Nghiên cứu giải pháp bảo mật mạng 3g

3 313 1
Nghiên cứu giải pháp bảo mật mạng 3g

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu giải pháp bảo mật mạng 3G Vũ Bảo Tạo Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS. Công nghệ phần mềm; Mã số: 60 48 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngự Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Nghiên cứu nền tảng công nghệ 3G, kiến trúc mạng 3G, đánh giá được những ưu điểm nổi bật của công nghệ 3G so với các công nghệ 2G; 2,5G trước đây. Nghiên cứu một số vấn đề về đảm bảo an ninh an toàn thông tin di động, đánh giá thực trạng và nguy cơ mất an toàn của mạng 3G tại Việt Nam từ đó đề xuất giải pháp bảo mật cho mạng 3G. Phân tích đánh giá được các phương pháp mã hóa thông tin, làm rõ những ưu điểm nổi bật của phương pháp mã hóa thông tin dựa trên đường cong Eliptic, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp mã hóa thích hợp để đề xuất giải pháp bảo mật và xây dựng ứng dụng bảo mật thông tin di động 3G. Vận dụng các nền tảng công nghệ lập trình (giao thức SIP, giao thức RTP, ngôn ngữ Java , ) xây dựng ứng dụng bảo mật thoại chạy trên hệ điều hành Android cho các thiết bị di động sử dụng mạng 3G. Keywords. Bảo mật mạng; Mạng 3G; Công nghệ phần mềm; An ninh mạng Content. Hệ thống thông tin di động tại Việt Nam được bắt đầu với công nghệ di động GSM, thế hệ 2G đơn giản, với các dịch vụ đi kèm như truyền dữ liệu, fax, SMS (tin nhắn)… Để đáp ứng được các dịch vụ mới về truyền thông đa phương tiện trên phạm vi toàn cầu đồng thời đảm bảo tính kinh tế, hệ thống GSM đã được nâng cấp từng bước lên thế hệ ba - 3G (The Third Generation). Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện như: âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Email; Video streaming; High-ends games; các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS) Tuy nhiên, để khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ thì vấn đề an ninh, an toàn thông tin trong hệ thống thông tin di động thế hệ ba phải được đặc biệt quan tâm. Bởi dữ liệu truyền trên mạng 3G không chỉ đơn thuần là thoại, mà là dữ liệu đa phương tiện. Nếu vấn đề an toàn và bảo mật thông tin không được đảm bảo thì có thể gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn, vì thế việc “Nghiên cứu giải pháp bảo mật mạng 3G” là thực sự cần thiết, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cùng với việc đề xuất xây dựng ứng dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật cho mạng 3G. Với những lý do trên luận văn tiến hành phân tích, nghiên cứu mọi tấn công có thể nảy sinh gây nguy hại nghiêm trọng mà từ đó đề xuất các giải pháp về bảo mật trong mạng 3G. Do các vấn đề bảo mật trong hệ thống thông tin di động 3G là rất rộng và phức tạp, tác giả chưa có đủ điều kiện để nghiên cứu sâu và rộng toàn bộ mọi vấn đề. Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:  Chương 1: Hệ thống thông tin di động 3G.  Chương 2: Mã hóa thông tin.  Chương 3: Giải pháp bảo mật thông tin trong mạng 3G. References. Tiếng Việt 1. Trường Đại học Hàng Hải (2008), Giáo trình An toàn và Bảo mật thông tin, Hải Phòng, tr.4-5, 2. Nguyễn Tiến Ban (2007), Kỹ thuật viễn thông, Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông Hà Nội, tr.93-96. 3. Nguyễn Phạm Anh Dũng (2009), Bài giảng giới thiệu công nghệ 3G WCDMA UMTS, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội, tr.7-10,11-17. 4. Trần Văn Dũng (2007), Giáo trình An toàn và Bảo mật thông tin, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, tr.14-24, 77-79, 94-96. 5.Phan Thị Thu Hiền (2006), Hệ mật đường cong elliptic, đồ án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, tr.15-17. 6. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2012), Nghiên cứu các giải pháp an toàn bảo mật cho hệ thống mạng lõi của 3G và ứng dụng cho Vinaphone , luận văn thạc sĩ, Học viện Công Nghệ BCVT, Hà Nội, tr.28-31. 7. Phạm Văn Quỳnh (2010), An ninh trong 3G UMTS, đồ án tốt nghiệp đại học, Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông Hà Nội, tr.4. 8. Trần Minh Triết (2005), Thuật toán và mã hóa ứng dụng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr16-17, 21-23, 198-200, 213- 216. 9. Vũ Anh Tuấn (2009), Giải pháp nâng cao độ an ninh thông tin trong mạng LAN không dây chuẩn IEEE 802.11ii, luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên, tr.18-22, 25-26. 10. Nguyễn Khanh Văn (2000), Mật mã và An toàn Thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội, tr.7-12. Tiếng Anh 11. Keiji Tachikwa (2002), W-CDMA Mobile Communications System, John Wiley & Sons LTD, pp.28-31, 245-250 12. Prentice Hall (1998), Cryptography and Network Security Principles and Practice, pp.165-170, 400-416. 13. Wiley(2005) UMTS Networks Architecture Mobility and Services, pp.22-27, 59-63, 207-211,294-297. 14.http://vinaphone.com.vn/news/16625/-Thang-10-ra-mat-cac-dich-vu-dien-thoai-di- dong-3G-dau-tien-tai-Viet-Nam 15. http://xahoithongtin.com.vn/20090814085239480p0c112/mobifone-se-cung-cap- dich-vu-3g-vao-thang-122009.htm 16. http://vnn.vietnamnet.vn/cntt/2009/04/840952/ 17. http://mobifone3g.com.vn/index.aspx?s=NDETAIL&AID=155&pages=2 18.http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/an-toan-thong- tin/2010/09/1220868/bao-mat-tren-mang-3g/ 19. http://voer.edu.vn/module/khoa-hoc-va-cong-nghe/bo-giao-thuc-rtp/rtcp.html 20.http://sandbox.yoyogames.com/extras/user/cv/san2/170/326170/T%C3%ACm_hi% E1%BB%83u_v%E1%BB%81_giao_th%E1%BB%A9c_SIP.doc . việc Nghiên cứu giải pháp bảo mật mạng 3G là thực sự cần thiết, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cùng với việc đề xuất xây dựng ứng dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật. an toàn của mạng 3G tại Việt Nam từ đó đề xuất giải pháp bảo mật cho mạng 3G. Phân tích đánh giá được các phương pháp mã hóa thông tin, làm rõ những ưu điểm nổi bật của phương pháp mã hóa thông. ) xây dựng ứng dụng bảo mật thoại chạy trên hệ điều hành Android cho các thiết bị di động sử dụng mạng 3G. Keywords. Bảo mật mạng; Mạng 3G; Công nghệ phần mềm; An ninh mạng Content. Hệ thống

Ngày đăng: 25/08/2015, 11:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan