Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full)

175 801 9
Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN TUẤN VAI TRß CñA C¸C C¥ QUAN THANH TRA NHµ NíC Trong kiÓm so¸t viÖc thùc hiÖn quyÒn hµnh ph¸p ë VIÖT NAM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngư ờ i hư ớ ng dẫ n khoa họ c: GS.TS. ĐINH VĂN MẬU HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Văn Tuấn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 9 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về các cơ quan thanh tra nhà nước 9 1.2. Tình hình nghiên cứu về các cơ quan thanh tra nhà nước ở nước ngoài .21 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp35 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP. 40 2.1. Quyền hành pháp và kiểm soát quyền hành pháp 40 2.2. Một số vấn đề lý luận về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 47 2.3. Nội dung vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 59 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 69 Chng 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRI󰗃N C󰗧A CÁC C QUAN THANH TRA VÀ TH󰗱C TR󰖡NG VAI TRÒ C󰗧A CÁC C QUAN THANH TRA TRONG KI󰗃M SOÁT VI󰗇C TH󰗱C HI󰗇N QUY󰗁N HÀNH PHÁP 󰗟 VI󰗇T NAM 76 3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan thanh tra nhà nước 76 3.2. Việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 81 3.3. Đánh giá về việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 103 Chương 4: YÊU CẦU KHÁCH QUAN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP 115 4.1. Yêu cầu khách quan nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 115 4.2. Quan điểm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 122 4.3. Giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 126 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1. Số liệu kết quả thanh tra hành chính của các cơ quan thanh tra nhà nước giai đoạn 2006 - 2014 88 Bảng 3.2. Tổng hợp số liệu về tỷ lệ giải quyết khiếu nại giai đoạn 2007 - 2014 92 Bảng 3.3. Phân tích kết quả giải quyết khiếu nại 96 Bảng 3.4. Kết quả phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra 97 nhà nước giai đoạn 2008 - 2013 97 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1. Số tiền phát hiện sai phạm/số tiền kiến nghị thu hồi/ số tiền thu hồi thực tế 89 Biểu đồ 3.2. Các sai phạm liên quan đến đất đai được phát hiện qua hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước 89 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phát hiện sai phạm về tiền qua hoạt động thanh tra năm 2012 giữa Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành, địa phương 90 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phát hiện sai phạm liên quan đến tiền giữa các cơ quan thanh tra nhà nước năm 2009 90 Biểu đồ 3.5. Số vụ việc được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra và số cá nhân có liên quan 91 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ giải quyết khiếu nại hàng năm giai đoạn 2007 - 2014 92 Biểu đồ 3.7. Kiến nghị thu hồi tiền qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2007 - 2014 93 Biểu đồ 3.8. Kiến nghị thu hồi đất qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2007 - 2014 94 Biểu đồ 3.9. Tiền trả lại cho tập thể, cá nhân qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2007 - 2014 94 Biểu đồ 3.10. Đất trả lại cho cá nhân qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2007 - 2014 94 Biểu đồ 3.11. Số người bị kiến nghị xử lý hành chính qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2007 - 2014 95 Biểu đồ 3.12. Số vụ việc chuyển cơ quan điều tra và người có liên quan qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2007 - 2014 95 Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ giải quyết khiếu nại đúng, sai giai đoạn 2007 - 2014 96 Biểu đồ 3.14. Kết quả phân tích các vụ việc khiếu nại (tỷ lệ đúng sai) hàng năm giai đoạn 2007 - 2014 96 Biểu đồ 3.15. Kết quả phân tích các vụ việc tố cáo (tỷ lệ đúng sai) hàng năm giai đoạn 2007 - 2014 97 Biểu đồ 3.16. Số liệu tiền phát hiện liên quan đến tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giai đoạn 2008 - 2013 98 Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ thu hồi tiền từ các vụ việc tham nhũng giai đoạn 2008 - 2013 của các cơ quan thanh tra 98 Biểu đồ 3.18. Số liệu các vụ việc tham nhũng được phát hiện bởi cơ quan thanh tra nhà nước giai đoạn 2008 - 2013 99 Biểu đồ 3.19. Tỷ lệ chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng sang cơ quan điều tra trên tổng số vụ việc phát hiện tham nhũng (2009 - 2013) 99 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những vấn đề lớn đang nhận được sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu pháp lý. Mục đích của kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo việc sử dụng quyền lực nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả, quyền lực nhà nước phục vụ lợi ích nhân dân, đồng thời bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước vận hành nhịp nhàng, thông suốt, chống lộng quyền, lạm quyền. Trong kiểm soát quyền lực nhà nước thì kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp là quan trọng nhất. Bởi vì, hành pháp nắm giữ, quản lý các nguồn lực của quốc gia, chịu trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Hoạt động của hệ thống hành pháp có ảnh hưởng lớn tới xã hội, tác động trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của công dân. Do vậy, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp cần phải được đặc biệt quan tâm, đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bị lạm dụng, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được bổ sung, phát triển năm 2011 xác định: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các 2 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cụ thể hóa quan điểm trên, tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 xác định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp [85]. Mặc dù các Văn kiện của Đảng và Hiến pháp đã xác định nguyên tắc trong tổ chức quyền lực nhà nước - Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cần tiếp tục được nghiên cứu làm rõ, nhất là kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Thanh tra nhà nước được ra đời từ năm 1945, các cơ quan thanh tra nhà nước thể hiện vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, là công cụ sắc bén giúp thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới. Ra đời từ khi mới thành lập nước để đáp ứng yêu cầu chấn chỉnh công tác thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Các cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm của công chức trong bộ máy nhà nước. Từ đó, vai trò của của các cơ quan thanh tra trong bộ máy nhà nước ngày càng được khẳng định. Sau khi đất nước được thống nhất, trải qua giai đoạn nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp vai trò của các cơ quan thanh tra rất được đề cao thể hiện ở việc thành lập các cơ quan thanh tra các cấp, các ngành nhằm kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước. Từ khi đất nước đổi mới, nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác điều hành, quản lý nền kinh tế. Hiện tượng tiêu cực, tham nhũng xẩy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành và đã trở thành một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. 3 Biểu hiện tập trung ở những lĩnh vực quản lý nguồn tiền, tài sản lớn của nhà nước như đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng trong bối cảnh đó, hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm hàng ngàn tỷ đồng, hàng ngàn hécta đất. Thu hồi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, kiến nghị xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể hữu quan, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Qua công tác thanh tra, các cơ quan thanh tra cũng đã phát hiện ra nhiều sơ hở trong việc thực hiện các cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật của nhà nước, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò kiểm soát của cơ quan thanh tra đối với các cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có lúc chưa kịp thời, thiếu tính dự báo; việc phát hiện, xử lý vi phạm, chấn chỉnh trật tự quản lý chưa cao; việc xử lý cán bộ vi phạm còn tồn tại những hạn chế, bất cập, bên cạnh đó, một số cơ quan thanh tra cũng lại để xẩy ra hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Vì vậy, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước (việc thực hiện quyền hành pháp) mà cụ thể là kiểm soát việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo việc thực thi quyền lực hành pháp một cách đúng đắn, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hạn chế tình trạng tiêu cực, tham nhũng. Tuy nhiên, vấn đề này lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam”. Mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ luận giải được cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp thông qua hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. [...]... cơ sở khoa học, lý luận về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, một cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong hệ thống hành pháp Thể hiện ở những nội dung sau: Xây dựng những khái niệm, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành 7 pháp; xác định rõ vị trí pháp lý của các cơ quan thanh. .. vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp Đưa ra những quan điểm để phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp trong thời gian tới, những giải pháp cụ thể phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. .. quan thanh tra trong bộ máy nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của các cơ quan thanh tra nhà nước Làm rõ những kết quả đạt được của các cơ quan thanh tra nhà nước trong thực hiện vai trò kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua kết quả hoạt động trên các lĩnh vực... nay Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được áp dụng trong việc phân tích, đánh giá về thực trạng việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, quan điểm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước, để từ đó đưa các giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước 5 Những đóng góp về khoa học của luận án Luận án là công trình... tác của các cơ quan thanh tra nhà nước; chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước Đồng thời, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước Làm rõ yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn khách quan nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền. .. trong nước và nước ngoài về thanh tra Mô hình tổ chức, hoạt động một số cơ quan thanh tra trên thế giới Từ đó, chỉ ra những những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn xác định vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp; ... triển của các cơ quan thanh tra nhà nước Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt khi nghiên cứu, đánh giá về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng từ việc phân tích cơ sở lý luận vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành. .. cập trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước thời gian qua; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Đề xuất các giải pháp khoa học phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong tình hình mới Cụ thể là: tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước. .. quyền hành pháp, thực trạng thực hiện vai trò cho đến luận giải các giải pháp tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp Phương pháp tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài, những vấn đề lý luận về vai trò của các cơ quan thanh tra, đánh giá thực trạng vai trò của các cơ quan thanh tra để... dung vai trò của các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò . về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 47 2.3. Nội dung vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành. cơ quan thanh tra nhà nước 76 3.2. Việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 81 3.3. Đánh giá về việc thực hiện vai trò của các cơ. của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 115 4.2. Quan điểm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành

Ngày đăng: 18/08/2015, 14:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan