Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thanh Hải huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

137 1.5K 13
Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thanh Hải huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN = = = = = = = = KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI THIỀU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI XÃ THANH HẢI, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG Tên sinh viên : Nguyễn Thị Quỳnh Mai Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : KTNNA – K54 Niên khóa : 2009 – 2013 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Dương Nga HÀ NỘI – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Mai i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, người thân và các đơn vị tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo, dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cô khoa Kinh tế & PTNT trong quá trình thực tập của em. Con xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ và gia đình đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho con trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, Cục Thống Kê tỉnh Bắc Giang, UBND xã Thanh Hải, phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới toàn bộ bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành khóa luận, khóa luận của em cũng không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô để giúp đỡ em có thể phát huy kiến thức một cách hiệu quả sau khi ra trường. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Quỳnh Mai ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN 1. Sản xuất nông nghiệp của nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập. Cơ hội và cả những thách thức đang chờ kinh tế Việt Nam nói chung và Nông nghiệp nói riêng. Cùng với đó là mục tiêu làm sao sản xuất nông nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế mà vẫn kết hợp được bảo vệ môi trường - xã hội và quan trọng là tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch nhằm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng. Bởi vậy, chương trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) ra đời. Hiện nay chương trình VietGAP đang được triển khai rộng rãi trên cả nước trên rất nhiều chủng loại rau quả. Vải thiều Lục Ngạn cũng là một trong những sản phẩm đầu tiên được áp dụng quy trình sản xuất VietGAP. Điển hình trong sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP là xã Thanh Hải. Tuy nhiên trong quá trình SX đã đặt ra một số vấn đề khó khăn cho các hộ trồng vải của xã như: Kỹ thuật sản xuất vải AT của nông dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng trang thiết bị còn sơ sài, sản phẩm Vải an toàn chưa có thương hiệu và chưa được chứng nhận…Do đó chúng tôi đi nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thanh Hải huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang” 2. Tôi nghiên cứu đề tài trên với mục tiêu chính là: Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất của quy trình và tình hình triển khai quy trình VietGAP mà từ đó tìm ra định hướng cũng như giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng quy trình vào sản xuất trong toàn xã trong thời gian sắp tới. Đối tượng khảo sát chính là các hộ nông dân sản xuất vải thiều tại xã Thanh Hải. Qua đó có sự so sánh một số chỉ tiêu nghiên cứu với nhóm hộ không áp dụng quy trình VietGAP. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng quy trình của cả 2 nhóm hộ. 3. Trong sản xuất vải thiều, không có sự chênh lệch lớn về đầu tư chi phí cũng như chi phí sản xuất kinh doanh của 2 nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGAP và iii không theo quy trình VietGAP. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất lại có sự khác biệt rõ rệt khi mà hiệu quả của nhóm theo VietGAP cao gần như gấp đôi với sản xuất vải thông thường. Trong giai đoạn 2010 – 2012 thì diện tích và sản lượng vải thiều áp dụng theo quy trình VietGAP tăng lên đáng kể. Năm 2010 diện tích 6,83 ha thì năm 2012 diện tích là 11,608 ha. Về sản lượng, năm 2010 đạt 38,25 tấn tới năm 2012 sản lượng vải VietGAP đạt 67,91 tấn gấp 1,78 lần năm 2010. Về giá cả thì năm nào giá vải VietGAP cũng cao hơn giá vải thường từ 1,25 – 2 lần. Năm 2010 giá vải VietGAP bình quân là 13.000/kg cao hơn 1,86 lần giá vải thường. Năm 2011 là 15.000 đồng/kg cao hơn 2,5 lần vải thường chỉ là 6.000 đồng/kg. Năm 2012 là 20.000 đồng /kg cao hơn 1,67 lần vải thường. Qua khảo sát đánh giá thấy địa bàn xã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đất đai khí hậu để sản xuất vải theo quy trình VietGAP và trong quá trình áp dụng quy trình thì hầu hết các hộ đã chấp hành các quy định trong quy trình như: Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật ( BVTV), quy định về thu hoạch mô hình hợp tác xã (HTX) và nhóm liên kết trong sản xuất vải theo quy trình VietGAP còn rất hạn chế tại địa phương. Giá trị sản xuất vải của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP cao hơn khoảng 1,8-2 lần so với nhóm không sản xuất theo quy trình VietGAP. Bình quân trên 1ha vải thì chi phí sản xuất của nhóm hộ sản xuất theo VietGAP nhỏ hơn khoảng 2,3 triệu đồng so với nhóm hộ không sản xuất theo VietGAP. Để phát triển sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP các hộ nông dân đều chịu nhiều ảnh hưởng tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài, trong đó có những yếu tố thuận lợi những yếu tố cản trở. Ngoài những ảnh hưởng chung, mỗi hộ nông dân cũng có những khó khăn thuận lợi riêng, trong đó khó khăn nhất là từ nhận thức đến điều kiện sản xuất. Trong đó một số yếu tố chính như: Các nhân tố chủ quan: 1. Trình độ kỹ thuật của người sản xuất; 2. Áp dụng khoa học kỹ thuật, 3. Hiệu quả kinh tế…Các nhân tố khách quan: 1.Các iv yếu tố tự nhiên; 2. Thị trường tiêu thụ; 3. Các tác động của các cơ quan ban ngành có liên quan. 4. Hiệu quả của việc áp dụng quy trình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP: Nhìn chung các các công tác tuyên truyền, tập huấn hộ nông dân sản xuất vải thiều an toàn đã được tổ chức, thực hiện trên địa bàn tương đối là hiệu quả, bước đầu đã mang lại hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao đời sống kinh tế đã đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất của người dân. Tuy nhiên trong việc thực hiện theo quy trình VietGAP nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn chưa được khắc phục. 5. Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP và phân tích SWOT, có thể đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải thiều an toàn. - Định hướng: Tập trung sản xuất ổn định diện tích vải thiều hiện có, tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng thâm canh để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là thúc đẩy việc áp dụng quy trình sản xuất VietGAP đối với vải thiều ngày càng rộng rãi trên địa bàn toàn xã. Mục tiêu là đến năm đến năm 2015, xã Thanh Hải góp phần vào tăng diện tích vải được quy hoạch, sản xuất theo quy trình VietGAP đạt khoảng 70%-80% tổng diện tích vải thiều trên cả toàn huyện và có trên 50% diện tích, sản lượng vải thiều được sản xuất, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP. - Giải pháp: 1. Quy hoạch vùng sản xuất, 2. Giải pháp quản lý công tác thực hiện quy trình VietGAP; 3. Áp dụng khoa học công nghệ ; 2. Mở rộng liên kết nhóm sản xuất; 5. Giải pháp về vấn đề thị trường tiêu thụ; 6. Giải pháp cho mô hình HTX; 7. Về chính sách và thể chế. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 2.1.1 Một số khái niệm 5 Bảng 2.1 Lượng phân bón cho ở thời kỳ mang quả tính theo tuổi cây áp dụng quy trình sản xuất VietGAP 16 2.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP 18 2.1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 18 2.2 Cơ sở thực tiễn 23 2.2.1 Tình hình sản xuất rau quả theo GAP trên thế giới 23 2.2.1.1 Tình hình thực hiện các chương trình GAP trên thế giới 23 2.2.2.2 Một số sản phẩm đã áp dụng thành công quy trình GAP trên thế giới 27 2.2.2 Tình hình sản xuất rau quả theo GAP tại Việt Nam 28 2.2.2.1 Một số chủ trương chính sách của Việt Nam về việc áp dụng VietGAP vào sản xuất nông nghiệp 28 2.2.2.2 Một số sản phẩm đã áp dụng thành công quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại Việt Nam 31 2.2.3 Các nghiên cứu liên quan 34 4.1.1 Lịch sử phát triển của cây vải thiều 51 4.2.2 Nguồn lực sản xuất 62 4.2.2.1 Đặc điểm đất đai lao động của hộ 62 4.2.3 Thực trạng áp dụng điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP tại các hộ 64 Thứ nhất, vùng sản xuất 64 77 4.3.3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thanh Hải huyện Lục Ngạn 89 4.4.1 Định hướng phát triển 92 4.4.2 Các giải pháp chủ yếu 92 Để thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất vải nói riêng của các hộ nông dân tại xã Thanh Hải huyện Lục Ngạn, chúng tôi có một vài kiến nghị như sau: 104 * Đối với Nhà nước 104 Đối với Huyện, xã 104 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 111 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Lượng phân bón cho ở thời kỳ mang quả tính theo tuổi cây áp dụng quy trình sản xuất VietGAP Error: Reference source not found Bảng 3.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng xã Thanh Hải Error: Reference source not found Bảng 3.2 Tình hình biến động dân số và lao động của xã Thanh Hải qua 3 năm (2010 - 2012) Error: Reference source not found Bảng 3.3 Tình hình sử dụng đất đai của xã Thanh Hải qua 3 năm (2010 - 2012) Error: Reference source not found Bảng 3.4 Tổng hợp mẫu điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.1 Mức vốn đầu tư hỗ trợ của Dự án FAPQDC cho sản xuất vải thiều VietGAP tại xã Thanh Hải giai đoạn 2010 -2012 Error: Reference source not found Bảng 4.2 Diện tích và sản lượng vải VietGAP xã Thanh Hải trong giai đoạn 2010-2012 Error: Reference source not found Bảng 4.3 Tình hình sản xuất vải thiều VietGAP theo quy mô trên địa bàn xã Error: Reference source not found Bảng 4.4 Biến động cơ cấu sử dụng giống vải thiều tại xã Thanh Hải giai đoạn 2007 - 2012 Error: Reference source not found Bảng 4.5 Cơ cấu giống vải thiều sản xuất tại hộ năm 2012 Error: Reference source not found Bảng 4.6 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra trồng vải thiều Error: Reference source not found Bảng 4.7 Đặc điểm đất đai lao động của hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.8 Một số tư liệu chủ yếu sử dụng cho sản xuất vải của các nhóm hộ Error: Reference source not found vii Bảng 4.9 Nguồn cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV và đánh giá của các hộ sản xuất Error: Reference source not found Bảng 4.10 Kết quả khảo sát tỷ lệ hộ đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV.Error: Reference source not found Bảng 4.11 Tình hình tập huấn sản xuất của các hộ sản xuất Error: Reference source not found Bảng 4.12 So sánh các tiêu chí về điều kiện sản xuất vải ở địa bàn với quy trình VietGAP Error: Reference source not found Bảng 4.13 Đánh giá mức độ thực hiện theo các tiêu chí VietGAP của hộ Error: Reference source not found Bảng 4.14 Chi phí sản xuất của nhóm hộ điều tra 2012Error: Reference source not found Bảng 4.15 Biến động năng suất vải thiều VietGAP giai đoạn 2010 – 2012 Error: Reference source not found Bảng 4.16 Tình hình biến động giá bình quân vải thường và vải VietGAP giai đoạn 2010-2012 Error: Reference source not found Bảng 4.17 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2012 (tính bình quân cho 1 ha) Error: Reference source not found Bảng 4.18 Trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm trồng vải thiều Error: Reference source not found Bảng 4.19 Tỷ lệ hộ mong muốn tham gia sản xuất vải thiều VietGAP trong thời gian tới Error: Reference source not found Bảng 4.20 Dự kiến diện tích vải an toàn của vùng quy hoạch vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 Error: Reference source not found viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN GAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại các nước Đông Nam Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ATTP An toàn thực phẩm BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CC Cơ cấu DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính GAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian KCN Khu công nghiệp KHKT Khoa học kỹ thuật MI Thu nhập hỗn hợp NN Nông nghiệp PTSX Phát triển sản xuất QLCLNLTS Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản TB Trung bình TMDV Thương mại dịch vụ TN Thu nhập TTCN Tiều thủ công nghiệp VA Giá trị tăng thêm VietGAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam ix [...]... để giải quyết vấn đề trên, em xin chọn đề tài nghiên cứu: "Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thanh Hải huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang" 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất theo quy trình VietGAP tại xã Thanh Hải mà từ đó tìm ra một số hướng giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng quy trình vào sản xuất. .. về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP Chủ thể: Các hộ nông dân trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP và không theo tiêu chuẩn VietGAP xã Thanh Hải Khách thể: Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, Hội nông dân các xã, Phòng trồng trọt sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Thanh Hải huyện. .. trình sản xuất VietGAP Sau khi triển khai tại một số địa điểm như thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn đã cho thấy những hiệu quả bước đầu của việc áp dụng quy trình Hiện nay quy trình sản xuất vải sạch theo chương trình VietGAP đang được nhân rộng ra một số địa phương khác như xã Thanh Hải, Quý Sơn….Điển hình trong việc sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP ở Huyện Lục Ngạn là xã Thanh Hải. .. thiều VietGAP mang lại cũng là biểu hiện của sự phát triển kinh tế xã hội của vùng 2.1.1.3 Nội dung, các chỉ tiêu phát triển sản xuất vải thiều VietGAP Phát triển sản xuất ( PTSX) vải thiều VietGAP có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu PTSX vải thiều VietGAP theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng vải thiều bằng cách mở rộng diện tích đất trồng, với... Đề xuất ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất trong toàn xã Thanh Hải nói riêng và toàn huyện trong thời gian tới 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là gì? Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP là gì? Tác động của quy trình sản xuất này tới các sản phẩm nông sản hiện nay là gì? Thực trạng sản xuất vải. .. muốn phát triển thì đòi hỏi phải phát triển toàn diện cả về chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn 6 2.1.1.2 Khái niệm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “ Phát triển vải thiều VietGAP là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và chất lượng vải thiều sản xuất. .. vải của xã Thanh Hải trong thời gian qua? Quy trình này có cho hiệu quả kinh tế đối với người trồng vải tại xã Thanh Hải huyện Lục Ngạn? Các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình vào sản xuất vải thiều VietGAP tại địa phương là gì? Giải pháp chính để VietGAP trở thành quy trình sản xuất phổ biến và hiệu quả trong sản xuất vải thiều là gì? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các... cho PTSX 9 vải thiều VietGAP Do đó khi đánh giá sự phát triển sản xuất vải VietGAP chủ yếu là xem xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất sản xuất như quy mô diện tích, sản lượng, giá trị sản phẩm, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu Đánh giá một cách khách quan nhất việc PTSX vải thiều VietGAP là yêu cầu cấp thiết của việc phát triển kinh tế của vùng 2.1.1.4 Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá... gia sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần phát triển sản phẩm vải thiều trong thời gian tới Vậy, nhóm các nhân tố nêu trên có liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng đến sản xuất vải thiều VietGAP Do vậy việc phân tích, đánh giá đúng sự ảnh hưởng của chúng là cần thiết để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất vải thiều theo. .. cấu các mặt hàng Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu + Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Tức là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm xí nghiệp tạo ra những mặt hàng mới + Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa . vải thi u theo quy trình VietGAP và phân tích SWOT, có thể đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vải thi u an toàn. - Định hướng: Tập trung sản xuất ổn định diện tích vải thi u. theo chiều dọc được thể hiện qua các tác nhân như người sản xuất -& gt; người thu gom -& gt; người bán buôn -& gt; người bán lẻ -& gt; người tiêu dùng. Trong mối liên kết này, thông thường mỗi tác. sản xuất vải thi u VietGAP tại xã Thanh Hải giai đoạn 2010 -2 012 Error: Reference source not found Bảng 4.2 Diện tích và sản lượng vải VietGAP xã Thanh Hải trong giai đoạn 201 0-2 012 Error:

Ngày đăng: 23/08/2015, 09:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

    • Bảng 2.1 Lượng phân bón cho ở thời kỳ mang quả tính theo tuổi cây áp dụng quy trình sản xuất VietGAP

    • PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan