Đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp trong công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh cao bằng

121 409 0
Đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp trong công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh cao bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ LAN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành : Khoa học môi trường Mã số : 6044 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Thị Lan Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ LAN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành : Khoa học môi trường Mã số : 6044 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Thị Lan Thái Nguyên, năm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn này đã được thực hiện với số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Lan ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Phó giáo sư, Tiễn sỹ Đỗ Thị Lan. Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, PGS.TS Đỗ Thị Lan đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và đã cho tôi những ý kiến nhận xét, góp ý quý báu. Tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm, tài liệu cũng như những điều kiện khác cho tôi trong quá trình học tập. Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng; Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng; các thành viên từng tham gia hội đồng thẩm định; Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thành phố, các đồng nghiệp, đồng môn, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành Luận văn này. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Lan iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của luận văn 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Tổng quan về Đánh giá tác động môi trường (ĐT 4 1.1.1. Định nghĩa 4 1.1.2. Vai trò của ĐTM trong phát triển KT-XH 4 1.1.3. Căn cứ pháp lý thực hiện ĐTM 5 1.2. Tình hình nghiên cứu ĐTM trên Thế giới và tại Việt Nam 6 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ĐTM của thế giới 6 1.2.2. Tình hình thực hiện công tác ĐTM ở Việt Nam 14 1.3. Các nghiên cứu về công tác ĐTM tại Việt Nam 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.2. Phạm vi nghiên cứu 27 2.3. Thời gian nghiên cứu 28 2.4. Nội dung nghiên cứu 28 2.5. Phương pháp nghiên cứu 28 iv 2.5.1. Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp số liệu 28 2.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế 29 2.5.3. Phương pháp đánh giá về công tác đánh giá ĐTM 29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng 36 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 36 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 39 3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Cao Bằng 41 3.2.1. Hiện trạng môi trường đô thị, thị trấn, thị tứ 41 3.2.2. Hiện trạng môi trường nông thôn 44 3.2.3. Hiện trạng môi trường nước 46 3.2.4. Hiện trạng môi trường đất 46 3.2.5. Hiện trạng rừng - Đa dạng sinh học 47 3.3. Đánh giá thực trạng công tác lập, thẩm định và hậu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 47 3.3.1. Đánh giá về công tác lập báo cáo ĐTM 47 3.3.2. Đánh giá về công tác thẩm định báo cáo ĐTM 64 3.3.3. Đánh giá về công tác hậu thẩm định ĐTM 78 3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 84 3.4.1. Các thách thức đối với công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới 84 3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường ĐRR : Đánh giá rủi ro ĐTK : Đánh giá tác động kinh tế ĐTS : Đánh giá tác động sức khỏe ĐTX : Đánh giá tác động xã hội EU : Liên hiệp Châu âu IEE : Đánh giá tác động môi trường sơ bộ KT-XH : Kinh tế xã hội OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OEPP : Cơ quan Kế hoạch và Chính sách môi trường QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCMT : Tiêu chuẩn môi trường TNMT : Tài nguyên môi trường TOR : Điều khoản tham chiếu UBND : Ủy ban Nhân dân UNEP : Chương trình môi trường của Liên hợp quốc vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Vai trò và trách nhiệm trong các bước thực hiện của quá trình ĐTM 7 Bảng 1.2: Quy trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện ĐTM ở Việt Nam 22 Bảng 2.1: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM 31 Bảng 2.2: Tính toán mức quan trọng của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá về công tác hậu ĐTM đối với chủ dự án 33 Bảng 2.3: Tính mức tuân thủ của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá về công tác hậu ĐTM đối với chủ dự án 34 Bảng 2.4: Về chuẩn mực đánh giá các tiêu chí công tác lập ĐTM 35 Bảng 3.1: Tình hình thu gom và phát sinh nước thải 42 Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng xử lý rác thải sinh hoạt 43 Bảng 3.3: Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 45 Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về công tác lập ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2006 - 2011 48 Bảng 3.5: Kết quả đánh giá về công tác lập ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2011 đến nay 53 Bảng 3.6: Kết quả đánh giá về công tác thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2006 - 2011 66 Bảng 3.7: Kết quả đánh giá về công tác thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2011 đến nay 71 Bảng 3.8: Bộ máy, năng lực cán bộ làm công tác môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 78 Bảng 3.9: Kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định ĐTM – Đối với chủ đầu tư 79 Bảng 3.10: Kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định ĐTM – Đối với cơ quan quản lý nhà nước 82 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền của Nội các Chính phủ ở Thái Lan 10 Hình 1.2: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM không thuộc thẩm quyền của nội các Chính phủ ở Thái Lan 11 Hình 1.3: Quy trình thực hiện ĐTM ở Malaysia 13 Hình 1.4: Khái quát về quy định thẩm định báo cáo ĐTM 20 Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả công tác lập ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 58 Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả công tác thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 75 Hình 3.3: Biểu đồ so sánh kết quả thực hiện hậu thẩm định ĐTM đối với các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 80 Hình 3.4: Biểu đồ so sánh kết quả thực hiện hậu thẩm định ĐTM đối với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 81 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cao Bằng là tỉnh biên giới ở phía Bắc Việt Nam, nằm trong vùng miền núi và trung du Bắc Bộ. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh lỵ là thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3. Địa hình Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp, xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên khó khăn trong việc giao lưu kinh tế. Bên cạnh đó, Cao Bằng có ba cửa khẩu lớn là cửa khẩu Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà tạo thông thương với Trung Quốc, thuận lợi giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá. Với những đặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nước và khí hậu đã tạo cho Cao Bằng có điều kiện phát triển một nền nông lâm nghiệp. Ngoài ra, tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Cùng với phát triển của cả nước, tỉnh Cao Bằng đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hòa. Các dự án được triển khai đồng loạt về mọi mặt: Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Đường giao thông; khu đô thị; trung tâm chính trị của tỉnh; khách sạn; nhà hàng và đặc biệt khi Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản dưới Luật có hiệu lực thì hàng loạt các mỏ khoáng sản phải lập thủ tục thăm dò, đánh giá trữ lượng và xin cấp giấy phép khoáng sản Song mặt trái của quá trình phát triển đó, là ô nhiễm môi trường và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, những thay đổi có thể không dễ dàng nhận ra bởi những hậu quả của nó có thể không tạo ra hiệu ứng tức thời với môi trường sống của chúng ta hoặc nhận ra nhưng chúng ta chấp nhận đánh đổi để phát triển. Vấn đề đặt ra là làm sao để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội mà không làm tổn hại tới môi trường sống của con người, làm thế nào để đạt tới sự hài hòa lâu dài, bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã sử dụng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ trong công tác quản lý môi trường nói chung, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nói riêng. Việc thực hiện ĐTM đối với các dự án đầu tư [...]... cứu, đánh giá thực trạng về ĐTM và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài này được đặt ra với 03 mục tiêu chính: 3 - Đánh giá thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM - Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và xác nhận việc thực hiện công trình, biện pháp bảo... lại cho công tác bảo vệ môi trường là hết sức rõ ràng, khả quan nhưng bên cạnh đó, hoạt động ĐTM ở Việt nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng vẫn bộc lộ nhiều bất cập yếu kém về chất lượng cũng như chưa khả thi trong việc đưa các quy định áp dụng vào thực tiễn Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Đây... [10] - Hỗ trợ hài hòa thủ tục đánh giá tác động môi trường theo tuyên bố Hà Nội về hiệu quả viện trợ (Phùng Chí Sỹ và các cộng sự, 2009) - Đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam - Từ pháp luật đến thực tiễn (Trung tâm Con người và Thiên nhiên, 2010) - Đánh giá tác động môi trường trong quá trình ra quyết định đối với các dự án phát triển: Một số bất cập lớn trong thực tiễn thực hiện tại Việt Nam (Nguyễn... biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đưa Dự án vào vận hành chính thức (gọi tắt hậu ĐTM) - Đề xuất một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường, hậu ĐTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài - Áp dụng kiến thức đã học ở nhà trường sử dụng nghiên cứu, xây dựng luận văn tốt nghiệp; - Nâng cao khả năng nghiên... TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các đối tượng sau: - Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện, xã Công tác lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Công tác kiểm tra, giám sát và xác nhận việc thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đưa dự án vào hoạt động chính; -... nhận thấy việc đánh giá thực trạng công tác ĐTM là hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác ĐTM Qua nghiên cứu tổng quan, Đề tài này không trùng lập với bất cứ Đề tài nào trên địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Cao Bằng và chưa có ai nghiên cứu đề tài nhận học vị sau đại học, đây là đề tài nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao 27 Chương 2... năng nghiên cứu khoa học, kiến thức thực tế; - Tích lũy kinh nghiệm trong giải quyết công việc chuyên môn về công tác thẩm định báo cáo ĐTM 3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Giúp cơ quan quản lý môi trường các cấp của tỉnh Cao Bằng căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề tài để đưa ra cơ chế, chính sách, giải pháp trong thời gian tới nâng cao công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu phấn đấu phát triển... xây dựng và thực hiện các dự án phát triển và cuối cùng là đưa ra dự án hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ cụ thể Đối với các Quy hoạch và kế hoạch đã lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và các dự án sản xuất kinh doanh, sản xuất, dịch vụ lập báo cáo ĐTM Vì vậy, để một dự án hoạt động đã có hai công đoạn để xem xét ĐTM và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường Vì vậy, vai trò của ĐTM trong. .. (KT-XH) theo hướng bền vững; - Kiến nghị, đề xuất giải pháp trong công tác ĐTM với Trung ương, địa phương để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các quy định về ĐTM có tính khả thi, phù hợp với thực tế trên phạm vi toàn quốc và đặc biệt cho tỉnh Cao Bằng 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 1.1.1 Định nghĩa Trên thế giới có rất nhiều cách định nghĩa về... Đề tài nguyên cứu trên phạm vi toàn tỉnh Cao Bằng, tuy nhiên theo thông kế số lượng báo cáo ĐTM thì huyện Thông Nông chưa có hồ sơ báo cáo ĐTM được lập, thẩm định và phê duyệt Do đó, đề tài chỉ tập trung vào 12 huyện và thành phố Cao Bằng - Để có thể đánh giá được về thực trạng cũng như quá trình phát triển của công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh, đề tài chia ra hai mốc thời gian đánh giá cụ thể như sau: . NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ LAN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành : Khoa học môi trường Mã. 47 3.3. Đánh giá thực trạng công tác lập, thẩm định và hậu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 47 3.3.1. Đánh giá về công tác lập báo cáo ĐTM 47 3.3.2. Đánh giá. chung Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về ĐTM và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 2.2. Mục tiêu

Ngày đăng: 18/08/2015, 13:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan