TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH độ TIN cậy của hệ THỐNG CUNG cấp điện và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của các THIẾT bị PHÂN đoạn

23 855 1
TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH độ TIN cậy của hệ THỐNG CUNG cấp điện và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của các THIẾT bị PHÂN đoạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PHẠM THỊ VƯƠNG TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC THIẾT BỊ PHÂN ĐOẠN Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện Mã số : 60520202 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN - 2014 Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Kỹ tuật Công nghiệp Thái Nguyên. Cán bộ HDKH : GS.TS Lã Văn Út Phản biện 1 : TS. Nguyễn Quân Nhu Phản biện 2 : TS. Nguyễn Văn Vỵ Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn, họp tại: Phòng 201 nhà A8, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Vào 9 giờ 30 phút ngày 17 tháng 08 năm 2014. Có thể tìm hiển luận văn tại Trung tâm Học liệu tại Đại học Thái Nguyên và Thư viện trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên. 2 MỞ ĐẦU 1.Mục đích nghiên cứu và lý do chọn đề tài Trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước ta hiện nay, nhu cầu điện năng trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt, nông nghiệp luôn luôn không ngừng tăng lên và nó ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trong nên kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân ngày càng phát triển, tốc độ công nghiệp hóa tăng nhanh, do đó ngày càng đòi hỏi nhiều năng lượng điện. Điều đó đặt ra cho hệ thống cung cấp một nhiệm vụ khó khăn là vừa phải thỏa mãn lượng điện năng tiêu thụ, vừa phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng điện năng pháp định và độ tin cậy hợp lý. Đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, trong đó việc nâng cao độ tin cậy ở lưới cung cấp điện có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng điện năng và chỉ tiêu kinh tế của toàn bộ hệ thống cung cấp điện. Độ tin cậy cung cấp điện (ĐTC CCĐ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng điện năng. Nếu các chỉ tiêu về điện áp, tần số được đảm bảo nhưng điện năng không được cung cấp liên tục thì không những không đưa lại hiệu quả kinh tế mà còn gây thiệt hại, ảnh hướng lớn đến các hoạt động và an sinh xã hội. Chính vì vậy ngành điện cần phải có phương pháp tính toán thích hợp để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện. Với đề tài: “Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn ” luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ những tìm tòi nghiên cứu của mình vào việc tính toán đánh giá độ tin cậy cung cấp điện, nhằm đảm bảo yêu cầu sử dụng điện tin cậy cho từng hộ tiêu thụ điện. 2. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan các chỉ tiêu tin cậy và các phương pháp tính toán độ tin cậy của hệ thống điện nói chung và độ tin cậy cung cấp điện nói riêng. Chương 2: Phương pháp đồ thị - giải tích để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của từng nút phụ tải. Chương 3: Tính toán chế độ xác lập và đánh giá độ tin cậy cung cấp điện cho các phụ tải thuộc lộ 372E6.8 Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS.Lã Văn Út – người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô ở Khoa Điện – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn Khoa sau Đại học, xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 09 năm 2014 Người thực hiện 3 Phạm Thị Vương 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CHỈ TIÊU TIN CẬY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN NÓI CHUNG VÀ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN NÓI RIÊNG 1.1. Khái niệm chung về độ tin cậy của hệ thống điện 1.1.1. Hệ thống điện và các phần tử 1.1.2. Độ tin cậy của các phần tử hệ thống cung cấp điện 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện - Thời gian ngừng CCĐ cho các khách hàng trong năm (T mđ ) Ý nghĩa: là chỉ tiêu hướng tới phụ tải, chỉ thời gian mất điện trung bình của khách hàng trong năm, đơn vị tính h/năm (tương tự như CAIDI). + Thời gian mất điện trung bình hệ thống (SAIDI). + Độ sẵn sàng cung cấp điện trung bình hệ thống (ASAI) Các chỉ tiêu này giúp người lập quy hoạch, quản lí có thể đánh giá được độ tin cậy CCĐ cho các khách hàng và so sánh với yêu cầu. - Điện năng ngừng CCĐ ( E mđ ) Điện năng ngừng CCĐ được xem xét cho khách hàng và của toàn HTCCĐ. + Điện năng ngừng CCĐ cho các khách hàng: Ý nghĩa: là chỉ số hướng tới phụ tải, chỉ điện năng bị mất do ngừng CCĐ đối với khách hàng, đơn vị tính kWh/năm. Chỉ tiêu này giúp người lập quy hoạch, quản lí có thể đánh giá được mức độ thiệt hại của các khách hàng do CCĐ kém tin cậy gây ra. + Điện năng ngừng CCĐ cho HTCCĐ: Ý nghĩa: là chỉ số hướng tới HTCCĐ, chỉ điện năng ngừng CCĐ của HTCCĐ trong năm, đơn vị tính kWh/năm. Chỉ tiêu này giúp người lập quy hoạch, quản lí có thể đánh giá chung được ĐTC của toàn HTCCĐ về phương diện thỏa mãn nhu cầu điện năng. 1.2. Tổng quan về các phương pháp tính toán độ tin cậy cung cấp điện 1.2.1. Phương pháp không gian trạng thái Với phương pháp này, hệ thống được diễn tả bởi các trạng thái hoạt động và khả năng chuyển giữa các trạng thái đó.Trạng thái hệ thống được xác định bởi tổ hợp các trạng thái của các phần tử. Mỗi tổ hợp trạng thái của phần tử cho một trạng thái của hệ thống.Phương pháp không gian trạng thái có thể xét các phần tử có nhiều trạng thái khác nhau và với các giả thiết nhất định có thể áp dụng phương pháp quá trình Markov một cách hiệu quả để tính xác suất trạng thái và tần suất trạng thái, từ đó tính được các chỉ tiêu ĐTC của HTCCĐ. Như vậy phương pháp không gian trạng thái chủ yếu được sử dụng trong bài toán đánh giá độ tin cậy lưới điện truyền tải. 1.2.2. Phương pháp mô phỏng Monte - Carlo Phương pháp Monte Carlo mô phỏng hoạt động của các phần tử trong hệ thống điện như một quá trình ngẫu nhiên. Nó tạo ra lịch sử hoạt động của phần tử và hệ thống một cách nhân tạo trên máy tính điện tử, sau đó sử dụng các phương pháp đánh giá thống kê để phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận ĐTC của các phần tử và hệ thống điện. Phương pháp này cho phép xét đến tác động vận hành tới các chỉ tiêu ĐTC, tuy nhiên nhược điểm của 5 phương pháp là cần nhiều thời gian, khối lượng tính toán lớn. Trong ([9], [11]), [12] ) đã sử dụng phương pháp này để tính toán ĐTC. Phương pháp Monte Carlo chủ yếu dùng để đánh giá độ tin cậy nguồn điện xét đến đặc trưng xác suất dòng chảy ở các nhà máy thủy điện. 1.2.3. Phương pháp đồ thị - giải tích Phương pháp này bao gồm việc lập sơ đồ ĐTC và áp dụng phương pháp giải tích bằng đại số Boole và lý thuyết xác suất các tập hợp để tính toán ĐTC. Trong sơ đồ ĐTC bao gồm: + Các nút trong đó có nút nguồn, nút tải, nút trung gian; + Nhánh được thể hiện bằng các khối mô tả trạng thái tốt của các phần tử của HTĐ. Phương pháp đồ thị-giải tích áp dụng rất hiệu quả cho các bài toán độ tin cậy lưới điện. Trong ([8], [10]) đã áp dụng khá hiệu quả phương pháp đồ thị - giải tích để đánh giá ĐTC cho HTCCĐ có cấu trúc phức tạp. 1.2.4. Phương pháp cây hỏng hóc. Phương pháp cây hỏng hóc mô tả bằng đồ thị quan hệ nhân quả giữa các dạng hỏng hóc trong hệ thống, giữa hỏng hóc hệ thống và các hỏng hóc thành phần trên cơ sở hàm đại số Boole. Cơ sở cuối cùng để tính toán là các hỏng hóc cơ bản của các phần tử. Phương pháp cây hỏng hóc cũng mô tả quan hệ logic giữa các phần tử hay giữa các phần tử và từng mảng của hệ thống một cách rõ nét, giữa các hỏng hóc cơ bản và hỏng hóc đỉnh mà ta đang khảo sát. Phương pháp cây hỏng hóc thích hợp với bài toán độ tin cậy của nhà máy điện, sơ đồ bảo vệ, điều khiển Qua đây ta thấy nhìn chung các phương pháp tính toán ĐTC của HTĐ phức tạp đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó, do đó việc lựa chọn phương pháp tính toán phụ thuộc vào nhiệm vụ và yêu cầu do bài toán đặt ra. Hơn nữa, trong những điều kiện cụ thể người nghiên cứu luôn luôn phải vận dụng và phát triển phương pháp ở mức độ nhất định trước khi áp dụng tính toán cho sơ đồ thực tế. Trong luận văn này tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu và áp dụng phương pháp đồ thị - giải tích nhằm tính toán ĐTC của HTCCĐ. Đặc điểm của lưới điện này là có sơ đồ hình tia và có thiết bị phân đoạn. Các nội dung của phương pháp này được trình bầy riêng ở chương 2. 6 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ - GIẢI TÍCH ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CỦA TỪNG NÚT PHỤ TẢI 2.1. Đặt vấn đề Thời gian gần đây ĐTC CCĐ ngày càng được quan tâm từ phía khách hàng. Những khách hàng đặc biệt, có yêu cầu cao về chất lượng điện năng và ĐTC CCĐ thường được cung cấp từ ít nhất hai nguồn theo sơ đồ lưới kín vận hành hở. Cũng có thể sử dụng thêm nguồn dự phòng ,như hình 2.1. Hình 2.1.Nguồn dự phòng trong lưới điện phân phối 2.2. Mô hình bài toán và cơ sở phương pháp tính 2.2.1. Mô tả bài toán Lưới điện được đưa vào xem xét, tính toán ĐTC CCĐ bao gồm: các khách hàng (phụ tải), thanh cái cung cấp công suất vô cùng lớn, các nguồn điện dự phòng, các thiết bị phân đoạn (TBPĐ) đặt tại một số vị trí trên các mạch đường dây (hình 2.2). Hình 2.2. Sơ đồ HTCCĐ nghiên cứu Bài toán đặt ra là: cho trước cấu trúc HTCCĐ, biểu đồ phụ tải, cường độ hỏng hóc/phục hồi của các phần tử, thời gian thao tác của các TBPĐ , cần tính các chỉ tiêu ĐTC cung cấp điện cho các phụ tải và các chỉ tiêu chung cho HTCCĐ. 2.2.2. Mô hình nguồn và phụ tả 2.2.3 Mô hình sơ đồ lưới điện theo ĐTC TC hạ áp trạm 110 kV 1 2 3 4 5 9 10 11 16 12 23 20 S 1 6 7 8 13 14 15 17 18 19 21 22 24 25 26 27 28 25 26 27 28 TC hạ áp trạm 110 kV 1 2 3 4 5 9 10 11 16 12 23 20 S 1 6 7 8 13 14 15 17 18 19 21 22 24 7 a. Phân miền khu vực trong sơ đồ HTCCĐ Ma trận F gồm n hàng và n cột tương ứng với n khu vực. Các số hạng trong ma trận F có thông số Để tính toán ĐTC riêng cho các hộ phụ tải cần phân miền khu vực cho sơ đồ. Các TBPĐ phân chia lưới điện thành các khu vực khác nhau. Các khách hàng trong cùng khu vực có ĐTC CCĐ như nhau bởi đồng thời được đóng hoặc cắt điện. Hình 2.4. Sơ đồ HTCCĐ với phân miền khu vực b. Các thông số ĐTC đẳng trị của phần lưới điện khu vực Để tính toán ĐTC, trước tiên cần đẳng trị các đoạn lưới liền nhau mà giữa chúng không có TBPĐ (trong mỗi khu vực). Độ dài đẳng trị của n đoạn lưới nhánh liền nhau thành đoạn lưới L j của khu vực j: L j = ∑ = n i 1 l i ; (2.1) Cường độ hỏng hóc của đoạn lưới khu vực j là: λ j = ∑ = n i 1 oi λ L j ; (2.2) Thời gian sửa chữa sự cố của đoạn lưới khu vực j là: r j = j n i joi r λ λ ∑ = 1 (2.3) Trong đó: l i là độ dài đoạn lưới thứ i (km); n là số đoạn lưới trong khu vực j; i0 λ là cường độ hỏng hóc đoạn lưới thứ i (lần/100km.năm); r 0i là thời gian phục hồi sự cố đoạn lưới thứ i (h). 2.2.4. Các ma trận cấu trúc 2.2.4.1. Ma trận liên hệ giữa các khu vực F (nxn) KV 1 S 1 c) KV 4 KV 3 KV 2 S S 1 S b) KV1 KV3 KV2 KV4 7 a) TC hạ áp trạm 110 kV 1 2 3 4 5 9 10 11 16 12 23 20 S 1 6 8 13 14 15 17 18 1 9 21 22 24 25 26 27 28 8 là 1 hoặc 0. Trong đó F(i, j) = 1 khi i nối với j, F(i, j) = 0 khi i không nối với j. 2.2.4.2. Ma trận đường nối D(nxn) Ma trận đường nối D thể hiện tất cả các đường nối, nối từ nguồn S tới nút tải. Các số hạng trong ma trận D có thông số là 1 hoặc 0; D(i, j) = 1, có nghĩa là khu vực j nằm trên đường nối từ nguồn S đến nút i, nếu D(i, j) = 0, có nghĩa là khu vực j không nằm trên đường nối từ nguồn S đến nút i. 2.2.4.3. Ma trận liên hệ giữa nguồn chính S với các khu vực khi có một khu vực bị sự cố A s (nxn) Các số hạng trong ma trận A s có giá trị là 1 hoặc 0. Trong đó: A s (i, j) = 0, khi hỏng hóc tại khu vực j, nguồn S không cấp cho khu vực i. A s (i, j) = 1, khi hỏng hóc tại khu vực j, nguồn S vẫn cấp được cho khu vực i. 2.2.4.4. Ma trận ảnh hưởng thiết bị phân đoạn C(i, j) và R pd (i, j) Ma trận ảnh hưởng TBPĐ, kí hiệu C, với các số hạng C(i, j) có giá trị bằng 1 hoặc bằng 0. Số hạng C(i,j) = 1 nếu khi sự cố tại khu vực j, khu vực i được cấp điện trở lại (từ nguồn chính S hoặc nguồn dự phòng S k ) với thời gian bị mất điện tạm thời hữu hạn (bằng r pdij ). Số hạng C(i, j) = 0 trong các trường hợp còn lại, bao gồm các trường hợp thời gian bị mất điện tạm thời rất ngắn có thể bỏ qua (r pdij =0) hoặc mất hẳn (r pdij =∞). Việc thiết lập ma trận cấu trúc C(i,j) có ý nghĩa rất quan trọng nhằm xét đến ảnh hưởng thời gian thao tác TBPĐ đến ĐTC CCĐ. 2.3. Tính toán độ tin cậy cung cấp điện 2.3.1. Lưới điện hình tia không có nguồn dự phòng Xét HTCCĐ như hình 2.5, giả thiết biết biểu đồ phụ tải, cường độ hỏng hóc, thời gian phục hồi sự cố, số lần ngừng điện công tác, thời gian ngừng điện mỗi lần thao tác của các khu vực, thời gian thao tác của các TBPĐ, các ma trận A s (i, j), C(i, j), tính các chỉ tiêu ĐTCCCĐ cho các khu vực và hệ thống cung cấp điện. Hình 2.5. Sơ đồ HTCCĐ hình tia Trong trường hợp này ta sử dụng ma trận kết nối nguồn S là A s (i, j) và ma trận ảnh hưởng TBPĐ C(i, j) hoặc R pd (i, j). Từ ý nghĩa của các ma trận dễ suy ra biểu thức tính thời gian ngừng CCĐ của khu vực i gây ra bởi khu vực j ( j có thể bằng i ): T mđij ={R pd (i,j)+[1-A s (i,j)]r j }λ j (2.4) Bỏ qua sự cố xếp chồng, thời gian ngừng CCĐ cả năm của khu vực i do sự cố tất cả các khu vực gây ra tính được: T mđi = ∑ = n j 1 T mđi,j (h/năm) (2.5) Để tính điện năng ngừng CCĐ ta cũng cần xác định điện năng ngừng CCĐ gây ra riêng bởi sự cố từng khu vực. Ta có điện năng ngừng CCĐ khu vực i do sự cố khu vực j như sau: KV 1 KV 4KV 3 KV 2 S 9 E mđij = [R pd (i,j)+(1-A s (i,j) r j ]λ j T 1 ∑ = T t 1 P i (t)] = {R pd (i,j)+[1-A s (i,j)] r j } λ j α tbi (2.6) Ở đây P i (t) công suất phụ tải khu vực i, tương ứng với thời gian kéo dài t, tính theo biểu đồ phụ tải kéo dài năm, T=8760 h. (Có thể quy đổi từ biểu đồ phụ tải ngày kéo dài). Điện năng ngừng CCĐ tổng của khu vực i: E mđi = ∑ = n j 1 E mđij (kWh/năm) (2.7) Điện năng ngừng CCĐ tính cho cả HTCCĐ: E mđ = ∑ = n i 1 E mđi (kWh/năm) (2.8) 2.3.2. Lưới điện hình tia có nguồn dự phòng Xét HTCCĐ hình tia có một nguồn dự phòng như hình 2.6, giả thiết nguồn dự phòng có công suất đủ lớn, biết cường độ hỏng hóc, thời gian phục hồi sự cố, số lần ngừng điện công tác, các ma trận A s (i,j), A k (i,j), R pd (i,j), tính các chỉ tiêu ĐTCCCĐ cho các khu vực và HTCCĐ. Hình 2.6. Lưới điện điều khiển tự động có nguồn dự phòng Trong trường hợp này không cần quan tâm đến tương quan giữa công suất nguồn và biểu đồ phụ tải bởi luôn đủ công suất và khu vực tốt sẽ được cấp điện trở lại, nếu sau khi cách li khỏi khu vực sự cố nó được nối đến ít nhất một nguồn. Thời gian ngừng CCĐ của khu vực i gây ra bởi khu vực j (j có thể bằng i): T mđij = {R pd (i,j)+[1-A s (i,j)] ∏ = − dp N 1k k )]j,i(A1[ r j }λ j (2.9) Trong đó N dp là số nguồn dự phòng Thời gian ngừng CCĐ cả năm của khu vực i tính được: T mđi = ∑ = n j 1 T mđi,j (h/năm) (2.10) Có thể giải thích ý nghĩa của (2.9) tương tự theo (2.4). Sự khác nhau ở đây là nếu có ít nhất một nguồn (kể cả nguồn chính và dự phòng) nối được đến khu vực i sau khi cách li sự cố thì điện được cấp lại ngay. Mất điện chỉ xảy ra thì tích: KV 4 KV 3 S 1 KV 1 KV 2 S 10 [...]... Công Ty Điện Lực Thái Nguyên độ tin cậy tương đối đảm bảo Tuy nhiên, các khu cực có ĐTC không đồng đều - Khi nâng cấp thiết bị phân đoạn là DCL thành máy cắt ta thấy thời gian mất điện cũng như điện năng bị mất cung cấp giảm đi đáng kể Do đó nâng cao được ĐTC của hệ thống cung cấp điện - Khi chuyển DCL ở một số vị trí ta thấy mức độ cải thiện độ tin cậy tăng lên rõ rệt, đặc biệt có thể đảm bảo ĐTC các. .. ma trận cấu trúc và ma trận ảnh hưởng TBPĐ có thể tính toán được các chỉ tiêu cơ bản về ĐTC CCĐ thông qua các quan hệ giải tích 3 Kết quả tính toán với các ví dụ cụ thể cho thấy: Khi sử dụng các thiết bị phân đoạn tự động (DCL tự động hoặc máy cắt) đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với DCL thông thường, nâng cao ĐTC CCĐ của hệ thống điện 4 Kết quả tính toán cụ thể cho một tuyến lộ thuộc khu vực Huyện... [5].GS.TS Lã Văn Út (2010), Hướng dẫn sử dụng chương trình tính toán phân tích chế độ xác lập của hệ thống điện Conus [6] Lã Văn Út (2001), Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội [7] GS.TS Lã Văn Út, Tính toán phân tích các chế độ của hệ thống điện, Bài giảng SĐH ngành Điện (ĐHCN Thái Nguyên, ĐH Mỏ Địa Chất, ĐHNN Hà Nội) Tiếng Anh [8] B.Steciuk, J.R.Redmon... (99,4%), tuy nhiên điện năng bị mất trong năm là tương đối lớn Ngoài ra, có khu vực ĐTC tương đối thấp (99,2%) Khi xét đến thiết bị phân đoạn là DCL tự động ĐTC tăng lên đáng kể, có thể đảm bảo theo yêu cầu Đó cũng là xu hướng áp dụng cho các LĐPP hiện nay 5 Hướng nghiên cứu tiếp: việc nghiên cứu phương pháp đánh giá ĐTC trong luận văn (để đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn) chỉ là bước đầu... điện và hệ thống điện, tập 1, 2 và 3, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội [3] Bản dịch (1981), Những phương pháp toán học trong lý thuyết độ tin cậy, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội [4].TS Ngô Hồng Quang (2007), Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 - 500 kV, NXB Khoa học 22 & kỹ thuật [5].GS.TS Lã Văn Út (2010), Hướng dẫn sử dụng chương trình tính toán phân tích chế độ xác... hiện khá hợp lý 3.4 Ứng dụng phương pháp đồ thị giải tích tính toán độ tin cậy cung cấp điện cho các phụ tải thuộc xuất tuyến 372E6.8 3.4.1 Cơ sở của phương pháp Với sơ đồ lưới điện lộ 372E6.8 ngoài máy cắt đầu nguồn còn có 4 DCL phân đoạn Dựa vào vị trí máy cắt và dao cách ly có thể phân miền sơ đồ thành 5 khu vực như trên (hình 3.5.a) Sơ đồ tính toán ĐTC có thể biểu diễn đơn giản hơn như (hình 3.5.b)... TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÁC PHỤ TẢI THUỘC LỘ 372 E6.8 THÁI NGUYÊN 3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên: 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 3.2 Đặc điểm lưới điện tỉnh Thái Nguyên Hiện tại toàn tỉnh Thái nguyên được cấp điện từ hai nguồn: Nguồn điện mua từ Trung Quốc và nguồn điện Việt Nam Cũng do tình hình thiếu điện chung của cả nước, tỉnh... mất điện cũng như điện năng bị mất cung cấp giảm đi đáng kể Khi chuyển vị trí DCL trong trường hợp cụ thể này ĐTC của khu vực 5 tăng lên đáng kể ĐTC của toàn hệ thống nói chung cũng tăng lên Như vậy, để nâng cao ĐTC CCĐ ngoài việc tăng thêm số lượng, nâng cấp TBPĐ việc lựa chọn vị trí phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng 3.6 Kết luận chương 3 Kết quả tính toán cho thấy: - Lộ cung cấp điện đã tính toán. .. nâng cấp TBPĐ còn phụ thuộc hiệu quả kinh tế Cần so sánh chi phí vốn đầu tư với hiệu quả giảm thiệt hại do mất điện để quyết định phương án Việc lựa chọn tối ưu vị trí đặt thêm TBPĐ cho có hiệu quả cũng là bài toán lớn đang được quan tâm TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1].PGS.PTS Trần Bách (1996), Độ tin cậy của hệ thống điện, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội [2] PGS.TS Trần Bách (2008), Lưới điện. .. LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 1 Độ tin cậy cung cấp điện là một trong những chỉ tiêu ngày càng được khách hàng và ngành Điện đặc biệt quan tâm Những thiệt hại do mất điện không những tổn hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính trị và các hoạt động xã hội Với các nhà máy, xí nghiệp việc mất điện đột ngột sẽ gây ra tổn thất kinh tế rất nghiêm trọng, thậm chí có thể hỏng cả dây truyền sản xuất Với các cơ quan . CÁC CHỈ TIÊU TIN CẬY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN NÓI CHUNG VÀ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN NÓI RIÊNG 1.1. Khái niệm chung về độ tin cậy của hệ thống điện 1.1.1. Hệ. quan các chỉ tiêu tin cậy và các phương pháp tính toán độ tin cậy của hệ thống điện nói chung và độ tin cậy cung cấp điện nói riêng. Chương 2: Phương pháp đồ thị - giải tích để đánh giá độ tin cậy. 1.1.1. Hệ thống điện và các phần tử 1.1.2. Độ tin cậy của các phần tử hệ thống cung cấp điện 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện - Thời gian ngừng CCĐ cho các khách

Ngày đăng: 15/08/2015, 11:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CHỈ TIÊU TIN CẬY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN NÓI CHUNG VÀ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN NÓI RIÊNG

  • Chương 2 PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ - GIẢI TÍCH ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CỦA TỪNG NÚT PHỤ TẢI

  • Chương 3 TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÁC PHỤ TẢI THUỘC LỘ 372 E6.8 THÁI NGUYÊN

  • KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan