Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại vườn quốc gia ba bể

9 782 11
Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại vườn quốc gia ba bể

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Vườn Quốc gia Ba Bể Hoàng Văn Sơn Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hương Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Du lịch bền vững; Du lịch; Vườn quốc gia Ba Bể. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian trước đây, nhiều quốc gia coi DL là ngành công nghiệp không khói đem lại nhiều lợi nhuận, tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần giải quyết đói nghèo và nâng cao hiểu biết xã hội cho người dân, DL được coi là động lực tăng trưởng kinh tế nên phát triển hoạt động du lịch với tốc độ nhanh chóng bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên trên thực tế trong những năm gần đây sự phát triển nóng vội của ngành DL đã để lại nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống do sự thương mại hóa quá mức. Hậu quả của các tác động đó lại ảnh hưởng đến chính sự phát triển lâu dài của ngành DL. VQG Ba Bể nổi tiếng với vẻ đẹp còn giữ được nét hoang sơ của hồ Ba Bể, thác Đầu Đẳng, động Puông, động Hua Mạ, ao Tiên, thác Roọm… với HST đặc trưng như HST rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở thung lũng, HST rừng thường xanh trên núi đất là điểm du lịch đầy tiềm năng. Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới tổ chức tại Mỹ công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ vào năm 1995, là Vườn di sản ASEAN vào năm 2004, và là khu Ramsar - vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế - thứ 1938 của thế giới vào năm 2011. Hiện nay hồ Ba Bể đang được trình lên UNESCO để được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Du khách đến với VQG Ba Bể không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên mà còn có cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây. Ba Bể còn là nơi ẩn chứa kho tàng văn hoá nghệ thuật truyền thống lâu đời của cộng đồng cư dân các dân tộc sinh sống quanh hồ Ba Bể với những truyền thuyết phong phú và độc đáo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên và môi trường tự nhiên của VQG Ba Bể, đặc biệt là HST đa dạng sinh học nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc phá rừng, đốn gỗ quý, săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm của người dân. Bên cạnh đó, lượng khách DL đến đây ngày càng tăng cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến HST của VQG. Trong bối cảnh trên, việc đưa ra những định hướng và giải pháp sao cho vừa khai thác được những tiềm năng đa dạng, phong phú về tự nhiên và văn hóa bản địa, vừa hạn chế được những tác động tiêu cực, vừa góp phần bảo tồn tự nhiên và văn hóa nhằm PTBV tại VQG là hết sức cần thiết để VQG Ba Bể mãi xứng đáng là “Vườn di sản ASEAN”. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn “Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại vườn quốc gia Ba Bể” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Từ những năm 1980, trên thế giới bắt đầu hướng tới phát triển ngành DL một cách bền vững nhằm duy trì các lợi ích của DL trong điều kiện bảo tồn, cải thiện môi trường và cân bằng phù hợp giữa kinh tế - văn hóa - xã hội. Vì thế, vấn đề PTBV của ngành DL đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu như: - Đề tài cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của PGS.TS. Phạm Trung Lương – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2002); đề tài “Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hóa” của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững (2007); đề tài “Phát triển du lịch bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2008); đề tài “Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường” của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2006) đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về PTDLBV, xác định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với PTDLBV thông qua phân tích thực trạng PTDL để đề xuất hệ thống các giải pháp đảm bảo PTDLBV trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng” – của Trần Tiến Dũng, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội (2007) tập trung nghiên cứu lý luận về PTDLBV vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, đánh giá tài nguyên DL ở khu vực nghiên cứu và đã đưa ra các giải pháp cụ thể về PTDL ở Phong Nha – Kẻ Bàng một cách bền vững. Luận văn Thạc sĩ “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh” của Vương Minh Hoài - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (2011) lý giải một số vấn đề về sự bền vững trong thực trạng phát triển của ngành DL Quảng Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, trong đó chú trọng đến một số trung tâm DL như Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Đông Triều, Uông Bí; đề tài“Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình” của Phan Tiến Dũng – Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình (2013) cập nhật những thông tin, tư liệu về PTDLBV, đánh giá thực trạng PTDL Ninh Bình, từ đó đưa ra những gợi ý về giải pháp PTDLBV Đối với VQG Ba Bể đã có một số nghiên cứu và báo cáo liên quan đến vấn đề PTDL như: Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Ba Bể” của Hồ Kim Thoa - Trường Đại học Tự nhiên – ĐHQGHN (2012); báo cáo tổng hợp “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái hồ Ba Bể và các vùng tiềm năng tỉnh Bắc Cạn” của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn phát triển (2011); báo cáo tổng hợp “Quy hoạch chung khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể - Bắc Cạn” của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2003); dự án “Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp” đưa ra những sáng kiến cải thiện môi trường khu vực vùng VQG Ba Bể, trong đó có những sáng kiến liên quan đến DL. Đây là những công trình đã đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn về DL và DL dựa vào cộng đồng, đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng hoạt động DL dựa vào cộng đồng và DLST tại VQG Ba Bể từ đó đề xuất các giải pháp PTDL dựa vào cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu nhằm đạt hiệu quả cao và bền vững. Nhìn chung, PTBV nói chung và của ngành DL nói riêng là vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, là một tỉnh nghèo nằm trong khu vực các tỉnh miền núi phía bắc của Việt Nam nên các công trình nghiên cứu về PTDLBV tại Bắc Kạn nói chung và VQG Ba Bể nói riêng còn hạn chế. Tuy đã có một số nghiên cứu liên quan đến DLST, DL cộng đồng…vv tại VQG nhưng đến nay, theo khảo sát của tác giả thì chưa có nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về việc PTDLTHBV tại VQG Ba Bể. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Xác lập cơ sở khoa học và các giải pháp PTDLTHBV tại VQG. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLBV và PTDLBV. + Nghiên cứu thực trạng DLBV và PTDLTHBV gắn liền với điều kiện VQG Ba Bể. + Đề xuất hệ thống các giải pháp PTDLTHBV tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động PTDLTHBV - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: VQG Ba Bể. + Về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2013. 5. Các phương pháp nghiên cứu Thực trạng PTDLTHBV ở VQG Ba Bể được tiếp cận dưới góc độ của khoa học kinh tế, sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Nghiên cứu thu thập các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau như từ khảo sát thực tế, từ các nghiên cứu có trước. Nghiên cứu sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu thu thập này sẽ được phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về PTDLTHBV tại VQG Ba Bể. - Phương pháp thống kê: được sử dụng trong luận văn này để xác định hiện trạng vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng nhằm thu thập những số liệu, thông tin thực tế về nhận thức, suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: được sử dụng trong luận văn để kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc PTDLTHBV tại VQG Ba Bể. - Phương pháp bản đồ: Là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ, minh họa về vị trí địa lý. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn Phỏng vấn chuyên gia Khung chỉ tiêu về PTDLBV Khảo sát điều tra thực tế về PTDLTHBV Phân tích thực trạng PTDLTHBV tại VQG Giải pháp PTDLTHBV tại VQG Quy trình nghiên cứu được khái quát qua sơ đồ sau: 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt lý luận: - Hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận về PTDLBV và các bài học kinh nghiệm về PTDLBV tại một số địa phương trong và ngoài nước có VQG. - Nghiên cứu và xác định được những vấn đề cơ bản liên quan đến PTDLTHBV tại VQG Ba Bể và những vấn đề đặt ra đối với PTDLTHBV trong các giai đoạn tiếp theo. - Đề xuất một số định hướng và xây dựng các giải pháp cơ bản bảo đảm PTDLTHBV tại VQG Ba Bể. 6.2. Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài có khả năng ứng dụng theo nhiều cách khác nhau như sau: - Những vấn đề lý luận cũng như các giải pháp để PTDLBV trong luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu cơ bản để tham khảo khi nghiên cứu vấn đề PTDLBV tại các VQG khác ở Việt Nam. - Các chính sách, các biện pháp được đề xuất trong luận văn có thể áp dụng vào thực tiễn tại VQG Ba Bể nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng DL, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của HST, đảm bảo cho sự PTDLTHBV. - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tạo cơ sở để xây dựng quy hoạch, chiến lược PTDL tại VQG Ba Bể đến năm 2020, hướng tới mục tiêu của Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, từ viết tắt, danh mục bảng, biểu, hình ảnh, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn có 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về PTDLBV - Chương 2: Thực trạng PTDLTHBV tại VQG Ba Bể - Chương 3: Giải pháp PTDLTHBV tại VQG Ba Bể Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Vũ Tuấn Cảnh (2000), Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bắc Cạn đến năm 2020. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Chính phủ Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (6-2000), Dự án PARC: Xây dựng khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng phương pháp sinh thái học cảnh quan. 6. Công văn số 8434/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ về việc đăng ký Vườn Quốc gia Ba Bể vào danh sách Ramsar. 7. Cục Bảo vệ môi trường (2005), Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. 8. Cục Môi trường (12/1998), Bên kia chân trời xanh-Báo cáo tham luận các nguyên tắc du lịch bền vững. 9. Phan Tiến Dũng (2013), “Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình”, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình. 10. Trần Tiến Dũng (2011), “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng” - Luận án tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 11. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 12. Vương Minh Hoài (2011), “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. 13. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Nguyễn Chu Hồi (2006), “Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường”, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. 15. Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, Hội các vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (2001), Các vườn quốc gia Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Phạm Trung Lương (2002) “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Đề tài cấp Nhà nước - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. 17. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Mạnh (2008) “Phát triển du lịch bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng vườn quốc gia Ba Bể giai đoạn 1. 21. Quyết định 83/CP của Thủ tướng Chính phủ xác định các chức năng của Vườn quốc gia. 22. Quyết định số 799/2003/QĐ - UB ngày 14/5/2003 và Quyết định số 1925/2006 của UBND tỉnh Bắc Cạn về việc ban hành quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Vườn Quốc gia Ba Bể. 23. Hồ Kim Thoa (2012), Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Ba Bể, Luận văn Thạc sĩ - Trường Đại học Tự nhiên – ĐHQGHN. 24. Tài liệu hội thảo giáo dục vì sự nghiệp phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa, Hà Nội, 12-2005 25. Tổng cục du lịch Việt Nam (2006), Non nước Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 26. Tổng cục du lịch Việt Nam (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 27. Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững (2007), Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 28. Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn phát triển (2011), Báo cáo tổng hợp xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái hồ Ba Bể và các vùng tiềm năng tỉnh Bắc Kạn. 29. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 30. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Bùi Thị Hải Yến (2008), Tuyến điểm du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Tổ chức Birdlife Quốc tế (1994), Thông tin về các khu bảo vệ tự nhiên hiện có và các đề xuất ở Việt Nam. 33. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam. 34. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2003), Báo cáo tổng hợp quy hoạch chung khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể - Bắc Kạn. 35. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2003), Cơ sở khoa học và giải pháp thực hiện xã hội hóa du lịch ở Việt Nam. 36. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2007), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch ở Việt Nam. Tiếng Anh 37. GMS Sustainable Tourism Development Project – ADB Loan No. 2457-VIE 38. WTO (2002). Sustainable Development of Tourism: A Compilation of Good Practices, Madrid\ Websites: 39. http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Vuon-Quoc-gia-Ba-Be-se-la-di-san-the-gioi 40. http://baobackan.org.vn/channel 41. http://www.baobackan.org.vn/channel 42. http://www.backan.gov.vn/Pages/Du-lich-Bac-Kan 43. http://www.baobackan.org.vn/channel 44. http://baocongthuong.com.vn 45. http://baoquangninh.com.vn 46. http://www.congthuongbackan.gov.vn 47. http://dulichvietnam365.com 48. http://vea.gov.vn/vn/truyenthong 49. http://www.vnppa.org.vn 50. http://voer.vn/content/m27616 51. http://vov.vn 52. http://www.vtr.org.vn/index.php 53. http://www.xaluan.com 54. http://www.world-tourism.org/sustainable/publications . nguyên tắc du lịch bền vững. 9. Phan Tiến Dũng (2013), Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình”, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình. 10. Trần Tiến Dũng (2011), Phát triển du lịch bền vững ở Phong. giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của PGS.TS. Phạm Trung Lương – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2002); đề tài “Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong. Cạn về việc ban hành quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Vườn Quốc gia Ba Bể. 23. Hồ Kim Thoa (2012), Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Ba Bể, Luận văn

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan