Tiểu luận cách giữ chân nhân viên giỏi

29 1.1K 3
Tiểu luận cách giữ chân nhân viên giỏi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Tổng quan về nhân viên giỏi 1.1.Thế nào là một nhân viên giỏi? Nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là những người tài lại càng cần được đề cao hơn nữa bởi vì thiếu họ, không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên ngay cả khi một số doanh nghiệp Việt có được đội ngũ nhân lực dồi dào, rất nhiều bài toán khác lại đặt ra cho các nhà quản lý. Khó khăn lớn nhất của các nhà quản lý Việt là giữ chân người tài trong doanh nghiệp. Các nhà quản trị nhân sự Việt gần đây đang đau đầu vì hiện tượng “chảy máu chất xám” đang ngày càng gia tăng trong doanh nghiệpViệt Nam. Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt không có giải pháp nào khác là phải biết cách “bảo tồn” và phát triển vốn tài sản to lớn này nếu còn muốn kinh doanh. Rất cấp thiết là họ phải phân biệt được một nhân viên giỏi khác với nhân viên bình thường, đánh giá đúng vai trò, sức ảnh hưởng của những nhân vật chủ chốt này trong tổ chức và quan trọng nhất là tìm ra được phương thức để người tài gắn kết lâu dài với doanh nghiệp. Hầu hết mọi người đều khẳng định nhân viên giỏi trong một doanh nghiệp là những cá nhân làm việc gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, đề cao giá trị chung của doanh nghiệp. Họ làm việc luôn có sự cân nhắc công việc với các quan hệ xã hội, làm việc với lòng tự trọng và có nhu cầu khẳng định tài năng rất lớn. Và họ là những người đề cao sự logic, khoa học, không chấp nhận những điều áp đặt vô lý. Một doanh nghiệp có những con người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn hướng đến những mục đích cao đẹp thì tương lai của doanh nghiệp sẽ rất phát triển bởi có nội lực mạnh là đội ngũ nhân viên giỏi có Tâm và có Tài. Đội ngũ nhân viên giỏi tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Nguồn nhân lực cùng với vốn là hai nhân tố nhất thiết phải có khi quyết định thành lập một doanh nghiệp. Nguồn vốn tài chính giúp công ty bảo đảm bộ mặt bên ngoài của tổ chức nhưng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi đó chính là Thế và Lực của doanh nghiệp đó. Nhân viên giỏi chi phối đến sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi họ tác động trực tiếp đến hoạt động thực thi chiến lược kinh doanh của tổ chức. Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt của kinh doanh thành công. Có chiến lược đúng đắn thì khả năng thành công đã là 50%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Viêt Nam gần đây đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về chiến lược kinh doanh bởi có một thực trạng là tỷ lệ nhân viên giỏi xin thôi việc ở công ty để sang làm cho doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng gia tăng. Thực trạng này kéo dài sẽ làm giảm sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nghiêm trọng bởi khi nguồn tài sản nhân lực bị mất đi thì doanh nghiệp đó mất đi nguồn chất xám to lớn. Doanh nghiệp sẽ không thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh. Một khi doanh nghiệp không còn khả năng đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả thì tất yếu sẽ không thể vượt qua được những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt bởi Thế và Lực của họ mạnh hơn. Và kinh doanh sẽ thất bại là hậu quả tất yếu. 1.2. Biểu hiện của nhân viên giỏi Nhân viên giỏi là người chủ động đưa ra đề xuất: Đã qua rồi cái thời mà các nhân viên thuộc cấp răm rắp nghe và làm theo các mệnh lệnh của nhà lãnh đạo. Ngày nay, các nhà lãnh đạo rất cần các cộng sự của mình chủ động đưa ra những ý tưởng mới mẻ chứ không cần những con “ong thợ” luôn chờ được chỉ bảo nên làm điều gì. Những nhân viên giỏi sẽ nói “Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó”, chứ không phải nói “Sếp muốn tôi làm điều gì?”. Nhân viên giỏi tự tạo công việc cho mình: Các nhân viên giỏi luôn xác định được một mục tiêu rõ ràng, có thể định lượng về kết quả và đo lường thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu đó. Họ cũng có khả năng vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu và sẵn sàng báo cáo cho sếp bất cứ lúc nào về những diễn tiến thực hiện mục tiêu. Có nghĩa là, nhân viên giỏi chứng minh với sếp rằng họ hoàn toàn có thể làm chủ công việc của mình. Làm việc với sự chủ động và độc lập bản thân nó sẽ giúp cho nhân viên tìm thấy niềm vui và cảm hứng trong công việc. Nhân viên giỏi là những người biết lắng nghe và học hỏi từ người khác: Mặc dù một nhân viên giỏi được đánh giá cao ở tính độc lập nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta không nên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên và những người xung quanh. Chính quan niệm cởi mở mới giúp anh ta mở rộng tầm nhìn và trở thành một nhà lãnh đạo lớn sau này. Nhân viên giỏi có khả năng tiên đoán và chủ động giải quyết công việc cho sếp: Những nhân viên giỏi thường tự đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi là sếp, tôi sẽ làm điều gì tiếp theo?”. Với cách tiếp cận công việc như vậy, họ sẽ chủ động giải quyết phần lớn các công việc thay cho sếp trước khi sếp nhận được thông tin về công việc. Nhân viên giỏi là người giỏi truyền thông: Nếu để cho sếp hỏi về tiến độ của một công việc hay báo cáo nào đó thì một nhân viên chưa được xem là giỏi. Những nhà lãnh đạo lớn cũng là những người luôn có nhiều mối lo lớn. Các nhân viên giỏi là những người biết cách giúp sếp xua tan những mối lo ấy bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin cho sếp. Nếu nhân viên không làm như vậy, sếp có thể nghĩ rằng anh ta đang muốn giấu giếm những tin xấu. Nhân viên giỏi là người biết hướng đến mục tiêu: Các sếp thường bận rộn và họ chỉ muốn làm duy nhất một việc là “giám sát” nhân viên. Nhân viên giỏi thường bám theo mục tiêu đã đặt ra để tổ chức công việc trước mắt, đặt ra các ưu tiên hợp lý. Trong khi đó, những nhân viên dở thì làm việc theo kiểu ứng phó với những gì xảy ra trước mắt với hy vọng chỉ cần làm việc bận rộn là sẽ có kết quả. Các sếp chắc chắn không trả lương cho nhân viên chỉ để thấy họ “có vẻ bận rộn” hay làm việc chăm chỉ. Điều mà họ kỳ vọng ở nhân viên là đạt được các mục tiêu và thực hiện hiện sứ mệnh của tổ chức. Nhân viên giỏi “nói ít làm nhiều”: Hành động chắc chắn sẽ có tính thuyết phục nhiều hơn lời nói và các nhân viên giỏi luôn biết phát huy điều này để chứng minh năng lực của mình. Nhân viên giỏi biết cách tạo niềm tin ở sếp: Họ làm điều này bằng cách làm cho công việc của sếp trở nên dễ dàng hơn và thực hiện đúng các lời hứa của mình. Khi tạo được sự tin tưởng ở sếp, nhân viên sẽ được sếp tạo nhiều cơ hội, chia sẻ nhiều thời gian, các nguồn lực và cả những thông tin quan trọng nhất. Nhân viên giỏi đưa ra giải pháp: Những nhân viên tồi thì sẽ biến các vấn đề khó khăn mà mình đang gặp thành các vấn đề của sếp. Những nhân viên giỏi thì sẽ chủ động giải quyết các vấn đề hoặc đề xuất các giải pháp lên cho sếp nếu tự họ không quyết định được. Nhân viên giỏi biết cách chia sẻ với sếp: Họ luôn tỏ ra cảm thông và chia sẻ với những áp lực mà các sếp đang phải gánh chịu. Họ cũng chủ động tìm cách giúp sếp giảm bớt các áp lực này và làm cho sếp cảm thấy rằng ít nhất vẫn còn có một người có thể thấu hiểu những khó khăn của mình. Nhân viên giỏi là những người trung thành: Họ tự hào khi góp phần làm đẹp hình ảnh của sếp. Ngay cả khi bản thân họ không hài lòng về một quyết định nào đó của sếp, họ cũng sẽ thống nhất với nó như một cách để thể hiện sự tôn trọng sếp. Họ cũng sẽ chủ động suy nghĩ ra những lý do đằng sau quyết định đó, làm theo quyết định đó và khuyến khích các đồng nghiệp khác làm như mình. 1.3. Cách trở thành nhân viên giỏi Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình không được sếp khen ngợi nức nở như đồng nghiệp? Để trở thành một nhân viên có năng lực, giải quyết công việc hiệu quả, được sếp trọng dụng và đồng nghiệp nể phục không quá khó như bạn nghĩ Sau đây là 3 cách bạn có thể tham khảo để áp dụng vào bản thân: 1.3.1.Tập trung vào những thế mạnh Những nhân viên giỏi có khả năng nhận ra ngay lập tức không chỉ những thế mạnh của họ mà của cả những đồng nghiệp khác. Từ đó nghĩ ra một cách tốt nhất phân chia công việc cho mỗi người sao cho phù hợp với thế mạnh của từng người. Những cái khác như điểm yếu của mỗi người, họ sẽ bỏ sang một bên và chỉ tập trung phát triển những mặt mạnh để đem lại hiệu quả. Ví dụ: thế mạnh của bạn là sự sáng tạo nhưng bạn lại cần nhiều thời gian để hoàn thành công việc. Hãy phát huy sức sáng tạo bằng cách đóng góp nhiều ý kiến tại các cuộc họp, đồng thời ước lượng trước thời gian hoàn thành công việc khi nhận việc từ sếp hay đồng nghiệp. 1.3.2.Có trách nhiệm Để xảy ra sai sót và đổ lỗi cho người khác là một cách gián tiếp làm tiêu hao thời gian và của cải của công ty. Những người nhân viên giỏi không bao giờ làm như vậy. Thay vào đó, họ sẽ thẳng thắn đứng ra chịu trách nhiệm và tìm cách để khắc phục. Vừa không làm mất thời gian của người khác, vừa có thể hoàn thành công việc mà không gây ra bất kì tổn thất nào. 1.3.3.Sẵn sàng thử cái mới Điểm cốt yếu để trở thành một nhân viên có năng lực chính là tìm ra cách giải quyết vấn đề, không quan trọng là bằng phương pháp nào. Điều này đồng nghĩa với việc sẵn sàng đón nhận và thử những cái mới mà không ngại rủi ro. Người nhân viên giỏi sẽ tình nguyện là người tiên phong thử những điều đó đầu tiên. Nếu hiệu quả, họ sẽ chia sẻ với đồng nghiệp để mọi người cùng áp dụng. nếu không hiệu quả, họ sẽ tiếp tục kiên trì thử những cái khác cho đến khi thành công. 1.4.Các bước để trở thành nhân viên giỏi Việc trở thành một nhân viên giỏi cũng giống như là việc quản lý một công ty tư nhân vốn không nhiều rủi ro và ít khách hàng. Một ông chủ giỏi sẽ hiểu mình cần làm gì khi biết lắng nghe những góp ý từ khách hàng của mình. Vậy để trở thành một nhân viên xuất sắc, bạn cần làm gì? Suy nghĩ xem điều gì khiến bạn tận tâm làm việc cho công ty? Nếu nguyên nhân là vì bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc, vì mục tiêu và tương lai của công ty rất rõ ràng thì bạn chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội để trở thành một nhân viên trụ cột trong tương lai. Cư xử một cách chuyên nghiệp. Nên học cách tiếp nhận những lời góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn hơn về những gì người khác mong đợi ở mình và những công việc mà bạn phải ưu tiên làm trước. Nghiên cứu các công ty mà trong tương lai công ty bạn có thể phát triển ngang tầm, hoặc tham khảo từ “500 công ty lớn” do tạp chí Fortune khảo sát, hay là danh sách “100 công ty tốt nhất để đầu quân”. Làm việc thật tốt. Nên lựa chọn những công việc đầy thử thách và đừng bao giờ nghĩ rằng công việc đó quá khó để thực hiện. Căn cứ để xác định thu nhập của bạn dựa trên thâm niên kinh nghiệm, chức vụ trong công ty, và năng lực thật sự của bạn. Duy trì bản quá trình làm việc của bạn thật “sạch” và ấn tượng. Nếu sếp hiện tại của bạn muốn liên lạc với người chủ cũ, thì nên vui vẻ chủ động là người trực tiếp liên hệ. Khi rời công ty trong điều kiện tốt thì sẽ luôn là tài sản đảm bảo cho bạn kiếm được công việc khác. Bí quyết: Nếu nghe thấy những lời “xì xầm” sau lưng hay phải đối mặt với những đồng nghiệp “khắc tinh”, bạn đừng nên một thân một mình giải quyết mà hãy nhờ đến bộ phận Nhân sự. Không nên vì những hiềm khích cá nhân làm ảnh hưởng đến hoà khí làm việc chung của công ty. Trong quá trình làm việc, bạn có thể không hài lòng với công ty ở một số điểm. Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi phát biểu chính kiến của mình. Một lời phàn nàn chung chung không có cơ sở, như là phàn nàn về lịch làm việc hay lương bổng… sẽ không được tập trung giải quyết và bị bỏ qua, thậm chí công ty sẽ bắt đầu tìm kiếm người khác để thay vị trí của bạn. Tuy nhiên, một lời phàn nàn chân thành về trang thiết bị, thiếu chế độ đãi ngộ cho nhân viên,… kèm theo đó là những kiến nghị của chính bạn, sẽ mở đường cho các cuộc thảo luận tích cực, và điều đó cũng tạo cho bạn sự tín nhiệm nếu bạn trình bày vấn đề với một thái độ đứng đắn, không mang tính đối đầu. 1.5.Phẩm chất phải có của nhân viên giỏi Cách tốt nhất bạn có thể làm để tìm được công việc mới tốt hơn công việc hiện tại là trở thành một nhân viên giỏi mà công ty không bao giờ muốn để mất. Cho dù bạn đã một công việc ổn định, đang làm bán thời gian, hay chỉ là một tình nguyện viên đang tìm kiếm cơ hội việc làm, hãy ghi nhớ những gợi ý dưới đây để trở thành một nhân viên xuất sắc: 1.5.1. Thể hiện sự sáng tạo Không có gì đáng ngạc nhiên khi tiêu chí này được đưa lên đầu tiên. Ai trong chúng ta cũng muốn làm việc với những người giơ tay phát biểu ý tưởng của họ để giải quyết vấn đề. Trong những cuộc họp quan trọng, đừng dành thời gian để nhìn quanh khắp phòng với hy vọng ai đó sẽ nhận lấy dự án mới. Khi bạn đứng lên và nhận nhiệm vụ, bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của sếp và đồng nghiệp, đồng thời giành được cơ hội nâng cao uy tín trong mắt mọi người. 1.5.2. Nhận lỗi khi mắc lỗi Thật dễ chịu khi ai đó nói rằng: “Tôi vừa phạm phải một sai lầm. Hãy để tôi khắc phục sai lầm đó”. Không may là có nhiều người trong môi trường làm việc thường thích đổ lỗi cho người khác hoặc “ỉm” đi cho tới khi mọi người quên chuyện. Những người làm vậy thường dễ trở thành nạn nhân của những trò ngồi lê đôi mách ở công sở, mà như thế họ có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm một công việc mới. Dĩ nhiên, không phạm nhiều lỗi là tốt nhất, nhưng nếu bạn mắc lỗi, bạn có thể được “điểm cộng” nếu nhận trách nhiệm và đứng ra giải quyết vấn đề. 1.5.3. Học hỏi những điều mới Nếu bạn đã làm công việc hiện tại trong nhiều năm, nhưng không tiếp tục học lên hay tham dự các khóa đào tạo, bạn có thể sẽ tụt hậu so với những đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn. Giả sử bạn muốn tìm một công việc mới hay đã đến lúc bạn mở công ty riêng, bạn sẽ nhận ra là mình thiếu nhiều kỹ năng phải có. Những nhân viên giỏi nhất luôn tìm kiếm cơ hội để học những thứ mới, ngay cả khi họ bị các nhiệm vụ hàng ngày chiếm gần hết thời gian. Đây là một thách thức, nhưng nó tạo ra sự khác biệt giữa một nhân viên tốt và một nhân viên xuất sắc. 1.5.4. Nói gì làm nấy Bạn có theo đến cùng và hoàn thành những dự án mà bạn đã hứa với sếp? Ở đâu cũng có những nhân viên khi nói thì “hoành tráng”, nhưng khi bắt tay vào việc thì lười biếng. Hãy cố gắng để không trở thành một trong số họ. 1.5.5. Biết chia sẻ thành tích với người khác Rất khó để tự mình hoàn thành những dự án lớn mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác. Những nhân viên biết chia sẻ thành tích với đồng nghiệp thường thành công hơn những người ích kỷ. Họ hoàn toàn có thể hoàn thành công việc một cách sớm nhất với sự hỗ trợ của những người xung quanh. Bởi vậy, hãy biết chia sẻ chiến thắng với đồng nghiệp. 1.5.6.Biết khi nào cần lên tiếng đấu tranh Rất hiếm người lúc nào cũng đồng tình với các quyết định của cấp trên trong khi các quyết định đó ảnh hướng tới họ. Thường thì trong môi trường làm việc, luôn có nhiều việc khiến bạn bất bình. Tuy nhiên, những người thành công là những người biết giữ im lặng và không phàn nàn cho tới khi chuyện thực sự là vấn đề. Nếu bạn là một nhân viên nhìn chung có thái độ đúng mực, những người khác sẽ chú ý tới bạn nhiều hơn khi bạn đưa ra một mối quan ngại hay lời phàn nàn. Còn nếu bạn luôn có thái độ phản đối, hầu hết mọi người sẽ không còn muốn nghe bạn nói. 1.5.7.Sẵn sàng làm việc Nếu bạn cần phải giành giờ đầu tiên trong ngày để kiểm tra mạng xã hội và cập nhật tình trạng trên Facebook, hãy làm những việc đó trước khi bước chân vào văn phòng. Một khi đã đến cơ quan, bạn cần sẵn sàng để làm việc. Bạn sẽ phá hủy uy tín của mình nếu không bắt đầu ngày làm việc cùng với các đồng nghiệp. 1.5.8.Làm công việc của bạn Điều này nghe qua thì thật dễ. Bạn chỉ cần hoàn thành công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng, hoàn thành công việc mới chỉ là một nửa của vấn đề. Những nhân viên xuất sắc luôn tìm ra cách để hoàn thành công việc, ngay cả khi đôi lúc họ phải gạt sang bên những dự án riêng hay những thú giải trí để đạt được mục tiêu lớn. 1.6. Nhân viên xuất sắc – bước đệm để trở thành nhà lãnh đạo thành công Trước khi trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải là một nhân viên xuất sắc. Sau đây là bảy dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để trở thành ông chủ của chính mình: Quản lý trách nhiệm của bạn, không phải thương hiệu cá nhân; dám nói sự thật, luôn tìm cách thực hiện cam kết và hoàn thành công việc; không chú trọng tới các câu hỏi phỏng vấn; cố gắng đạt thành quả, không phải uy quyền; luôn hỏi: “Cao như thế nào?” và không nên kêu ca, phàn nàn. Quản lý trách nhiệm của bạn, không phải là thương hiệu cá nhân: Nếu bạn làm tốt mọi thứ, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ tự được xây dựng. Với các sản phẩm tốt cũng vậy. Trải nghiệm của khách hàng sẽ nói lên tất cả. Do vậy, hãy luôn làm tốt trách nhiệm của mình. Dám nói sự thật: Nói lên sự thật không vì mục đích nào khác ngoài việc đó là điều cần làm và thể hiện sự quan tâm của bạn tới công ty. Đừng lo lắng về hậu quả. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, các nhà điều hành và lãnh đạo hiệu quả ít tin tưởng vào những nhân viên chỉ biết vâng dạ. Tôi luôn đánh giá cao những người dám nói lên quan điểm của mình và bản thân chưa bao giờ xu nịnh điều gì. Các nhà lãnh đạo đích thực đánh giá cao điều đó và tiếng tăm của tôi được lưu truyền đến tận ngày nay. Luôn tìm cách thực hiện cam kết và hoàn thành công việc. Nếu bạn có lòng quyết tâm vượt lên khó khăn để đạt được mục tiêu của tổ chức và làm tất cả mọi việc để làm hài lòng khách hàng, bạn chắc chắn sẽ trở thành người chiến thắng trong môi trường kinh doanh. Đó là những phẩm chất được đề cao hơn tất cả. Không quá chú trọng tới các câu hỏi phỏng vấn: Một nửa các bài viết trên các trang báo kinh tế là về phỏng vấn. Nếu bạn không thể lọt qua vòng phỏng vấn, bạn không thể nhận được công việc. Tuy nhiên, sự thể hiện của bạn ở công việc mới là điều có ý nghĩa tới sự nghiệp của bạn và thành công của tổ chức bạn. Tôi luôn tìm kiếm những con người thông minh, có động lực và tôi thường không cần đến những câu hỏi phỏng vấn hóc búa để đưa ra quyết định có nên tuyển dụng họ hay không. Cái tôi cần là năng lực thực sự của họ ở công việc. Cố gắng đạt thành quả, không phải uy quyền: Điều thúc đẩy các doanh nhân thành công, thức dậy họ mỗi sáng và khiến họ làm việc hăng say đó là: Muốn đạt được mục tiêu nhưng phải bằng giá trị bản thân chứ không phải bằng cách thúc ép mọi người xung quanh, muốn tạo ra lợi nhuận nhưng phải bằng việc đóng góp tới sự phát triển và thành công của tổ chức chứ không vì cảm thấy mình là một thành viên nên phải như vậy, không muốn mọi thứ được thu xếp cho mình mà muốn được thử thách. Luôn hỏi: “Cao như thế nào?” Mọi người thường hỏi: “Nếu anh ta bảo bạn nhảy, bạn có hỏi: “Nhảy cao như thế nào?” không? Không nên kêu ca, phàn nàn: Không ít người cho rằng các công ty tồn tại để phục vụ cho các nhu cầu của họ. Sự thật không phải như thế và chẳng bao giờ nên như thế. Bạn có biết rằng trong hàng thập kỷ các công ty và các nhà quản lý hiệu quả được biết [...]... thuật giữ chân nhân viên giỏi tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của hàng trăm thành viên, các nhà quản lý) Bởi vì, suy cho cùng, đó là triết lí, là nghệ thuật để giữ chân nhân viên giỏi! Với thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc giữ chân nhân viên giỏi càng được các nhà lãnh đạo chú trọng hơn, trở thành một phần tất yếu cho thành công của doanh nghiệp Bí quyết để giữ chân người... náo để giữ được những nhân viên ấy? Có nhiều cách để giữ những nhân viên giỏi Nhiều ưu đãi: Sẳn sàng trả lương cao cho những nhân viên có năng lực Có chế độ tiền thưởng cho mỗi mức độ thành quả họ làm ra Như thế họ sẽ chủ động và tích cực làm việc hơn Bằng cách này sẽ khai thác hết khả năng tiềm ẩn của họ Quan tâm tới nhân viên: Tất cả nhân viên đều muốn được coi trọng và khích lệ, được động viên từ... nó một cách hiệu quả, các nhà quản lý Việt lưu ý 3 điều sau đây : Phải gắn kết CRS với nhân viên; thực hiện CRS theo nguyện vọng của nhân viên và Giao quyền chủ động thực hiện nó cho nhân viên Gắn kết CSR và nhân viên: Doanh nghiệp cần phải tăng cường sử dụng các kênh thông tin nội bộ để giúp nhân viên hiểu và tự hào về các chiến lược CRS của công ty mình Một số tổ chức không giữ được nhân viên giỏi. .. rất phát triển bởi có nội lực mạnh là đội ngũ nhân viên giỏi có tâm và có tài 2.3 Làm thế nào để giữ được nhân viên giỏi? Trong một cuộc thăm dò gần đây về sự quản lý nhân viên, đa số các nhà quản lý chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để thu hút và giữ chân những nhân viên có năng lực thực sự và đem lại hiệu quả công việc cao nhất Họ sẵn sàng trả cho nhân viên của họ một mức lương khá cao và đồng nghĩa... nhân viên chất lượng nếu bạn không đo lường tỷ lệ nhân viên nghỉ việc và xác định các nhà quản lý có khả năng giữ chân nhân viên tốt hơn Bằng cách theo dõi các số liệu thống kê này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp của mình và có thể có được một sự hiểu biết tốt hơn về những gì bạn cần phải làm 2.5.Nghệ thuật giữ nhân viên giỏi Làm thế nào để tuyển được nhân. .. 2.2 CSR- Phương thức giúp giữ chân người tài cho doanh nghiệp hiệu quả Người tài trong doanh nghiệp rất hiếm Để giữ được nhân viên giỏi, các nhà quản trị nhân lực Việt đã áp dụng nhiều cách thức như tăng lương, thưởng, tăng đào tạo, giao thêm quyền hạn cho nhân viên Tuy nhiên bài toán giữ chân người tài cho doanh nghiệp vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng Nên chăng có một phương cách mới cho bài toán này?... có những phẩm chất tốt như lạc quan, hòa đồng… Việc tuyển được nhân viên giỏi đã khó, giữ chân họ lại còn khó hơn Ở cương vị là một nhà lãnh đạo,trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi cũng không kém phần quan trọng, quyết định rất lớn đến thành công của doanh nghiệp Khi nhân viên giỏi quyết ra đi Tuyển dụng là một quá trình tốn kém về thời gian,công... làm vui lòng họ Bên cạnh những yếu tố này, nhà lãnh đạo phải có thái độ quan tâm tới nhân viên một cách chân thành, xác định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của nhân viên Lãnh đạo cần biết cách khuyến khích, tạo tinh thần cho nhân viên làm việc, khen chê phải đúng yêu cầu hoàn cảnh Làm người tư vấn cho nhân viên: Các nhân viên trẻ thường muốn được học hỏi từ sếp của họ và được nghe những ý kiến phản hồi... doanh nghiệp cũng phải giữ tất cả những nhân viên giỏi sau khi được xác định mà là theo thứ tự ưu tiên Bí quyết 3: Những yếu tố quyết định để giữ nhân viên giỏi Đa phần doanh nghiệp thường tập trung đầu tư vào Yếu tố giảm bất mãn bao gồm lương bổng đãi ngộ và điều kiện làm việc, để giữ người giỏi, trong khi đây chỉ là “giảm bất mãn” chứ chưa chắc là “hài lòng” Nếu muốn nhân viên giỏi hài lòng và ở lâu... biết cách giữ thì sớm muộn gì họ sẽ cũng ra đi và mọi việc sẽ trở lại vạch xuất phát Vậy làm cách nào để vừa thu hút được nhân tài, lại vừa giữ chân họ? Sau đây là quy trình 4 bước để làm việc này: a.Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới Bạn cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới trước khi bắt đầu tiến hành tuyển dụng Việc này vừa giúp bạn tuyển được nhân viên . giành nguồn nhân lực”. CRS được chứng minh là cách thức tối ưu nhất để giữ chân nhân viên giỏi cho doanh nghiệp bởi nó hướng con người làm việc vì những nhu cầu cao đẹp. Nhân viên giỏi hài lòng. áp lực cao. Vậy họ làm thế náo để giữ được những nhân viên ấy? Có nhiều cách để giữ những nhân viên giỏi. Nhiều ưu đãi: Sẳn sàng trả lương cao cho những nhân viên có năng lực. Có chế độ tiền. tuyển được nhân viên giỏi đã khó, giữ chân họ lại còn khó hơn. Ở cương vị là một nhà lãnh đạo,trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi cũng

Ngày đăng: 24/08/2015, 15:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.5.Phẩm chất phải có của nhân viên giỏi

  • Cách tốt nhất bạn có thể làm để tìm được công việc mới tốt hơn công việc hiện tại là trở thành một nhân viên giỏi mà công ty không bao giờ muốn để mất. Cho dù bạn đã một công việc ổn định, đang làm bán thời gian, hay chỉ là một tình nguyện viên đang tìm kiếm cơ hội việc làm, hãy ghi nhớ những gợi ý dưới đây để trở thành một nhân viên xuất sắc: 1.5.1. Thể hiện sự sáng tạo

  • Không có gì đáng ngạc nhiên khi tiêu chí này được đưa lên đầu tiên. Ai trong chúng ta cũng muốn làm việc với những người giơ tay phát biểu ý tưởng của họ để giải quyết vấn đề. Trong những cuộc họp quan trọng, đừng dành thời gian để nhìn quanh khắp phòng với hy vọng ai đó sẽ nhận lấy dự án mới. Khi bạn đứng lên và nhận nhiệm vụ, bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của sếp và đồng nghiệp, đồng thời giành được cơ hội nâng cao uy tín trong mắt mọi người.

  • 1.5.2. Nhận lỗi khi mắc lỗi

  • Thật dễ chịu khi ai đó nói rằng: “Tôi vừa phạm phải một sai lầm. Hãy để tôi khắc phục sai lầm đó”. Không may là có nhiều người trong môi trường làm việc thường thích đổ lỗi cho người khác hoặc “ỉm” đi cho tới khi mọi người quên chuyện. Những người làm vậy thường dễ trở thành nạn nhân của những trò ngồi lê đôi mách ở công sở, mà như thế họ có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm một công việc mới. Dĩ nhiên, không phạm nhiều lỗi là tốt nhất, nhưng nếu bạn mắc lỗi, bạn có thể được “điểm cộng” nếu nhận trách nhiệm và đứng ra giải quyết vấn đề.

  • 1.5.3. Học hỏi những điều mới

  • Nếu bạn đã làm công việc hiện tại trong nhiều năm, nhưng không tiếp tục học lên hay tham dự các khóa đào tạo, bạn có thể sẽ tụt hậu so với những đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn. Giả sử bạn muốn tìm một công việc mới hay đã đến lúc bạn mở công ty riêng, bạn sẽ nhận ra là mình thiếu nhiều kỹ năng phải có. Những nhân viên giỏi nhất luôn tìm kiếm cơ hội để học những thứ mới, ngay cả khi họ bị các nhiệm vụ hàng ngày chiếm gần hết thời gian. Đây là một thách thức, nhưng nó tạo ra sự khác biệt giữa một nhân viên tốt và một nhân viên xuất sắc.

  • 1.5.4. Nói gì làm nấy

  • Bạn có theo đến cùng và hoàn thành những dự án mà bạn đã hứa với sếp? Ở đâu cũng có những nhân viên khi nói thì “hoành tráng”, nhưng khi bắt tay vào việc thì lười biếng. Hãy cố gắng để không trở thành một trong số họ.

  • 1.5.5. Biết chia sẻ thành tích với người khác

  • Rất khó để tự mình hoàn thành những dự án lớn mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác. Những nhân viên biết chia sẻ thành tích với đồng nghiệp thường thành công hơn những người ích kỷ. Họ hoàn toàn có thể hoàn thành công việc một cách sớm nhất với sự hỗ trợ của những người xung quanh. Bởi vậy, hãy biết chia sẻ chiến thắng với đồng nghiệp.

  • 1.5.6.Biết khi nào cần lên tiếng đấu tranh

  • Rất hiếm người lúc nào cũng đồng tình với các quyết định của cấp trên trong khi các quyết định đó ảnh hướng tới họ. Thường thì trong môi trường làm việc, luôn có nhiều việc khiến bạn bất bình. Tuy nhiên, những người thành công là những người biết giữ im lặng và không phàn nàn cho tới khi chuyện thực sự là vấn đề. Nếu bạn là một nhân viên nhìn chung có thái độ đúng mực, những người khác sẽ chú ý tới bạn nhiều hơn khi bạn đưa ra một mối quan ngại hay lời phàn nàn. Còn nếu bạn luôn có thái độ phản đối, hầu hết mọi người sẽ không còn muốn nghe bạn nói.

  • 1.5.7.Sẵn sàng làm việc

  • Nếu bạn cần phải giành giờ đầu tiên trong ngày để kiểm tra mạng xã hội và cập nhật tình trạng trên Facebook, hãy làm những việc đó trước khi bước chân vào văn phòng. Một khi đã đến cơ quan, bạn cần sẵn sàng để làm việc. Bạn sẽ phá hủy uy tín của mình nếu không bắt đầu ngày làm việc cùng với các đồng nghiệp.

  • 1.5.8.Làm công việc của bạn

  • Điều này nghe qua thì thật dễ. Bạn chỉ cần hoàn thành công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng, hoàn thành công việc mới chỉ là một nửa của vấn đề. Những nhân viên xuất sắc luôn tìm ra cách để hoàn thành công việc, ngay cả khi đôi lúc họ phải gạt sang bên những dự án riêng hay những thú giải trí để đạt được mục tiêu lớn.

  • 1.6. Nhân viên xuất sắc – bước đệm để trở thành nhà lãnh đạo thành công

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan