Giáo trình CTXH TS. Mai Thị Kim Thanh

148 1.2K 21
Giáo trình CTXH  TS. Mai Thị Kim Thanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC I. Khái niệm công tác xã hội Công tác xã hội cũng như bất kỳ môn khoa học nào, nó không xuất hiện ngay một lúc dưới dạng hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, quy luật, nguyên lý và phương pháp của nó. Vì vậy để hiểu và trả lời được câu hỏi công tác xã hội là gì? Thì cho tới nay đã có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về nó. Theo F.LuLu Pablo Bộ trưởng bộ xã hội Philippin, chuyên gia tư vấn cho dự án “ Tư pháp vị thành niên” của Radda Barnen: công tác xã hội vừa là một nghệ thuật, vừa là một môn khoa học, là một nghề chuyên môn giúp con người giải quyết những vấn đề của cá nhân, của nhóm (đặc biệt gia đình), của cộng đồng và để đạt được những mối quan hệ thoả đáng về cá nhân, nhóm, cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như: công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, tổ chức cộng đồng, quản lý xã hội và nghiên cứu. Theo Foundation of Social Work Practice ( Cơ sở thực hành công tác xã hội): công tác xã hội là một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn của họ và đạt được vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh, nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn cho công tác xã hội và xây dựng những kĩ năng chuyên môn hoá. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh giảng viên trường Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh: công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ. Qua đó công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn bởi họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm người cụ thể và mang tính tổng hợp cao bởi người làm công tác xã hội phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề gia đình…Công tác xã hội không giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội mà chỉ nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đó là an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể của họ, nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cho cộng đồng, xã hội. Theo Joanf Robertson – chủ nhiệm khoa công tác xã hội trường Đại học Wisconsin – Hoa Kỳ: công tác xã hội là một quá trình giải quyết vấn đề hợp lý nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở các cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội. Theo NASW tổ chức quốc tế phục vụ cộng đồng, gia đình và tổ chức tình nguyện Liên Hợp Quốc: công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp, nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá nhân. Theo ISSWLiên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế (tại đại hội Montrean tháng 72000): công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng người dân giúp cuộc sống của họ ngày càng thoải mái dễ chịu. Vận dụng các lí thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề. Theo quan niệm của các học giả Trung Quốc: công tác xã hội là 1 sự nghiệp và môn khoa học chuyên ngành của nhà nước và xã hội để giải quyết và dự phòng những vấn đề xã hội nảy sinh do thành viên xã hội thiếu khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội hay mất thăng bằng với các chức năng xã hội. Tính năng của nó là điều chỉnh quan hệ xã hội, cải thiện chế độ xã hội, đẩy mạnh xây dựng xã hội, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội thông qua phục vụ xã hội và quản lí xã hội . Theo Crouch.R.C: Công tác xã hội là sự cố gắng hỗ trợ những người không làm chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt được mức độ độc lập cao nhất có thể được. Theo từ điển xã hội học: công tác xã hội là một dịch vụ đã chuyên môn hoámột việc giúp đỡ có tính cá nhân để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt. Với quan niệm phong phú về nội dung công tác xã hội như vậy mà việc nêu lên một định nghĩa thật hoàn chỉnh, chính xác về công tác xã hội không phải là đơn giản. Tuy nhiên, có thể tóm tắt nội dung khái niệm công tác xã hội như sau: Công tác xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho cá nhân, gia đình cá nhân ấy, cho 1 nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn mà tự họ không tìm ra lối giải quyết. Công tác xã hội với trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức năng xã hội của các cá nhân đơn lẻ hoặc trong các nhóm thông qua các hoạt động hướng vào mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường. Dịch vụ xã hội này (công tác xã hội) cung ứng thông tin, tài liệu, sự hỗ trợ tinh thần và các kĩ năng chuyên môn thông qua sự quan tâm giữa người và người nhằm giúp đối tượng có thêm khả năng, điều kiện và hoàn cảnh để họ tự cải thiện cuộc sống của chính mình. Nhân viên công tác xã hội với các kĩ năng được đào tạo về chuyên môn và các kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt được các mục đích được định rõ và do nghề công tác xã hội đặt ra bằng cách vận dụng các phương pháp, kĩ năng cơ bản trong công tác xã hội để làm cho đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu, giải quyết điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp với sự thay đổi mô hình xã hội. Từ định nghĩa trên có thể thấy công tác xã hội chính là một khoa học, một nghề và đối tượng của nó chính là các hoạt động xã hội đặc thù nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng ngăn chặn, khôi phục các chức năng bị suy thoái, đồng thời chính họ tự vươn lên để giải quyết các vấn đề đã và đang đặt ra của mình, từ đó hoà nhập với cộng đồng xã hội.

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC- BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI TS. MAI THỊ KIM THANH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI (SOCIAL WORK) HÀ NỘI 2005 Chương I CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC I. Khái niệm công tác xã hội Công tác xã hội cũng như bất kỳ môn khoa học nào, nó không xuất hiện ngay một lúc dưới dạng hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, quy luật, nguyên lý và phương pháp của nó. Vì vậy để hiểu và trả lời được câu hỏi công tác xã hội là gì? Thì cho tới nay đã có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về nó. Theo F.LuLu Pablo - Bộ trưởng bộ xã hội Philippin, chuyên gia tư vấn cho dự án “ Tư pháp vị thành niên” của Radda Barnen: công tác xã hội vừa là một nghệ thuật, vừa là một môn khoa học, là một nghề chuyên môn giúp con người giải quyết những vấn đề của cá nhân, của nhóm (đặc biệt gia đình), của cộng đồng và để đạt được những mối quan hệ thoả đáng về cá nhân, nhóm, cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như: công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, tổ chức cộng đồng, quản lý xã hội và nghiên cứu. Theo Foundation of Social Work Practice ( Cơ sở thực hành công tác xã hội): công tác xã hội là một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn của họ và đạt được vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh, nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn cho công tác xã hội và xây dựng những kĩ năng chuyên môn hoá. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh - giảng viên trường Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh: công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ. Qua đó công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn 2 bởi họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm người cụ thể và mang tính tổng hợp cao bởi người làm công tác xã hội phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề gia đình…Công tác xã hội không giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội mà chỉ nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đó là an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể của họ, nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cho cộng đồng, xã hội. Theo Joanf Robertson – chủ nhiệm khoa công tác xã hội trường Đại học Wisconsin – Hoa Kỳ: công tác xã hội là một quá trình giải quyết vấn đề hợp lý nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở các cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội. Theo NASW - tổ chức quốc tế phục vụ cộng đồng, gia đình và tổ chức tình nguyện Liên Hợp Quốc: công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp, nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá nhân. Theo ISSW-Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế (tại đại hội Montrean tháng 7/2000): công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng người dân giúp cuộc sống của họ ngày càng thoải mái dễ chịu. Vận dụng các lí thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề. Theo quan niệm của các học giả Trung Quốc: công tác xã hội là 1 sự nghiệp và môn khoa học chuyên ngành của nhà nước và xã hội để giải quyết và dự phòng những vấn đề xã hội nảy sinh do thành viên xã hội thiếu khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội hay mất thăng bằng với các chức năng xã hội. Tính năng của nó là điều chỉnh quan hệ xã hội, cải thiện chế độ xã 3 hội, đẩy mạnh xây dựng xã hội, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội thông qua phục vụ xã hội và quản lí xã hội . Theo Crouch.R.C: Công tác xã hội là sự cố gắng hỗ trợ những người không làm chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt được mức độ độc lập cao nhất có thể được. Theo từ điển xã hội học: công tác xã hội là một dịch vụ đã chuyên môn hoá-một việc giúp đỡ có tính cá nhân để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt. Với quan niệm phong phú về nội dung công tác xã hội như vậy mà việc nêu lên một định nghĩa thật hoàn chỉnh, chính xác về công tác xã hội không phải là đơn giản. Tuy nhiên, có thể tóm tắt nội dung khái niệm công tác xã hội như sau: Công tác xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho cá nhân, gia đình cá nhân ấy, cho 1 nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn mà tự họ không tìm ra lối giải quyết. Công tác xã hội với trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức năng xã hội của các cá nhân đơn lẻ hoặc trong các nhóm thông qua các hoạt động hướng vào mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường. Dịch vụ xã hội này (công tác xã hội) cung ứng thông tin, tài liệu, sự hỗ trợ tinh thần và các kĩ năng chuyên môn thông qua sự quan tâm giữa người và người nhằm giúp đối tượng có thêm khả năng, điều kiện và hoàn cảnh để họ tự cải thiện cuộc sống của chính mình. Nhân viên công tác xã hội với các kĩ năng được đào tạo về chuyên môn và các kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt được các mục đích được định rõ và do nghề công tác xã hội đặt ra bằng cách vận dụng các phương pháp, kĩ năng cơ bản trong công tác xã hội để làm cho đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu, giải quyết điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp với sự thay đổi mô hình xã hội. 4 Từ định nghĩa trên có thể thấy công tác xã hội chính là một khoa học, một nghề và đối tượng của nó chính là các hoạt động xã hội đặc thù nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng ngăn chặn, khôi phục các chức năng bị suy thoái, đồng thời chính họ tự vươn lên để giải quyết các vấn đề đã và đang đặt ra của mình, từ đó hoà nhập với cộng đồng xã hội. II. Phân biệt công tác xã hội với công tác từ thiện, cứu trợ xã hội, bảo đảm xã hội II.1 Phân biệt Công tác xã hội với công tác từ thiện Công tác xã hội với công tác từ thiện về mặt hình thức là hai hoạt động cùng có những khiá cạnh giống nhau đó là xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng thương người và cùng giúp những người trong hoàn những cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, giữa chúng đều có những khác nhau về căn bản do xuất phát từ những mục đích, cách tiếp cận cũng như phương pháp làm việc. Về động cơ: Nếu như công tác từ thiện, động cơ của họ khi làm có thể xuất phát từ cá nhân, từ nhu cầu tâm lý muốn tự khẳng định, bù đắp. muốn tạo uy tín, cũng có thể là mang một màu sắc tôn giáo nào đó như làm phúc, để đức cho con cháu, hoặc cũng có thể là muốn che giấu một điều gì đó… thì ở công tác xã hội, động cơ của nó khác hẳn, vơi quan niệm cho rằng đây là một nghề phi lợi nhuận nên ở đây đối tượng và lợi ích của họ chính là mối quan tâm hàng đầu duy nhất. Về mục đích: Do xuất phát từ động cơ cho rằng đối tượng và lợi ích của họ chính là mối quan tâm hàng đầu duy nhất nên mục đích của công tác xã hội chính là giúp đối tượng có vấn đề phát huy tiềm năng của chính họ để họ tự vươn lên. ở đây, vấn đề của đối tượng sẽ được giải quyết tận gốc và toàn diện. Trong khi đó hoạt động của công tác từ thiện chỉ là phân phối viện trợ của một cá nhân hay tổ chức nào đó, đấy là một hoạt động thường để giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách như lũ lụt, thiên tai, hoả hoạn… vì thế nó không đáo tứng được nhu cầu của đối tượng. 5 Về phương pháp: do công tác xã hội là một khoa học nên phương pháp được thực hiện trong công tác xã hội chính là dựa vào những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã học được từ trường lớp và từ thực tiễn, mà nhân viên xã hội thực thi để giúp đỡ đối tượng, trong khi ở công tác từ thiện chỉ là những hoạt động phân bổ mang tính chu kỳ. Về mối quan hệ: Với quan điểm nghề nghiệp của ngành là những quan điểm về con người, về mục đích cho sự an sinh cỉa họ và những biện pháp đi đến mục đích đó mà trong quan hệ vớu đối tượng, mối quan hệ của người nhân viên xã hội với đối tượng trong công tác xã hội là mối quan hệ bình đẳng, mật thiết, tôn trọng. ở đây nhân viên xã hội tìm hiểu nhu cầu của đối tượng, dùng những kiến thức, kỹ năng của mình phát huy tiềm năng của đối tượng. Làm cùng và làm với họ. Tôn trọng và khuyến khích đối tượng tự chủ động tham gia cũng như tự quyết lấy những vấn đề của chính mình. Trong khi đó ở hoạt động từ thiện, mối quan hệ này khác hẳn, nó là mối quan hệ nhất thời, từ trên xuống, thậm chí có khi mang tính ban ơn. ở đây người giúp đỡ chủ động quyết định, áp đặt có khi làm thay cho đối tượng, còn đối tượng thụ động ngồi chờ. Về kết quả: Xuất phát từ động cơ, mục đích, phương pháp và mối quan hệ khác nhau mà kết quả của hai hoạt động này khác hẳn nhau. Trong khi ở hoạt động công tác xã hội, vấn đề cốt lõi được giải quyết. Đối tượng có thể tự đứng vững trên đôi chân của chính mình sau khi được giúp thì ở hoạt động từ thiện việc giúp đỡ này chỉ mang tính chất xoa dịu nhất thời, nhu cầu chính vẫn chưa giải quyết được,thậm chí đối tượng còn mang tính ỉ lại, chờ đợi. II.2. Phân biệt Công tác xã hội với Cứu trợ xã hội Nếu như công tác xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho cá nhân, gia đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn mà tự họ không tìm ra lối giải quyết thì cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của nhà nước, xã hội, cộng đồng thông qua các chính sách, chế độ, biện pháp và 6 hình thức khác nhau cho các thành viên của xã hội khi họ gặp những khó khăn, rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống hoặc do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thu nhập, tài sản… nhằm tạo điều kiện để họ có thể vuợt qua khó khăn, đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt, tự mình vươn lên hoà nhập trở lại với cộng đồng và xã hội. Cứu trợ xã hội bao gồm: cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội. Cứu tế xã hội: là cứu giúp cho các thành viên của xã hội khi họ gặp những rủi ro, bất hạnh mà cuộc sống bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu không có sự cứu tế thì họ và gia đình có thể bị nguy hại đến cuộc sống, có thể dẫn đến cái chết. ở đây, tính chất của cứu tế là mang tính tức thời, cấp cứu, đôi khi mang tính chất thường xuyên, lâu dài đặc biệt là những trường hợp như: người già cô đơn không nơi nương tựa, người nghèo, người tàn tật - những người không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Trợ giúp xã hội: là sự hỗ trợ thêm bằng tiền, hiện vật hoặc các điều kiện vật chất, tinh thần khác của cộng đồng và xã hội cho các đối tượng khi gặp phải những khó khăn hoặc sa sút nào đó. Họ có thể vẫn cố gắng để tự lo liệu cuộc sống nhưng nếu không có sự giúp đỡ thì cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn và dễ rơi vào tình cảnh bần cùng. ở đây, tính chất của trợ giúp xã hội khác với cứu tế xã hội ở chỗ đối tượng có cơ hội khắc phục hoặc giảm bớt hậu quả, rủi ro, tự vươn lên đảm bảo cuộc sống của mình, sớm hoà nhập trở lại với đối tượng chung của cộng đồng. Trợ giúp vừa có tính tức thời, vừa có tính lâu dài, nhưng lâu dài là chủ yếu. Trợ giúp có phạm vi hoạt động lớn hơn cứu tế xã hội. II.3 Phân biệt Công tác xã hội với Bảo đảm xã hội Nếu như công tác xã hội với trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức năng xã hội của các cá nhân đơn lẻ hoặc trong các nhóm thông qua các hoạt động hướng vào mối 7 quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường, thì bảo đảm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây là một chính sách xã hội vô cùng quan trọng nhằm bảo đảm những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để duy trì, ổn định và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội, mà trước hết là người lao động. Bảo đảm xã hội tập trung ở 3 lĩnh vực chủ yếu là: ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội. Ưu đãi xã hội: là một chính sách có tính đặc thù của Nhà nước dành cho các đối tượng là những người có công với đất nước như: gia đình có công với cách mạng, thương bệnh binh, liệt sĩ và thân nhân của họ… Bảo hiểm xã hội: là một hệ thống chính sách, chế độ nhằm đảm bảo khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong các trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn tới tình trạng bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập từ lao động và việc làm sau khi người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trong một thời gian nhất định. Cứu trợ xã hội: là một chính sách đang được áp dụng ở các địa phương và các nước phát triển nhằm phòng ngừa và bảo vệ những khó khăn có thể xảy ra đối với các cá nhân trong xã hội. Hoạt động này bao gồm: cứu trợ tại gia, bảo vệ trẻ em bị ngược đãi, trẻ em không nơi nương tựa do Nhà nước giám hộ… III. Quan hệ giữa công tác xã hội với một số ngành khoa học xã hội khác. III.1 Quan hệ Giữa Công tác xã hội với Xã hội học Khi xem xét mối quan hệ giữa Xã hội học với Công tác xã hội, thì việc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của mỗi ngành khoa học là cần thiết, để từ đó tìm hiểu sự giống, khác nhau giữa hai ngành khoa học này và những quan hệ giữa chúng. Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển, sự vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử. Nó là khoa học về các cơ chế tác động, các hình thức 8 biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp và các dân tộc. Nói cách khác, Xã hội học là một bộ môn nghiên cứu các mối quan hệ của các sự kiện, các quá trình, cơ cấu và thiết chế xã hội nhằm tìm ra logic của thực tại xã hội và sự vận động của tồn tại đó. Đối tượng của Xã hội học được chia ra làm 2 cấp độ: cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô. Cấp độ vi mô nghiên cứu mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm xã hội, các giai cấp, các tầng lớp xã hội, cũng như mối quan hệ giữa các nhóm, các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng. Còn cấp độ vĩ mô nghiên cứu các quy luật chung và sự đặc thù vận hành của hệ thống xã hội. Công tác xã hội cũng là một khoa học, một nghề, một hoạt động xã hội đặc thù giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng nhằm ngăn chặn, khôi phục các chức năng bị suy thoái và giúp họ tự vươn lên giải quyết các vấn đề đã và đang đặt ra của mình, từ đó hoà nhập với cộng đồng xã hội. Như vậy, xã hội học và công tác xã hội đều giống nhau ở chỗ: cùng quan tâm và giúp đỡ con người, nhóm, cộng đồng xã hôi, nhưng khác nhau ở chỗ: trong khi xã hội học nghiên cứu lĩnh vực xã hội của xã hội, nghiên cứu các hiện tượng xã hội, các mối quan hệ giữa các cộng đồng, giai cấp, tầng lớp xã hội và giữa các cá nhân, hay nói cách khác nó nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội( sự ảnh hưởng của con người tới xã hội và ngược lại), sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, với các cộng đồng trong các tổ chức xã hội và thông qua các tương tác, quan hệ xã hội đó tìm ra những nguyên nhân, hậu quả từ những quan hệ, tương tác trên, dự báo xu hướng những vấn đề này sẽ xảy ra trong tương lai ra sao và đưa ra các giải pháp ngăn chặn… thì công tác xã hội lại chú ý tìm hiểu những mối quan hệ tương tác của con người với nhau trong các tổ chức xã hội như thế nào? Trong những mối quan hệ tương tác đó con người bị mất mát những chức năng nào? từ đó cùng đối tượng đưa ra hướng giải quyết và khắc phục. Ở đây, những cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng mà công tác xã hội quan tâm không rộng như trong xã hội học, nó chủ yếu nhằm vào những người dễ bị tổn thương trong xã hội như: người mắc vào những tệ nạn xã hội, người làm 9 trái pháp luật, người nghèo, người hồi hương, di cư, những người bị tổn thương về mặt xã hội, người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật… Rõ ràng tính chất tổng hợp, đa diện của công tác xã hội đã làm cho nó rất gần với xã hội học về đối tượng và nội dung cùng quan tâm. Tuy nhiên ở mức độ phương pháp luận cùng với hệ thống lý luận của nó như: lý thuyết vị trí, vai trò xã hội, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết giá trị - chuẩn mực… thì xã hội học được coi như nền tảng lý luận, là cơ sở cho những thực hành công tác xã hội. Về vấn đề này Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Triết học Nga P.U. Pavlenok và A.A.Akamalova cũng đã khẳng định: “ Xã hội học trên lý thuyết là phương pháp luận đối với công tác xã hội”. ở đây, xã hội học giúp cho những người làm công tác xã hội nắm được những khái niệm trọn vẹn về xã hội con người như nó vốn có, về những đặc tính của xã hội trong giai đoạn phát triển và chức năng hoá cụ thể của nó, về các quá trình xã hội riêng lẻ, cá biệt, các hình thức hoạt động xã hội riêng lẻ, các cộng đồng xã hội, các nhóm dân cư… Nó còn giúp những người làm công tác xã hội nắm được những kĩ năng thực tế về tổ chức, nghiên cứu, lập chương trình, các phương pháp như: phỏng vấn, tham vấn… khi thực hành nghề và giúp định hướng sự hoạt động xã hội diễn ra trong một môi trường xã hội với những thể chế, cấu trúc xã hội và những nhóm xã hội cần được bảo vệ về mặt xã hội. Ngược lại, những kiến thức và kết quả trong hoạt động công tác xã hội cũng là những minh chứng cụ thể hoá và làm sáng tỏ hơn những khái niệm hệ thống những lý thuyết trong xã hội học, những phát hiện mới mà các nhà xã hội học nghiên cứu. III.2 Quan hệ giữa Công tác xã hội với Tâm lý học Công tác xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho cá nhân, gia đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn mà họ không tìm ra lối giải quyết. Trọng tâm của nó là làm giảm bớt các vấn đề trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức 10 [...]... công xưởng, hầm mỏ bị phá sản, người lao động tại các đô thị bị thiếu ăn, nghèo đói, bệnh tật, nhà ở tồi tàn, các tệ nạn cac hội, bóc lột lao động ở trẻ em và phụ nữ dã man, trong khi đó ở các vùng nông thôn, tình trạng này cũng không khấm khá hơn Nhiều gia đình thiếu đất canh tác do chính sách phát triển công nghiệp đã bỏ làng mạc lên những khi đô thị lớn để kiếm sống vớu đó lượng ngày càng tăng dẫn tới... Á, trường công tác xã hội được thành lập ở Ấn Độ Ở Philippin, nhiều phong trào xã hội, đặc biệt là các tổ chức xã hội như: “ Hội đồng điều phối phúc lợi thanh niên”, “Hội đồng chăm sóc sức khoẻ tinh thần nhằm giáo dục, ngăn ngừa tội phạm 18 trong thanh thiếu niên”… sự lần lượt ra đời vào những năm 1950-1960 Đến năm 1955, “Hiệp hội quốc gia những người làm công tác xã hội” ( NASW) đã thành lập từ 7... hưởng khá phức tạp và gián tiếp đến công tác xã hội qua một số khía cạnh sau: • Nhiều tư tưởng của Freud thể hiện qua văn hoá, từ đó áp dụng trực tiếp vào CTXH • Tư tưởng tâm lí động học trong phân tâm học là lí thuyết kiến giải mạnh đầu tiên trong CTXH • Ảnh hưởng liệu pháp phân tâm học làm nảy sinh cách trị liệu thoáng, cởi mở, lắng nghe nhằm kiếm tìm cách lí giải và hiểu thấu nhân cách • Nhiều thuật... nhân viên trị liệu sử dụng nhiều và thường xuyên trong CTXH • Nhiều quan điểm của Freud được sử dụng để trị liệu: bệnh tâm thần, hành vi có vấn đề, mối quan hệ thời thơ ấu và thời trẻ cũng như tình trạng bị tước bỏ tình mẫu tử trong Công tác xã hội Đại diện cho những người sử dụng lý thuyết phân tâm học về cấu trúc nhân cách vào can thiệp trong CTXH là Bowlby (1951), Rutter (1981) với nghiên cứu về... chúng ta về các tình huống xã hội và những câu chuyện lịch sử của họ Đại diện cho những người sử dụng thuyết hiện sinh vào các biện pháp can thiệp trong CTXH là : Thompson, Rollo Mayo 25 Những nguyên tắc thực hành về cách tiếp cận hiện sinh trong CTXH : • Tự do, trách nhiệm là hạn chế cơ bản về trải nghiệm của mọi người • Tự do chính là sự giải phóng và là một gánh nặng • Sự xác thực chính là điểm... Hệ thống Mô tả Hệ thống tác Nhân viên CTXH và cơ sở Thông tin thêm nhân thay đổi nơi họ làm việc Con người, các nhóm, các gia Khách hàng thực sự đã đồng ý Hệ thống đình, các cộng đồng tìm kiếm nhận sự trợ giúp và đã tự gắn khách hàng sự giúp đỡ và tham gia vào kết vào, các khách hàng tiềm làm việc với hệ thống tác nhân năng là những người mà nhân thay đổi viên CTXH đang cố gắng làm việc với Những người... trong nhiều thập kỷ đẩy con người vào cảnh sống nghèo khổ, bần cùng, xã hội rối ren Các nhà băng kiệt quệ, hàng triệu người lâm vào cảnh thất 16 nghiệp, phong trào bãi công, biểu tình diễn ra tại nhiều đô thị lớn ở châu Âu và Mỹ, thậm chí nhiều cuộc bãi công còn mang tính bạo lực Các hoạt động từ thiện dường như không hoàn thành mục đích mang tính “ cách mạng” ban đầu Nhiều người nhận ra rằng các chương... thay đổi, thì sự thay đổi tác động tới tất cả các phần khác, và các phần khác đó cũng thay đổi Đại diện cho những người đi theo lý thuyết hệ thống : Bertalanffy (1901-1972), Hanson, Mancoske, Siporin, Germain, Giterman và đặc biệt Hearn là người có những đóng góp sớm nhất trong việc áp dụng lí thuyết hệ thống trong công tác xã hội Tuy nhiên, tác động lớn nhất của lí thuyết hệ thống tới công tác xã hội... ruộng công và những lãi tức thu được cũng từ những ruộng công này giao cho người sở tại cày cấy Về sau những nơi này được gọi là “ Cô nhi viện” Trong thời gian từ năm 1862-1945, một cô nhi viện tại gò thị Bình Định theo hình mẫu của Pháp do các sơ đồ dạy dỗ, trường mù Nguyễn Đình Chiểu và trường câm điếc Lái Thiêu được thành lập, ở đây trong khi người Pháp phát triển mô hình công tác xã hội tập trung... Hợp tác- có chung mục đích • Thương lượng- cần đạt được một thoả thuận • Mâu thuẫn- Các mục tiêu của họ đối ngược nhau Một lần nữa việc phân tách bản chất các mối quan hệ với mỗi hệ thống giúp nhân viên CTXH làm sáng tỏ vấn đề và giúp thân chủ tham gia vào các mối quan hệ một cách phù hợp và chân thành I.7 Lý thuyết về vị trí – vai trò xã hội Mỗi xã hội có cơ câu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã

Ngày đăng: 20/08/2015, 10:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHOA XÃ HỘI HỌC- BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

    • NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

      • Xác định vấn đề

  • Lượng giá

    • Thu thập dữ liệu

  • Trị liệu

  • Chuẩn đoán

    • Kế hoạch trị liệu

  • Phỏng vấn là một hình thức thu thập, chia sẻ thông tin và thông tin thu được là câu trả lời của người được phỏng vấn. Mục đích của phỏng vấn là: Thu thập thông tin từ thân chủ hay chia sẻ thông tin cho thân chủ (2) Khảo cứu và đánh giá vấn đề của thân chủ và tình huống liên quan (3) Đưa ra sự giúp đỡ cho thân chủ.

  • Phỏng vấn là một tiến trình hai chiều

  • Thực chất giúp đỡ của phỏng vấn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan