KẾT QUẢ bước đầu điều TRỊ rối LOẠN PHỔ tự kỷ TRẺ EM tại TỈNH THÁI NGUYÊN

4 321 3
KẾT QUẢ bước đầu điều TRỊ rối LOẠN PHỔ tự kỷ TRẺ EM tại TỈNH THÁI NGUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 24 của trẻ em ở một vùng giàu có tại Ấn Độ cho rằng hầu hết các bà mẹ ở đây có 12 năm học và khoảng một nửa trong số đó có 17 năm học, tỷ lệ SDD chỉ 6% [11]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về TTDD thể nhẹ cân và thấp còi của trẻ giữa những bà mẹ có học vấn từ cấp 3 trở lên hoặc dưới cấp 3. Ở những trẻ là con của các bà mẹ có học vấn dưới cấp 3 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thấp còi gấp 1,74 lần (p<0,05; CI 1,11-2,74) và 1,46 (p<0,05; CI 1,0-2,13). KẾT LUẬN Tỷ lệ SDD xã Phúc Thịnh và Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang ở thể nhẹ cân 13,9%; thấp còi 23,3%; gày còm 8,0%. Bà mẹ được uống viên sắt khi mang thai, cân nặng sơ sinh của trẻ, số con trong gia đình, trình độ học vấn của bà mẹ, tình hình kinh tế hộ gia đình là những yếu tố ảnh hưởng đến TTDD của trẻ (p<0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. VDD – UNICEF (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 - 2010: NXBYH, tr.9. 2. Struble MB và Aomari LL (2003), "Position of the American Dietetic Association: Addressing world hunger, malnutrition, and food insecurity", J Am Diet Assoc. 103(8), pp. 1046-57. 3. Nguyễn Thị Thanh Thuấn (2010), “Tình trạng dinh dưỡng, tập quán nuôi dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại 2 xã thuộc huyện Chiêm Hóa-Tuyên Quang”, Tạp chí Nghiên cứu y học. 70(5), tr. 12-16. 4. Lê Thị Hương, Lê Thị Hồng Phượng, Nguyễn Thùy Linh và cs (2012), “Dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của trẻ 24-59 tháng tuổi tại xã Xuân Quang – Chiêm Hóa – Tuyên Quang năm 2011’’, Tạp chí Nghiên cứu y học. 79(2), tr. 194-200. 5. Pham Văn Phú, Jacques Berger và Bertrand Salvignol (2004), "Thay đổi cân nặng và chiều dài của trẻ em dưới 12 tháng tuổi được ăn bổ sung bằng bột sản xuất từ nguyên liệu địa phương có tăng vi chất ở một số vùng nông thôn Việt Nam", Tạp chí Y học thực hành. 496, tr. 95-100. 6. Lê Thị Hương (2009), "Kiến thức thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại một huyện miền núi Thanh Hóa", Tạp chí Y học thực hành. 4(2), tr. 40-47. 7. Lê Thị Hương (2009), "Kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái", Tạp chí Y học thực hành 643, tr. 21-27. 8. Đinh Thanh Huề (2003), "Tình hình suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị", Tạp chí Y học dự phòng. 4, tr. 72. 9. Nguyễn Công Khẩn, Lê Danh Tuyên (2005), "Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ", Hiệu quả của trương trình can thiệp ở VIệt Nam giai đoạn 1999-2004, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, tr. 15-37. 10. Chính phủ (2001), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 (đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 21/2001/QĐ-TTg ngày 22/2/2001, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 11. Nitabhandari, et al. (2002), "Growth performance of affuent Indian children is sililar to that in developed countries", Bull of WHO. 7, pp. 189-195. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRẺ EM TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN PHẠM TRUNG KIÊN, LÊ THỊ KIM DUNG - Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên ĐÀO VĂN DŨNG - Bệnh viện Chỉnh hỡnh và Phục hồi chức năng Thái Nguyên NGUYỄN THỊ KIM NHUNG - Trường Giáo dục&Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thũi TN PHAN THỊ YẾN - Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu điều trị rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ bị RLPTK và các cơ sở điều trị tự kỷ tại Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 4.2013 đến hết tháng 10.2013. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp. Kết quả nghiên cứu: Có 54 trẻ bị RLPTK đang điều trị tại 3 đơn vị điều trị trẻ tự kỷ tại Thái Nguyên, 37 trẻ mắc thể điển hình chiếm 68,5%. Tại 3 cơ sở có 13 nhân viên trực tiếp điều trị tự kỷ, trong đó 8 cử nhân giáo dục đặc biệt (61,6%), 3 kỹ thuật viên phục hồi chức năng (23,1%) và 2 bác sĩ (15,3%). Tỉ lệ cha mẹ của trẻ tham gia điều trị còn thấp. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là PECS, trị liệu hành vi, hoạt động trị liệu. Chỉ có dưới 30,0% cha mẹ phối hợp điều trị cho trẻ tại nhà. Sau 6 tháng can thiệp, những thay đổi về tương tác xã hội và ngôn ngữ không có ý nghĩa, nhưng động tác định hình giảm có ý nghĩa so với trước can thiệp. Kết luận: Chỉ có 13 nhân viên điều trị RLPTK tại Thái Nguyên, chưa có chiến lược điều trị thống nhất. Sau can thiệp, một số dấu hiệu hành vi của trẻ thay đổi có ý nghĩa. Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỷ, trẻ em, Thái Nguyên. SUMMARY The initial results of the treatment for children with Autism Disorder Spectrum in Thainguyen province Objective: to assess initial results of the treatment for children with autism spectrum disorders (ASD) in Thainguyen province. Subjective: children with ASD; Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 25 health centers for ASD treatment in Thainguyen from April to October 2013. Methods: interventional study. Results: There were 54 children with ASD, included 37 had autistic disorder. There are 13 staffs, included 8 bachelors of special education (61.6%), 3 rehabilitative technicians (23.1%) and 2 doctors (15.3%) in three health centres for ASD treatment. PECS, behavious therapy and active therapy were used the most. Only under 30.0% of parents cooperate to educate children with ASD at home. The results showed that after intervention, social interaction, verbal communication of children with ASD were changed insignificantly, on the contrary stereotyped patterns of behavior reduced significantly. Conclusions: There is only 13 staffs to treat children with ASD in Thainguyen and have no an identical treatment strategy. There is significant change in behaviour of children with ASD after intervention. Keywords: Autism, children, Thai Nguyen. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) đang là một vấn đề thời sự trong chăm sóc sức khỏe trẻ em bởi tỉ lệ mắc RLPTK tăng rất nhanh, bệnh gây ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Tại các nước phát triển, tỉ lệ mắc RLPTK tăng 8-10 lần trong 20 năm qua [8]. Tại Việt Nam, chưa có số liệu về tỷ lệ mắc RLPTK trong cộng đồng, nhưng tại các bệnh viện Nhi, tỉ lệ trẻ đến khám và điều trị RLPTK năm 2007 tăng gấp 33 đến 50 lần năm 2000 [3]. Ở Việt Nam, trẻ RLPTK thường được phát hiện và chẩn đoán muộn, theo Bệnh viện Nhi Trung ương tỉ lệ chẩn đoán RLPTK ở trẻ sau 36 tháng tuổi chiếm 43,9% [4]. Hiện nay có hàng trăm phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ như TEACCH, PECS, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, tâm vận động và trị liệu ngôn ngữ Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp khoa học và phù hợp với mỗi trẻ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của điều trị. Tại Thái Nguyên khái niệm tự kỷ còn khá mới mẻ với mọi người và cả nhiều nhân viên y tế, nên việc chẩn đoán tự kỷ thường rất muộn. Phần lớn trẻ tự kỷ tại Thái Nguyên được chẩn đoán và điều trị ban đầu tại các trung tâm lớn ở Hà Nội. Nghiên cứu của Nguyễn Lan Trang (2012) trên 5728 trẻ ở độ tuổi 18- 60 tháng tại thành phố Thái Nguyên thấy tỉ lệ tự kỷ là 0,52% [5]. Tại Thái Nguyên, hiện có ba đơn vị tham gia điều trị trẻ RLPTK, Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên (TGD&HTTEBTTTN) thu nhận trẻ tự kỷ từ năm 2005, đến năm 2012 Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên (BVCH&PHCNTN) chính thức tổ chức điều trị trẻ tự kỷ, bên cạnh hai đơn vị này còn có Trung tâm Ánh Sao (tư thục) cũng nhận điều trị trẻ tự kỷ, nhưng tại các cơ sở này chưa có sự thống nhất trong chiến lược can thiệp cho trẻ RLPTK. Để góp phần xây dựng mô hình can thiệp tự kỷ thống nhất và hiệu quả tại thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả bước đầu điều trị rối loạn phổ tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng công tác điều trị RLPTK tại Thái Nguyên. 2. Đánh giá bước đầu kết quả điều trị RLPTK trẻ em tại Thái Nguyên. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: + Trẻ em đang sống tại tỉnh Thái Nguyên đã được chẩn đoán xác định RLPTK. + Cha mẹ/người chăm sóc những trẻ bị RLPTK. + Nhân viên của các đơn vị điều trị RLPTK tại tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4.2013 đến tháng 10.2013. - Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Thái Nguyên. 2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau. - Mẫu nghiên cứu: chọn mẫu thuận tiện, chọn những trẻ em được chẩn đoán RLPTK nhưng phải tham gia điều trị trong suốt thời gian nghiên cứu. Cha mẹ/người chăm sóc trẻ, nhân viên của các đơn vị điều trị. Chẩn đoán xác định tự kỷ do các bác sĩ nhi khoa, chuyên gia Tâm lý của Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương, Trung tâm Đào tạo và Phát triển giáo dục đặc biệt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện theo tiêu chuẩn DSM-IV[6]. - Chỉ tiêu nghiên cứu: + Trẻ RLPTK: Các chỉ tiêu chung (tuổi, giới), chỉ tiêu bệnh lý (thể, đặc điểm các rối loạn…), chỉ tiêu điều trị (phương pháp, thời gian, mô hình điều trị…). + Nhân viên: Trình độ, nơi đào tạo… - Nội dung can thiệp: Tất cả trẻ được lập hồ sơ theo dõi theo mẫu, trẻ được can thiệp các biện pháp: Trị liệu âm ngữ, ngôn ngữ. Tâm vận động: vận động tinh, vận động thô, chơi tương tác, cử chỉ giao tiếp. Trị liệu cảm giác: tập điều hòa cảm giác. Giao tiếp bằng tranh, ảnh (PECS). Trị liệu hành vi: TEACCH, ABA. - Thu thập số liệu: phỏng vấn, quan sát, đánh giá và ghi chép thông tin. - Xử lý số liệu: Theo phần mềm EPIINFO 7 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Giới Tuổi Trẻ trai Trẻ gái Tổng số p n % n % N % Dưới 2 tuổi 2 3,7 1 1,9 3 5,6 <0,05 2-3 tuổi 20 37,1 7 12,9 27 50,0 3-5 24 44,4 0 0 24 44,4 Tổng 46 85,2 8 14,8 54 100,0 Nhận xét: tỉ lệ RLPTK ở trẻ trai:gái là 5,7:1, chỉ có 5,6% trẻ được chẩn đoán và điều trị ở tuổi dưới 24 tháng, có 44,4% chẩn đoán sau 3 tuổi. Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 26 Bảng 2. Đặc điểm nhân viên tham gia điều trị cho trẻ RLPTK Địa điểm Trình độ NV BV Chỉnh hình và PHCN TGD&HTTEBTTTN Trung tâm Ánh Sao Tổng cộng n % n % n % N % Bác sĩ 2 15,3 0 0 0 0 2 15,3 Kỹ thuật viên PHCN 3 23,1 0 0 0 0 3 23,1 Cử nhân GDĐB 1 7,7 4 30,7 3 23,1 8 61,6 T ổng cộng 6 46,2 4 30,7 3 23,1 13 100,0 Nhận xét: Nhân viên trực tiếp điều trị trẻ RLPTK tại Thái Nguyên hiện còn rất thiếu, chủ yếu là cử nhân sư phạm giáo dục đặc biệt, kỹ thuật viên PHCN chiếm 23,1%. Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng RLPTK trẻ em Giới Thể tự kỷ Tr ẻ trai Tr ẻ gái T ổng số P n % n % N % Thể điển hình 35 64,8 2 3,6 37 68,4 <0,05 Không đi ển h ình 11 20,4 6 11,2 17 31,6 Tổng 46 85,2 8 14,8 54 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ tự kỷ thể điển hình là 68,4%. Với thể điển hình tỉ lệ trẻ trai: gái là 17,5:1. Bảng 4. Tần suất sử dụng các phương pháp điều trị cho trẻ Địa điểm Phương pháp BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng (n=34) Trường GD&HTTETTTN (n=20) Tần suất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % PECS 34 100,0 20 100,0 Hoạt động trị liệu 34 100,0 8 40,0 Tr ị liệu h ành vi 34 100,0 16 80,0 Trị liệu ngôn ngữ 20 58,8 11 55,0 Trị liệu cảm giác 21 61,8 7 35,0 Thuốc bổ sung 34 100,0 0 0 Tham gia của gia đình 10 29,4 6 20,0 Thời gian điều trị 5 ngày/tuần, 1-2 giờ/ngày 5 ngày/tuần, 1-2 giờ/ngày Nhận xét: Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là PECS, trị liệu hành vi, hoạt động trị liệu. Tại BVCH&PHCN 100% trẻ được được điều trị đợt ngắn hạn 52 ngày và bổ sung các vitamin và khoáng chất. Tỉ lệ các bậc cha mẹ tham gia can thiệp cho trẻ còn thấp (dưới 30%). Bảng 5. Các biểu hiện tương tác xã hội trước và sau điều trị Thời điểm Dấu hiệu Trước Điều trị (n=54) Sau 6 tháng (n=54) p n % n % Đáp ứng khi g ọi t ên 16 29,6 19 35,1 >0,05 Giao tiếp mắt 22 42,6 27 50,0 >0,05 Không biết khoe 39 72,2 36 66,7 >0,05 Chỉ chơi một mình 25 46,3 20 37,0 >0,05 Biết chỉ đồ vật 11 20,3 16 29,6 >0,05 Nhận xét: Sau 6 tháng can thiệp, các dấu hiệu tương tác xã hội có thay đổi, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Bảng 6. Các biểu hiện ngôn ngữ trước và sau điều trị Thời điểm Dấu hiệu Trước Điều trị (n=54) Sau 6 tháng (n=54) p n % n % Không nói 17 31,4 14 25,9 >0,05 Nói vài từ đơn 19 35,2 25 46,2 >0,05 Hiểu lời ít 37 68,5 31 57,4 >0,05 Phát âm vô nghĩa 9 16,7 6 11,1 >0,05 Nhại lời 12 22,2 13 24,0 >0,05 Nói một mình 11 20,3 7 12,9 >0,05 Nhận xét: Sau 6 tháng can thiệp, trẻ có tiến bộ về các biểu hiện ngôn ngữ, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Bảng 7. Các biểu hiện hành vi trước và sau điều trị Thời điểm Dấu hiệu Trước Điều trị (n=54) Sau 6 tháng (n=54) p n % n % Đi b ất th ư ờng 37 68,5 25 42,3 <0,05 Chơi rập khuôn 40 74,0 37 68,5 >0,05 Động tác định hình 34 62,9 19 35,1 <0,05 Nhận xét: Sau can thiệp, hiện tượng đi bất thường, động tác định hình giảm có ý nghĩa so với trước can thiệp (p<0,05). BÀN LUẬN Nghiên cứu kết quả điều trị 54 trẻ RLPTK tại Thái Nguyên thấy tỉ lệ trẻ trai: gái là 5,7:1, tỉ lệ này cũng phù hợp y văn và kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nước. Nguyễn Hồng Thúy và CS nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy tỉ lệ này là 5:1 [3]. Nguyễn Thị Hương Giang nghiên cứu tại Thái Bình thấy tỉ lệ trẻ trai mắc bệnh cao gấp 6,4 lần trẻ gái [2]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 5,6% trẻ được chẩn đoán sớm trước 24 tháng tuổi, còn trên 44,4% trẻ được chẩn đoán sau 3 tuổi, kết quả này cũng phù hợp với các tác giả khác ở Mỹ như Mandell (2005) là 3,1 năm [8], Barbaro (2009) là 3-4 tuổi [7], và Noterdaeme (2010) ở Đức là 3,9 năm [9]. Việc chẩn đoán muộn được có thể do hiểu biết của Y HỌC THỰC HÀNH (899) - SỐ 12/2013 27 cộng đồng và ngay cả nhân viên y tế Thái Nguyên về RLPTK còn rất hạn chế. Đội ngũ nhân viên tham gia điều trị cho trẻ tự kỷ tại Thái Nguyên vẫn còn rất thiếu, chỉ có 13 người (tính cả. Từ năm 2005, Trung tâm Chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật Thái Nguyên (nay là Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi Thái Nguyên) là cơ sở đầu tiên tại Thái Nguyên tổ chức can thiệp cho trẻ tự kỷ, Trung tâm có một số nhân viên được đào tạo tại Khoa Giáo dục đặc biệt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đến năm 2012, sau khi đào tạo đội ngũ nhân viên (gồm 2 bác sĩ và 4 Kỹ thuật viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai), Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên tổ chức điều trị cho trẻ tự kỷ theo mô hình của Bệnh viện Nhi Trung ương. Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân điều trị tại các trung tâm này đều được chẩn đoán xác định tại Hà Nội và đã điều trị ngắn hạn tại các trung tâm của Hà Nội trước khi về điều trị tiếp tại Thái Nguyên. Do đội ngũ nhân viên còn thiếu và chưa có chuyên gia về các lĩnh vực chuyên biệt trong can thiệp tự kỷ (chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu….) nên các kỹ thuật can thiệp tại Thái Nguyên còn hạn chế, chỉ tập trung biện pháp trị liệu hành vi, giao tiếp bằng tranh ảnh, tâm vận động. Sau can thiệp chúng tôi thấy trẻ có sự thay đổi về hành vi khá rõ rệt, tỉ lệ trẻ có dáng đi bất thường và động tác định hình giảm có ý nghĩa, nhưng các biểu hiện tương tác xã hội và ngôn ngữ biến chuyển chậm. Tại Thái Nguyên việc phối hợp của gia đình trong điều trị tự kỷ còn rất hạn chế, tỉ lệ gia đình có tham gia can thiệp cho trẻ còn thấp (dưới 30%). Việc điều trị tự kỷ là một cuộc chiến không có điểm dừng, điều trị chỉ có kết quả nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở y tế, giáo dục với gia đình và trường mầm non (với những trẻ có đi học mầm non). Nghiên cứu của Levy S.E và CS cho thấy gia đình và hệ thống giáo dục là nguồn lực chính trong can thiệp tự kỷ [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thúy và CS tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy can thiệp tự kỷ qua giao tiếp bằng tranh sau 6 tháng thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt về giao tiếp mắt, tương tác xã hội [3]. Quách Thúy Minh và CS can thiệp cho 130 trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng thấy sau 3 tháng trẻ có cải thiện tương tác xã hội và ngôn ngữ, sau 9 tháng điểm CARS giảm có ý nghĩa [2]. Sự khác biệt này có thể do thời gian can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ dài (6 tháng), hơn nữa do chúng tôi chưa có chuyên gia về các lĩnh vực ngôn ngữ trị liệu. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang cũng cho thấy sau 12 tháng can thiệp 100% trẻ có cải thiện giao tiếp, ngôn ngữ, vận động [1]. Hiện nay, các cơ sở đào tạo và điều trị của ngành y tế còn chưa thật sự quan tâm đến vấn đề RLPTK trẻ em, trong các chương trình đào tạo chưa giảng dạy về tự kỷ, còn rất ít bệnh viện có đơn vị điều trị tự kỷ. Tại ba bệnh viện đa khoa của tỉnh Thái Nguyên cho đến nay cũng chưa bệnh viện nào tổ chức khám và điều trị tự kỷ. Phải chăng do việc điều trị tự kỷ quá khó khăn, quá tốn kém, hay do chúng ta chưa ý thức được ảnh hưởng của bệnh đến tương lai và khả năng hòa nhập cuộc sống của trẻ mắc tự kỷ. Trong khi tại các bệnh viện không có cơ sở điều trị tự kỷ, thì tại cộng đồng đã có một số cơ sở điều trị tự kỷ do tổ chức từ thiện tài trợ, do cá nhân có chuyên môn về tâm lý trẻ em và cả các bà mẹ sau khi điều trị cho con của mình đứng ra tổ chức nhận điều trị trẻ tự kỷ tại các địa phương (Tuyên Quang, Cao Bằng, Quy Nhơn, Bắc Kạn…). Điều này cho thấy mặc dù đã có tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ của Bộ Y tế [1], nhưng vẫn cần phải có sự quản lý chặt chẽ và hữu hiệu của các cấp, các ngành có liên quan đến vấn đề RLPTK trẻ em hiện nay. KẾT LUẬN: - Tại Thái Nguyên hiện nay chỉ có 13 nhân viên trực tiếp điều trị tự kỷ trẻ em. - Tỉ lệ cha mẹ tham gia phối hợp điều trị còn thấp (dưới 30%). - Sau can thiệp 6 tháng, tương tác xã hội và ngôn ngữ có thay đổi nhưng không có ý nghĩa thống kê; một số hành vi và động tác định hình thay đổi có ý nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2008), Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, Bộ tài liệu Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (theo Quyết định số 1149/QĐ - BYT ngày 01 tháng 4 năm 2008). 2. Nguyễn Thị Hương Giang (2012), Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M-CHAT23, đặc điểm dịch tễ-lâm sàng và phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự kỷ, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 3. Quách Thúy Minh, Nguyễn Hồng Thúy và CS (2008), Một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu cho trẻ tự kỷ tại khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 57(4), 280-88. 4. Nguyễn Hồng Thúy, Quách Thúy Minh (2011), Đánh giá kết quả áp dụng hệ thống giao tiếp bằng tranh để dạy trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Nhi khoa, 4 (4), 459-65. 5. Nguyễn Lan Trang (2012), Thực trạng tự kỷ trẻ em từ 18-60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học. 6. American Psychiatric Association (1994), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder - DSM-IV, Wasington DC, AA. 7. Barbaro J, Dissanayake C (2009). Autism Spectrum disorders in infancy and toddlerhood: A review of the evidence on early signs, early identification tools, and early diagnosis” Journal Developmental Behavior Pediatric 30: 447 – 459 8. Levy SE, Mandell DS, Schultz RT (2009), Autism, Lancet, 374(9701):1627–38. 9. Noterdaeme M, Nickels A.H (2010). Early symptoms and recognition of pervasive developmental disorder in Germany, Autism 14: 575, 5. . loạn phổ tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng công tác điều trị RLPTK tại Thái Nguyên. 2. Đánh giá bước đầu kết quả điều trị RLPTK trẻ em tại Thái Nguyên. . Đánh giá kết quả bước đầu điều trị rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ bị RLPTK và các cơ sở điều trị tự kỷ tại Thái Nguyên trong thời gian từ. of WHO. 7, pp. 189-195. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRẺ EM TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN PHẠM TRUNG KIÊN, LÊ THỊ KIM DUNG - Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên ĐÀO VĂN DŨNG - Bệnh

Ngày đăng: 19/08/2015, 20:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan