ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM Ở PHÚ YÊN

188 1.1K 5
ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM Ở PHÚ YÊN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________________________ Nguyễn Đặng Hải Dương ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM PHÚ YÊN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn với Tiến sĩ Hồ Quốc Hùng đã tận tình hướng dẫn, cung cấp và truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo sau đại học, Đại học phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành chương trình đào tạo và luận văn thạc sỹ.   PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Phú Yên là là vùng đất được khai sinh trong hành trình lịch sử Nam tiến của dân tộc ta, nằm duyên hải Nam Trung bộ. Đây là địa bàn sinh sống của nhiều tộc người như: Ê đê, Chăm, Ba na, Hoa, Tày, Nùng, Dao . trong đó phần lớn là người Kinh. Từ cơ cấu đa dạng về tộc người như vậy dẫn đến sự đa dạng, phong phú của văn học dân gian. Trong đó, sử thi là một thể loại văn học dân gian độc đáo, đã xuất hiện và lưu truyền khá lâu đời tỉnh Phú Yên. Cùng với số lượng lớn tác phẩm sử thi Tây Nguyên, một số sử thi cũng được tìm thấy Phú Yên. Nó góp phần tạo nên diện mạo đa dạng, khá phong phú cho thể loại. Sử thi dân tộc Chăm Phú Yên chứa đựng giá trị nhiều mặt. Nó phản ánh sâu sắ c đời sống lịch sử xã hội người Chăm một vùng đất cao nguyên thuộc PhúYên. Nó cho thấy con người, những tập tục, những khao khát cùng quan niệm sống của họ. Tìm hiểu sử thi dân tộc Chăm còn giúp ta tìm hiểu những giá trị về văn hoá, văn học của một tộc người đã có sự biến đổi theo địa bàn cư trú trong quá trình lịch sử phía Nam đất nước. Sự thay đổi v ề văn hóa trong quá trình cộng cư giữa các tộc người đã thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm sử thi dân tộc Chăm - Phú Yên. Trong quá trình cộng cư ấy, người Chăm Phú Yên đã có sự tiếp thu những nét văn hoá, nếp sống của đồng bào dân tộc bản địa như Ba na, Ê đê khu vực này, tạo nên một tộc người Chăm ít nhiều có sự khác biệt với tộc người Chă m Bình Thuận và Ninh Thuận. Điều đó lý giải vì sao sử thi Chăm Phú Yên có nhiều nét tương đồng với sử thi Tây Nguyên trong nhiều mặt mà không thấy có các nhóm Chăm vùng khác. Vì vậy, tìm hiểu đặc điểm sử thi Chăm Phú Yên ta sẽ thấy nét đặc trưng riêng, vừa có nét ảnh hưởng của sử thi Tây Nguyên qua nếp sống, nếp nghĩ của tư duy người Chăm. Đó là sự hài hoà, pha trộn tư duy Ch ăm nguyên thuỷ và tư duy của cộng đồng cư dân trong cuộc sống hoà nhập trên địa bàn sinh sống. Đề tài “Đặc điểm sử thi dân tộc Chăm Phú Yên” góp phần vào việc giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số. Hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc Việt Nam không chỉ là công việc của riêng dân tộc đó mà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của xã hội và nhất là đối với các nhà khoa học. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: Việc sưu tầm, nghiên cứu sử thi của các dân tộc thiểu số đang được tiến hành từ nhiều năm nay và đã được viện Văn hoá cho in 16 tác phẩm hay tập sử thi hoàn chỉnh trong kho tàng sử thi Tây Nguyên. Trong quá trình sưu khảo, có nhiều công trình nghiên cứu về sử thi Tây Nguyên, nhưng chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu riêng về sử thi dân tộc Chăm Phú Yên. Luận văn này nhằm tìm hiểu thể loại với mong muốn tìm ra nét đặc trưng của nó tồn tại trong tộc người Chăm vốn sống lâu đời vùng đất Phú Yên. Với những nỗ lực và kết quả của việc nghiên cứu, chúng tôi mong muốn góp phần vào vi ệc bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá tộc người Chăm Phú Yên đang có nguy cơ bị mai một dần. Đây cũng là đóng góp nhỏ thiết thực trong quá trình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Lịch sử vấn đề: Sử thi là tài sản quí báu của văn học việt Nam và của mọi dân tộc trên thế giới. Đó là tiếng nói khẳng định những giá trị v ăn hoá đặc sắc của dân tộc. Với những giá trị quí báu ấy, sử thi đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Sử thi Việt Nam được biết đến khi L.Sabatier công bố bản sưu tầm sử thi “Đăm San” vào thập niên 30 của thế kỉ XX. Đây là bản sử thi đầu tiên mở đầu cho quá trình sưu tầm sử thi cho đến thời điểm hiện tại. Đế n năm 1963, tập Trường ca Tây Nguyên, do Y Điêng, Y Yung, Kơxo Blêu, Ngọc Anh sưu tầm đã được xuất bản. Trong đó, các sử thi được sưu tầm là: “Xing Nhã”, “Đăm Di”, “Đăm Đroăn”, “Khinh Dú”, “Y Prao”. Đây là những sử thi Ê đê. Sau năm 1975, công việc sưu tầm sử thi được chú ý hơn và nhiều sử thi khác đã được phát hiện: “Giông Tư”, “Đăm Noi”, “Xing Chi Ôn”, “Đăm Di đi săn”, “Xing Chơ Niếp”, “Chi Lơ Kok”,…Đến nay các nhà sưu tầm đã sưu tầm được hơn 800 tác phẩm sử thi, trong đó có 173 tác phẩm đã phiên âm và dịch nghĩa, 75 tác phẩm đã được xuất bản. Trong hơn 800 tác phẩm sử thi đã sưu tầm, Mnông có gần 300 tác phẩm, Ê đê có 54 tác phẩm, Xơ đăng có 105 tác phẩm, Ba na và Gia rai có 238 tác phẩm, Raglai có 33 tác phẩm. Trong đó, đặc biệt dân tộc Chăm Hroi có hai tác phẩm đã được xuất bản là: “Tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đă” và “Chi Bri - Chi Brit”. Từ khi bản u tầm sử thi Đăm San xuất hiện, công việc nghiên cứu sử thi đã được tiến hành. Luận án “Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên” của tác giả Võ Quang Nhơn đã xác định đặc điểm của thể loại sử thi anh hùng về nội dung và thi pháp. Ông đưa ra những khuynh hướng mới trong việc nghiên cứu sử thi. Và sau đó, có nhiều công trình khác ra đời như: “Sử thi thần thoại H’Mông” của Đỗ Hồng Kỳ, “Đặc điểm nhóm sử thi dân tộc Ba na (Kon Tum)” của Phan Thị Hồng, “Văn hoá mẫu hệ trong sử thi Ê đê” của Krông Buôn Tuyết Nhung. “Hệ thống nghệ thuật của sử thi anh hùng Tây Nguyên” của Phan Nhân Thành. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Phan Đăng Nhật đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử thi Tây Nguyên như: “Vùng sử thi Tây Nguyên”, “Nghiên cứu sử thi Việt Nam”. Trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”, các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn đã dành chương 6 để nghiên cứu về sử thi anh hùng. Tuy nhiên, về sử thi Chăm Phú Yên, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu cụ thể và hệ thống. Một vài bài viết mang tính chất nhận định, giới thiệu về sử thi nơi này xuất hiện rải rác như lời giới thi ệu của tác giả Phan Đăng Nhật hai cuốn sách: “Tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đă” và “Chi Bri - Chi Brit”. Nói chung, các bài viết chỉ dừng lại mức độ giới thiệu tác phẩm mà chưa đi sâu vào từng vấn đề cụ thể. Do vậy, cần có một cái nhìn hệ thống và đầy đủ hơn về sử thi Chăm Phú Yên. Đây là nhiệm vụ khoa học mà luận văn của chúng tôi hướng đế n khi nghiên cứu về sử thi Chăm Phú Yên. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là 5 tác phẩm sử thi của dân tộc Chăm. Chúng tôi cố gắng làm rõ đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ của nó. Từ những yếu tố này, có thể so sánh với những tác phẩm sử thi cùng loại Tây Nguyên để xem mối quan hệ và những tương đồng về tư duy ngh ệ thuật giữa các tộc người có quá trình lịch sử khác nhau. Những tác phẩm khảo sát gồm: - Trường ca Chi Liêu - Trường ca Tiếng cồng ông bà Hơ Bia Lơ Đă - Trường ca Anh em Chi Blơng - Chi Bri, Chi Brit - Trường ca Hbia Tà Lúi Ka Li Pu 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điền dã: Ngoài văn bản đã có, chúng tôi đặt nhiệm vụ đi điền dã để trực tiếp kiểm tra s ự tồn tại hiện hữu của các sử thi. Phương pháp này cần thiết cho luận văn nhằm tìm hiểu về vùng đất, phong tục, lối sống của tộc người Chăm Hroi trên tỉnh Phú Yênsự lưu truyền sử thi Chăm - Phú Yên. Chúng tôi đã đi điền dã vùng núi huyện Sơn Hoà, trung tâm của sử thi Chăm - Phú Yên và tìm hiểu kiến thức thực tế về đời sống người Chă m Hroi nơi đây. Bên cạnh đó, chúng tôi tìm đến người sưu tầm sử thi Chăm - Phú Yên là ông Ka Sô Liễng, người dân tộc Chăm sưu tầm và biên dịch sử thi Chăm - Phú Yên để tìm hiểu thêm về trình thức truyền miệng (oral- formulaic theory), không gian diễn xướng của sử thi. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ việc nghiên cứu những đặc điểm cụ thể của sử thi Chăm - Phú Yên, chúng tôi có cơ sở để khái quát thành những đặc điểm mang tính chất đặc thù của đối tượng nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Thao tác chủ yếu trong luận văn này là th ống kê những chi tiết, tần số xuất hiện của các môtip, biện pháp nghệ thuật trong các tác phẩm để hình thành những đặc điểm có tính qui luật của sử thi. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của sử thi Chăm - Phú Yên với sử thi Tây Nguyên, từ đó nhận diện đặc điểm riêng của sử thi Chăm - Phú Yên. - Ph ương pháp văn hóa học: Dựa trên những kiến thức về văn hoá dân tộc Chămsự biến đổi của văn hoá dân tộc Chăm trên vùng đất Phú Yênsự giao thoa với các dân tộc sống gần gũi nơi đây, chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu những diễn biến, sự hình thành về đặc điểm sử thi dân tộc Chăm - Phú Yên. 6. Những đóng góp mới của luận vă n: Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng bước đầu xác định đặc điểm cơ bản của sử thi Chăm - Phú Yên trong sự đối sánh với sử thi Tây Nguyên. 7. Cấu trúc của luận văn: Phần mở đầu Phần nội dung Chương I: Tổng quan về văn hóa và sử thi dân tộc Chăm Phú Yên 1.1. Những đặc điểm cơ bản của dân tộc Chăm Phú Yên 1.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế các tỉnh miền núi Phú Yên 1.1.2. Sự phân bố dân cư các dân tộc thiểu số Phú Yên 1.1.3. Nguồn gốc người Chăm tỉnh Phú Yên 1.1.4. Một số đặc điểm văn hoá người Chăm - Phú Yên 1.1.5. So sánh người Chăm Phú Yên và người Chăm vùng lân cận 1.2. Khảo sát tư liệu sử thi Chăm - Phú Yên 1.2.1.Tên gọi 1.2.2. Số lượng thống kê 1.2.3. Tình hình tư liệu 1.2.4.Trình thức kể và không gian diễn xướng sử thi Chăm - PhúYên 1.2.5. Các sử thi được khảo sát Chương II. Đặc điểm cấu tạo cốt truyện sử thi dân tộc Chăm Phú Yên 2.1. Đề tài 2.2. Kết cấu cốt truyện 2.2.1. Tính hoàn chỉnh trong kết cấu sử thi Chăm - Phú Yên 2.2.2. Kết cấu đa sự kiện của sử thi Chăm - Phú Yên 2.3. Một số môtip trong cốt truyện sử thi Chăm - Phú Yên 2.3.1. Môtip “Sự cản trở trên đường đi” 2.3.2. Môtip “Băng rừng vượt núi” 2.3.3. Môtip “Sự giúp đỡ thần kì” 2.3.4. Môtip “Rèn luyện trước khi chiến đấu” 2.3.5. Môtip “Thuyết phục kẻ thù giảng hoà” 2.3.6. Môtip “Không thu nhận của cải, buôn làng kẻ đối địch khi thắng trận” Chương III. Đặc điểm cấu tạo nhân vật sử thi dân tộc Chăm Phú Yên 3.1. Nhân vật anh hùng 3.1.1. Đặc điểm về xuất thân, lai lịch 3.1.2. Đặc điểm về vẻ đẹp ngoại hình và sức mạnh 3.1.3. Đặc điểm về tâm lý, tính cách 3.1.4. Đặc điểm về hành động 3.1.4.1. Nhân vật anh hùng trong làm lụng 3.1.4.2. Nhân vật anh hùng trong hôn nhân 3.1.4.3. Nhân vật anh hùng trong chiến đấu 3.2. Các nhân vật khác 3.2.1. Nhóm nhân vật đối địch 3.2.2. Nhóm nhân vật người đẹp 3.2.3. Nhóm nhân vật dân làng 3.3.4. Nhóm nhân vật thần linh Chương IV. Ngôn ngữ sử thi dân tộc Chăm PhúYên 4.1. Tính giàu hình tượng trong ngôn ngữ sử thi Chăm - Phú Yên 4.1.1. Biện pháp so sánh 4.1.2. Biện pháp mô phỏng 4.1.3. Biện pháp sử dụng con số trong sử thi 4.1.4. Biện pháp lặp cấu trúc 4.2. Tính thần kì và hào hùng trong ngôn ngữ sử thi Chăm - Phú Yên 4.3. Tính nhạc điệu trong sử thi Chăm - Phú Yên Phần kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục       PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỐ VÀ SỬ THI DÂN TỘC CHĂM PHÚ N 1.1. Những đặc điểm cơ bản của dân tộc Chăm Phú n: 1.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế các tỉnh miền núi Phú n: Phú n là tỉnh khu vực dun hải miền Trung, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hồ, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, phía Đơng giáp biển Đơng. Các huyện miền núi Phú n đều nằm sườn phía Đơng của dãy Trường Sơn nên khí hậu có đặc điểm chung là vừa ch ịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Tây Ngun, vừa chịu ảnh hưởng khí hậu vùng dun hải với hai mùa mưa và nắng. Cũng như các tỉnh nằm dọc ven biển miền Trung, Phú n là địa bàn có nhiều sơng suối, hầu hết đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và chảy qua địa hình đồi núi. Về đất đai, các huyện miền núi có các loại đất như đất xám với đặc điểm là tầ ng đất mỏng, lẫn nhiều đá, nghèo chất hữu cơ và đạm. Đất đen, đất đỏ, vàng có lợi thế về trồng trọt và chăn ni. Điều đó cho thấy vùng núi Phú n có nhiều lợi thế trong việc phát triển nơng nghiệp với hai nghề chính là trồng trọt và chăn ni. Rừng núi Phú n là nơi tập trung nhiều loại gỗ q và nhiều loại thổ sản hiếm với nhiều loại dược th ảo là những ngun liệu q. Rừng còn là nơi trú ngụ của nhiều động vật lớn như bò, cọp, gấu, hươu, nai, thỉnh thoảng còn có tê giác. Như vậy, vùng núi Phú n nơi địa bàn người Chăm và các tộc người khác sinh sống, địa hình thường bị chia cắt bởi sơng suối và núi đồi. Đất đai tuy rộng lớn nhưng hầu hết nằm địa bàn đất kém màu mỡ, khả năng khai thác hạn ch ế. Tuy vậy, trong q trình sinh sống, lao động và sản xuất, các dân tộc đã biết cách hồ nhập với thiên nhiên, tạo ra những giá trị văn hố phong phú đa dạng, còn lưu lại đến ngày nay. 1.1.2. Sự phân bố dân cư các dân tộc thiểu số Phú n: Phú n có 3 huyện miền núi là Sơng Hinh, Sơn Hồ, Đồng Xn. Đây là các huyện có người Chăm và các dân tộc thiểu số khác sinh sống. Huyện Sơng Hinh nằm phía Tây Nam tỉnh, tiếp giáp với huyện Ninh Hồ (tỉ nh Khánh Hồ), phía Bắc giáp huyện Sơn Hồ , phía Tây giáp huyện Krơngpa (tỉnh Gia Lai). Nơi này tập trung người Chăm, Ê đê, Ba na, Tày, Nùng. Người Ê đê là dân tộc thiểu số cư trú đơng nhất. Số dânChăm đây khoảng 1270 người. Huyện Sơn Hồ nằm [...]... gọi người Chăm sống tách biệt với cộng đồng Chăm gốc Ninh Thuận, Bình Thuận và hiện tại đang sống Bình Định, Phú Yên Chăm Hroi Tên gọi người Chăm Phú Yên nhằm xác định rõ địa danh và nơi sinh sống của cộng đồng người Chăm Hroi là Phú Yên để phân biệt với người Chăm Hroi sinh sống Bình Định 1.1.4 Một số đặc điểm văn hoá người Chăm - Phú Yên: Dân tộc Chăm cũng giống như các dân tộc ít người... thúc: kẻ thù bị trừng trị, người anh hùng đem đến cho dân làng cuộc sống đầy đủ và no ấm, không còn chiến tranh Kết cấu như vậy cũng phù hợp với kết cấu chung của sử thi Tây Nguyên Sự khác biệt của kết cấu sử thi Tây Nguyên và sử thi Chăm - Phú Yên phần mở đầu Nếu sử thi Tây Nguyên, nhân vật anh hùng có sự ra đời thần kì thì sử thi Chăm - Phú Yên, người anh hùng có xuất thân, lai lịch hoàn toàn... Sử thi dân tộc Chăm - Phú Yên được sưu tầm không chỉ nằm trên một vùng đất mà là nhiều vùng đất, nhiều xã nơi tập trung người Chăm sinh sống Vùng trung tâm văn hoá sử thi Chăm - Phú Yên là huyện Sơn Hoà, cách thành phố Tuy Hoà 70km Đây là nơi người Chăm sống tập trung nhất 1.2.4 Trình thức kể và không gian diễn xướng sử thi Chăm - Phú Yên: Để tìm hiểu thêm đời sống thực tại của sử thi Chăm - Ph Yên, ... Người Chăm - Phú Yên có nhiều tên gọi dân tộc gắn với địa danh nơi họ sống hoặc đặc điểm nơi họ sống Chẳng hạn như người Chăm sống suối Hà Đang, huyện Đồng Xuân tự nhận mình là người Chăm Hà Đang Người Chăm tại Thuận Hải gọi những cư dân gốc Chăm sinh sống tại các tỉnh Phú Yên và Bình Định là H’roi hay Hờ Roi Nói chung, Chăm Hroi là tên gọi tộc người Chăm sống vùng núi phía Tây Bình Định và Phú Yên. .. và Sông Cầu Huyện này rải rác là cư dân Chăm và Ba na Số dân Chăm đây khoảng 6842 người Như vậy, tổng số người Chăm tỉnh Phú Yên khoảng 17.515 người sống tập trung ba huyện miền núi: Sơn Hoà, Sông Hinh và Đồng Xuân (Số liệu thống kê năm 2000 của Sở văn hoá thông tin tỉnh Phú Yên) 1.1.3 Nguồn gốc người Chăm tỉnh Phú Yên: Về nguồn gốc của người Chăm Phú Yên có nhiều ý kiến: Sogny trong bài... cho cha và giải thoát dân làng khỏi kẻ tham lam Chi Lơ Bú Điều đáng lưu ý, hôn nhân không phải là đề tài chính của sử thi Chăm - Phú Yên Chiến đấu là đề tài chính của sử thi Chăm - Phú Yên Đề tài chiến đấu là đề tài phổ biến của sử thi nói chung, đề tài này trở thành một đặc điểm có tính chất quan trọng trong thể loại sử thi Như Hê ghen đã nhận xét: “Tình huống phù hợp nhất với sử thi đó là các xung đột... đặc điểm của kết cấu sử thi Chăm Phú Yên, tương tự như thứ tự trần thuật của kết cấu sử thi nói chung Riêng tác phẩm sử thi “Anh em Chi Blơng”, phần mở đầu không theo trật tự thời gian mà là lời kể lại của Chi Blơng với các em về câu chuyện gia đình mình và sự chiếm đánh của Vua Yàng Lửa đối với buôn làng • Phần mở đầu: Mở đầu một tác phẩm sử thi Chăm - Phú Yên bao giờ cũng cũng là những lời giới thi u... truyền thống của người Chăm gốc trong quan niệm, sinh hoạt vật chất và tinh thần 1.1.5 So sánh người Chăm Phú Yên và người Chăm vùng lân cận: Người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận là một cộng đồng có số dân chiếm đa số trong cộng đồng người Chăm Việt Nam, còn lưu giữ nhiều bản sắc và phong tục cổ truyền của nhất của tộc người Do vậy, so sánh người Chăm Phú Yên với người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận,... dân tộc Chăm và một số dân tộc khác như Ê đê, Mơ nông, Ba na của ông, những tác phẩm sử thi đã có thể đến với người đọc một cách khá trọn vẹn về nội dung Năm 2000, tỉnh Phú Yên đã cho in ấn lần lượt những tác phẩm sử thi dân tộc Chăm và lưu truyền trong phạm vi của tỉnh Năm 2002, dự án in thành sách kho tàng sử thi Tây Nguyên đã được thực hiện, và hai tác phẩm sử thi của dân tộc Chăm đã được xuất bản... niên đến tuổi trưởng thành So với những truyền thống trên, người Chăm Hroi Phú Yên, do điều kiện lịch sử, địa lý đã có sự thay đổi, tiếp thu những phong tục, lối sống của các dân tộc lân cận Người Chăm Phú Yên có hệ tín ngưỡng và tôn giáo hoàn toàn khác so với Người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận: • Tục thờ Yàng: đây là hệ thống thần linh của những dân tộc Tây Nguyên cũng như những dân tộc khác như Ba

Ngày đăng: 15/04/2013, 16:29

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1. So sánh hệ thống nhân vật của “Tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đă” và “Xing Nhã”:  - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Bảng 1.1..

So sánh hệ thống nhân vật của “Tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đă” và “Xing Nhã”: Xem tại trang 21 của tài liệu.
- Hbia Lơ Đă lấy Giarơ Kốt. -Giarơ  Kốt mời Giarơ  Bú d ự   l ễ - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

bia.

Lơ Đă lấy Giarơ Kốt. -Giarơ Kốt mời Giarơ Bú d ự l ễ Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.5. Kết cấu sử thi “Hbia Tà Lúi Ka Li Pu”: - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Bảng 2.5..

Kết cấu sử thi “Hbia Tà Lúi Ka Li Pu”: Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.6. Kết cấu sử thi “Anh em Chi Blơng”: - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Bảng 2.6..

Kết cấu sử thi “Anh em Chi Blơng”: Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 3. Các trường hợp gặp gỡ và lấy vợ của nhân vật anh hùng - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Bảng 3..

Các trường hợp gặp gỡ và lấy vợ của nhân vật anh hùng Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 2.2. Kết cấu sử thi “Chi Bri- Chi Brit”: - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Bảng 2.2..

Kết cấu sử thi “Chi Bri- Chi Brit”: Xem tại trang 181 của tài liệu.
Bảng 2.4. Kết cấu sử thi “Chi Liêu”: - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Bảng 2.4..

Kết cấu sử thi “Chi Liêu”: Xem tại trang 183 của tài liệu.
Hình 1. Nghệ nhân Ka Sô Liễng. - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Hình 1..

Nghệ nhân Ka Sô Liễng Xem tại trang 184 của tài liệu.
Hình 2. Nghệ nhân Ka Sô Liễng và tác giả luận văn. - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Hình 2..

Nghệ nhân Ka Sô Liễng và tác giả luận văn Xem tại trang 185 của tài liệu.
Hình 4. Lễ bỏ mảNg ười Chăm PhúYên - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Hình 4..

Lễ bỏ mảNg ười Chăm PhúYên Xem tại trang 186 của tài liệu.
Hình 5. Lễ đâm trâu xoay cột Người Chăm PhúYên. - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Hình 5..

Lễ đâm trâu xoay cột Người Chăm PhúYên Xem tại trang 187 của tài liệu.
Hình 3. Nghệ nhân Ka Sô Liễng bên những công trình sưu tầm. - ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC CHĂM  Ở PHÚ YÊN

Hình 3..

Nghệ nhân Ka Sô Liễng bên những công trình sưu tầm Xem tại trang 188 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan