Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay vốn theo dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank

156 470 0
Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay vốn theo dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008 kéo dài cho đến nay. nhiều NHTM trên thế giới đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên đã lâm vào phá sản. Còn tại Việt Nam, là một nước đang phát triển nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Tính cho đến thời điểm đầu năm 2013 đã có 30% doanh nghiệp đóng cửa, 70% doanh nghiệp đang cố gắng trụ lại nhưng cũng rất khó khăn. Trong khi đó phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là các DNVVN, chiếm khoảng 98% danh nghiệp hoạt động trên cả nước. Chính vì vậy mà tình trạng nợ xấu của các DNVVN ngày càng gia tăng khiến việc kinh doanh của các Ngân hàng thương mại càng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các ngân hàng tư nhân, những ngân hàng nhỏ lẻ gần như đứng bên bờ vực phá sản. Vì vậy Chính phủ đã tiến hành cơ cấu lại ngân hàng và đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các ngân hàng trong huy động vốn và cho vay các doanh nghiệp. Trong tình hình đó thì Ngân hàng Công thương, với cương vị là Ngân hàng dẫn đầu, vẫn giữ vững được vị thế của mình và ngày càng có những phát triển vượt bậc, đứng vững trong cơn bão khủng hoảng toàn cầu. Góp phần không nhỏ vào sự thành công ấy là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên phòng QLRR nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Như chúng ta đã biết, hoạt động cho vay theo dự án đối với các DNVVN tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không lường trước được. Chính vì vậy, Ngân hàng cần phải có những chính sách về cơ chế QLRR, chính sách nhân sự...phù hợp để đảm bảo được chất lượng và an toàn tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa là một trong những ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có lợi nhuận dẫn đầu trong toàn hệ thống . Tuy vậy, tại Chi nhánh hoạt động cho vay theo dự án các DNVVN cũng gặp nhiều rủi ro khó lường trước. Chính vì vậy hoạt động QLRR hoạt động cho vay tại Chi nhánh là rất quan trọng . Chính vì những lý do trên mà em xin chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt độngcho vay vốn theo dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank – Chi nhánh Đống Đa” để làm chuyên đề tốt nghiệp với mục đích đưa ra thực trạng về công tác QLRR trong hoạt động cho vay theo dự án của các DNVVN tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa, qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác QLRR trong hoạt động cho vay theo dự án tại các DNVVN.

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài Chuyên đề thực tập này là công trình do em tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Thị Mai Hoa cùng với sự giúp đỡ của các anh chị phòng khách hàng 2 của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Đống Đa. Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo một số tài liệu, luận văn tốt nghiệp và các sách báo có liên quan nhưng không hề sao chép từ bất kì chuyên đề hay luận văn nào. Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và mọi hình thức kỉ luật của Nhà trường. Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thanh Thủy SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Đơn vị: Tỷ đồng 30 Địa chỉ :Xóm Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội 92 3.3.4. Kiến nghị đối với các DNVVN 135 SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 NH NHTM DA DNVVN TSĐB RRTD NHNN GDP VĐT TCTD QLRR : Ngân hàng : Ngân hàng thương mại : Dự án : Doanh nghiệp vừa và nhỏ : Tài sản đảm bảo : Rủi ro tín dụng : Ngân hàng nhà nước : Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) : Vốn đầu tư : Tổ chức tín dụng : Quản lý rủi ro SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 1.3. Tiêu chí xác định DNVVN Việt Nam 12 Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo dự án của các DNVVN tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa của NHCT Đống Đa phân theo đối tượng KH 30 Đơn vị: Tỷ đồng 30 Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN theo loại tiền giai đoạn 2010 – 2012 32 Bảng 2.5. Dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN theo thời hạn 33 Bảng 2.6. Dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 34 Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN phân theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2010 - 2012 35 Bảng 2.8. Dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN theo ngành nghề 37 kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 37 Địa chỉ :Xóm Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội 92 3.3.4. Kiến nghị đối với các DNVVN 135 SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa LỜI MỞ ĐẦU Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008 kéo dài cho đến nay. nhiều NHTM trên thế giới đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên đã lâm vào phá sản. Còn tại Việt Nam, là một nước đang phát triển nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Tính cho đến thời điểm đầu năm 2013 đã có 30% doanh nghiệp đóng cửa, 70% doanh nghiệp đang cố gắng trụ lại nhưng cũng rất khó khăn. Trong khi đó phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là các DNVVN, chiếm khoảng 98% danh nghiệp hoạt động trên cả nước. Chính vì vậy mà tình trạng nợ xấu của các DNVVN ngày càng gia tăng khiến việc kinh doanh của các Ngân hàng thương mại càng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các ngân hàng tư nhân, những ngân hàng nhỏ lẻ gần như đứng bên bờ vực phá sản. Vì vậy Chính phủ đã tiến hành cơ cấu lại ngân hàng và đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các ngân hàng trong huy động vốn và cho vay các doanh nghiệp. Trong tình hình đó thì Ngân hàng Công thương, với cương vị là Ngân hàng dẫn đầu, vẫn giữ vững được vị thế của mình và ngày càng có những phát triển vượt bậc, đứng vững trong cơn bão khủng hoảng toàn cầu. Góp phần không nhỏ vào sự thành công ấy là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên phòng QLRR nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Như chúng ta đã biết, hoạt động cho vay theo dự án đối với các DNVVN tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không lường trước được. Chính vì vậy, Ngân hàng cần phải có những chính sách về cơ chế QLRR, chính sách nhân sự phù hợp để đảm bảo được chất lượng và an toàn tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa là một trong những ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có lợi nhuận dẫn đầu trong toàn hệ thống . Tuy vậy, tại Chi nhánh hoạt động cho vay theo dự án các DNVVN cũng gặp nhiều rủi ro khó lường trước. Chính vì vậy hoạt động QLRR hoạt động cho vay tại Chi nhánh là rất quan trọng . Chính vì những lý do trên mà em xin chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt độngcho vay vốn theo dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank – Chi nhánh Đống Đa” để làm chuyên đề tốt nghiệp với mục đích đưa ra thực trạng về công tác QLRR trong hoạt động cho vay theo dự án của các DNVVN tại Ngân SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa, qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác QLRR trong hoạt động cho vay theo dự án tại các DNVVN. Đối tượng nghiên của của chuyên đề là hoạt động cho vay theo dự án của các DNVVN tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa. Phạm vi nghiên cứu là công tác QLRR cho vay theo dự án tại các DNVVN và tình hình hoạt động kinh doanh của các DNVVN. Nội dung chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank – Chi Nhánh Đống Đa và hoạt động Quản lý rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng QLRR trong cho vay theo dự án của DNVVN tại NH TMCP Công Thương Vietinbank – Chi nhánh Đống Đa Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay theo dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa Em xin chân thành cám ơn Th.S Trần Thị Mai Hoa – Giảng viên Khoa Đầu tư đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt kỳ thực tập tại Chi nhánh. SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA VÀ HOẠT ĐỘNG QLRR TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHTM 1.1. Khái quát về NH TMCP Công thương Việt Nam- CN Đống Đa. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa với tư cách là ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội, ra đời vào năm 1988 theo Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tiền thân của Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa là Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa, trụ sở tại 187 đường Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1993, Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội bị xóa bỏ do hệ thống Ngân hàng Công thương thực hiện đổi mới về cơ cấu tổ chức. Khi đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc vào Ngân hàng Công thương Việt Nam. Kể từ đó đến nay chi nhánh hoạt động và phát triển, tiến hành hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú về sản phẩm, dịch vụ cung ứng, vì vậy mà chi nhánh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Điều này được thể hiện: Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa liên tục đạt thành tích kinh doanh xuất sắc và đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng nhiều bằng khen đơn vị thi đua xuất sắc. Năm 2002, Ngân hàng được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động hạng nhất. Năm 2003, Ngân hàng đã nhận được danh hiệu cao quý "Danh hiệu anh hùng lao động hạng nhất ". Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa ngày càng tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng . SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E 4 Giám đốc Giám đốc Các phó giám đốc Các phó giám đốc Khối QLRR Khối QLRR Khối kinh doanh Khối kinh doanh Khối tác nghiệp Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ Khối hỗ trợ Phòng giao dịch Phòng giao dịch Phòng KH cá nhân Phòng KH cá nhân Phòng KH 1 Phòng KH 1 Phòng KH 2 Phòng KH 2 Phòng QLRR Phòng QLRR Phòng QL nợ có VĐ Phòng QL nợ có VĐ Phòng kế toán Phòng kế toán Phòng kho quỹ Phòng kho quỹ Phòng/ tổ thanh toán XNK Phòng/ tổ thanh toán XNK Phòng hành chính Phòng hành chính Phòng tổng hợp Phòng tổng hợp Phòng thông tin điện toán Phòng thông tin điện toán Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa 1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban * Ban Giám đốc Trong cơ cấu của Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa, ban Giám đốc bao gồm Giám đốc Chi nhánh và các Phó Giám đốc Chi nhánh. -Giám đốc : là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và cũng là người có quyền hạn cao nhất tại chi nhánh .Khối QLRR, thực hiện công tác đối ngoại, công tác tổ chức đều do Giám đốc trực tiếp quản lý -Phó Giám đốc: khi Giám đốc vắng mặt thì Phó Giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi nhánh và báo cáo lại kết quả công việc, trình lên Giám đốc. Phó Giám đốc sẽ là người giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ được phân công, phụ trách, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình. *Khối kinh doanh Khối kinh doanh bao gồm có ba phòng quan hệ khách hàng: phòng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng 1, phòng khách hàng 2. Khối kinh doanh với chức năng là phát triển quan hệ tín dụng với với các khách hàng thuộc các đối tượng là cá nhân (thuộc phòng khách hàng cá nhân), doanh nghiệp vừa và nhỏ (thuộc phòng khách hàng 2), doanh nghiệp lớn (thuộc phòng khách hàng 1). Các phòng quan hệ khách hàng thuộc khối kinh doanh có nhiệm vụ là tiếp thị khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, phối hợp cùng các đơn vị khác trong ngân hàng như khối QLRR để quản lý rủi ro với các khoản nợ của khách hàng. *Khối QLRR Khối QLRR có nhiệm vụ giám sát quá trình QLRR của Chi nhánh, quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác kiểm tra nội bộ, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO… Công tác QLTD gồm các nhiệm vụ sau: -Thứ nhất là đề xuất những biện pháp và chính sách nhằm nâng cao, phát triển chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng. -Thứ hai, giám sát, quản lý, phân tích và đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng của ngân hàng -Thứ ba, áp dụng hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E 5 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mai Hoa mục Trong công tác QLRR tín dụng bao gồm các nhiệm vụ: -Đề xuất xây dựng các biện pháp, quy định QLRR tín dụng -Phòng QLRR tín dụng phải trình lãnh đạo cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời phối hợp và hỗ trợ phòng Quan hệ khách hàng phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề. Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành, thực hiện, kiểm tra, giám sát hệ thống QLRR của Chi nhánh. * Khối tác nghiệp Khối tác nghiệp gồm: -Phòng kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. -Phòng kho quỹ: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất, nhập quỹ của chi nhánh. -Phòng/ tổ thanh toán xuất nhập khẩu: thực hiện các nghiệp vụ về tỷ giá, thủ tục vay và thanh toán xuất nhập khẩu. * Khối hỗ trợ Khối hỗ trợ bao gồm: -Phòng hành chính: là phòng chuyên thực hiện các nghiệp vụ về các thủ tục hành chính, tham mưu và giúp Giám đốc về công tác quản lý hành chính của Chi nhánh. -Phòng tổng hợp: phòng có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các thông tin (như thông tin về kinh tế, xã hội, chính trị- xã hội, thị trường, đối thủ cạnh tranh, đối tác có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh) đồng thời chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động huy động vốn, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh. -Phòng điện toán: thực hiện các nghiệp vụ như tra cứu hoạt động điện tử, hoạt động giao dịch kiều hối, các giao dịch trực tuyến… * Phòng giao dịch: phòng có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch như kiểm tra lệnh và nhập lệnh giao dịch, mở và quản lý tài khoản của khách hàng, thanh toán giao dịch cho khách hàng, gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản… Phòng giao dich còn có trách nhiệm lập các báo cáo giao dịch, lưu ký tháng, quý, năm theo quy định. SV:Phạm Thị Thanh Thủy Lớp:Kinh tế đầu tư 51E 6 [...]... dự án cần vay vốn có khả thi hay không để ra quyết định cho vay hay không cho vay Và nếu cho vay thì ngân hàng cũng phải giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giải ngân vốn theo tiến độ của dự án và đưa ra giải pháp phòng chống tổn thất đến mức thấp nhất nếu rủi ro xảy ra 1.2.2.2 Phân loại RR trong hoạt động cho vay theo dự án của các DNVVN tại NHTM Rủi ro trong hoạt động cho vay theo dự án. .. của dự án b.Khái niệm QLRR trong cho vay theo dự án tại DNVVN Hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay theo dự án của các DNVVN là một quá trình phát hiện, nhận dạng, phân tích, đánh giá rủi ro để từ đó đưa ra những biện pháp phòng chống, xử lý, kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế rủi ro đến mức có thể chấp nhận được Công tác QLRR là một phần của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng bởi hoạt động. .. suất vay cao, ngân hàng thắt chặt tín dụng nên các DNVVN rất khó khăn trong việc vay vốn để đầu tư cho các dự án 2.1.2 Doanh số cho vay của DNVVN tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa Trong những năm gần đây, từ năm 2010 đến năm 2012, doanh số cho vay các DNVVN tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa tăng đều qua các năm Bảng dưới đây sẽ thể hiện doanh số cho vay các DNVVN tại Ngân hàng Công. .. tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng Những thay đổi môi trường kinh doanh ít nhiều cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác thẩm định, đánh giá, quản lý rủi ro trong quy trình cho vay nên cần phải có những chính sách kịp thời để đảm bảo an toàn tín dụng 1.2.4 Sự cần thiết của hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay các DNVVN 1.2.4.1 Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh. .. trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thậm chí một số Ngân hàng coi công tác QLRR là bộ phận đầu não, thành một khối kinh doanh trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Hoạt động quản lý rủi ro sẽ giúp ngân hàng chủ động được hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được tình hình huy động cũng như cho vay, tạo điều kiện tốt để phòng ngừa và hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu Chính vì vậy mà các cán bộ... giải ngân tín dụng, xếp hạng tín dụng, xếp hạng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, quản lý danh mục tín dụng và cuối cùng là xử lý rủi ro tín dụng Như vậy hoạt động quản lý rủi ro sẽ xuyên suốt quá trình tín dụng để đảm bảo hạn chế đến mức tối đa những rủi ro xảy ra Nội dung chính của hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay các DNVVN là xem xét, nghiên cứu các khoản vay vốn của doanh nghiệp. .. án các doanh nghiệp lớn nhưng số lượng DNVVN đến với Chi nhánh lại đông đảo và đa dạng hơn rất nhiều so với khách hàng là doanh nghiệp, tập đoàn lớn Các doanh nghiệp lớn khi vay theo dự án thường là những khoản vay lớn, đời dự án dài, thời gian thu hồi vốn lâu nên mang nhiều rủi ro tiềm ẩn còn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì khoản vay theo dự án không lớn bởi dự án của các DNVVN thường là dự án nhỏ, ... hàng thương mại luôn có khối quản lý rủi ro để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Các đối tượng khách hàng của các ngân hàng thương mại rất phong phú đa dạng, từ cá nhân cho đến các tổ chức kinh tế Trong số đó có đối tượng khách hàng là các DNVVN cũng được ngân hàng đặc biệt quan tâm, là một trong những đối tượng khách hàng quan trọng của ngân hàng. .. vốn theo dự án tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa Ở Việt Nam, tính tới hiện nay thì số lượng DNVVN chiếm khoảng 98% số lượng doanh nghiệp của cả nước chính vì vậy DNVVN là đối tượng khách hàng quan trọng của Chi nhánh Tuy rằng doanh số thu được từ đối tượng khách hàng là DNVVN chiếm khoảng một phần ba doanh số từ hoạt động cho vay theo dự án và bằng một phần hai doanh số cho vay theo dự án. .. cho khách hàng vay vốn là hoạt động chủ yếu trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Ta có thể thấy hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng Tuy nhiên, lợi nhuận cao thường kèm theo rủi ro cao và khi rủi ro xảy ra thì sẽ gây tổn thất rất nhiều cho ngân hàng, có thể là thua lỗ thậm chí là phá sản Chính vì vậy mà trong cơ cấu tổ chức của các ngân hàng . tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt độngcho vay vốn theo dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank – Chi nhánh Đống. động Quản lý rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng QLRR trong cho vay theo dự án của DNVVN tại NH TMCP Công Thương Vietinbank. nhánh Đống Đa Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay theo dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

Ngày đăng: 24/08/2015, 12:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 1.3. Tiêu chí xác định DNVVN Việt Nam

  • Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo dự án của các DNVVN tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Đống Đa của NHCT Đống Đa phân theo đối tượng KH

  • Đơn vị: Tỷ đồng

    • Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN theo loại tiền giai đoạn 2010 – 2012

    • Bảng 2.5. Dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN theo thời hạn

    • Bảng 2.6. Dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012

    • Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN phân theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2010 - 2012

    • Bảng 2.8. Dư nợ cho vay theo dự án của DNVVN theo ngành nghề

    • kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012

    • Địa chỉ :Xóm Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội

      • 3.3.4. Kiến nghị đối với các DNVVN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan