Nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số thực hiện cốt lõi trong đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang hà nội

10 840 0
Nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số thực hiện cốt lõi trong đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số thực hiện cốt lõi trong đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội Nguyễn Văn Trung Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hương Năm bảo vệ: 2013 92 tr . Abstract. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chỉ số thực hiện Chỉ số thực hiện (KPIs) trên thế giới, khung lý thuyết về chỉ số thực hiện Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số thực hiện đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. Kết quả: Xây dựng bộ chỉ số thực hiện KPIs; bộ chỉ số thực hiện đánh giá hoạt động quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội; hoàn thiện bộ chỉ số thực hiện KPIs Keywords.Chỉ số hiệu quả cốt yếu; Đánh giá giáo dục; Chỉ số thực hiện Content. 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội toàn cầu. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực con người trong quá trình toàn cầu hóa. Trong quá trình phát triển của đời sống xã hội và khoa học – công nghệ của các quốc gia trong thế kỷ XXI, vai trò và vị trí của các trường đại học, cao đẳng ngày càng trở nên quan trọng. Các trường đại học, cao đẳng không chỉ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao mà thực sự trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức, chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển kinh tế - xã hội bền vững của các quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các quốc gia suy cho cùng là sự cạnh tranh gắn liền với chất lượng giáo dục của các quốc gia đó. Điều này giải thích vì sao các nước có chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt nhất thế giới là những nước có chất lượng đào tạo tốt. Hoa Kỳ, Anh, Nhật….là những ví dụ điển hình. Các nước này có lịch sử kiểm định chất lượng lâu đời và phát triển rất phong phú, đa dạng. Đây là trách nghiệm của toàn Đảng, của hệ thống chính trị xã hội, của toàn dân, trong đó các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là những người trực tiếp thực hiện và vì vậy họ giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân [15]. Ngày nay, việc đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp là một trong những mục tiêu chiến lược của các trường đại học, cao đẳng, một trong những điều kiện để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục là công tác kiểm định đánh giá tất cả các khâu của quá trinhg giáo dục như: Đánh giá chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất….Tôi nhận thấy việc xây dựng các tiêu chí đánh giá các khâu của quá trình giáo dục là cần thiết, trong phạm vi tiếp cận của một luận văn thạc sỹ việc xây dựng các chỉ số thực hiện đánh giá công việc trong công tác quản lý đào tạo tại nhà trường là một trong những công việc quan trọng và là cơ sở cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo hiện nay. Việc nghiên cứu các chỉ số thực hiện để đánh giá công tác quản lý đào tạo ở mỗi cơ sở giáo dục sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về công tác quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước, từ đó có thể giúp các nhà quản lý giáo dục có những chính sách giáo dục phù hợp để nâng cao chất lượng ở cơ sở của mình. Sự hình thành của cơ sở giáo dục đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục,tạo lên sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở giáo dục. Để có thể tồn tại và phát triển, cơ sở giáo dục phải có những chính sách, chương trình, kế hoạch hoạt động hiệu quả. Do đó, các hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường càng được chú trọng hơn nữa. Để biết được quy trình quản lý đang sử dụng đạt được hiệu quả hay không, cơ sở giáo dục không phải chỉ dựa vào tiềm năng và quy mô đào tạo của mình mà còn cần phải có sự đánh giá toàn diện dựa trên nhiều hoạt động, chức năng quan trọng, những yếu tố quyết định thành công ở cơ sở giáo dục [15]. Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà nội được thành lập ngày 06/09/2005. Đến nay, nhà trường đã không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng. Hoạt động đào tạo của trường hiện đang được tổ chức theo hình thức đào tạo niên chế. Quy mô đào tạo của trường không ngừng tăng lên qua các năm, thể hiện qua chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng sinh viên nhập học, cũng như là số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực trong lĩnh vực dệt may, thời trang, kế toán, quản trị kinh doanh của nền kinh tế thị trường và đáp ứng nhu cầu của người học. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường còn có những mặt hạn chế về quản lý; các thông tin liên quan đến sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, mức độ an toàn và thuận tiện trong việc lưu trữ và tra cứu thông tin về hoạt động đào tạo của nhà trường chưa cao, cũng như việc đổi mới phương pháp dạy và học còn chậm do điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí còn hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo còn trẻ, kinh nghiệm quản lý chưa cao nên trong công tác quản lý đào tạo còn gặp nhiều khó khăn nhất định [40]. Nhằm hướng tới sự chuyên nghiệp trong công tác quản lý đào tạo, đáp ứng sự phát triển của nhà trường tôi đã chọn đề tài: " Nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số thực hiện cốt lõi trong đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội " Đề tài nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng được một bộ công cụ đánh giá chất lượng giáo dục, cụ thể là xây dựng bộ chỉ số thực hiện đánh giá công tác quản lý đào tạo của trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. Tham khảo các nghiên cứu đánh giá chất giáo dục thông qua bộ chỉ số thực hiện được áp dụng ở trường Đại học, cao đẳng của một số nước trên thế giới, từ cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ số thực hiện đánh giá công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội, Hà Nội. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Căn cứ vào lý luận khoa học về chỉ số thực hiện KPIs từ các nghiên cứu của một số nước tiên tiến trên thế giới và tại Việt Nam, cơ sở lý luận thực tiễn về việc áp dụng các chỉ số thực hiện đã nghiên cứu vào hoạt động giáo dục ở các trường đại học, cao đẳng trên thế giới và Việt Nam và đặc diểm tình hình tại cơ sở giáo dục được tiến hành khảo sát. Đề tài thực hiện xây dựng bộ chỉ số thực hiện cốt lõi trong đánh giá hoạt động quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bộ chỉ số thực hiện KPIs đánh giá quản lý đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý đào tạo đang thực hiện tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội về các yếu tố đảm bảo chất lượng cho các hoạt động đào tạo tại nhà trường. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Câu hỏi 1 Những chỉ số thực hiện nào được dùng để đánh giá công tác quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội ? 4.2. Câu hỏi 2 Bộ chỉ số thực hiện được xây dựng và hoàn thiện như thế nào từ kết quả thử nghiệm tại trường cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội? 5. Nội dung nghiên cứu 5.1. Nội dung 1 Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. 5.2. Nội dung 2 Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số thực hiện đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội 6. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội, xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số thực hiện cốt lõi đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. Các chỉ số thực hiện được thiết kế phù hợp với thực trạng quản lý tại nhà trường nên chưa có tính đại diện, bao quát và cũng là vấn đề đang nghiên cứu nên chưa thể sử dụng cho các sơ sở giáo dục khác. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Đây là một nghiên cứu mang tính định tính được thiết kế theo dạng nghiên cứu hồ sơ kết hợp với phương pháp so sánh giáo dục, phương pháp chuyên gia [7]. - Nghiên cứu hồ sơ: Nghiên cứu các văn bản quy định liên quan đến trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam, các tài liệu về đánh giá chất lượng thông qua bộ chỉ số thực hiện áp dụng vào các trường đại học, cao đẳng của một số nước tiên tiến trên thế giới; tài liệu về tự đánh giá, các thông tin, các tài liệu về trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. - Phương pháp so sánh giáo dục: đối chiếu, so sánh tìm ra những chỉ số thực hiện phù hợp, không phù hợp để thiết lập và lựa chọn những chỉ số thực hiện áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý đào tạo tại nhà trường. - Phương pháp chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn, hỏi ý kiến chuyên gia kiểm định, các nhà quản lý, những người có kinh nghiệm thực tế làm việc trong công tác quản lý đào tạo. 7.2. Phương pháp điều tra xã hội Phương pháp thống kê được thực hiện dựa trên các nghiên cứu định lượng về vấn đề nghiên cứu trong đó có phương pháp thu thập và xử lý thông tin về kết quả nghiên cứu thu được. Hoạt động thu thập và tổng hợp số liệu được thực hiện như sau: + Chọn mẫu khảo sát. + Lập bảng hỏi khảo sát lấy ý kiến. + Nhập số liệu thu thập được từ bảng hỏi vào máy tính. + Ghép dữ liệu với các mục thông tin trên phiếu hỏi. + Mã hóa các thông tin và làm sạch dữ liệu thu thập. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên những số liệu thu thập được, tiến hành phân tích và thống kê dữ liệu để thu thập kết quả khảo sát [7]. 7.3. Dạng thiết kế nghiên cứu Tác giả sẽ sử dụng dạng thiết kế nghiên cứu định tính để nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo của trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội, nghiên cứu cơ sở lý luận về chỉ số thực hiện của một số nghiên cứu khoa học ở một số nước tiên tiến trên thế giới và ở Việt Nam, nghiên cứu các chỉ số đã được áp dụng ở các trường đại học trên thế giới và ở Việt Nam. Dựa vào kết quả thu thập được, tác giả sẽ nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số thực hiện cốt lõi dùng để đánh giá hoạt động quản lý đào tạo phù hợp với trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn được xây dựng và nghiên cứu gồm có 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu xâu dựng bộ chỉ số thực hiện cốt lõi trong đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Phần kết luận, đề xuất và khuyến nghị. Tài liệu tham khảo Phụ lục. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Vũ Thị Phương Anh (2011), Thiết kế các chỉ báo hiệu suất cốt lõi trong giáo dục, Website: http://ncgdvn.blogspot.com/2011/01/thiet-ke-cac-chi-bao-hieu-suat-cot- loi.html. 2. Vũ Thị Phương Anh (2005), Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên trong đánh giá chất lượng giáo dục: kinh nghiệm từ ĐHQG-HCM, Hội thảo Quốc gia Chất lượng giáo dục đại học, Hà Nội. 3. Nguyễn Duy Cường (2009), Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 4. Nguyễn Đức Chính và Nguyễn Phương Nga (2000), Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường đại học tại Việt Nam, Đề tài độc lập cấp nhà nước, Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục. 5. Nguyễn Kim Dung & Phạm Xuân Thanh (2003), Về một số khái niệm trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí giáo dục số, (số 66), tháng 9/2003. 6. Ngô Doãn Đãi (2011), Tài liệu Quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục,Tài liệu giảng dạy cho lớp cao học ĐLĐG. 7. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục 8. Hà Thị Đức & Đặng Vũ Hoạt (2004), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 9. Đỗ Thị Bích Hồng (2011), Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đãi ngộ ở các ngân hàng thương mại, Đề tài nghiên cứu khoa học. 10. Lê Ngọc Hùng (2011), Xã hội học về lãnh đạo và quản lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 11. Phạm Quốc Khánh (2012), Ứng dụng bộ chỉ số hoạt động KPI đối với các khoa chuyên ngành phục vụ triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Ngân hàng. 12. Lê Thị Khánh Ly (2013), Chỉ số KPI và ứng dụng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, Website: http://my.opera.com/kpivietnam/blog/2013/07/01/chi-so-kpi-va- ung-dung-tai-cac-doanh-nghiep-viet-nam. 13. Hoàng Lê Minh (2009), Kế hoạch quản lý, NXB Hà Nội, Hà Nội 14. Ngô Quý Nhâm (2011), Thẻ điểm cân bằng và kinh nghiệm triển khai thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp Việt Nam, Bản tin Lãnh đạo và Thay đổi số 02, T11,12/2011, Nguồn: http://ocd.vn/index.php/vi/news/trithuc-quanly/511-bsc. 15. Nguyễn Thiện Nhân (2006), Về tình hình đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, Bộ giáo dục và Đào tạo, Báo cáo của bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI (ngày 7/11/2006). 16. Chu Nguyễn Mộng Ngọc & Hoàng Trọng (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội. 17. Lê Quang Sơn (2001), Về môi trường tâm lý cho việc học, Kỷ yếu hội nghị ”Quan hệ giữa đào tạo đại học và thị trường lao động”, Đại học Đà Nẵng. 18. Lê Quang Sơn (2004), Mấy suy nghĩ về giáo trình đại học, Tạp chí KH & CN, ĐHĐN, số 4 (8)/ 2004. 19. Lê Quang Sơn (2010), Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học – Phương pháp thích hợp với đào tạo ở đại học, Tạp chí khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40)/ 2010. 20. Lê Quang Sơn (2010), Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm, Tạp chí KH&CN, ĐHĐN số 6 (41), 2010. 21. Phạm Xuân Thanh (2000), Quality of Posgraduate Trainning in VietNam: Definition, Criteria and Mesurement scales. Master Thesis. University of Melbourne (Chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam: Định nghĩa, tiêu chí và thang đo), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Melbourne. 22. Phạm Xuân Thanh (2006), Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục đại học, Kỷ yếu Hội thảo “Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” tháng 10/ 2006, Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Lâm Quang Thiệp (2006), Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam & Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet, Kỷ yếu hội thảo, Viện Nghiên cứu giáo dục. 24. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 25. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học – Truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Tuyết (2008), Tiêu chí đánh giá giảng viên, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội và nhân văn, 24, 131- 135 27. Thủ tướng chính phủ (2010), Điều lệ trường đại học, Quyết định số 58/ 2010/ QĐ- TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010. 28. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Điều lệ trường cao đẳng 29. Bộ giáo dục đào tạo (2009), Điều lệ trường Đại học 30. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp 31. Bô giáo dục và đào tạo (2009), Điều lệ trường Cao đẳng nghề 32. Bộ giáo dục đào tạo (2005), Luật giáo dục 33. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Việt Nam, Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học. 34. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Luật giáo dục đại học 35. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học (Ban hành kèm theo) 36. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng 37. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề 38. Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội (2005),Quy chế đào tạo trường cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội, Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội, Hà Nội 39. Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội (2005), Đề án nâng cấp lên trường Đại học công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội,Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 40. Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội (2010), Báo cáo tự đánh giá của trường cao đẳng công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội, Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội, Hà Nội. 41. Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội (2005 – 2013), Báo cáo tổng kết năm học từ 2005 – 2013 của trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội, Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội, Hà Nội. 42. Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội (2009 - 2013), Kế hoạch đảm bảo chất lượng năm học 2009 – 2013 trường cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội, Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội, Hà Nội. 43. Website http://hict.edu.vn/ 44. DAVID PARMENTER (2009), KPI các chỉ số đo lường hiệu suất, Dịch giả Nguyễn Thị Kim Thương, NXB Tổng hợp TP. HCM. H. Koontz và các tác giả (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, Hà Nội. . Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số thực hiện đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. Kết quả: Xây dựng bộ chỉ số thực hiện KPIs; bộ chỉ số thực. May thời trang Hà Nội, xây dựng và thử nghiệm bộ chỉ số thực hiện cốt lõi đánh giá công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. Các chỉ số thực hiện được. cứu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội. 5.2. Nội dung 2 Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số thực hiện đánh giá công tác quản lý đào tạo tại

Ngày đăng: 24/08/2015, 18:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan