Báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương thành phố hải phòng

36 313 0
Báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương thành phố hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục I. Lịch sử hình thành và phát triển 1 II. Mô hình tổ chức chi nhánh và chức năng nhiệm vụ các phòng. 4 1. Mô hình tổ chức 4 2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng: 6 2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn (KH số 1): 6 2.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (khách hàng số 2): 8 2.3. Phòng khách hàng cá nhân: 10 2.4. Phòng quản lý rủi ro (bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề): 12 2.5.Tổ quản lý nợ có vấn đề: 15 2.6. Phòng kế toán giao dịch: 16 2.7. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: 19 2.8. Phòng tiền tệ kho quỹ: 21 2.9. Phòng Tổ chức – Hành chính: 22 2.10. Phòng thông tin điện toán: 24 2.11. Phòng tổng hợp: 25 III. Tình hình hoạt động kinh doanh 26 1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu 26 2. Một số tồn tại và nguyên nhân 29 2.1. Tồn tại 29 2.2. Nguyên nhân 29 3. Một số mục tiêu và biện pháp triển khai nhiệm vụ năm 2007. 31 3.1. Một số chỉ tiêu định hướng: 31 3.2. Một số giải pháp thực hiện. 32 3.2.1. Về công tác huy động vốn 32 3.2.2. Hoạt động tín dụng đặt ra hàng đầu là tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả, bền vững: 32 3.2.3. Công tác kiểm tra giám sát và đảm bảo an toàn trong kinh doanh 34 3.2.4.Về hoạt động tài trợ thương mại và phát triển dịch vụ sản phẩm NH 34 3.2.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức 35

I. Lịch sử hình thành và phát triển Thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính phủ) về chuyển hoạt động ngành Ngân hàng sang kinh doanh và Quyết định 31 của Tổng Giám đốc (Nay là Thống đốc) ngân hàng nhà nước Việt Nam về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, ngày 01 tháng 06 năm 1988, Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hải Phòng được thành lập và đi vào hoạt động, đến nay đã được 18 năm. 18 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động của Ngân hàng Công thương Hải Phòng đã tập trung sức mạnh tổng hợp, phát huy nội lực, vươn lên từ khó khăn không ngừng đổi mới và phát triển, khẳng định vị trí là một trong ngững NHTM hàng đầu, thể hiện thế đi lên vững chắc và khả năng to lớn góp phần thực hiện có kết quả chính sách tiền tệ - tín dụng Quốc gia, từng bước hạn chế và đẩy lạm phát, thúc đẩy sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, góp phần vào phát triển kinh tế của cả nước với 3 chương trình kinh tế lớn, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế của Đảng, Nhà nước, góp phần tạo ra bước phát triển mới của kinh tế xã hội thành phố cảng Hải Phòng. * Quá trình xây dựng và trưởng thành Giai đoạn từ 1988 – 1990: Hoàn thiệnbộ máy tổ chức cán bộ cho phù hợp với mô hình của Ngân hàng thương mại Từng bước xây dựng hoàn thiện tổ chức theo mô hìn một Ngân hàng chuyên doanh phù hợp với tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế. - Tháng 7/1987, Hải Phòng được làm thí điểm việc chuyển hoạt động Ngân hàng sang hạch toán kinh doanh. Từ Ngân hàng Nhà nước thành phố Hải Phòng chuyển thành Ngân hàng Nông-Công-Thương. Đây là một mốc quan trọng mang tính lịch sử- lần đầu tiên ngành Ngân hàng Việt Nam được Nhà nước chính thức xác định có chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng, đồng thời với chức năng quản lý. - Tháng 6/1988 Ngân hàng Công thương Hải Phòng được thành lập, gồm Hội sở Ngân hàng thành phố và 4 chi nhánh trực thuộc 3 quận nội thành và thị xã Đồ Sơn. Đây là bước tiếp theo của việc chuyển hoạt động Ngân hàng sang kinh doanh, hạch toán kinh doanh phụ thuộc NHCT.VN với tổng số CBCNV là 586 người. Giai đoạn này bộ máy của Ngân hàng Công thương được hình thành tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước, từ đó có điều kiện tách bạch được chức năng: quản lý và kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đi vào thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.Ngân hàng Công thương đi vào hoạt động kinh doanh. Với vinh dự là đơn vị được làm thí điểm, Ngân hàng Công thương Hải Phòng đã có nhiều đóng gópcho sự nghiệp chung. Cùng với Trung ương soạn thảo và thực hiện thí điểm chế độ tiền lương kinh doanh, đóng góp ý kiến với Trung ương chỉnh sửa các quy định về cân đối và điều hành vốn kinh doanh, phát hiện và kiến nghị với Trung ương khắc phục những mâu thuẫn, bất hợp lý trong mối quan hệ điều hành ngang-dọc. + Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy: Tháng 10/1990, Pháp lệnh Ngân hàng được công bố và bắt đầu có hiệu lực thi hành trong cả nước. Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập theo quyết định 402/QĐ- HĐQT của Hội đồng Bộ trưởng – là một Ngân hàng Thương mại đa năng, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ trong kinh doanh và tài chính, trực tiếp làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước… các chi nhánh tỉnh, thành phố là chi nhánh cơ sở, thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Từ đó đến nay mô hình tổ chức của bộ máy Ngân hàng Công thương Hải Phòng không ngừng được kiện toàn từ thành phố đến các chi nhánh trực thuộc. + Đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và không ngừng mở rộng, đa dạng hóa kinh doanh ngân hàng. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của Ngân hàng Công thương Hải Phòng, phân cấp giao quyền quản lý cán bộ và điều hành kinh doanh cho các chi nhánh trực thuộc. - Quy hoạch và đào tạo cán bộ là trọng tâm của công tác tổ chức cán bộ. Thực hiện chủ trương đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của ngành kết hợp với công tác quy hoạch cán bộ, đã cử nhiều cán bộ theo học các lớp đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau: Đào tạo trên đại học, đào tạo đại học, trung học tại chức trong và ngoài ngành, đào tạo ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh tế đối ngoại, bồi dưỡng kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức pháp lý,… Qua đó, cán bộ công nhân viên đã nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn và phong cách giao dịch. Giai đoạn từ 1991 đến nay: Ngân hàng Công thương Hải Phòng vận động nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục xây dựng đổi mới hoạt động ngân hàng của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng. Tháng 5/1990, nhà nước ban hành pháp lệnh: Pháp lệnh nhà nước và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Đây là bước tiến quan trọng trên hành trình hợp pháp hóa toàn bộ hoạt động ngân hàng. Vấn đề cải tiến, đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng đã thực sự trở thành một trong những khâu đột phá của công cuộc đổi mới nền kinh tế. Hệ thống tổ chức ngân hàng từ đây mới thực sự chuyển từ “một cấp” sang “hai cấp”, tách bạch chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước với mọi hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo nguyên tắc tự chủ tài chính của ngân hàng thương mại. Giai đoạn này chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng tiếp tục quá trình xây dựng đổi mới là: * Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức theo mô hình của ngân hàng thương mại, phù hợp với tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế. Từ ngày 01/10/1994 theo quyết định của TGD Ngân hàng Công thương Việt nam, chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng đã thực hiện thí điểm mô hình ngân hàng hai cấp, gồm năm chi nhánh trực thuộc thẳng NHCTVN và được hạch toán kinh tế nội bộ. Từ tháng 7/1998 đến nay do đặc điểm tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của Ngân hàng Công thương Thị xã Đồ Sơn, TGD NHCTVN đã quyết định là chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Hải Phòng, tổng số cán bộ công nhân viên của toàn chi nhánh hiện nay là 186 người, trong đó có 72% là nữ. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 70% có trình độ đại học và tương đương đại học. Về bộ máy tổ chức: chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng có 112 người. - 01 Hội sở giao dịch - 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ (trong đó có hai phòng giao dịch) - 01 bàn tiết kiệm tại hội sở - Hai chi nhánh cấp 2 trực thuộc là: Chi nhánh Đồ Sơn: có 50 cán bộ công nhân viên với 5 phòng nghiệp vụ. Chi nhánh Tô Hiệu: có 24 cán bộ công nhân viên với 4 phòng nghiệp vụ. * Quy mô hoạt động kinh doanh không ngừng phát triển, thực hiện chỉ đạo của NHCTVN với phương châm: “đi vay để cho vay” và “phát triển an toàn hiệu quả”. * Cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kinh doanh từng bước được tăng cường đã bắt đầu đáp ứng được nhu cầu mở rộng nghiệp vụ quan hệ thanh toán quốc tể, kinh doanh ngoại hối để thực hiện kinh doanh đa năng tiếp cận dần với công nghệ ngân hàng tiên tiến. II. Mô hình tổ chức chi nhánh và chức năng nhiệm vụ các phòng. 1. Mô hình tổ chức Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng 2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng: 2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn (KH số 1): _Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng , quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN). Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. _Nhiệm vụ: 1. Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn 2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử ; làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN đến các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp lớn. 3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCTVN. 4. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định khác hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCTVN. + Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. + Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phải có trách nhiệm và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí. + Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi các khoản cho vay này 5. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCTVN. Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ nhóm 2,3,4,5. Phối hợp với phòng Quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc phòng mình đã cho vay trước đây. 6. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro. 7. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh và NHCTVN. 8. Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. 9. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh. 10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc Chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết. 11. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. 12. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. 13. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 2.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (khách hàng số 2): _Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng , quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNV&N. _ Nhiệm vụ: 1. Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các DNV&N. 2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử ; làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN đến các khách hàng là DNV&N. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là DNV&N. 3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCTVN. 4. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định khác hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCTVN. + Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. + Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phải có trách nhiệm và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí. + Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi các khoản cho vay này 5. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCTVN. Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ nhóm 2,3,4,5. Phối hợp với phòng Quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc phòng mình đã cho vay trước đây. 6. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro. 7. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh và NHCTVN. 8. Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. 9. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh. 10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc Chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết. 11. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. 12. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. 13. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 2.3. Phòng khách hàng cá nhân: _ Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng , quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN). Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. _ Nhiệm vụ: 1. Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và NHCTVN. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng trongnghiệp vụ huy động vốn đối với cá nhân. Kiểm soát tất cả các bút toán giao dịch thuộc thẩm quyền và phạm vi phòng quản lý. 2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử ; làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN đến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là cá nhân. 3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCTVN. 4. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định khác hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCTVN. + Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. [...]... kết, công khai, chăn lo cải thiện đời sống sinh hoạt và điều kiện làm việc cho người lao động trong cơ quan Mục lục I Lịch sử hình thành và phát triển 1 II Mô hình tổ chức chi nhánh và chức năng nhiệm vụ các phòng .4 1 Mô hình tổ chức 4 Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng 5 2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng: ... Hành chính: _ Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiên công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCTVN Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh _ Nhiệm vụ: 1 Thực hiện quy định của Nhà nước và NHCTVN có liên quan... đối với hệ thống thông tin tại chi nhánh Thực hiện lưu trữ, phục hồi thông tin toàn chi nhánh 7 Phối hợp các phòng nghiệp vụ để dề xuất các sản phẩm mới và công nghẹ mới, đưa ra các yêu cầu về nâng cấp, sửa đổi hệ thống, triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh 8 Thiết kế và xây dựng các tiện ích phục vụ yêu cầu chỉ đạo điều hành cho Ban lãnh đạo chi nhánh trên nguyên tắc không... giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh 2 Làm đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCTVN 3 Làm công tác thi đua của chi nhánh 4 Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng màng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình NHCRVN quyết định Là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học của chi nhánh 5 Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng 6.Làm các... Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng Chi nhánh 4 Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo quy định hiện hành 5 Chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh 6 Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh (Đối... quan chức năng 13 Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng 14 Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao 2.10 Phòng thông tin điện toán: _ Chức năng: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh Bảo trì bảo dưỡng máy tính đẩm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh _ Nhiệm vụ: 1 Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối... phẩm thương mại) 11 Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng 12 Làm một số công việc khác do Giám đốc giao 2.11 Phòng tổng hợp: _ Chức năng: Phòng tổng hợp là phòng nghiẹp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cá hoạt động hành năm của chi nhánh. .. NHCTVN 4 Phối hợp với bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng kế toán kiểm soát, đối chi u các bút toán phát sinh trên tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các sai sót, chênh lệch theo quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán hiện hành 5 Phối hợp với các phòng khách hàng thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh; tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. .. thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ Thực hiện linh hoạt nhanh nhạy công cụ lãi suất, chính sách khách hàng; phối hợp chặt che giữa các phòng nghiệp vụ thực hiện chính sách tiếp thị với từng loại khách hàng, qua đó chi nhánh tiếp thị với từng loại đối tượng khách hàng, qua đó chi nhánh xây dựng kế hoạch và triển khai công tác thu hút, chăm sóc và gìn giữ khách hàng để tăng trưởng mạnh và chủ động cân... NHCTVN Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sư dụng các sản phẩm ngân hàng _Nhiệm vụ: 1 Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện mở, đóng giao dịch Chi nhánh hàng ngày 2 Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: a Mở, đóng các tài khoản (ngoại tệ và VND) b Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản c Bán séc, ấn chỉ thường cho khách hàng . nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng 2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng: 2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn (KH số 1): _Chức năng: Là phòng nghiệp. doanh thực tế của Ngân hàng Công thương Thị xã Đồ Sơn, TGD NHCTVN đã quyết định là chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Hải Phòng, tổng số cán bộ công nhân viên của toàn chi nhánh. Thống đốc) ngân hàng nhà nước Việt Nam về tổ chức và hoạt động Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, ngày 01 tháng 06 năm 1988, Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hải Phòng được thành lập

Ngày đăng: 23/08/2015, 18:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan