Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay

108 1.1K 7
Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở Việt Nam cũng vậy, là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đang có xu hướng phát triển mạnh, đến nay - năm 2011, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 13 tôn giáo, với 33 tổ chức Giáo hội.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hà Thị Xuyên LỜI CẢM ƠN Sau gần 3 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS, Tiến sĩ Ngô Hữu Thảo, sự giúp đỡ của các bạnđồng nghiệp trong cơ quan, đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Quản hành chính công “Hoàn thiện quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay” Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, chu đáo của các giáo sư, tiến sỹ, các thầy, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninhđồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này. Tác giả DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHG Ban Hành giáo CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNLĐ Công nhân lao động CNXH Chủ nghĩa xã hội CSVN Cộng sản Việt Nam GHPG Giáo hội Phật giáo HĐND Hội đồng nhân dân HTCT Hệ thống Chính trị MTTQ Mặt trận Tổ quốc QLNN Quản nhà nước TCN Trước Công nguyên UBĐK Uỷ ban Đoàn kết UBND Uỷ ban nhân dân UBTV Uỷ ban Thường vụ UBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO, QUẢN NHÀ 8 NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁOTÌNH HÌNH TÔN GIÁOTỈNH BẮC NINH 1.1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ QLNN ĐỐI VỚI TÔN GIÁO 8 1.1.1 Nhận thức chung về tôn giáo 8 1.1.2 Quản nhà nước đối với tôn giáo 15 1.2 TÌNH HÌNH TÔN GIÁOBẮC NINH 26 1.2.1 Một số đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh liên quan đến tôn giáo 26 1.2.2 Tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 28 Chương 2 CÔNG TÁC QUẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁOBẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 39 2.1 SỰ CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH UỶ, UBND TỈNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC QLNN VỀ TÔN GIÁOBẮC NINH 39 2.1.1 Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo công tác Tôn giáo 39 2.1.2 Tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáoBắc Ninh 42 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁOBẮC NINH 47 2.2.1 Quản về hoạt động xây dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự 47 2.2.2 Quản đối với việc phong chức, phong phẩm và hoạt động thuyên chuyển của các chức sắc 50 2.2.3 Quản việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc 51 2.2.4 Công tác quản đối với các hoạt động từ thiện, nhân đạo 52 2.2.5 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 54 2.2.6 Quản hoạt động truyền đạo trái pháp luật 55 2.2.7 Quản các hoạt động khác 57 2.2.8 Công tác phối hợp 58 2.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI TÔN GIÁOBẮC NINH 63 2.3.1 Vấn đề đặt ra từ phương diện khách thể quản 63 2.3.2 Vấn đề đặt ra từ phương diện chủ thể quản 66 Chương 3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI TÔN GIÁOBẮC NINH 70 3.1 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QLNN VỀ TÔN GIÁOBẮC NINH THỜI GIAN TỚI 70 3.1.1 Dự báo tình hình các tôn giáoBắc Ninh 70 3.1.2 Một số yêu cầu từ xu hướng tôn giáoBắc Ninh đối với QLNN về tôn giáoBắc Ninh 73 3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG 75 TÁC QLNN VỀ TÔN GIÁOBẮC NINH 3.2.1 Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của HTCT về công tác tôn giáo và QLNN đối với tôn giáo 75 3.2.2 Công tác quản nhà nước cần tăng cương, tập trung hơn nữa tới các hoạt độngtính trọng điểm, phức tạp của tôn giáo trên địa bàn 77 3.2.3 Công tác QLNN cần quan tâm hơn đến công tác vận động quần chúng, tín đồ, chức sắc các tôn giáo và xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở 80 3.2.4 Tăng cường công tác tổ chức cán bộ, công chức làm công tác QLNN về tôn giáo 85 3.2.5 Xây dựng và hoàn thiện phương pháp công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo 88 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 89 3.3.1 Đối với Trung ương 89 3.3.2 Đối với tỉnh Bắc Ninh 92 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội, ra đời và phát triển từ cả ngàn năm nay. Từ khi ra đời, tôn giáo đã trải qua những thăng trầm và không ngừng biến đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội, nhưng chung nhất, nó luôn là một nhu cầu tinh thần của đa số nhân loại. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đến tập quán của nhiều quốc gia, của các tộc người trong một quốc gia, theo cả các chiều: tích cực và tiêu cực. Những năm gần đây, tôn giáo trên thế giới không chỉ phục hồi và phát triển, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, mà còn làm nảy sinh không ít cuộc xung đột giữa các dân tộc trong một quốc gia, hay giữa các quốc gia với nhau. Ở Việt Nam cũng vậy, là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đang có xu hướng phát triển mạnh, đến nay - năm 2011, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 13 tôn giáo, với 33 tổ chức Giáo hội. Trong đó, các tôn giáo bản địa (nội sinh) và các tôn giáo được du nhập từ nước ngoài vào (ngoại sinh) đều được tạo điều kiện bình đẳng hoạt động theo pháp luật. Tình hình đó như là sự phản ánh về quá trình đất nước đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vì thế tôn giáo càng được khẳng định rõ hơn, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Nhưng, bên cạnh những sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội lành mạnh, tuân thủ pháp luật, thì vẫn còn có hiện tượng một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, mê hoặc nhân dân, cao hơn, 2 phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc . Trước tình hình đó, công tác quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo càng cần phải được tăng cường, không chỉ trên bình diện vĩ mô mà còn ở các khu vực, các địa phương trong cả nước. Quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác tôn giáo đều nhấn mạnh đến vai trò của công tác này và việc: “Tăng cường quản nhà nước về tôn giáo” là một trong những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo hiện nay. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc Ninh mặc dù có diện tích không lớn, nhưng dân số lại đông và có vị trí địa chính trị quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, có nguồn nhân lực dồi dào và là tỉnh vốn có truyền thống ngàn năm văn hiến và cách mạng. Số lượng và quy mô tôn giáoBắc Ninh cũng không lớn, song lại là vị trí “địa tôn giáo” rất quan trọng. Đó là, về đạo Công giáo, Bắc Ninh có Toà Giám mục, là trung tâm, đầu não của Giáo phận Bắc Ninh, gồm 12 tỉnh khác nhau. Còn Phật giáo, Bắc Ninh từng có trung tâm Luy Lâu mà gần hai nghìn năm trước đã được xem là một trung tâm Phật giáo lớn, bằng hoặc hơn cả trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành của Trung Quốc, còn đến nay, tên chùa Dâu, Keo, Phật Tích vẫn nức tiếng toàn cõi Việt Nam. Hiện nay bên cạnh 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo, trên địa bàn Bắc Ninh đã xuất hiện cả đạo Tin Lành, một tôn giáo được xem là tôn giáo của thời CNH, HĐH. 3 Trong những năm qua tình hình tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ổn định, sinh hoạt tôn giáođời sống tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường đúng với chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong tỉnh an tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xây dựng gia đình văn hoá ở khu dân “sống tốt đời, đẹp đạo”, tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng nổi lên một số vấn đề có tính phức tạp. Đó là, hoạt động mê tín, dị đoan diễn ra khá phổ biến; một số cơ sở thờ tự của tôn giáo chưa tuân thủ các quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản và của các quy định của tỉnh. Khi xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, tổ chức tôn giáo vẫn thiếu hồ sơ xin phép; triển khai khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Tình hình khiếu kiện đòi lại đất đai, cơ sở cũ của giáo hội còn tiềm ẩn dấu hiệu phức tạp; hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép và các đạo lạ trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra. Công tác quản nhà nước về hoạt động tôn giáotỉnh Bắc Ninh những năm qua đã có nhiều tiến bộ, đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó, công tác này cũng còn một số hạn chế, như: Một bộ phận cán bộ đảng viên nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo còn hời hợt; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu tập trung và đồng bộ; việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo còn kéo dài, gây tâm trạng phản cảm cho quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo. Việc thực hiện chức năng quản nhà nước đối với tôn giáo của chính quyền nhiều lúc, nhiều nơi còn cứng nhắc. 4 Từ thực tế tình hình trên, tôi chọn để tài: “Hoàn thiện quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay”, để làm luận văn thạc sỹ quản hành chính công. 2.Tình hình nghiên cứu Vấn đề quản nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu. Đó là: “Quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Hữu Khiển; "Một số vấn đề cấp bách trong quản tôn giáo ở một số tỉnh phía Bắc" của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Mác-Angghen về tôn giáo” của PGS. Nguyễn Đức Sự chủ biên); “ Một số vấn đề luận và thực trạng tôn giáo Việt Nam” của GS. Đặng Nghiêm Vạn; Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, PGS, TS Ngô Hữu Thảo, chủ nhiệm (1998); Cuốn sách “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam luận và thực tiễn" của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Thanh Xuân; “Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam” của TS.Nguyễn Đức Lữ; Đề tài cấp Bộ “55 năm đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam (1945-2000)” của Ban Tôn giáo Chính phủ; Đề tài cấp Bộ “Công tác an ninh trong quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt nam” của Bộ Công an . Những công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh, cả luận và thực tiễn của vấn đề quản tôn giáo, song cụ thể ở địa bàn Bắc Ninh thì chưa có. Ở tỉnh Bắc Ninh, vì nhiều do khác nhau nên hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hãy còn rất 5 ít đề tài đi sâu nghiên cứu, nếu có thì thời điểm nghiên cứu đã khá lâu, trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, như luận văn cao cấp luận chính trị của Nguyễn Quang Khải, năm 2004. Vì vậy, hướng đề tài mà tôi lựa chọn hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn về vấn đề quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn từ việc khái quát những nhận thức chung về tôn giáo, về quản nhà nước đối với tôn giáo và phân tích thực trạng công tác quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ một số vấn đề luận về quản nhà nước đối với tôn giáo. - Đánh giá được thực trạng công tác quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáoBắc Ninh trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản nhà nước về tôn giáoBắc Ninh trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là công tác quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáotỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu, về không gian, là địa bàn tỉnh [...]... tiễn của đất nước, dân tộc ta, để người cộng sản Việt Nam có thái độ mềm mại hơn, khách quan hơn đối với tôn giáo 15 1.1.2 Quản nhà nước đối với tôn giáo 1.1.2.1 Khái niệm "Quản nhà nước" và Quản nhà nước đối với tôn giáo Khái niệm quản nhà nước được hiểu ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, quản nhà nước là dạng quản xã hội của Nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều... mặt luận: Bước đầu luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề luận về quản nhà nước đối với tôn giáo; khái quát mang tính luận từ thực tiễn công tác quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáoBắc Ninh 7 6.2.Về mặt thực tiễn: - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây đựng chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả quản nhà nước đối với hoạt động tôn giáoBắc Ninh và các tỉnh. .. QLNN đối với tôn giáo thì bao gồm những nội dung: - Xây dựng chiến lược dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng năm thuộc lĩnh vực tôn giáo; - Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; - Qui định tổ chức bộ máy quản nhà nước đối với hoạt động. .. đối với tôn giáo , hoặc “QLNN về tôn giáo , khi đó được hiểu là “QLNN đối với các hoạt động tôn giáo Theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, tín đồ, đó là những người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận Chức sắc tôn giáo là tín đồ 18 có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo Còn nhà tu hành, đó là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo. .. trình tôn giáo; - Về đất đai, tài sản tôn giáo; - Về hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành các ấn phẩm tôn giáo; - Quản việc kinh doanh, xuất, nhập khẩu kinh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo; - Quản việc mở trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, giải thể trường đào tạo; - Quản việc quyên góp; hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo; - Quản việc... Việt Nam Còn với đạo Công giáo, Bắc Ninh cũng là trung tâm đầu não của Giáo phận Bắc Ninh, với Toà Giám mục nằm giữa TP Bắc Ninh, cai quản địa bàn giáo dân ở 10 tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ 29 Hoạt động của các tôn giáoBắc Ninh trong những năm qua cơ bản là ổn định, sinh hoạt tôn giáođời sống tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ, chức sắc diễn ra bình thường Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành và... đúng với giáo của tôn giáo đó 17 Thực hành giáo luật, lễ nghi (còn gọi là hành đạo) là hoạt động của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo thể hiện sự tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, phép tắc, thoả mãn đức tin tôn giáo của cá nhân hay cộng đồng tín đồ Hoạt động quản tôn giáo là các tổ chức, giáo hội tôn giáo thực hiện các quy định của giáo luật, thực hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn. .. QLNN đối với tôn giáo ở cả 2 nghĩa rộng, hẹp, đều tập trung, trước hết và chủ yếu là quản các hoạt động tôn giáo Cụ thể hơn, đó là các hoạt động tôn giáo liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực của đời sống xã hội Hoạt động đó là gì ? Về việc này, tại khoản 5, điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã nêu: Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý. .. là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, mà còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc nói riêng và của Việt Nam nói chung 1.2.2 Tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 1.2.2.1 Tình hình tôn giáo nói chung Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 2 tôn giáo chính, là Công giáo và Phật giáo, với 275 chức sắc, 632 cơ sở thờ tự, với 12.908 tín đồ, chiếm khoảng 11,28% dân cư tỉnh Nhưng... về tôn giáo phải đảm bảo tăng cường được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản của Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo 23 Với mục tiêu đó, công tác QLNN đối với tôn giáo phải được dựa trên 3 nguyên tắc sau: Một, phải đứng vững trên đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo Hai, phải đảm bảo để mọi tôn giáo hoạt động theo hướng tuân thủ hiến pháp, pháp luật; để những hoạt động tôn giáo

Ngày đăng: 15/04/2013, 19:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan