Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an

8 882 6
Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh Nghệ An Nguyễn Thị Ái Linh Trường Đại học Khoa học Kinh tế Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Đã hệ thống và làm rõ được một số vấn đề lý luận về BHYT cho người nghèo. Đã phân tích và đánh giá công tác BHYT cho người nghèo ở tình Nghệ An khá toàn diện trên nhiều phương diện . Cụ thể luận văn đã phân tích được thực trạng các nội dung chính của BHYT cho người nghèo ở Tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những đánh giá chung và kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và chỉ rõ các nguyên nhân của những hạn chế. Luận văn đã đề xuất 5 giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động BHYT cho người nghèo ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về BHYT cho người nghèo và thực tiễn vấn đề này tại Nghệ An, có thể rút ra một số kết luận chính sau: 1. Xã hội ngày càng phát triển, theo đó nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, trong đó chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu của mọi thành viên trong xã hội. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng nghĩa với việc phòng bệnh và chữa bệnh. Thực tế cho thấy, ngày nay một số dịch vụ y tế đã phát triển hơn trước rất nhiều một mặt đã giúp cho mọi người có thể phát hiện sớm bệnh của mình, mặt khác sẽ giúp cho mọi người yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Ai cũng mong muốn rằng mình có sức khỏe thật tốt và từ đó họ có thể yên tâm lao động, chăm lo cho bản thân, gia đình và đóng góp vào sự tăng trưởng và sự phát triển kinh tế của đất nước. 2.Nhận thấy khó khăn của người bệnh trong vấn đề chi trả viện phí, để giúp giảm bớt gánh nặng cho người gặp rủi ro khi ốm đau bệnh tật, năm 1992 lần đầu tiên BHYT chính thức ra đời tại Việt Nam và hoạt động theo nguyên tắc vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng và nguyên tắc số đông bù số ít, quỹ BHYT được hình thành và được dùng để thanh toán chi phí KCB cho người tham gia bảo hiểm theo định mức, chi dự trữ, dự phòng thuốc men và thiết bị y tế, trợ giúp cho các hoạt động nâng cấp cơ sở y tế…. 3.Nghệ An là một trong những tỉnh lớn của Việt Nam, nằm trải trên diện tích 16.490,7 km 2 , trong đó diện tích đồi núi chiếm đến 83%. Dân số của tỉnh vào năm 2011 có 2.942,9 nghìn người, trong đó dân số nông thôn chiếm 86,7%. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 37 dân tộc cùng sinh sống. Điều đó cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc triển khai thực hiện chương trình BHYT đến tận người dân, nhất là tại các dân tộc thiểu số. Đến nay, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, GDP bình quân đầu người của tỉnh đang dưới mức trung bình chung cả nước (16,9 triệu đồng/người so với 27 triệu). Vì vậy, tỷ lệ nghèo đói ở Nghệ An vẫn cao hơn cả nước. Thực tế đó đang là áp lực lớn đối với BHYT tỉnh Nghệ An hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động BHYT đối với hộ nghèo, UBND tỉnh, các ngành và các cấp đó kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT cho người nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc triển khai chính sách BHYT trong dân, đặc biệt đối với các hộ nghèo, nhờ đó bước đầu tạo được trách nhiệm của chính quyền và hệ thống chính trị các cấp và nâng cao nhận thức cho người được hưởng lợi. Có thể thấy, những nỗ lực, cố gắng của các ngành các cấp trong việc đảm bảo chính sách BHYT cho người nghèo, cận nghèo tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua là rất lớn. UBND tỉnh đã thể hiện vai trò quan trọng trongchỉ đạo các ngành chuyên môn, chính quyền các cấp thực hiện tốt các chính sách về BHYT cho người nghèo của nhà nước, đồng thời có biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia BHYT thuận lợi hơn. Sở Lao động Thương binh và Xã hội đó quan tâm đôn đốc, rà roát, lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo chính xác, kịp thời. 4.Quá trình thực hiện BHYT cho người nghèo ở Nghệ An thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những thành tựu chủ yếu có thể kể đến là: đã xây dựng được cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho việc huy động được nguồn kinh phí từ cộng đồng để xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo ở từng địa phương; chính sách, pháp luật về thực hiện BHYT cho người nghèo đã được tuyên truyền phổ biến ở cơ sở thông qua tập huấn cho cán bộ cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng; mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh ở tỉnh Nghệ An đã có sự phát triển khá mạnh, trong đó có nhiều cơ sở nhận đăng ký KCB BHYT (KCB ban đầu);ngành y tế có sự phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và BHXH thực hiện tốt công tác KCB BHYT cho người nghèo; BHYT tỉnh đó rất chú trọng công tác lập danh sách, bình xét và cấp thẻ BHYT cho người nghèo và cận nghèo đảm bảo thời gian, cơ bản đúng và đủ đối tượng; số người nghèo tham gia BHYT tăng nhanh theo thời gian; và đã có sự kết hợp hiệu quả giữa xã hội hóa hoạt động KCB BHYT với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. 5. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song hoạt động BHYT cho người nghèo tại tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể: công tác tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ BHYT còn chưa thật sự công khai, minh bạch; việc bình xét, lập danh sách hộ nghèo còn chậm, thông tin dữ liệu chưa thật sự chính xác; việc cung cấp các dịch vụ y tế ở các tuyến huyện xã còn hạn chế; thủ tục KCB còn phiền hà; hiện tượng lạm dụng Quỹ BHYT còn khá nhiều; Quỹ KCB BHYT còn chưa được sử dụng hiệu quả; còn hiện tượng cấp trùng thẻ BHYT cho đối tượng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là do: Nghệ An là tỉnh có địa bàn rộng, gây khó khăn cho mạng lưới cán bộ BHYT trong thực thi nhiệm vụ; Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan chưa có các chế tài cụ thể, thiếu cơ sở pháp lý để triển khai một cách đồng bộ và đạt hiệu quả; quyền lợi của người tham gia BHYT chưa cân đối, hài hòa; quy trình rà soát, xét duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm, thẩm định hồ sơ phải trải qua nhiều khâu, nhiều cấp, số đối tượng đông, mất nhiều thời gian; nhận thức của người nghèo còn thấp; cán bộ làm công tác chính sách xã hội ở tuyến xã vẫn còn mỏng, trình độ chuyên môn còn yếu, trong khi khối lượng công việc rất lớn. 6. Hiện nay, hoạt động BHYT cho người nghèo ở tỉnh Nghệ An còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết. Những vấn đề lớn là: việc quy định người nghèo cùng chi trả 5% chi phíKCB là rất khó cho đối tượng; quy trình cấp và quản lý thẻ BHYT phải có ảnh còn đang bất cập đối với người nghèo; mức đóng phí BHYT thấp; các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện đều đang trong tình trạng quá tải; mức hưởng BHYT quá phức tạp gây bất lợi cho đối tượng tham gia BHYT. 7. Để giải quyết tốt những vấn đề đặt ra đó đòi hỏi BHYT Nghệ An nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu, như: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về CSSK cho người nghèo và cận nghèo; Củng cố hệ thống y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở; Đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế cho người nghèo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý BHYT cho người nghèo; Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động BHYT cho người nghèo. Keywords. Kinh doanh quản lý; Quản lý kinh tế; Bảo hiểm y tế; Nghệ An Content. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về BHYT cho người nghèo Chương 2: Thực trạng hoạt động BHYT cho người nghèo ở tỉnh Nghệ An Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động BHYT cho người nghèo ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 References. 1. BHXH Nghệ An (2012), Công văn số 1650/BHXH-PT ngày 23/11/2012 hướng dẫn BHXH huyện, thành phố, thị xã tổ chức rà soát dữ liệu in thẻ, cảnh báo cấp trùng thẻ năm 2013. 2. BHXH Nghệ An (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009, Nghệ An. 3. BHXH Nghệ An (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010, Nghệ An. 4. BHXH Nghệ An (2011), Báo cáo tổng kết năm 2011, Nghệ An. 5. BHXH Nghệ An (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012, Nghệ An. 6. BHXH Tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 516/QĐ-BHXH phê duyệt phương án in, cấp thẻ BHYT năm 2013. 7. BHXH Việt Nam (2010), Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc Quy định về tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh, giám định, chi trả chi phí khám chữa bệnh, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế. 8. Nguyễn Thanh Bình (2010), BHYT cho người nghèo ở Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Bộ Y tế và Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 14/2002/TTLT-BYT-BTC ngày 16/12/2002 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tổ chức khám, chữa bệnh và lập, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 10. Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ LĐ-TB&XH (2007), Quyết định số 137/QĐ-UB ngày 17/2/2007 về việc tận dụng Thông tư liên tịch số 05 của liên Bộ Y tế- Bộ Tài chính- Bộ LĐ- TB&XH để cấp thẻ BHYT cho người thuộc diện quá nghèo theo hình thức thực thanh, thực chi. 11. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2008), Thông tư liên tích số 10/2008/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế và Tài chính về hướng dẫn thực hiện BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo. 12. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. 13. Liên Châu (2010), "Khoảng 40% người nghèo bệnh không được điều trị", Báo Thanh Niên. 14. Phạm Huy Dũng (2002), Nghiên cứu hệ thống y tế, nghiên cứu y tế, Đề tài khoa học lưu tại Thư viện Quốc gia. 15. Trần Thanh Hải (2011), "Chính sách BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An", Báo điện tử Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An. 16. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Việt Nam. 17. Lương Ngọc Khuê (2005), Nghiên cứu thực trạng và góp phần hoàn thiện mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã Phù Linh và Đức Hoà huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ y học, lưu tại Thư viện Quốc gia. 18. Dương Huy Liệu, Nguyễn Hoàng Long, Phan Thanh Thuỷ, Đặng Bội Hương và cộng sự (2005), Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo, Báo cáođánh giá thực trạng nghèo đói và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người nghèo tại Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu. 19. Dương Huy Liệu, Nguyễn Hoàng Long, James C.Knowles và cộng sự (2010), Đề tài chính y tế ở Việt Nam tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng chi trả cho dịch vụ y tế. 20. Trần Khắc Lộng (2005), Đánh giá thực trạng và hiệu quả áp dụng phương thức chi trả BHYT bắt buộc tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sỹ, Thư viện Quốc gia. 21. Quốc hội (2008), số 25/2008/QH12 Luật Bảo hiểm y tế. 22. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An (2013),"Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An năm 2012", Phòng kế hoạch văn hóa và xã hội. 23. Sở Lao động- Thương binh xã hội Nghệ An."Cấp phát thẻ bảo hiểm y tế người nghèo". 24. Sở Tài chính - Sở LĐTBXH - BHXH Nghệ An (2011), Công văn số 222/LN-STC- SLĐTBXH-BHXH ngày 16/3/2011 hướng dẫn phương thức đóng và quyết toán kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đảm báo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 25. Sở Y tế -BHXH Nghệ An (2009), Hướng dẫn liên ngành số 1159/LN-SYT-BHXH ngày 2/7/2009 về quy chế phối hợp hoạt động trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. 26. Sở Y tế - Sở LĐTBXH - BHXH Nghệ An (2011), Hướng dẫn liên ngành số 168/SYT- LĐTBXH-BHXH về thực hiện BHYT cho đối tượng thuộc hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An năm 2011. 27. Lê Anh Sơn (2013), "Công tác thu, quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp" Sở Y tế Nghệ An. 28. Lê Anh Sơn (2014), "Thanh tra tỉnh Nghệ An ban hành Kết luận thanh tra về việc thu, quản lý, sử dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và quỹ Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An", cổng thông tin điện tử Thanh tra tỉnh Nghệ An. 29. Trần Quang Thành (2014),"Ban QLDA hỗ trợ Y tế Bắc Trung Bộ", Sở Y tế Nghệ An. 30. Nguyễn Minh Thảo (2008), Đánh giá chính sách BHYT và các giải pháp thực hiện lộ trình triển khai Luật BHYT, Đề án đánh giá thực trạng triển khai KCB BHYT theo Luật BHYT 2008/QH12, BHXH Việt Nam. 31. Lê Phương Thảo (2013), Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 Trang thông tin điện tử Ban nội chính Trung ương. 32. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 705/QĐ-TTg về nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ cận nghèo. 33. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/1/2009 về việc sát nhập Bảo hiểm Y tế vào Bảo hiểm Xã hội. 34. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 5/10/2002 về khám chữa bệnh cho người nghèo. 35. Thủ tướng Chính phủ (2005), Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 về ban hành điều lệ bảo hiểm y tế. 36. Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-TTG ngày 5/3/2007 Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. 37. Thủ tướng Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP, ngày 29/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. 38. Thủ tướng Chính phủ (2009), Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. 39. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015. 40. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 797/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo. 41. UBND tỉnh Nghệ An (2003), Quyết định số 25/2003/QĐ.UB ngày 29/1/2003 thành lập Quỹ KCB cho người nghèo của tỉnh Nghệ An. 42. UBND Tỉnh Nghệ An (2009), Công văn số 6537/UBND ngày 5/10/2009 về việc thực hiện Luật BHYT. 43. UBND Tỉnh Nghệ An (2009), Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 về việc phân công, phân cấp quản lý mua, cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng được Ngân sách nhà nước đảm bảo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 44. UBND tỉnh Nghệ An (2012), Công văn số 6950/UBND-TM ngày 04/10/2012 về việc tăng cường quản lý mua, cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc Ngân sách Nhà nước đảm bảo. 45. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 61/2013/QĐ-UBND, ngày 22/11/2013 về việc quy định hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 46. Lê Thị Thanh Xuân (1999), Tìm hiểu khả năng trả phí KCB của người dân huyện Ba Vì, Hà Tây. 47. http://bhxhnghean.gov.vn 48. http://webbaohiem.net 49. http://baonghean.vn 50. http://dantri.com.vn 51. http://mpshcmc.com 52. http://nghean.gov.vn 53. http://sldtbxhnghean.gov.vn . tiễn về BHYT cho người nghèo Chương 2: Thực trạng hoạt động BHYT cho người nghèo ở tỉnh Nghệ An Chương 3: Định hướng và giải pháp đ y mạnh hoạt động BHYT cho người nghèo ở tỉnh Nghệ An đến năm. Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An& quot;, cổng thông tin điện tử Thanh tra tỉnh Nghệ An. 29. Trần Quang Thành (2014),"Ban QLDA hỗ trợ Y tế Bắc Trung Bộ", Sở Y tế Nghệ An. . lý BHYT cho người nghèo; Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động BHYT cho người nghèo. Keywords. Kinh doanh quản lý; Quản lý kinh tế; Bảo hiểm y tế; Nghệ An Content. Chương 1: Cơ sở lý

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan