Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh

8 669 13
Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại cục hải quan hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh Đào Chí Thành 82 tr. Import and Export Tax Management in Ha Tinh Department of Customs Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Vân Anh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý thuế xuất; Nhập khẩu; Cục Hải Quan. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các quốc gia đang phát triển, nhưng cũng đặt mỗi nước phải đối mặt với không ít khó khăn, trong đó vấn đề xoá bỏ hàng rào thuế quan nhằm thực hiện tự do hoá thương mại toàn cầu đang là một thách thức to lớn. Việc cắt giảm thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến tính hệ thống của chính sách thuế nói chung mà điều quan trọng hơn, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện các cam kết với các nước, khu vực với yêu cầu từng bước phải cắt giảm thuế quan thì nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là một khó khăn trong công tác thu của ngành Hải quan Việt Nam với thực tế là thuế xuất nhập khẩu hàng hóa luôn bị giảm mạnh theo các cam kết trong hội nhập. Bên cạnh đó, chính sách thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập như: các văn bản pháp quy về thuế xuất xuất nhập khẩu thay đổi thường xuyên, tình trạng gian lận thuế vẫn còn xảy ra khá phố biến, tình trạng trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế vẫn còn nhiều trong lúc nhà nước chưa có biện pháp nào tỏ ra thực sự hiệu quả để giải quyết vấn các đề này Điều đó đã làm hạn chế tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước. Vì thế, quản lý thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần phải được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời cũng thể hiện được vai trò bảo hộ sản xuất trong nước, tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Quản lý thuế cần phải được hiện đại hóa ngày càng toàn diện về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học… Trong nên kinh tế thị trường phát triển, Chính phủ ngày càng nắm nhiều quyền kiểm soát hơn đối với toàn bộ hoạt động kinh tế, không chỉ thông qua chính sách kinh tế vĩ mô như các chính sách tài khóa và tiền tệ mà còn thông qua việc đánh thuế các nhà tư doanh và các doanh nghiệp; tiến hành và điều tiết các hoạt động ngoại thương,…Vậy, quản lý thuế xuất nhập khẩu là một vấn đề nóng bỏng để Chính phủ hoàn thành mục tiêu của minh, đó là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế như Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan địa phương và một số bộ ngành khác. Với thực trạng quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh trong những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả đạt được từ công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu chưa cao. Tình trạng lợi dụng chính sách quản lý thuế xuất nhập khẩu của các đối tượng nộp thuế để gian lận thương mại, trốn thuế vẫn thường xuyên xảy ra như: cố tình khai sai mã số hàng hóa để được áp mức thuế suất thấp hơn, khai thấp giá trị thực tế hàng hóa, khai sai số lượng, chủng loại…nhằm làm giảm số tiền thuế phải nộp dẫn đến gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh” vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa thời sự trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý thuế xuất nhập khẩu, đánh giá tình hình quản lý thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007 – 2013 để trả lời cho câu hỏi: Cục Hải quan Hà Tĩnh phải làm gì để quản lý thuế xuất nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất trong thời gian tới ? 2. Tình hình nghiên cứu - Tác giả Nguyễn Hữu Tâm, luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp” Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2010. Luận văn đã phân tích được vai trò của thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của mỗi quốc gia, và nêu lên được các chính sách và cơ chế quản lý thuế nhập khẩu đã có tác động tạo bước tiến bộ lớn và đạt được kết quả quan trọng cả về thu ngân sách và quản lý điều tiết kinh tế vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Luận văn cũng đã nêu ra được nhiều bất cập trước yêu cầu hội nhập và quản lý thuế ở Việt Nam nói chung và công tác quản lý thuế nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cách thức tổ chức quản lý tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp, tác giả đã đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thu thuế nhập khẩu để từ đó đưa công tác này đạt hiệu quả cao, đảm bảo thu đúng, thu đủ và tích cực nộp vào ngân sách nhà nước, đảm bảo tuân thủ luật pháp trong nước và cam kết quốc tế, hạn chế và ngăn chặn các hình thức gian lận thương mại mới do doanh nghiệp lợi dụng các chính sách ưu đãi về thuế trong tiến trình hội nhập mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của đất nước, đảm bảo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Từ việc phân tích tình hình thực tế, luận văn đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, trên tinh thần chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết của ngành hải quan khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), luận văn đã đưa ra những kiến nghị thực hiện các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả thuế nhập khẩu, tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo tính bình đẳng, tạo thuận lợi cho cộng đồng các doanh nghiệp vừa đảm bảo các nguyên tắc, chuẩn mực các cam kết khi gia nhập nền kinh tế thế giới nhằm giúp ngành Hải quan nói chung, Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp nói riêng. - Tác giả Phan Thị Kiều Lê, luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh” Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009. Luận văn đã góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về thuế, quản lý thuế, vai trò của thuế trong tiến trình hội nhập… Ngoài ra, trong phần đề xuất, luận văn cũng đã đề xuất các biện pháp hỗ trợ chống nợ đọng thuế. Chống nợ đọng thuế hiện là một nhiệm vụ hết sức phức tạp và nặng nề của ngành Hải quan, trong đó tác giả đã đề nghị xem xét rút ngắn thời gian ân hạn thuế đã quy định trong luật, đây cũng là một yếu tố góp phần đáng kể giảm nợ đọng thuế. Ngoài ra, tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế nhập khẩu góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phát huy vai trò bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện tốt các cam kết trong hội nhập, góp phần thực hiện tốt các chính sách đối ngoại của đất nước trong từng thời kỳ. Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế nhập khẩu, nội dung quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động này, thực trạng quản lý thuế nhập khẩu của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt đã tập trung phân tích những hạn chế, tồn tại và trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu tác giả chỉ đề cập vấn đề trên phương diện chung của công tác quản lý thuế nhập khẩu mà chưa đi sâu phân tích nguyên nhân tác động đến công tác quản lý thuế. - Tác giả Nguyễn Thị Nga, luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bản tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu, tuy nhiên hoạt động này lại có đặc điểm riêng ở chỗ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được nợ thuế nhập khẩu 275 ngày, do vậy thủ tục hải quan và nội dung quản lý của hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu cũng có điểm khác biệt: ngoài việc thực hiện như đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông thường, cơ quan hải quan còn phải tập trung chủ yếu và quản lý định mức nguyên vật liệu, quản lý nợ thuế nguyên vật liệu nhập khẩu và tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thanh khoản khi sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu đã thực xuất khẩu thông qua quy trình, thủ tục cục thể. Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, luận văn đã nêu một số tồn tại, vướng mắc và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động này. Hướng đến mục tiêu quản lý hiệu quả hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung sao cho vừa đảm bảo tính bình đẳng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa đảm bảo các quy định của pháp luật được tuân thủ. Tồn tại của luận văn này là: chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hải quan đối với một loại hình hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, do vậy không nêu lên được đặc điểm chung cũng như các hình thức quản lý thuế nhập khẩu nói chung. Ngoài ra, địa bàn tỉnh Đồng Nai là địa bàn có kim ngạch xuất nhập khẩu của loại hình nhập sản xuất xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, bình quân từ 48,2% -74,67% kim ngạch xuất nhập khẩu trên toàn tỉnh. Những công trình nghiên cứu trên đây ra đời trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta chưa thực sự hội nhập với khu vực và thế giới, cũng như có nhiều văn bản pháp lý chưa được ra đời nên các công trình còn mang tính chung chung, không còn tính cập nhật và chưa nêu được thực trạng phát triển của nhiều loại hình nhập khẩu cũng như những phương thức, thủ đoạn tinh vi của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại hiện nay. Vì vậy một số giải pháp mà các công trình nghiên cứu trên nêu ra không còn phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay nữa. Trong đề tài nghiên cứu này, luận văn muốn đi sâu nghiên cứu, đánh giá cơ sở lý luận chung và thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh từ đó tìm ra nguyên nhận của sự tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu và đưa ra giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế và định hướng phát triển cho công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu trong những thời gian tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về thuế xuất nhập khẩu và quản lý Nhà nước về hải quan đối với thuế xuất nhập khẩu. - Phân tích thực trạng quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007 - 2013, từ đó rút ra những vấn đề tồn tại trong quản lý thuế xuất nhập khẩu và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Xây dựng mục tiêu của quản lý thuế xuất nhập khẩu và đề xuất các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu trên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, những luận cứ khoa học và thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hà Tĩnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007 - 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế xuất nhập khẩu trong mối quan hệ thúc đẩy ngoại thương, phát triển kinh tế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, thống kê, mô hình đồ thị để làm rõ kết quả nghiên cứu. - Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ các website, số liệu thống kê của cơ quan quản lý, sách, tạp chí…để phân tích thực trạng quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007 - 2013, từ đó rút ra những hạn chế trong quản lý thuế xuất nhập khẩu. 6. Đóng góp của đề tài - Luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh trong đó đặc biệt chú ý tới các biện pháp hỗ trợ chống gian lận về giá tính thuế. Cụ thể tác giả đề nghị chú trọng đến công tác kiểm tra sau thông quan đã qui định trong luật, đây cũng là một yếu tố góp phần đáng kể để tăng nguồn thu cho ngân sách. - Những đề xuất của luận văn góp phần hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, phát huy vai trò bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện tốt các cam kết trong hội nhập, thực hiện tốt các chính sách đối ngoại của đất nước trong từng thời kỳ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế xuất nhập khẩu Chương 2: Thực trạng quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tieensg Việt 1. Hoàng Anh (2006), Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 2. Thúy Bắc (2005), Các Quy Định Pháp Luật Về Thuế, Phí Và Lệ Phí, Nxb Thống Kê. 3. Phan Mỹ Hạnh, Nguyễn Quang Cường (2008), Giáo trình thuế, Nxb Lao động, TP.HCM 4. Nguyễn Danh Hưng (2002), Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. 5. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng Rào Phi Thuế Quan Trong Chính Sách Thương Mại Quốc Tế, Nxb lao Động-Xã hội. 6. Phan Thị Kiều Lê (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan TP.Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 7. Đinh Vũ Phong (2003), Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế Nhập khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 8. Quý Long - Kim Thư (2011), Tìm hiểu những điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms 2010, Nxb Lao Động. 9. Luc De Wulf và Jose B.Sokol (2005), Sổ tay hiện đại hóa Hải quan, Nxb Lý luận chính trị. 10. Nguyễn Ngọc Túc, Vũ Hồng Loan, Trần Đức Cường, Nguyễn Đức Nhuệ, Võ Kim Cương, Lê Trung Dũng, Nguyễn Hữu Tâm, Đỗ Thị Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Hiếu, Mai Vĩnh Qúy (2005), 60 năm Hải quan Việt Nam (1945-2005), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 11. Hệ thống các văn bản pháp luật về trị giá tính thuế (2010), Nxb Thanh niên. 12. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan ( 2010), Nxb Tài chính, Hà Nội. 13. Luật Hải quan đã được sửa đổi bổ sung năm 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Luật Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn (2012), Nxb Tài Chính, Hà Nội. 15. Thuế Hải quan (2012), Nxb Tài chính, Hà Nội 16. Tổng cục Hải quan (2010), Các qui định của Tổ chức thương mại Thế giới liên quan đến công tác Hải quan, Tài liệu tập huấn. 17. Tổng cục Hải quan (2004), Kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động Hải quan, Tài liệu tập huấn. Website 18. http://www.mof.gov.vn 19. http://www.dangcongsan.vn 20. http://www.customs.gov.vn 21. http://www.mot.gov.vn 22. http://www.htcustoms.gov.vn 23. http://www.dpi.hatinh.gov.vn 24. http://www.thuvienhatinh.org 25. http://www.wto.com . lý luận về quản lý thuế xuất nhập khẩu Chương 2: Thực trạng quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà. cứu - Hệ thống hóa lý luận về thuế xuất nhập khẩu và quản lý Nhà nước về hải quan đối với thuế xuất nhập khẩu. - Phân tích thực trạng quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh trong giai. liên quan đến quản lý thuế xuất nhập khẩu, đánh giá tình hình quản lý thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2007 – 2013 để trả lời cho câu hỏi: Cục Hải quan Hà Tĩnh phải

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Tình hình nghiên cứu

    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 3.1. Mục đích nghiên cứu

    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Đóng góp của đề tài

    • 7. Kết cấu của luận văn

    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan