Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

22 723 2
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Lê Huy Khôi Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thé giới & Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh Năm bảo vệ: 2006 Abstract: Trên cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá, trình bày thực trạng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, những nguyên nhân. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta Keywords: Hoạt động xuất khẩu; Hội nhập kinh tế; Ngoại thương; Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài Giai đoạn 2001 - 2005, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tích vô cùng to lớn, thể hiện: Qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đều đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn 5 năm đầu của chiến lược xuất khẩu 2001 - 2010. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung bình cả giai đoạn đạt 17,5%/năm vượt 1,5% so với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược là 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt trên 32,4 tỷ USD, vượt hơn 4 tỷ USD so với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược là 28,4 tỷ USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 44,7% năm 2000 lên 61,3% năm 2005 so với chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược là 66,3%. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua vẫn còn những hạn chế cần phải tiếp tục khắc phục. Việt Nam muốn thực hiện được mục tiêu đưa đất nước về cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá vào năm 2020 (tức là trong khoảng gần 15 năm nữa - một quãng thời gian đủ để Thái Lan, Malaysia, Indonesia thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá từ những nước kém phát triển thành những nền kinh tế công nghiệp hoá mới) và thực hiện thành công quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta cần phải có một sự thay đổi cơ bản cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài tham luận, báo chí đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu thương mại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu của ThS. Phạm Thị Cải - Viện Nghiên cứu Thương mại (năm 1999); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; Chuyển dịch cơ cấu thương mại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - PGS.TS Đinh Văn Thành - Viện Nghiên cứu Thương mại (năm 1998); Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường hàng hoá và dịch vụ thế giới - PGS.TS. Nguyễn Văn Nam - Viện Nghiên cứu Thương mại (năm 2003) Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đang diễn ra một cách mạnh mẽ, sự ra đời của khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và việc Việt Nam đa chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, vấn đề phát triển xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu một cách hợp lý, có hiệu quả góp phần đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế“ và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là: đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá, phát huy lợi thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt mục tiêu đó, nhiệm vụ cơ bản mà tác giả đặt ra cho luận văn là: - Làm rõ một số khía cạnh lý luận về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế; - Nghiên cứu, khảo sát một số kinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và rút ra bài học cho Việt Nam; - Phân tích thực trạng cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đánh giá những thành công và chỉ ra những hạn chế của tình hình này; - Làm rõ bối cảnh hiện nay và tìm kiếm các giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện mới của hội nhập quốc tế 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hoá và quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, cũng như các chính sách của Nhà nước trong đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và một số nước mà tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu để học hỏi kinh nghiệm. + Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động XK và quá trình chuyển dịch cơ cấu XK hàng hoá của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và dự báo năm 2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật lịch sử - Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin tài liệu - Phương pháp kế thừa - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 6. Đóng góp mới của luận văn - Đánh giá thực trạng vấn đề chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay và chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại, những nguyên nhân và vấn đề cần giải quyết. - Đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc thành ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 Chương 3: Định hƣớng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nƣớc ta Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUẤT KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Các lý thuyết thƣơng mại quốc tế - Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Ông cho rằng "Một đất nước nên sản xuất, chuyên môn hoá sâu và xuất khẩu những hàng hoá mà đất nước đó có một lợi thế tuyệt đối. - Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo: Ricardo cho thấy mỗi nước nên chuyên môn hoá việc sản xuất các loại hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh. - Mô hình Heckscher-Ohlin: Mô hình Hechscher-Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng, một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm. - Mô hình lực hấp dẫn: Ở dạng đơn giản, mô hình lực hấp dẫn dự đoán rằng trao đổi thương mại phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nước và quy mô của hai nền kinh tế. 1.1.2. Khái niệm thƣơng mại, xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu - Khái niệm thương mại: Có nhiều khái niệm khác nhau về thương mại: Thương mại trong tiếng Việt được hiểu là hành động mua bán của các thể nhân (các cá nhân có tư cách pháp lý) hay pháp nhân (các tổ chức, cơ quan hoạt động kinh doanh có giấy phép hợp pháp) với nhau hoặc sự mua sắm của các tổ chức Nhà nước (chính phủ chẳng hạn), tuỳ theo từng ngữ cảnh. Thương mại không chỉ bao gồm hoạt động kinh doanh, trao đổi mà bao trùm toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hoá và thậm chí cả việc cung cấp dịch vụ kèm theo. - Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi kinh tế, ổn định từng bước nâng cao mức sống của dân cư. - Cơ cấu xuất khẩu: Cơ cấu xuất khẩu là tổ hợp các yếu tố cấu thành xuất khẩu, thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, chúng quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động với nhau trong không gian và thời gian, trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, phù hợp với mục tiêu xuất khẩu đã được xác định. - Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu: Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là sự thay đổi các mối quan hệ đã được hình thành giữa các bộ phận cấu thành cơ cấu xuất khẩu trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu của đất nước. 1.2. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU - Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của cơ cấu kinh tế. - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. - Xuất khẩu là một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi kinh tế, ổn định từng bước nâng cao mức sống của dân cư. - Xuất khẩu tạo điều kiện để trong nước có thể sản xuất với quy mô lớn hơn trên cơ sở chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế, tạo công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. - Xuất khẩu là khâu đưa chất lượng, trình độ kỹ thuật của sản phẩm trong nước ra đọ sức với thị trường quốc tế. - Xuất khẩu tạo điều kiện vật chất không những cho ngoại thương mà còn cho các mặt cân đối khác về thanh toán, về tài chính và tín dụng. - Xuất khẩu hay phát triển xuất khẩu sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. 1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.3.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế Tuy có nhiều “biến thể” của khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế, song theo Bộ Ngoại giao Việt Nam thì “Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. 1.3.2. Nội dung, hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế a. Nội dung Những nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm: Thứ nhất, ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực hay vùng lãnh thổ. Thứ hai, tiến hành các công việc cần thiết ở trong nước để bảo đảm đạt được mục tiêu của quá tình hội nhập cũng như thực hiện các quy định, cam kết quốc tế về hội nhập. b. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế Các hình thức liên kết kinh tế song phương và khu vực có thể bao gồm việc nới lỏng/xoá bỏ rào cản đối với thương mại hoặc sự luân chuyển các yếu tố của sản xuất (như vốn, lao động) cho đến việc thống nhất các chính sách kinh tế. 1.3.3. Yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế + Xác định rõ ràng các yêu cầu và mục tiêu khi tiến hành các cuộc đàm phán để tham gia các quan hệ kinh tế - thương mại song phương cũng như các định chế kinh tế quốc tế và khu vực. + Tiến trình hội nhập phải được thực hiện trên cơ sở và phù hợp với quá trình đổi mới bên trong của nền kinh tế. + Coi trọng và khác thác mọi cơ hội tham gia đàm phán quốc tế ở mọi cấp độ. + Kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong quá trình hội nhập quốc tế. 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc (1). Kinh nghiệm của các nước ASEAN Inđônêsia: vào đầu những năm 60 đã sử dụng chiến lược thay thế nhập khẩu, hạn chế buôn bán với nước ngoài. Chính sách này cũng mang lại một số kết quả tích cực cho nền kinh tế nội địa, tuy nhiên nó không bù đắp được những hậu quả gây ra. Malaysia: Vào đầu những năm 60 đã áp dụng chính sách thay thế nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Chính sách thay thế nhập khẩu đã hoàn thành tốt sứ mạng lịch sử của mình, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá đất nước, cũng như góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thái Lan: Các chính sách thương mại của Thái Lan trong những năm 70 và 80 có xu hướng chung là thay thế hàng nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu hàng nông nghiệp, là một trong những lợi thế so sánh của Thái Lan. Cùng với nguồn nhân lực dồi dào, ngành công nghiệp của Thái Lan trong thời kỳ này đã đóng góp cho nền kinh tế một nguồn thu ngoại tệ lớn. (2). Kinh nghiệm của Hàn Quốc Vào đầu những năm 50, Hàn Quốc đã theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu. Chính phủ đã xúc tiến các ngành công nghiệp nhẹ có hàm lượng lao động cao là những ngành có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới như dệt, gỗ dán. Cho đến những năm 1960, các biện pháp xúc tiến xuất khẩu được áp dụng để hỗ trợ các ngành công nghiệp xuất khẩu. Nhiều hình thức ưu đãi về tài chính, thuế được áp dụng đối với ngành công nghiệp xuất khẩu. (3). Kinh nghiệm của Đài Loan Vào thời kỳ trước những năm 60, Đài Loan thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, nhập máy móc công nghệ để tăng cường năng lực sản xuất trong nước, đồng thời phát triển nông nghiệp từ chỗ phải nhập khẩu lương thực đã có dư thừa để xuất khẩu. Tuy nhiên, đi đôi với chính sách này, Đài Loan vẫn có những biện pháp khuyến khích xuất khẩu như phá giá đồng tệ Đài Loan, giảm thuế xuất khẩu cho một số mặt hàng, 1.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam - Ngoại thương nói chung, xuất khẩu nói riêng đã gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế nội địa theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn, năng động hơn. - Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ việc tìm kiếm thị trường nước ngoài, ưu tiên nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại, nguyên vật liệu cần thiết để tăng cường năng lực sản xuất trong nước. - Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô: Các nước Đông Á đã theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định trong suốt ba thập kỷ thành công. Điều này có nghĩa là các nước đó đã duy trì được tỷ lệ lạm phát ở mức thích hợp trong một thời gian dài. - Tỷ giá hối đoái cạnh tranh: Tất cả các quốc gia Đông Á đều có tỷ giá hối đoái cạnh tranh dựa trên tỷ giá gắn với một số ngoại tệ có điều chỉnh, hay cố định hoặc gần như cố định trong trường hợp của Hồng Kông và Thái Lan. - Một bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Đông Á là việc các nước này thực chất đã cố định tỷ giá hối đoái để dẫn đến thiệt hại trong cạnh tranh ngắn hạn. - Chính sách mở cửa thương mại: Một đặc điểm chung của các nền kinh tế Đông Á là mở cửa thương mại. Sự mở cửa nền kinh tế vượt ra khỏi phạm vi tỷ lệ cao giữa xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP, hay được gọi là tỷ lệ thương mại. Chương 2 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ NHỮNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƢỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở NƢỚC TA 2.1.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam từ 2001 đến nay Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá từ 2001 tính đến hết năm 2005 đạt 110,83 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 17,5%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 191USD/người năm 2001 lên 323 USD/người năm 2004 và dự kiến đạt 385 USD/người năm 2005 2.1.2. Thực trạng các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 2.1.2.1. Các chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu, tháo rỡ hạn ngạch và khuyến khích xuất khẩu 2.1.2.2. Các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và thưởng xuất khẩu 2.1.2.3. Cơ chế theo dõi, ứng phó với những rào cản thương mại mới của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, cơ chế quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá 2.1.2.4. Chính sách đầu tư và tài chính khuyến khích xuất khẩu, xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển xuất khẩu hàng hoá 2.2. THỰC TRẠNG QUA TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 2.2.1. Về chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm các sản phẩm thô, nguyên liệu. Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 chậm và không ổn định qua các năm. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 24,3% năm 2001 xuống còn 21,1% năm 2005; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm dần trong 3 năm đầu thực hiện Chiến lược từ 24,3% năm 2001 xuống 22,1% năm 2003 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2004 - 2005 và chiếm tỷ trọng 24,7% năm 2005; nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đều và chiếm tỷ trọng 38,4% trong cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2005. 2.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu Giai đoạn 2001 - 2005, khu vực thị trường châu Á đã giảm dần tỷ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu có xu hướng giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13,5%/năm) và đóng góp trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng khá đột biến, chiếm tỷ trọng từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2005. Khu vực thị trường châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp gần 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của khu vực thị trường châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005. 2.2.3. Về chuyển dịch các chủ thể tham gia xuất khẩu Trong giai đoạn 2001 - 2005 xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng và có đóng góp ngày càng lớn vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Năm 2001, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu gần 6,8 tỷ USD, chiếm khoảng 45% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đến năm 2005 mức đóng góp này đã tăng lên 57,5% và đạt kim ngạch trên 18,5 tỷ USD, tăng hơn 2,7 lần (kể cả dầu thô). Cùng với xu hướng tăng lên của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước giảm dần qua các năm, từ 54,8% năm 2001 xuống còn 42,5% năm 2005. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.3.1. Những thành tựu chủ yếu (1). Qui mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao. (2). Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. (3). Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. (4). Các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. (5) Nhìn chung, cơ chế chính sách của Nhà nước đã tạo quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu và tìm kiếm thị trường, mặt hàng xuất khẩu. (6) Các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu đã phát huy hiệu quả, khuyến khích tối đa các doanh nghiệp xuất khẩu (7) Cơ chế chính sách phát triển xuất khẩu thời gian qua đã chứng tỏ sự đồng bộ, tương đối toàn diện và có định hướng rõ ràng nên đã huy động được nguồn lực bên trong và bên ngoài khá hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu… 2.3.2. Những hạn chế cơ bản [...]... triển xuất khẩu và giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam - Thứ bảy, việc nâng cao khả năng nhận biết, ứng phó với những rủi ro và bất trắc của môi trường kinh doanh quốc tế sẽ giúp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tránh được các cú sốc và duy trì xuất khẩu thành công Chương 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC... trọng của định hướng xuất khẩu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và những thách thức đối với xuất khẩu trong bối cảnh mới * Đào tạo và xây dựng năng lực thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp KẾT LUẬN Cuyển dịch cơ cấu xuất khẩu có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm cho nền kinh tế nước... KINH TẾ QUỐC TẾ Ở NƢỚC TA 3.1 ĐỊNH HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở NƢỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Bối cảnh trong và ngoài nƣớc ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 3.1.1.1 Bối cảnh trong nước - Năng lực cạnh tranh quốc gia - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu - Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu 3.1.1.2 Bối cảnh quốc tế (1) Hoà bình,... triển xuất khẩu hàng hoá của nước ta 3.1.2.2 Định hướng cụ thể (1) Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt. .. bƣớc đầu - Thứ nhất, chủ động tham gia hội nhập kinh quốc tế nhằm phát triển xuất khẩu hàng hoá thời gian tới - Thứ hai, cần tập trung mọi nỗ lực của toàn xã hội vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam - Thứ ba, việc đa dạng hoá và phát triển xuất khẩu mặt hàng mới, nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu - Thứ tư, cần có sự khai phá mạnh... cực, tỷ trọng hàng qua chế biến tăng lên Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ở nước ta hiện nay vẫn còn có những nhược điểm cần phải tiếp tục khắc phục Nhằm đưa ra được những giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam một cách hợp lý, có hiệu quả cao góp phần vào phát triển nền kinh tế đất nước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Luận án phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá thời... loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể; (ii) các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp; (iii) quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để (4) Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu. .. trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020“ - Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội; 11 Dương Văn Long (2000), “Luận cứ khoa học của việc xử lý khó khăn, thách thức đối với ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế - Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội; 12 Hoàng Ngọc Thiết (2000), “Chế định thương mại hàng hoá của WTO và khả năng thích ứng của Việt Nam trong quá. .. nền kinh tế (3) Sự xuất hiện và phát triển của nhiều thế hệ công nghệ mới (4) Chuyển sang kinh tế thị trường mở 3.1.2 Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá ở nƣớc ta trong thời gian tới 3.1.2.1 Định hướng chung - Tăng nhanh và vững chắc tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá; mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh xuất khẩu; - Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ. .. sách xuất khẩu nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng và thuận lợi cho sự phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - Khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hoá - Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; - Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh . trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, cũng như các chính sách của Nhà nước trong đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. . về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và rút ra bài học cho Việt Nam; - Phân tích thực trạng cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong. và giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nƣớc ta Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUẤT KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 1.1.

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan