NGHIÊN cứu một số yếu tố NGUY cơ và kết QUẢ điều TRỊ đột QUỴ não ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT áp tại KHOA nội TIM MẠCH BỆNH VIỆN đa KHOA THÁI BÌNH

3 693 3
NGHIÊN cứu một số yếu tố NGUY cơ và kết QUẢ điều TRỊ đột QUỴ não ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT áp tại KHOA nội TIM MẠCH BỆNH VIỆN đa KHOA THÁI BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 146 KẾT LUẬN Năm vi khuẩn thường gặp tại BV, theo thứ tự: (1) Acinetobacter baumannii; (2) Pseudomonas aeruginosa; (3) Klebsiella pneumoniae; (4) Escherichia coli; (5) Staphylococcus aureus MRSA+. Acinetobacter baumannii kháng trên 50% hầu hết các kháng sinh lưu hành, trừ: nhóm lipopeptide (0,63%); nhóm β-lactam/sulbactam (khoảng 15 – 30%, Ampicillin/sulbactam, cephaperazone/ sulbactam). Pseudomonas aeruginosa kháng trên 40% hầu hết các kháng sinh lưu hành, trừ: nhóm lipopeptide (4,6%); nhóm Piperacilline/tazobactam và Cephaperazone/ sulbactam (khoảng 15 – 30%). Klebsiella pneumoniae đã xuất hiện kháng carbapenem (10 – 15%). Nguy cơ xuất hiện siêu vi khuẩn mang gene NDM-1. Các kháng sinh còn nhạy cảm từ trên 70%: Cefepime, Piperacilline/tazobactam, Cephaperazone/ sulbactam, carbapenem. Escherichia coli đã xuất hiện kháng carbapenem (1 – 6%). Nguy cơ xuất hiện siêu vi khuẩn mang gene NDM-1. Các kháng sinh còn nhạy cảm từ trên 90%: aminoglycoside, Piperacilline/tazobactam và Cephaperazone/ sulbactam, carbapenem. Đã xuất hiện Staphylococcus aureus giảm nhạy cảm Vancomycine. Nguy cơ xuất hiện VRSA. Các kháng sinh còn nhạy cảm từ 90%: aminoglycoside, Rifampine, Doxycylline, Vancomycine. Trong các VKĐR, tính kháng thuốc của chủng sinh β-lactamase phổ rộng (ESBLs) cao hơn chủng còn lại. Không sử dụng các cephem khi chủng VKĐR phân lập được có sinh ESBLs. E. coli và Kleb. pneumoniae là 2 VKĐR sinh ESBL cao nhất (>40%). Trong 5 vi khuẩn thường gặp, xét ở 5 khoa điển hình: A. baumannii ở ICU kháng thuốc cao nhất; P. aeruginosa ở Nhiệt đới kháng thuốc cao nhất; E. coli ở Nội TM kháng thuốc cao nhất; K. pneumoniae ở ICU kháng thuốc cao nhất; Tụ cầu vàng MRSA+ ở NĐ và CTCH kháng cao nhất; Ở HSTC-CĐ, các kháng sinh nhạy cảm > 80% VK: A. baumannii và P. aeruginosa là colistin; E. coli là carbapenem, nhóm Tazobactam, sulbactam, aminoglycoside; K. pneumoniae là carbapenem; Tụ cầu vàng MRSA+ là Vancomycine và aminoglycoside; Ở Nhiệt Đới, các kháng sinh nhạy cảm > 80% VK: A. baumannii và P. aeruginosa là colistin, tazobactam và sulbactam; E. coli trừ fluoroquinolon, bactrim, cefotaxime; K. pneumoniae trừ fluoroquinolon, bactrim, cefuroxim và ampicillin/sulbactam; Tụ cầu vàng MRSA+ là Vancomycine, aminoglycoside, bactrim; Ở CTCH, các kháng sinh nhạy cảm > 80% VK: A. baumannii và P. aeruginosa là colistin, carbapenem, tazobactam, sulbactam, aminoglycoside; E. coli carbapenem, tazobactam, sulbactam, aminoglycoside; K. pneumoniae trừ imipenem, bactrim, cefotaxime, cefuroxime; Tụ cầu vàng MRSA+ là Vancomycine, aminoglycoside, bactrim; Ở Nội TH, các kháng sinh nhạy cảm > 80% VK: A. baumannii là colistin và sulbactam; P. aeruginosa là colistin, carbapenem, tazobactam, sulbactam, aminoglycoside, ceftadizime; E. coli trừ fluoroquinolon, bactrim, cefotaxime; K. pneumoniae trừ fluoroquinolon, bactrim; Tụ cầu vàng MRSA+ là Vancomycine, aminoglycoside; Ở Nội TM, các kháng sinh nhạy cảm > 80% VK: A. baumannii là colistin, tazobactam, sulbactam, aminoglycoside và bactrim; P. aeruginosa là colistin và tazobactam; E. coli là meropenem, tazobactam, sulbactam, cefepime; K. pneumoniae trừ cefuroxime, bactrim; Tụ cầu vàng MRSA+ còn nhạy cảm kháng sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Văn Dũng (2007). Phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích thống kê với phần mềm STATA 8.0, Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Thị Nam Liên và cs (2010). “Giám sát sự kháng kháng sinh của các vi khuẩn đa kháng tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Tạp chí Y học Lâm sàng, nhà xuất bản Đại học Huế, số 8, trang 14-18. 3. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y khoa, Bộ môn Dịch tễ khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Trần Thị Thúy Phượng và cs (2011). “Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện do các vi khuẩn đa kháng tại bệnh viện Trung ương Huế”. Tạp chí Y học Lâm sàng, nhà xuất bản Đại học Huế, số 8, trang 41-46. 5. Washington W. Jr., Stephen A., William J., Elmer K., Gary P., Paul S. and Gail W. Koneman’s Color atlas and Textbook of Diagnostic microbiology. Sixth Edition. 2007. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÁI BÌNH NGUYỄN DUY CƯỜNG, NGUYỄN THỊ TUYẾT Trường Đại học Y Thỏi Bỡnh TÓM TẮT Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị đột quỵ não trên 190 bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) tại Thái Bình cho thấy: - Các yếu tố nguy cơ kèm theo ở bệnh nhân THA: Tãng mỡ máu chiếm tỉ lệ cao nhất 53,5%; Tãng Uric máu 24,2%; Tiền sử đột quỵ 11,6%; Ðái tháo ðường 8,4%; Rung nhĩ 6,8%. - Kết quả điều trị đột quỵ não ở bệnh nhân THA: Thời gian điều trị trung bình là 14,5 ± 7,8 ngày; Phục hồi, di chứng nhẹ 65 (34,2%); Phục hồi, di chứng nặng 81 (42,6%); Tử vong chiếm tỷ lệ khá cao (23,2%). Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 147 Từ khóa: Tăng huyết áp; Tăng mỡ máu; Di chứng. SUMMARY RESEARCH SOME RISK FACTOR AND TREATMENT RESULTS STROCKE BRAIN IN PATIENTS WITH HYPERTENSION IN THAI BINH PROVINCE Research some of the risk factors and treatment outcome in 190 strock brain patients with hypertension in Thai Binh province shows: - The accompanying risk factors in hypertensive patients: Hyperlipidemia accounted for the highest percentage 53.5%, 24.2%; Increase in blood uric; History of stroke by 11.6%; Diabetes 8.4%; Atrial fibrillation 6.8%. - Results in the treatment of cerebral stroke patients with hypertension: the average duration of treatment was 14.5 ± 7.8 days; Recovery, mild sequelae 65 (34.2%); Recovery, serious sequelae 81 (42.6%) deaths account for a high proportion (23.2%). Keywords: Hypertension, Hyperlipidemia; sequelae. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quị não là bệnh lý thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi trên khắp thế giới, là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tàn tật và tử vong sau bệnh ung thư và bệnh lý tim mạch. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị đã và đang làm giảm tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên tỉ lệ hiện mắc và tàn phế do đột quị vẫn còn cao. Chính vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ dự phòng đột quị là vấn đề hết sức cần thiết đặc biệt trên những BN tăng huyết áp. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau: - Nhận xét một số yếu tố nguy cơ đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp. - Nhận xét một số kết quả điều trị đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn BN: những bệnh nhân THA được chẩn đoán xác định đột quỵ não nằm điều trị tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình từ 1/2011 đến 1/2012. Tiêu chuẩn chẩn đoán: - Tăng huyết áp. - Triệu chứng lâm sàng: Đột qụy; rối loạn ý thức hoặc hôn mê; liệt nửa người. - Có hình ảnh tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính (nhồi máu não, chảy máu não hoặc chảy máu não phối hợp nhồi máu não). 2. Phương pháp nghiên cứu - Lựa chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. - Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ: Tuổi; Giới; THA; Tiền sử TBMN; Tăng mỡ máu; Rung nhĩ; Tăng axit uric. - Nghiên cứu về kết quả điều trị: Thời gian điều trị; Phục hồi, Di chứng vừa; Phục hồi di chứng nặng; Tử vong. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Biểu đồ 1. Phân bố BN theo giới Biểu đồ 2. Phân bố BN theo tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi đột quị não/THA xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 70-79 với tỷ lệ 32,1%, tiếp đó là nhóm 60-69 tuổi chiếm 29,5%, lứa tuổi trên 80 chiếm 18,2%, các lứa tuổi trẻ gặp TBMN ít hơn (lứa tuổi 30-39 chiếm 1,1%) và đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp bệnh nhân nào dưới 30 tuổi. Bảng 1. Phân bố BN theo loại tổn thương Loại tổn thương n % Xuất huyết não 66 34,7% Nhồi máu não 118 62,2% Xu ất huyết + nhồi máu 6 3,1% Tổng 190 100% Trong số 190 bệnh nhân đột quỵ/THA thì nhồi máu não chiếm tỉ lệ cao nhất với 118 bệnh nhân, chiếm 62,2%. Ngoài ra tổn thương xuất huyết não chiếm 34,7%, cả xuất huyết và nhồi máu: chiếm 3,2%. 2. Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp Biểu đồ 3. Đặc điểm tiền sử THA (n= 190) Trong số 190 bệnh nhân nghiên cứu, có tới 152 bệnh nhân có tiền sử THA dưới 5 năm chiếm 80%. Đáng lưu ý là số bệnh nhân được điều trị thường xuyên là rất thấp, chỉ có 28,9%, trong đó: + Tiền sử <2 năm: chỉ 24 bệnh nhân điều trị thường xuyên trong tổng số 66 trường hợp: chiếm 34,6% + Tiền sử 2-5 năm: có 16 bệnh nhân điều trị thường xuyên trong tổng số 86 bệnh nhân, chiếm 18,6% Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 148 Biểu đồ 4. Các yếu tố nguy cơ Trong số 190 bệnh nhân đột quỵ/THA có tới 105 bệnh nhân có kèm theo tăng mỡ máu, chiếm 53,5% cao nhất; 22 bệnh nhân có tiền sử đột quỵ chiếm 11,6%. Số bệnh nhân có kèm theo đái tháo đường và rung nhĩ chiếm tỉ lệ lần lượt 8,4% và 6,8%. Ngoài ra có 46 bệnh nhân có tăng uric máu, chiếm 24,2%. Các yếu tố nguy cơ trên xuất hiện với tần số khá cao, đi cùng với THA, làm cho đột quỵ dễ xảy ra hơn và cũng nặng nề hơn. Rối loạn lipid là yếu tố nguy cơ quan trọng và chiếm 57% các bệnh nhân ĐQN. Tỷ lệ này cũng tương tự nghiên cứu của Dương Thanh Bình: RLMM 59,7%. Điều này chứng tỏ trong thời gian gần đây, đời sống vật chất của người dân dược nâng cao, các thức ăn giàu năng lượng và đây có thể là nguyên nhân gây rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ đột quị não. Bảng 2. Các yếu tố nguy cơ trên cùng BN (ngoại trừ THA) Các yếu tố nguy cơ NMN (n = 118) XHN (n = 66) Kết hợp Chung (n = 190) p N % N % N % N % 0 23 19,5 17 25,7 0 0 40 21 > 0,05 1 67 56,8 35 53,2 3 50 105 55,3 > 0,05 2 12 10,2 8 12,1 1 16,7 21 11,1 > 0,05 3 10 8,5 4 6 1 16,7 15 7,9 > 0,05 ≥4 6 5 2 3 1 16,6 9 4,7 > 0,05 Các BN trong nghiên cứu thường kết hợp THA với các yếu tố nguy cơ khác, THA kết hợp với 1 yếu tố nguy cơ khác chiếm tỷ lệ cao nhất, THA kết hợp với 4 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ thấp nhất. Không có sự khác biệt giữa số lượng các yếu tố nguy cơ và các dạng tổn thương. 3. Kết quả điều trị Bảng 3. Thời gian điều trị TB NMN (n = 118) XHN (n = 66) Kết hợp (n = 6) p THA đơn thuần (n = 93) 13,7 ± 7,4 14,3 ± 8,2 16,3 ± 9,2 > 0,05 Có yếu tố nguy cơ (n = 97) 17,5 ± 9,2 18,1 ± 9,2 20,8 ± 11,2 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 Không có sự khác biệt về thời gian điều trị giữa các dạng tổn thương, tuy nhiên khi BN có thêm một yếu tố nguy cơ sẽ làm kéo dài thời gian nằm viện. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 4. Kết quả điều trị Phục hồi, di chứng vừa Di chứng nặng Tử vong Tổng NMN 45 52 21 118 XHN 20 28 18 66 Kết hợp 0 1 5 6 65 81 44 190 Tỷ lệ phục hồi, di chứng nhẹ 65 (34,2%), di chứng nặng 81 (42,6%), tử vong và xin về để chết 44 (23,2%). KẾT LUẬN 1. Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp Về các yếu tố nguy cơ kèm theo ở bệnh nhân đột quỵ/THA chúng tôi thấy: Tăng mỡ máu chiếm tỉ lệ cao nhất 53,5%; tăng Uric máu 24,2%; tiền sử đột quỵ 11,6%; đái tháo đường 8,4%; rung nhĩ 6,8%. THA kết hợp với 1 yếu tố nguy cơ khác chiếm tỷ lệ cao nhất (55,3%), kết hợp với 2 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 11,1%; kết hợp với 3 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 7,9%; kết hợp với ≥4 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 4,7%. 2. Kết quả điều trị đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp Thời gian điều trị trung bình là 14,5 ± 7,8 ngày. Kết quả điều trị phục hồi, di chứng nhẹ 65 (34,2%), di chứng nặng 81 (42,6%), tử vong và xin về để chết chiếm tỷ lệ khá cao (23,2%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Gia Khải và Cộng sự (2003),Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002, Tạp chí tim mạch Việt Nam số 3 - 2003. 9-34. 2. Lê Đức Hinh và cs (2009), Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, NXB Y học. 3. Dương Thanh Bình (2011), Nghiên cứu 1 số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ của Tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới năm 2010". Tạp chí Y học Việt Nam số 385 tháng 9/2011. 4. Chobanian AV, Bakris GL, Black HR (2003), Seventh report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation and Treatment of high blood pressure, Hypertension 42, 1206-52. 5. Feigin VL (2005), Stroke epidemiology in the developing world, Lancet 365 (9478). 6. Jauch, Edward C (2005), Acute stroke management, eMedicine.com. . Edition. 2007. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÁI BÌNH NGUY N DUY CƯỜNG, NGUY N THỊ TUYẾT. TÓM TẮT Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị đột quỵ não trên 190 bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) tại Thái Bình cho thấy: - Các yếu tố nguy cơ kèm theo ở bệnh nhân THA:. một số kết quả điều trị đột quỵ não ở bệnh nhân tăng huyết áp. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn BN: những bệnh nhân THA được chẩn đoán xác định đột

Ngày đăng: 19/08/2015, 17:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan