HNTS 2012 09 NGHIÊN cứu một số đặc điểm HÌNH THÁI DINH DƯỠNG và SINH sản cá dày channa lucius cuvier 1831

11 546 0
HNTS 2012 09 NGHIÊN cứu một số đặc điểm HÌNH THÁI DINH DƯỠNG và SINH sản cá dày channa lucius cuvier 1831

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CÁ DÀY Channa lucius Cuvier 1831 Tiền Hải Lý 1 và Bùi Minh Tâm 2 1 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Bạc Liêu 2 Khoa Thủy sản, Trường Đại học cần Thơ TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011 tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân loại, đặc điểm sinh học dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản cá Dày. Phân tích dinh dưỡng cho thấy cá ăn các loại động vật là cá nhỏ (58,994%), giáp xác (15,53%), giun (15,32%), nhuyễn thể (7,60%), mùn bã hữu cơ (6,5%) là những loại thức ăn chủ yếutìm thấy trong dạ dày cá. Có sự tương quan giữa chiều dài và trọng cá cái đã cho ra phương trình là W= 5E-05L 2.8045 , với hệ số tương quan R 2 = 0,9182 (với y = W) và cá cái đã cho ra phương trình là W= 0,0001L 2.6443 với hệ số tương quan R2 = 0,81229182 (với y = W). Hệ số thành thục trung bình của cá Dày cao nhất vào tháng 5 đạt 1,7±0,02%, tiếp đến là tháng 4 đạt 1,4±0,01%, tháng 6 đạt 1,5±0,02% và thấp nhất vào tháng 11 đạt 0,65±0,01%. Kết quả nghiên cứu này rất quan trọng để tiến đến nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi loài cá này trong tương lai ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ khóa: Hình thái, phân loại, dinh dưỡng, sức sinh sản, cá Dày, Channa lucius 1. GIỚI THIỆU Cá Dày (Channa lucius) là loài cá có kích thước tương đối lớn 40cm (Rainboth, 1996). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá Dày là một trong những loài cá lóc nước ngọt có giá trị kinh tế được tìm thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong thời gian gần đây, cá Dày (Channa lucius) với cái đầu nhọn rất đặc biệt đang gây sự chú ý và tiến dần vào thị trường cá cảnh cùng với các loài cá khác thuộc họ cá lóc như: cá lóc bông (Channa micropeltes), các loài cá lóc đen (Channa striata), cá chành dục (Channa gachua) và cá chuối (Channa maculata). Cá Dày có tên tiếng Anh là Splendid Snakehead, là một loài cá thuộc bộ cá Vược Perciformes, họ Channidae. Họ cá lóc Channidae này bao gồm 2 chi là Channa, phân bố ở châu Á và chi Parachanna, phân bố ở châu Phi. Chi Channa có 29 loài còn chi Parachanna có 3 loài (ITIS, 2011). Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành thủy sản đặc biệt là NTTS càng thể hiện rỏ vai trò của mình đối với việc đảm bảo an toàn lương thực và góp phần không ngừng cải thiện hiệu quả sản xuất nông lâm ngư. Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh để có thể đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm của con người trong điều kiện dân số ngày càng tăng, khí hậu diển biến ngày càng xấu đi. Môi trường tự nhiên không còn là môi trường tối ưu cho sự phát triển của nhiều loài động vật thủy sản, đặt biệt là quá trình mặn hóa nội đồng. Nhiều giống loài tôm cá tự nhiên có khả năng bị tiệt chủng. Vấn đề đặt ra là cần tìm kiếm và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cũng như nuôi đại trà những loài cá bản địa thích nghi với sự biến đổi khí hậu với những lý do nêu trên mà đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và đặc điểm dinh dưỡng Cá dày (Channa lucius Cuvier, 1831)” được thực hiện. Đề tài thực hiện nhằm cung cấp một số luận cứ khoa học về đặc điểm hình thái và dinh dưỡng của cá Dày, đề tài thành công cũng góp một phần trong việc hoàn thiện quy trình nuôi cá dầy. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 03/2011 đến tháng 12/2011. Mẫu cá Dày được thu ở chợ hoặc các ghe câu mỗi tháng 1 lần tại Xã Khánh Lâm và Khánh Hòa huyện U Minh tỉnh Cà Mau. Sau khi thu, mẫu được cân, đo, giải phẫu cá ngay tại chỗ và được bảo quản trong dung dịch formol 10%. Sau đó mẫu được mang về phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái. Các chỉ tiêu hình thái được tiến hành nghiên cứu dựa theo phương pháp của Pravdin (1973) kết hợp với quan sát trực tiếp. - Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng. Mô tả đặc điểm hình thái cấu tạo của cơ quan tiêu hoá như: miệng, răng, lược mang, thực quản, dạ dày, ruột. Dựa vào hình thái cấu tạo của bộ máy tiêu hoá kết hợp với phân tích thức ăn trong dạ dày theo phương pháp tần số xuất hiện (TSXH) và phương pháp khối lượng của Biswas (1993) để xác định tính ăn của cá. * Xác định tính ăn của cá Dựa vào hình thái cấu tạo của bộ máy tiêu hoá kết hợp với phân tích thức ăn trong dạ dày và ruột theo phương pháp khối lượng của Biswas (1993) - Phương pháp tần số xuất hiện (occurrence method): Trong phương pháp này số lượng dạ dày (ruột) cá hiện diện từng loại thức ăn riêng biệt được qui đổi ra phần trăm (%) trên tổng số dạ dày ruột cá được quan sát. Phương pháp này được tiến hành theo 2 bước: Bước 1: tất cả các loại thức ăn hiện diện trong các mẫu quan sát sẽ được liệt kê ra thành một danh sách, sau đó sự hiện diện hay không có mặt của mỗi loại thức ăn trong từng dạ dày sẽ được ghi nhận lại. Bước 2: Số lượng dạ dày (ruột) trong đó có sự hiện diện của mỗi loại thức ăn sẽ được cộng lại và cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn còn lại, sau đó sẽ được tính ra % trên tổng số quan sát. - Phương pháp đếm điểm: Mỗi loại thức ăn sẽ được xác định, xác định cỡ mẫu thức ăn. Thức ăn có kích cở mẫu lớn sẽ có điểm sỗ cao và ngược lịa. Sau đó tính ra % trên tổng trọng điểm mẫu quan sát. - Phương pháp khối lượng thể hiện kết hợp cánh tính tính tần số xuất hiện và cách tính đếm điểm để xác định tính ăn của loài. Giá trị RLG (reletive length of gut) được tính bằng tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng (AL – Hussainy – 1949). Chiều dài ruột (L r ) RLG = Chiều dài tổng (L t ) Thức ăn được tách ra khỏi ruột, dạ dày của từng cá thể và được quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp để quan sát và định loại. Sử dụng khóa định loại thực vật bậc thấp, khóa định loại động vật không xương sống thủy sinh của Đặng Ngọc Thanh và Phạm Văn Miên (1981). Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số xuất hiện. Theo quan điểm của Nikolsky (1963) và Das và Moitra (1963) để xác định tính ăn của cá. * Xác định hệ số béo Sử dụng cả 2 phương pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định hệ số béo của cá, theo công thức: + Fulton (1902): W *100 Q (%) = L o 3 Trong đó: W: khối lượng toàn thân (gam). L o : chiều dài tính từ đầu mút cá đến phần cuống vi đuôi (mm). + Clark (1928): W o *100 Q o (%) = L o 3 Trong đó: W 0 : trọng lượng bỏ nội quan (gam). L o 3 : chiều dài chuẩn được tính từ đầu mút cá đến phần cuống đuôi (mm). - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng Xác định tương quan chiều dài và khối lượng cá thông qua công thức dựa vào các số đo chiều dài và khối lượng để tính tương quan của cá theo phương trình của R.J.H.Beverton-S.J.Holt (1969). W o = aL o b Trong đó: W o : là khối lượng toàn thân (g). L o : chiều dài tổng cộng thân (mm). a, b: các hệ tương quan tăng trưởng. - Nghiên cứu đặc điểm thành thục sinh dục * Hệ số thành thục (maturity index or gonadosamatic index - GSI): Khối lượng tuyến sinh dục (gam) GSI (%) = x 100 % Tổng khối lượng cá (gam) - Xử lý số liệu: Tất cả các số liệu sẽ được thu thập, phân tích và đánh giá thôn qua phần mềm Excel 6.0. 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái (n = 186 ) Tổng số mẫu 186 con, kích thước mẫu : 163 – 405mm. Hình 3.1: Hình thái giải phẩu của cá Dầy (Channa lucius,Cuvier 1931) Kết quả quan sát các chỉ tiêu hình thái phân loại (HTPL) của 187 mẫu cá Dày trưởng thành có kích thước dao động từ 163- 405mm được trình bày ở bảng 3.1. Cá Dày có thân thon dài phần thân trước có tiết diện tròn, phần sau hơi dẹp bên. Vẩy lớn vừa, phủ khắp thân và đầu, có một số vẩy nhỏ phủ lên gốc vi đuôi và vi ngực. Cá Dày có 22,23±0,24 vẩy quanh cuống đuôi, vẩy dưới đường bên 10,05±0,6, vẩy trên đường bên có 5,39±0,04 và có từ 61,83±0,24 dao động trong khoảng 50-72 vẩy đường bên. Đường bên hoàn toàn, nhưng bị gãy khúc ở hai nơi, một ở khoảng thứ 18 và một ở khoảng thứ 23, ở mỗi nơi gãy đường bên thụt xuống một hàng vảy đoạn sau của đường bên nằm trên trục giữa thân, cuống đuôi ngắn. Đầu dài, nhọn, hơi dẹp bằng, đỉnh đầu phẳng. Mõm ngắn hơi hướng lên. Miệng rộng, rạch miệng kéo dài chạm đến đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Cá không có râu. Lổ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt nhỏ, nằm lệch về phía trên của đầu và gần chóp mõm hơn gần điểm cuối xương nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng, phẳng và lớn hơn hai lần đường kính mắt. Gốc vi lưng rất dài, dài gốc vi lưng tương đương 65% dài chuẩn. Dài gốc vi hậu môn ngắn hơn. Vi đuôi tròn không chẻ hai. Mặt lưng cá có màu nâu đen đến xanh đen và nhạt dần xuống bụng. Mặt bên thân cá có những đốm đậm màu xanh đen. Vi ngực, vi bụng, vi đuôi, vi hậu môn có các vệt đen trắng xen kẻ vắt ngang các tia vi. Bảng 3.1: Những chỉ tiêu hình thái của cá Dày trưởng thành (n= 186) Chỉ tiêu Min Max Mean±m D 38 41 39,8±0,8477 A 26 29 27,42±0,7952 P 16 18 16,94±0,7003 V 6 6 6 Số lược mang trên cung mang thứ nhất 19 22 20,71±1,0697 Dài chuẩn/ cao thân 4,281 7,782 5,63±0,4834 Dài đầu/ dài chuẩn 0,283 0,403 0,33±0,0121 Dài đầu/ đường kính mắt 5,779 10,275 7,86±0,7758 Dài đầu/ khoảng cách 2 mắt 3,003 5,378 4,55±0,3266 Dài cuống đuôi/ cao cuống đuôi 0,535 0,905 0,75±0,0656 Đường kính mắt/ dài chuẩn 0,030 0,057 0,04±0,0043 Khoảng cách 2 mắt/ dài chuẩn 0,064 0,112 0,07±0,0062 Cao thân/ dài chuẩn 0,128 0,234 0,18±0,0154 Cao thân/ cao cuống đuôi 1,234 2,059 1,7±0,1110 3.2 Đặc điểm dinh dưỡng 3.2.1 Hình thái giải phẫu cơ quan tiêu hóa của cá Dày Kết quả quan sát cơ quan tiêu hóa của cá Dầy cho thấy: Cá Dày có miệng giữa, rộng, có thể co duỗi được, rạch miệng nằm ngang, rạch miệng kéo dài chạm đến đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng nhọn chắc và bén, răng hàm dưới và răng vòm miệng có dạng răng chó có thể dự đoán cá Dày thuộc nhóm cá ăn động vật. Thực quản ngắn, có vách dầy, mặt trong thực quản có nhiều nếp gắp nên co giản được, do đó nó có thể nuốt được mồi to. Dạ dày có hình chữ J, to chứng tỏ cá Dày là loài cá dữ, vách dạ dày dầy mặt trong có nhiều nếp gắp nên có thể giản nở và lực co bóp rất lớn. Ruột cá Dày gấp khúc, ngắn, vách tương đối dày. Manh tràng có dạng hình ống một đầu bịt kính gắn vào ống tiêu hóa nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột. Lược mang xếp thành hai hàng trên xương cung mang và lược mang biến thành những núm có nhiều gai bén chứng tỏ đây là loài cá ăn động vật có kích thước lớn. Ở cung mang thứ nhất có trung bình là 16.6±0,18 và dao độngtừ 11-24 lược mang (Hình 3.2). Từ những đặc điểm về hình dạng, răng, miệng, lược mang, kích thước và cấu tạo của ống tiêu hóa có thể dự đoán được tính ăn của một loài cá. Cá Dày có miệng rộng có thể ăn được mồi lớn, răng nhọn và bén chứng tỏ đây là loài ăn động vật sống vì răng nhọn có thể giữ và giết chết con mồi, thực quản ngắn, có vách dầy, mặt trong có nhiều nếp gắp nên có thể nuốt được mồi to. Dạ dày to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên có lực co bóp lớn nên có thể tiêu hóa được những con mồi có kích thước lớn. Ruột ngắn, vách tương đối dầy. Đặc biệt có một đôi manh tràng và lược mang biến thành nhiều núm gai bén là đặc điểm chỉ có ở cơ quan tiêu hóa của Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài chuẩn (RLG) của cá Dày có giá trị trung bình là 0,65±0,01. Theo Nikolxki (1963), những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có tỉ lệ chiều dài ruột so với chiều dài chuẩn ≤ 1.Chiều dài ruột của các loài cá thì phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần ăn. Từ kết quả giá trị trung bình của giá trị RLG = 0,65 ±0,01 < 1 cho thấy cá Dày thuộc nhóm cá ăn động vật. Theo Nikolxki (1963), những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có tỉ lệ chiều dài ruột so với chiều dài chuẩn ≤1. Từ những đặc điểm về hình dạng, răng, miệng, cho thấy kích thước của ống tiêu hoá có thể dự đoán cá Dày là loài ăn động vật. Để kiểm định lại dự đoán chúng tôi tiến hành phân tích thức ăn trong ống tiêu hoá của cá Dày bằng phương pháp số lượng. Hình 3.2: Hình thái răng, miệng và lược mang cá Dày 3.2.2 Kết quả phân tích thức ăn bằng phương pháp tần số xuất hiện Để kiểm định lại dự đoán tính ăn của cá Dày là ăn động vật bằng hình thái giải phẩu cơ quan tiêu hóa và chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng tiến hành phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Dày bằng phương pháp TSXH và phương pháp đếm điểm. Qua Bảng 3.2 cho thấy thức ăn trong dạ dày của cá Kết gồm có các loại thức ăn sau: cá con, giáp xác, giun, nhuyễn thể, mùn bã hữu cơ và các loại thức ăn khác. Bảng 3.2 : Tần số xuất hiện các loại thức ăn (n=304) Loại thức ăn Số lần bắt gặp Tần số xuất hiện (%) Cá con 49 16,11 Giáp xác 30 9,80 Giun 16 5,20 Nhuyễn thể 10 3,20 Mùn bã hữu cơ 174 57,23 Trong các loại thức ăn trên, mùn bã hữu cơ tần số xuất hiện cao nhất (100 %), kế đến là cá con (16,11%), giáp xác (9,80%) với nhuyễn thể có tần số thấp nhất 3,2 %, Tuy nhiên, thực tế khi quan sát đặc điểm cơ quan tiêu hóa của cá Dày cho thấy mùn bã hữu cơ không phải là thức ăn thích hợp, có thể mùn bã hữu cơ có trong ống tiêu hoá của cá là do cá ăn vào cùng với các loại thức ăn khác ở nền đáy thủy vực như giun, nhuyễn thể. Các loại thức ăn như cá con, giáp xác xuất hiện với tần số cao hơn là 16,11 % và 9,80 %, nhưng loại thức ăn này thường chỉ thấy xương vẩy cá, râu và chân của giáp xác. Điều này cũng cho thấy các loại thức ăn này được cá ưa thích hơn cả. 3.2.3 Kết quả phân tích thức ăn theo phương pháp khối lượng Bảng 3.3: Thành phần và lượng thức ăn trong ống tiêu hoá cá Dày (n=304) Loại thức ăn Tổng điểm theo cỡ thức ăn Phần trăm (%) Cá con 44,55 58,99 Giáp xác 11,57 15,32 Giun 11,53 15,53 Nhuyễn thể 5,7 7,62 Mùn bã hữu cơ 4,9 6,50 Qua Bảng 3.3 cho thấy thức ăn trong dạ dày của cá Dày gồm có các loại thức ăn sau: cá con, giáp xác, giun, nhuyễn thể, mùn bã hữu cơ. Trong các loại thức ăn trên, mùn bã hữu cơ TSXH cao nhất (57,23 %), kế đến là cá con (16,11 %), tiếp đến là giáp xác (9,8 %), giun (5,2%) và nhuyễn thể (3,2%). Tuy nhiên, thực tế khi quan sát đặc điểm cơ quan tiêu hóa và chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng (RLG) của cá Dày cho thấy mùn bã hữu cơ không phải là thức ăn thích hợp, có thể mùn bã hữu cơ có trong ống tiêu hoá của cá là do cá ăn vào cùng với các loại thức ăn khác ở nền đáy thủy vực như giun, nhuyễn thể. Các loại thức ăn như cá con, giáp xác xuất hiện với tần số cao hơn là 16,11 % cho thấy các loại thức ăn này được cá ưa thích hơn cả. Những loại thức ăn này thường thấy ở trạng thái tương đối nguyên vẹn, một số ít thấy xương, vảy cá, chân và râu giáp xác, trong dạ dày của cá Dày còn phát hiện cả những cá thể nhỏ cùng loài chứng tỏ cá Dày là loài có tập tính ăn thịt lẫn nhau. Kết hợp hai phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp đếm điểm để phân tích thức ăn của cá Dày đã cho thấy loại thức ăn là cá con tỉ lệ cao là 54,4%,các thức ăn còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn. Kết hợp kết quả phân tích thức ăn và hình thái giải phẫu có thể nhận định cá Dày là loài cá ăn động vật. Cá con được coi là loại thức ăn quan trọng của cá Dày. 3.3. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về khối lượng cơ thể. Quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá (Nikolxki,1963; Nguyễn Bạch Loan, 1998). Hình 3.3: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng Từ tổng số mẫu thu được là (n = 281 cá đực) sau khi phân tích và lập mối tương qua giữa chiều dài và khối lượng cá cái đã cho ra phương trình là W= 5E-05L 2.8045 , với hệ số tương quan R2 = 0.9182 (với y = W) và phân tích và lập mối tương quan với n = 287 cá cái giữa chiều dài và khối lượng cá cái đã cho ra phương trình là W= 0.0001L 2.6443 với hệ số tương quan R2 = 0.8122 (với y = W) (Hình 3.3).Qua hình 4.4 thể hiện rõ giai đoạn đầu cá sinh trưởng nhanh về chiều dài, còn giai đoạn sau cá tăng trưởng nhanh về khối lượng kể cả con đực cũng như con cái Đặc điểm này phù hợp với qui luật chung về sinh học của cá dùng nhiệt đới. Theo Mai ĐìnhYên (1989) thì sự tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu của đời sống có ý nghĩa thích nghi rất lớn nhằm vượt khỏi sự chèn ép của kẻ thù, quá trình tăng trưởng giữa chiều dài và khối lượng diễn ra song song, trước lúc cá đạt thành thục lần đầu tiên chủ yếu tăng nhanh về kích thước. Sau khi cá đạt được trạng thái thành thục sinh sản thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài giảm đi và ngược lại. Nếu dựa vào nhận định trên và đối chiếu với số mẫu thu được cá có tỷ lệ thành thục khá cao là đương nhiên. 3.4. Sự biến động về hệ số thành thục của cá Hệ số thành thục là một trong các chỉ số để xác định mùa vụ sinh sản và là một trong những điều kiện cần thiết để nhận biết mức độ chín muồi của sản phẩm sinh dục. 0 0.5 1 1.5 2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tháng Phần trăm % Hình 3.4: Biến động hệ số thành thục cá dày qua các tháng Hình 3.4 cho thấy hệ số thành thục trung bình của cá Dày cao nhất vào tháng 5 đạt 1.7±0,02%, tiếp đến là tháng 4 đạt 1.4±0,01%, tháng 6 đạt 1.5±0,02% và thấp nhất vào tháng 11 đạt 0.65±0,01% Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu ta có thể thấy được mùa vụ sinh sản của cá Dầy là vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Kết quả phân tích hệ số thành thục là tương đối phù hợp với độ béo của các tháng. Hệ số thành thục của tháng 6 là 0.742% chỉ cao hơn hệ số thành thục của tháng 4 (0.583%) trong khi độ béo của tháng 6 lại cao nhất (0.015% đối với độ béo Fulton và 0,01% đối với độ béo Clark) là tương đối phù hợp đối với sự phát triển và thành thục của tuyến sinh dục. Nguyên nhân có thể là do số lượng mẫu còn ít nên chưa đại diện được cho quần thể cá Dày trong tự nhiên. Ngược lại hệ số thành thục của tháng 3 là cao nhất (1.487%) tương đương với nó là hệ số béo lại thấp(0,0019% đối với hệ số béo Clark và 0,002 đối với hệ số béo Fulton).Điều này chứng tỏ cá thành thục sinh dục và tham gia sinh sản thì hệ số béo thấp. 3.5. Sự biến đổi độ béo Fulton và Clark Độ béo Fulton và Clark của cá Dày thu được ngoài tự nhiên biến đổi theo sự thành thục và thời gian không lớn trong 3 tháng 3-4-5 (Hình 3.5) và thay đổi từ 0,0019%-0,0015%-0,0020% (độ béo Clark) và từ 0,0020%-0,0016%-0,0020% (độ béo Fulton). Tuy nhiên, độ béo của cá Dầy đột ngột tăng cao trong tháng 6 lên 0,015% đối với độ béo Fulton và 0,01% đối với độ béo Clark. Hình 3.5: Biến động độ béo của cá theo thời gian Kết quả trên có được là do ở giai đoạn từ tháng 3-5 là giai đoạn cá thành thục sinh dục và sinh sản nên ở thời kỳ này cá huy động toàn bộ chất dinh dưỡng cho sự thành thục sinh dục và sinh sản dẫn đến đon béo ở những tháng này thấp. Thấp nhất là tháng 4 Fulton là 15,6x10 4 và Clark là 14,9x10 4 . Sang tháng 6 đến tháng 11 các độ béo của cá không tăng thêm và cho đến tháng 12 độ béo Fulton là 117,05x10 4 và Clark là 16,5x10 4 giảm đến tháng 4 năm sau do cá đã tham gia sinh sản xong, lúc này thời tiết bước vào đầu mùa mưa là điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá Dày. Sự thay đổi độ béo qua các tháng có dao động nhưng không khác biệt nhiều. Cá bắt đầu chuyển sang giai đoạn thành thục sinh dục, tích lũy chất dinh dưỡng sẽ được chuyển sang cho tuyến sinh dục nên độ béo của cá bắt đầu giảm. Điều này cho thấy cá ở tháng 3, 4, tuyến sinh dục phát triển tương đối lớn nên độ béo giảm dần là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên bởi số lượng mẫu thu trong tháng này sản phẩm sinh dục đã thành thục. Khi đối chiếu với sự thành thục của cá cho thấy những cá này có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III, IV, đây là thời kỳ mà cá cần huy động chất dinh dưỡng đã tích lũy trong cơ thể để tạo sản phẩm sinh dục. 4. KẾT LUẬN - Cá Dày có miệng giữa, rộng, có thể co duỗi được, rạch miệng nằm ngang, rạch miệng kéo dài chạm đến đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng nhọn chắc và bén, răng hàm dưới và răng vòm miệng có dạng răng chó. - Vẩy lớn vừa, phủ khắp thân và đầu, có một số vẩy nhỏ phủ lên gốc vi đuôi và vi ngực. Cá Dày có 22,23±0,24 vẩy quanh cuống đuôi, vẩy dưới đường bên 10,05±0,6, vẩy trên đường bên có 5,39±0,04 và có từ 61,83±0,24 dao động trong khoảng 50-72 vẩy đường bên. Đường bên hoàn toàn, nhưng bị gãy khúc ở hai nơi, một ở khoảng thứ 18 và một ở khoảng thứ 23, ở mỗi nơi gãy đường bên thụt xuống một hàng vảy đoạn sau của đường bên nằm trên trục giữa thân, cuống đuôi ngắn. - Cá Dầy có 38-41 tia vi lưng, 26-29 tia vi hậu môn, 16-18 tia vi ngực và 6 tia vi bụng. Số lược mang trên cung mang thứ nhất là 19-22. - Lược mang xếp thành hai hàng trên xương cung mang và lược mang biến thành những núm có nhiều gai bén, số lược mang trên cung mang thứ nhất là 19-22. - Tỷ lệ các chỉ tiêu hình thái phân loại: Dài chuẩn/ cao thân là 4,281-7,782; Dài đầu/ dài chuẩn là 0,283-0,403; Dài đầu/ đường kính mắt là 5,779-10,275; Dài đầu/ khoảng cách 2 mắt là 3,003- 5,378; Dài cuống đuôi/ cao cuống đuôi là 0,535-0,905; Đường kính mắt/ dài chuẩn là 0,030- 0,057; Khoảng cách 2 mắt/ dài chuẩn là 0,064-0,112; Cao thân/ dài chuẩn là 0,128-0,234 và cao thân/ cao cuống đuôi có giá trị là 1,234-2,059. - Cá Dày là loài cá dữ điển hình, ăn động vật, có tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG là 0,653. Tỉ lệ cá con và giáp xác chiếm tỉ lệ cao 42,1% và 30,8% có thể nói đây là 2 loại thức ăn ưa thích của cá. - Độ béo của cá cao nhất ở tháng 3 và thấp nhất ở tháng 5. - Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá đực chặt chẽ và phương trình W= 5E- 05L 2.8045 , với hệ số R 2 = 0,9182. Còn tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá cái với phương trình W = 0.0001L 2.6443 , với hệ số R 2 = 0,8122. - Hệ số thành thục cao nhất ở tháng 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Biswas(1993). Manual of Methods in Fish Biology, South Asian Publishers Pvt Ltd., New Delhi. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (2006). Định loại động vật không xương sống nước ngọt miền Bắc Việt Nam. Nxb Khoa Học Kỹ Thuật. Dennis R.Lassuy(1984). Diet, intestinal morphology and nitrogen assimilation efficiency in the damselfish Stegastes lividus, in Guam. Environmental Biology of Fishes, Vol 10(3). Dương Nhựt Long (2003). Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ. Mai Đình Yên(1978). Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Bạch Loan, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Hữu Lộc và Đặng Thị Thắm(2006). Đặc điểm hình thái và sinh học sinh sản của cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801). Tạp chí nghiên cứu khoa học Đại Học Cần Thơ 2006. Nguyễn Văn Thường (2004). Tổng quan về thành phần loài và phân bố của cá họ Channidae. Tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ chuyên ngành thủy sản 2004. Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long và Bùi Châu Trúc Đan (2004). Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cá Kết (Kryptopterus bleekeri Gunther, 1864). Tạp chí nghiên cứu khoa học Đại Học Cần Thơ 2006. [...]...Nguyễn Xuân Quí và Clive Pinder – Steve Tilling (2001) Định loại các nhóm động vật không xương sống thường gặp ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội Nikolsky,G.V(1963) Sinh thái học cá Người dịch Phạm Thị Minh Giang(1973) NXB Đại học Smith H.M (1945) The freshwater fishes of Siam or Thailand US Nation, Mus, Bull Trương thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) Định lọai cá nước ngọt vùng Đồng bằng... Nation, Mus, Bull Trương thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) Định lọai cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu long Khoa Thủy Sản Trường Đại học Cần thơ Võ Văn Phú và Bùi Minh Thắng (2008) Đặc tính dinh dưỡng của cá Sỉnh gai ( Onychostoma laticeps Gunther 1896) tại hồ Phú Ninh và vùng phụ cận tỉnh Quảng Nam” Tạp chí khoa học Đại Học Huế 2008, tập15(49) ABSTRACT The research was conduced from March 2011... Novembe The above results are very important to the next research on breeding and nurseries of this fish on Mekong Delta in the future Keywords: Morphology, taxonomy, nutrition, fecundity, Snakehead, Channa lucius . tài Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và đặc điểm dinh dưỡng Cá dày (Channa lucius Cuvier, 1831) ” được thực hiện. Đề tài thực hiện nhằm cung cấp một số luận cứ khoa học về đặc điểm hình thái. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CÁ DÀY Channa lucius Cuvier 1831 Tiền Hải Lý 1 và Bùi Minh Tâm 2 1 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Bạc Liêu 2 Khoa Thủy sản, . ý và tiến dần vào thị trường cá cảnh cùng với các loài cá khác thuộc họ cá lóc như: cá lóc bông (Channa micropeltes), các loài cá lóc đen (Channa striata), cá chành dục (Channa gachua) và cá

Ngày đăng: 24/08/2015, 09:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan