Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội

94 419 0
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay khi nên kinh tế đang ngày càng phát triển thì hệ thống ngân hàng cũng phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO và một số tổ chức kinh tế lớn khác,thì nhiều ngân hàng đã ra đời và cùng với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài thì hoạt động của các ngân hàng càng trở nên sôi động. Trong quá trình phát triển của ngân hàng như hiện naykhông thể phủ nhận vaitrò quan trọng của hoạt động thẩm định. Từ khi nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò quan trọng nhất của hoạt động thẩm định, thì hệ thống ngân hàng đã hoạt động thật sự có hiệu quả hơn. Vì chỉ có thẩm định chính xác thì mới đưa ra những quyết định đúng đắn như cho vay hay không cho vay, cho vay bao nhiêu và trong bao lâu….. Tuy nhiên thẩm định lại là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi thời gian và công sức nhiều nên chất lượng của công tác thẩm định đôi khi vẫn còn thiếu xót, chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy, em lựa chọn chuyên đề “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội”. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Quang Trung, Hà Nội em đã nắm được nhiều kiến thức về công tác thẩm định. Song do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của giáo viên hướng dẫn và cán bộ thẩm định tại BIDV Quang Trung để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Hoàng Thị Thu Hà và các cán bộ BIDV Quang Trung đã giúp em hoàn thành thời ký thực tập chuyên đề.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay khi nên kinh tế đang ngày càng phát triển thì hệ thống ngân hàng cũng phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO và một số tổ chức kinh tế lớn khác,thì nhiều ngân hàng đã ra đời và cùng với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài thì hoạt động của các ngân hàng càng trở nên sôi động. Trong quá trình phát triển của ngân hàng như hiện naykhông thể phủ nhận vaitrò quan trọng của hoạt động thẩm định. Từ khi nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò quan trọng nhất của hoạt động thẩm định, thì hệ thống ngân hàng đã hoạt động thật sự có hiệu quả hơn. Vì chỉ có thẩm định chính xác thì mới đưa ra những quyết định đúng đắn như cho vay hay không cho vay, cho vay bao nhiêu và trong bao lâu… Tuy nhiên thẩm định lại là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi thời gian và công sức nhiều nên chất lượng của công tác thẩm định đôi khi vẫn còn thiếu xót, chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy, em lựa chọn chuyên đề “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội”. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Quang Trung, Hà Nội em đã nắm được nhiều kiến thức về công tác thẩm định. Song do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của giáo viên hướng dẫn và cán bộ thẩm định tại BIDV Quang Trung để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Hoàng Thị Thu Hà và các cán bộ BIDV Quang Trung đã giúp em hoàn thành thời ký thực tập chuyên đề. SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUANG TRUNG – HÀ NỘI. 1.Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam và chi nhánh Quang Trung. 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần ĐT&PT Việt Nam được thành lập theo nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng chính phủ. Trong 50 năm hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng đã mang những tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước : - Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957 - Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 - Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc. Hiện nay mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn : khối ngân hàng thương mại quốc doanh (gồm cácsở giao dịch và các chi nhánh trên cả nước); khối công ty hạch toán độc lập (công ty cho thuê tài chính 1, 2, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, …) ; khối các đơn vị sự nghiệp ( trung tâm đào tạo, trung tâm công nghệ thông tin) ; khối liên doanh ( VID PUBLIC BANK, thành lập tháng 5/1992 được đánh giá là ngân hàng liên doanh hiệu quả nhất tại Việt Nam ; liên doanh ngân hàng Lào – Việt thành lập tháng 6/1999 ; liên doanh tháp BIDV, thành lập tháng 11/2005 ) ; khối đầu tư. 1.2.Vài nét về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung. 1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển. Ngày 01/04/2005 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức công bố chi nhánh cấp 1 thứ 76 thuộc khối ngân hàng của BIDV tại địa điểm 53 Quang Trung. Sự ra đời của chi nhánh ngân hàng Quang Trung là một bước cụ thể hóa của chiển lược phát triển đến 2010, kế hoạch kinh doanh 2005- 2007 của BIDV nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh Quang Trung hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa năng trên nền công nghiệp hiện đại hóa để thỏa mãn nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cao cho khách hàng. Nhiệm vụ của ngân hàng đầu tư và phát triển Quang Trung là cung ứng vốn, dịch vụ tài chính cho khu vực dân doanh, cụ thể là các doanh ngiệp nhỏ và vừa. 1.2.2.Sơ đồ, cơ cấu tổ chức của BIDV Quang Trung. 1.2.2.1.Mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh. Sơ đồ 1 : Mô hình tổ chức. 1.2.2.2.Cơ cấu tổ chức. Hiện nay Chi nhánh hoạt động theo mô hình tổ chức TA2, Với 164 cán bộ, độ tuổi bình quân 27,1. Gồm : SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E Giám đốc i ám đ ốc Phó giám đốc 2Phó giám đốc 1 K tác nghiệp Khối ĐVTT K QL nội bộ P QL& DV kho quỹ P TTQTế P DVKHDN P DVKHCN P GiaoDịch 1 P GiaoDịch 2 P GiaoDịch 3 P GiaoDịch 4 P TCHC P TCKToán P KHTHợp P Điện toán Khối QLRR P QLRR P QT tín dụng 3 Giám đốc Khối QHKH P QHKH 1 P QHKH 2 P QHKH 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà - Giám đốc chi nhánh : Điều hành các hoạt động của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung. - Các phó giám đốc : Trợ giúp cho Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, ủy quyền của các giám đốc chi nhánh và theo quy định. - Các phòng ban của chi nhánh được tổ chức thành 5 khối gồm : + Khối quan hệ khách hàng, gồm các phòng: Phòng quan hệ khách hàng I, II, III + Khối quản lý rủi ro : phòng quản lý rủi ro + Khối tác nghiệp : Phòng quản trị tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ + Khối quản lý nội bộ : Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng điện toán + Khối trực thuộc : Phòng giao dịch I, II, III, IV. 1.2.3.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 1.2.3.1.Ban giám đốc: - Giám Đốc : chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước NHĐT & PT nhà nước về hoạt động chung của ngân hàng và quản lý hoạt động của các phòng ban. - Phó Giám Đốc : giúp giám đốc chỉ huy điều hành các chức năng quản trị theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao. 1.2.3.2.Các đơn vị thuộc khối quan hệ khách hàng Các phòng quan hệ khách hàng có các nhiệm vụ: marketing, tiếp thị, phát triển khách hàng, tín dụng, quản lý thông tin, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ, cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý có liên quan đến nhiệm vụ của phòng, tham gia ý kiến đối với các sản phẩm chung của chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh. 1.2.3.3.Các đơn vị thuộc khối quản lý rủi ro. Có nhiệm vụ: quản lý tín dụng, rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, hệ thống chất lượng ISO, kiểm tra nội bộ… SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà 1.2.3.4.Nhiệm vụ của các đơn vị thuộc khối tác nghiệp - Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp huy động vốn từ nhiều nguồn đồng thời xem xét tiến hành cấp tín dụng cho các dự án xin vay vốn. - Phòng thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; phối hợp với các phòng liên quan thực hiện tiếp cận, tiếp thị, phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh. - Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch với KHCN, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà Nước và BIDV, phát hiện , báo cáo, xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ, đứng đắn của chứng từ giao dịch. - Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với KHDN. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy đinh của Nhà Nước và BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp ly, đầy đủ, đúng đắn của chứng từ giao dịch. - Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/ nhạp quỹ.Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưa với giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ. Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định, và một số nhiệm vụ khác. 1.2.3.5.Chức năng của các đơn vị thuộc khối quản lý nội bộ - Phòng kế hoạch - tổng hợp: + Công tác kế hoạch - tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch – tổng hợp. Giúp việc giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Công tác nguồn vốn: Quản lý toàn bộ hoạt động huy động vốn, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh. Thực hiện các quan hệ vốn với hội sở chính, thu thập thông tin, đề xuất, phản hồi về các chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn của BIDV. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. + Công tác khác: Công tác pháp chế - chế độ, làm nhiệm vụ thư ký cho ban SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà giám đốc, công tác marketing - Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện và quản lý công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp.Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động kế toán của chi nhánh (bao gồm cả phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm). Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.Đề xuất tham mưa với giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ hợp lý và đúng chế độ. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại chi nhánhtheo quy định.Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực.Quản lý thông tin và lập báo cáo, quản lý thông tin khách hàng. - Phòng Tổ chức hành chính: + Nhiệm vụ tổ chức – nhân sự: Công tác tuyển dụng cán bộ, công tác điều chuyển, luân chuyển, bố trí sắp xếp cán bộ, công tác đánh giá cán bộ, công tác đào tạo cán bộ, công tác đề bạt bổ nhiệm cán bộ, công tác thi đua khen thưởng, công tác quản lý lao động, công tác quản lý tiền lương, công tác kỷ luật tại chi nhánh, công tác phát triển mạng lưới. + Nhiệm vụ văn phòng: Đầu mối thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng theo quy định, công tác quản trị tại chi nhánh + Công tác khác: Công tác bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn tài sản và con người… - Phòng Điện toán: Là đơn vị đầu mối quản lý, tư vấn, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại chi nhánh. 1.3.Kế quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung. 1.3.1.Hoạt động huy động vốn: - Trong suốt giai đoạn từ năm 2005 khi chi nhánh BIDV Quang Trung bắt đầu được thành lập đến năm 2011 nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiền nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà tiêu biểu là khủng hoảng kinh tế Mỹ, sự tăng lên đột biến của giá dầu thô, giá vàng, mối lo ngại dịch cúm gia cầm, tình hình khủng bố, chiến tranh… Đặc biệt ở Việt Nam đó là quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng và thị trường chứng khoán trong nước… Những biến động này ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế và hoạt động của các tổ chức tín dụng. SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà - Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư: Hoạt động chính của BIDV Quang Trung là kinh doanh tiền tệ, nên hoạt động đầu chính cũng là đầu tư tiền tệ, nguồn vốn có được là do vốn huy động.Sau 05 năm hoạt động cùng với sự chỉ đạo sang suốt kịp thời của ban lãnh đạo, sự năng động nhậy bén, tận tuỵ với công việc của các cán bộ ngân hàng thuộc chi nhánh, BIDV Quang Trung đã đạt được những kết quả rõ rệt trong công tác huy động vốn. Cụ thể như sau: Bảng 1: Huy động vốn của BIDV Quang Trung năm 2006-2011 Đơn vị: tỷ đồng. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Theo đối tượng khách hàng 2910 5100 6000 7015 7540 7740 -TG TCKT 2182,5 3479,73 4893.8 5985,5 5628 5840 -TG của cá nhân 727,5 1620,27 1106,2 1029,5 1902 1900 Theo loại tiền gửi 2910 5100 600 7015 7530 7740 -VNĐ 1979 3900 4015,2 4917,5 4469 4763 -Ngoại tệ 931 1200 1984,8 2097,5 3061 2977 Theo kỳ hạn 2910 5100 6000 7015 7530 7740 -Ngắn han 815 2040 3600 4454,5 4250 5495 -Trung và dài hạn 2095 3060 2400 2560,5 3280 2245 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2006-2011 Qua bảng số liệu trên ta thấy quy mô huy động vốn trong giai đoạn sáu năm từ 2006 đến năm 2011 đã tăng dần qua các năm. Tuy chỉ mới được thành lập từ năm 2005 nhưng năm 2006 chuyển qua năm 2007 đánh giấu sự nhảy vọt trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, tăng từ 2910 tỷ đồng lên 5100 tỷ đồng tức tăng 2190 tỷ đồng. Bước đệm từ năm 2007 đã tạo tiền đề cho sự phát triển của chi nhanh trong những năm tiếp theo. Từ 2007 đến 2011 nguồn vốn huy động có tăng nhưng không có biên độ tăng lớn. SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà 1.3.2.Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng là hoạt động mấu chốt và sinh lời cao nhất cho ngân hàng.Song song với việc huy động vốn, việc sử dụng vốn cũng cần phải có kế hoạch, chiến lược hợp lý.Sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả lớn nhất lại vừa giảm thiểu được những rủi ro là một vấn đề then chốt, quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tại BIDV Quang Trung, doanh số dư nợ cho vay không ngừng được tăng lên. Bảng 2: Dư nợ cho vay 2006-2011 Đơn vị tính: tỷ đồng. Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ 800 1223 1828,89 3438 3590 4329 Ngắn hạn 416 550,35 918 1272,06 1508 1820 Trung và dại hạn 384 672,65 910,89 2165,94 2082 2590 VNĐ 360 840,201 1824,525 2681,64 2787 3702 Ngoại tệ 440 382,799 493,425 756,36 803 627 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2006 – 2011) Tổng dư nợ liên tục tăng qua các năm, từ năm 2006 chỉ là 800 tỷ đến năm 2011 đã gắp hơn 5 lần so với năm 2006 là 4329 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc số tiền cho vay cả ngắn hạn và trung hạn ắt hẳn cũng phải tăng dần qua các năm. Tuy mức độ tăng lên không đồng đều nhưng nhìn chung không có năm nào cho vay thấp hơn năm trước. Cho vay trung và dài hạn là hình thức chủ yếu của ngân hàng, điều này được chứng minh vào năm 2008 tổng cho vay chỉ là 1828.89 tỷ trong đó vay ngắn hạn là 918 tỷ, trung và dài hạn là 910,89 tỷ. Nhưng qua năm 2009 có lượng tăng đáng kể cho vay trung và dài hạn gấp 2,37 lần từ 910,89 tỷ lên 2165,94 tỷ tức tăng 1255,05 tỷ; trong khi đó vay ngắn hạn chỉ tăng có 1.38 lần tức tăng 354.06 tỷ. Tồng dư nợ của năm 2009 là 3438 tỷ tăng 1609.11 tỷ. Đây được đánh giá là một trong những năm hoạt động tốt của chi nhánh. Các năm còn lài dư nợ có tăng nhưng tăng ơ mức độ thấp. SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà 1.3.3.Công tác dịch vụ. Nhằm hướng tới là một ngân hàng thương mại hiện đại, chi nhánh luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Kết hợp giữa phí dịch vụ hợp lý và các dịch vụ hỗ trợ tư vấn, năm 2006 dịch vụ dòng thu được là 4.5 tỷ VND. Trong đó thu lơị nhuận kinh doanh ngoại tệ 1.623 tỷ, thu thanh toán 2.286 tỷ, thu phí ATM 0.075 tỷ, thu phí bảo lãnh 0.206 tỷ, thu ngân quỹ 0.275 tỷ, thu khác 0.035 tỷ. Trong những năm tiếp theo thu dịch vụ ròng vẫn tiếp tục tăng và luôn hoàn thành kế hoạch được giao.Thu dịch vụ ròng năm 2011 đạt 44.7 tỷ đồng, đạt 112% so với kế hoạch được giao, đây là mức thu cao nhất từ trước tới nay của chi nhánh. Bên cạnh thu từ các dịch vụ truyền thống: chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, tín dụng… chi nhánh đã đẩy mạnh tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ như tư vấn phát hành trái phiếu, BIDV directbanking, Vntop, BSMS, thanh toán qua POS, đổ lương qua tài khoản… Đặc biệt chi nhánh Quang Trung cũng đi đầu với vai trò đầu mối cung cấp dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu với giao dịch phát hành trái phiếu thành công của công ty cổ phần Vincom năm 2007, Công ty du lịch và Thương mại Vinpearl năm 2008 ….tăng nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh. Tuy nhiên, những dịch vụ mới và mang lại doanh thu lớn lại tập trung vào những khoản không thường xuyên và không ổn định tại chi nhánh. 1.3.4.Kết quả kinh doanh tại BIDV Quang Trung . Là chi nhánh mới thành lập năm 2005 nhưng chi nhánh Quang Trung đã đạt được một số kết quả tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2011: SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà Bảng 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : tỷ đồng. Chỉ tiêu TH 2008 TH 2009 TH 2010 TH 2011 TH 31/12/20 08 % HT KH I- Chỉ tiêu tăng trưởng 1-Tổng huy động cuối kỳ 6000 7015 7120 7385 101% 2-HĐV bình quân 5900 6323 6845 6985 101% 3-Dư nợ tín dụng bình quân 2295 3438 3590 4329 108% II- Các chỉ tiêu hiệu quả 1-Chênh lệch thu chi (chưa trích DPRR) 70 105 124 136 105% 2-Trích DPRR trong năm 10 5 5 40 100% 3-Tỷ lệ nợ xấu( %) 5 3,30 2,95 2.95 4-Thu dịch vụ ròng 17 25,37 32 44,7 112% (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2006 – 2011) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh cho thấy hoạt động kinh doanh đã đạt được kết quả tốt trong giai đoạn 2008 – 2011.Thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh qua tăng trưởng liên tục qua các năm từ năm 2008 đến năm 2011. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tổng vốn huy động 2009 tăng mạnh so với năm 2008 là 1015 tỷ đồng nhưng đến giai đoạn 2009 – 2011 tỷ lệ tăng vốn huy động tuy vẫn tăng qua các năm nhưng mức tăng là rất thấp. Nhờ các biện pháp đúng đắn của ngân hàng nhà nước và sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo ngân hàng đầu tư và phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn theo định hướng và kế hoạch đã đề ra. Trong giai đoạn này thu nhập thuần năm 2008 là 70 tỷ đã tăng lên 105 tỷ VNĐ năm 2009, đến năm 2010 là 124 tỷVNĐ và năm 2011 tăng mạnh lên 136 tỷ VNĐ.Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2008 – 2011 cũng tăng trưởng nhanh chóng. Huy động vốn bình quân của chi nhánh liên tục tăng qua các năm chứng tỏ sư phát triển của ngân hàng đang rất thuận lợi.Dư nợ tín dụng bình quân cũng tăng liên tục đã cho thấy sự uy tín và thương hiệu của BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Quang Trung nói riêng. SVTH: Nông Cường Thịnh Lớp: Kinh tế Đầu tư 51E 10 [...]... sánh, đối chi u Đây là một phương pháp đơn giản và được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh dùng rất phổ biến trong khi thẩm định các dự án vay vốn Phương pháp này được sử dụng khi cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định nội dung thị trường, tài chính và đặc biệt là khía cạnh kỹ thuật của dự án vay vốn Khi tiến hành thẩm định các dự án các cán bộ thẩm định đã so sánh,đối chi u từng nội dung của dự án với... tế Đầu tư 51E Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21 GVHD: Ths Hoàng Thị Thu Hà 2.5 Nội dung thẩm định 2.5.1 Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn Khách hàng vay vốn là đối tư ng trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư và là người chịu trách nhiệm trực tiếp với các ngân hàng vì vậy khi tiến hành thẩm định các khách hàng vay vốn các cán bộ thẩm định tiến hành một cách tỉ mỉ và thận trọng Khi thẩm định nội. .. này, cán bộ thẩm định xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng vay vốn - Các nội dung chính trong thẩm định, đánh giá khách hàng: + Đánh giá chung về khách hàng + Đánh giá năng lực pháp lý khách hàng + Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành của ban lãnh đạo của doanh nghiệp + Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng + Thẩm định tài chính của khách hàng + Đánh giá công. .. công tác thẩm định Thẩm định dự án đầu tư là công việc không thể bỏ qua của cán bộ làm công tác thẩm định trong phòng tín dụng của ngân hàng đó là công việc hết sức quan trọng được làm trước khi ngân hàng quyết định cho khách hàng vay vốn Công tác thẩm định có những mục đích cơ bản sau: • Công tác thẩm định giúp cho ngân hàng lựa chọn được các dự án khả thi có khả năng được thực hiện được và có hiệu quả... sau: • Thẩm định doanh thu và chi phí o Thẩm định doanh thu - Căn cứ vào nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định) , chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả - Căn cứ vào nội dung thẩm định thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu... xét, đánh giá tổng thể dự án đầu tư Cán bộ thẩm định sẽ sử dụng phương pháp so sánh đối chi u và phương pháp thẩm định theo trình tự để nhìn nhận một cách tổng quát về dự án theo các nội dung: - Mục tiêu đầu tư của dự án - Sự cần thiết phải đầu tư - Quy mô đầu tư - Quy mô vốn đầu tư - Phương án tiêu thụ sản phẩm - Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án  Sau khi xem xét tổng thể xong cán bộ thẩm định. .. Ths Hoàng Thị Thu Hà được nhưng mức độ tập trung cho những nội dung khác nhau tùy theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án  Phương pháp này được cán bộ thẩm định dùng chủ yếu vào thẩm định khía cạnh pháp lý của khách hàng vay vốn và dự án vay vốn Đối với hai nội dung này đầu tiên cán bộ thẩm định sẽ xem xét về năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn bằng cách tiến hành xem xét so sánh, đối chi u... để tiến hành thẩm định các dự án vay vốn với những nội dung sau: • Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án: cán bộ thẩm định so sánh đối chi u với các văn bản pháp luật của nhà nước ban hành, các quy hoạch tổng thể của nhà nước và địa phương • Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án: các cán bộ thẩm định so sánh, đối chi u với tình hình thực tế các sản phẩm của dự án trên thị trường • Thẩm định khía... thêm phương pháp thẩm định so sánh đối chi u cán bộ thẩm định có thể dễ dàng thẩm định phương diện tổ chức và quản lý của dự án là phù hợp hay chưa phù hợp g) Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn • Tổng mức đầu tư dự án Việc thẩm định tổng mức đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc... ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến thời điểm gần nhất Mức độ tín nhiệm Quan hệ tiền gửi: Số dư tiền gửi bình quân Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu 2.5.2 Thẩm định dự án đầu tư Công tác thẩm định dự án đầu tư là cơ sở để ngân hàng ra quyết định tài trợ vốn hay không do đó thẩm định dự án là nội dung quan trọng nhất khi tiến hành thẩm định Các nội dung cụ thể được tiến hành thẩm định như sau: . TRUNG – HÀ NỘI. 1.Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam và chi nhánh Quang Trung. 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và. khối đầu tư. 1.2.Vài nét về ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung. 1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển. Ngày 01/04/2005 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức công. tế Đầu tư 51E 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Thu Hà PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Ngày đăng: 18/08/2015, 15:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan