ở loại hình Tự hạch toán, phần lớn họ đều được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. (3) Phân theo giới tính: Số lao động nam ở cả 2 loại hình kinh doanh trên đều cao gấp 2 lần số lao động nữ nhưng lại có tỷ trọng tương đương nhau, số lao động nam (67% và 68,5%) và nữ (33,0% và 31,5). Từ phân tích thực trạng trên cho thấy các nhà quản lý các CLB TDTT cần có sự bố trí lao động phù hợp cho từng bộ phận, tạo nên kết cấu hợp lý, giảm được số lượng người lao động mà năng suất lao động vẫn tăng cao. Từ đó, có thể định hướng giải pháp phát triển nguồn lực TDTT mang tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh TDTT nhằm tăng tối đa lợi nhuận để đạt hiệu quả kinh tế. 3.2.4.2 Nguồn tài đầu tư chính Kết quả cho thấy hiện nay giữa 2 loại hình kinh doanh trên có 3 nguồn đầu tư tài chính. Xét về tổng doanh thu hàng năm ở loại hình Tự hạch toán có trị trung bình 8,367,333 ngàn đồng thấp hơn nhiều so với loại hình Sự nghiệp 10,187,637 ngàn đồng. Sự chênh lệch này có thể lý giải vì trong năm 2013 kinh phí từ NSNN cấp cho loại hình Sự nghiệp nhiều hơn loại hình Tự hạch toán để xây dựng sữa chữa, nâng cấp và cải tạo CSVC phục vụ cho một số môn thể thao mũi nhọn của Thành phố. Biểu đồ 3.7: So sánh nguồn đầu tƣ tài chính năm 2013 3.2.4.3 Tình hình kinh doanh Xét biểu đồ 3.8 cho thấy ở loại hình Sự nghiệp với tổng doanh thu năm 2013 tăng lên là 30,562,910 ngàn đồng (chiếm tỷ lệ tăng trưởng là 9,5%). Tương tự, ở loại hình Tự hoạch toán với tổng doanh thu trong năm 2013 chỉ đạt 25,102 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu rất thấp (chiếm tỷ lệ 1,1%) so với năm 2012. Nếu so sánh thì tổng doanh thu từ kinh doanh dịch vụ TDTT ở 2 loại hình cho thấy hiệu qua kinh doanh cũng tăng dần qua 02 năm. Biểu đồ 3.8: So sánh hiệu quả kinh doanh năm 2012 -2013 3.2.4.4 Nguồn doanh thu Qua biểu đồ 3.9 cho thấy ở loại hình Tự hạch toán các khoản thu được cấp từ NSNN và sự nghiệp thấp hơn nhiều chỉ bằng 1 / 3 trên tổng số khoản thu. Mặt khác, nguồn thu từ tài trợ thể thao năm 2013 ở loại hình Tự hạch toán đạt 2,089,450 ngàn đồng cao gấp 4 lần so với loại hình Sự nghiệp chỉ đạt 504 triệu đồng/năm. [...]... án) 3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 3.3.1 Quy trình xây dựng và đề xuất các giải pháp Đề xuất giải pháp: Theo mô hình nghiên cứu luận án có 06 giải pháp được đề xuất thông qua ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý thuộc lĩnh vực TDTT, các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM... doanh dịch vụ TDTT, 06 giải pháp với 26 biện pháp nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ cho một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM đã được đề xuất 13 Kiến nghị 1 Có thể vận dụng mô hình thang đo chất lượng dịch vụ TDTT mà luận án đã xây dựng để đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp HCM 2 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ TDTT có thể tham khảo các nhóm giải pháp nâng cao chất... khác nhau (phụ lục 14 luận án) Kết quả cho thấy từng biện pháp trong 06 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM được đánh giá là khả thi C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận : 1 Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận đánh giá hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ TDTT, đã xác định được giữa chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ phụ thuộc Vận... Đánh giá mức độ quan trọng của các giải pháp thông qua ý kiến chuyên gia Bằng cách phân tích các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ hiện hành và kết hợp đánh giá thực tiễn định, hướng chiến lược các giải pháp kinh doanh dịch vụ TDTT, có 06 giải pháp với 26 biện pháp nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ cho một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM đã được đề xuất: GP 1: Chính sách phát triển nguồn nhân... kinh doanh, Chất lượng cung ứng dịch vụ và Chất lượng kỹ thuật với 12 tiêu chí Đánh giá thực trạng về môi trường kinh doanh dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng thông qua việc thiết lập ra ma trận TOWS, 4 hướng chiến lược kinh doanh đã được đề xuất 3 Bằng cách phân tích các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ hiện hành và kết hợp đánh giá thực tiễn định, hướng chiến lược các giải pháp kinh doanh. .. so sánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT giữa 2 loại hình, kết quả cho thấy các CLB TDTT thuộc loại hình Tự hạch toán kinh doanh có hiệu quả hơn các CLB TDTT thuộc loại hình Sự nghiệp Trên cơ sở tích hợp 2 mô hình thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL và GRONROOS, đề tài đã xây dựng được thang đo riêng cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM bao gồm 03 thành phần:... phát triển kinh doanh dịch vụ TDTT Đánh giá thực trạng về môi trường kinh doanh dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng thông qua việc thiết lập ra ma trận TOWS, 4 hướng chiến lược kinh doanh đã được đề xuất: (1) Hướng chiến lược phát triển thị trường TDTT; (2) Hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực kinh doanh TDTT; (3) Hướng chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ TDTT, (4)... 02 mô hình thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL & GRONROOS, kết quả là đề tài đã xây dựng được mô hình thang đo chất lượng dịch vụ TDTT riêng cho một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.THCM bao gồm 3 nhân tố với 12 biến Hay nói cách khác là các nhân tố và các biến của thang đo này chính là các tiêu chuẩn và các tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT của các CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM (bảng 3.24 luận... 3 BP) GP 4: Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ (gồm 5 BP) GP 5: Hoàn thiện chính sách giá hợp lý (gồm 5 BP) GP 6: Truyền thông marketing và tài trợ thể thao (gồm 6 BP) 3.3.5 Kết quả khảo sát tính khả thi các giải pháp được đề xuất Đề đã chọn được các biện pháp theo nguyên tắc phải đạt được 75% ý kiến đồng ý trở lên thông qua lấy ý kiến thẩm định của 30 nhà quản lý kinh doanh dịch vụ ở các ngành nghề... Đánh giá chất lượng dịch vụ TDTT tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM 3.2.5.1 Kết quả xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ TDTT Vận dụng mô hình thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL kết hợp với mô hình GRONROOS, đề tài đã xây dựng mô hình nghiên cứu giả thuyết thang đo chất lượng dịch vụ TDTT cho các CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM gồm 6 thành phần: Phương thức kinh doanh (Độ tin cậy); Nguồn lực TDTT

Ngày đăng: 26/08/2015, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan