PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

156 703 1
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm tới.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ -----  ----- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài : PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Giáo viên hướng dẫn : GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN Lớp : QTKD THƯƠNG MẠI 47 A Khóa : 47 Hệ : CHÍNH QUY Hà Nội: 05- 2009 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CỘNG HÒAHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----***---- BẢN CAM ĐOAN Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Khoa Thương mại & Kinh tế quốc tế Tên em là:Nguyễn Thị Hồng Liên Lớp: Thương mại 47 A Khoa: Thương mại và Kinh tế quốc tế Trong thời gian thực tập tốt nghiệp (05/01/2009 đến 07/05/2009) tại Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương em đã nghiên cứu và thực hiện chuyên đề: “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” Em xin cam đoan những nội dung được trình bày trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em là hoàn toàn không có sự sao chép từ tài liệu chuyên môn, luận văn, luận án khác mà chỉ có một số trích dẫn, tham khảo để hoàn thiện cho chuyên đề. Em xin chịu mọi trách nhiệm nếu như những cam kết trên đây là không đúng sự thật. Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2009 Người cam kết Nguyễn Thị Hồng Liên Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho nước ta để tiếp tục hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng “ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng thể để phát triển đất nước” .Theo chủ trương đó, nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã mở cửa hội nhập với thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tếxuất nhập khẩu hàng hóa. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO là một mốc quan trọng đánh dấu Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng trên trường quốc tế. Vươn ra thị trường quốc tế, cơ hội lắm nhưng khó khăn cũng không ít. Nền kinh tế Việt Nam, trong gần hai thập kỷ qua, đã phát triển nhanh dựa vào xuất khẩu. Từ một nền kinh tế dường như khép kín, "tự sản, tự tiêu", sau 20 năm đổi mới, kim ngạch xuất khẩu đã bằng 70% GDP. Đó là một thành tựu quan trọng trong việc thực hiện chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, trong đó có thị trường xuất khẩu cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì vậy các biến động tài chính của thế giới ít nhiều sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, tuy Việt Nam không bị tác động trực tiếp, song do nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn, chiếm tới 30% tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường thế giới và trong bối cảnh hội nhập thì mọi quốc gia ít nhiều đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là nền kinh tế tăng trưởng quá nóng như Việt Nam. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Việt Nam là nền kinh tế rất mở với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt hơn 160% GDP. Xuất khẩu chiếm tới 70-80 % GDP. Khủng hoảng tài chính Mỹ, chính sách thắt chặt tiền tệ, biến động tỷ giá trở thành gánh nặng ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam không tránh khỏi bị giảm sút do sự eo hẹp của thị trường tài chính (do khủng hoảng) dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm. Do đó vấn đề phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa đang là một yêu cầu có tính cấp bách đối với các doanh nghiệp. Vì vậy em chọn đề tài : “ Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” nhằm đưa ra những giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu trong tình hình hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian : giai đoạn 2001-2008 - Đối tượng : Thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm tới. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ tại Vụ Xuất Nhập khẩu- Bộ Công thương và sự hướng dẫn nhiệt tình của GS.TS Đặng Đình Đào đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Tổng quan về thị trườngthị trường xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 1.1. Kinh tế thị trường và những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ mua bán. Nền kinh tế được coi là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế. Khi các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua - bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thì nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường. Nói cách khác kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó các mối quan hệ kinh tế của cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của mọi thành viên, chủ thể kinh tế là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường. Kinh tế thị trườngkinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuấthội đều được tiền tệ hóa. Khi đó các yếu tố như: đất đai, tài nguyên, vốn bằng tiền, vốn vật chất, sức lao động, công nghệ, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra đều là đối tượng mua bán, là hàng hóa. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường Một là, kinh tế thị trường có khối lượng hàng hóa dịch vụ dồi dào, phong phú. Cho nên, người tiêu thụ được quyền tự do lựa chọn tối đa, họ không bị ép buộc mua bất cứ hàng hóa dịch vụ nào ngoại trừ những thứ phải cung ứng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cho lợi ích xã hội. Họ quyết định ai sản xuất, sản xuất cái gì thông qua lá phiếu đồng tiền . Hai là, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động mua bán đều theo giá cả thị trường. Sự vận động của giá cả thị trường là do cung cầu hàng hóa quyết định. Ba là, tiền tệ hóa các mối quan hệ kinh tế. Điều này thể hiện các doanh nghiệp lấy chỉ tiêu hiệu quả để lựa chọn đối tác, lựa chọn bạn hàng. Bốn là, trong nền kinh tế thị trường, sản xuất và bán hàng hóa theo nhu cầu thị trường. Do đó, nghiên cứu thị trường là công việc quan trọng đầu tiên và thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, có như vậy hàng hóa mới bắt nhịp được nhu cầu của con người cũng ngày càng đa dạng, phong phú và luôn biến đổi. Nămkinh tế thị trường là nền kinh tế mở. Nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao dịch với các nền kinh tế khác. Nền kinh tế này trái với một nền kinh tế đóng cửa trong đó không có xuất khẩu, không có nhập khẩu, không có các dòng di chuyển vốn.Trong nền kinh tế thị trường có các hoạt động mua, bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sản phẩm thế giới; mua và bán các tài sản vốn trên thị trường tài chính thế giới. Sáu là cạnh tranh là môi trường kinh tế thị trường. Cạnh tranh được xác định là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ chiến thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là nhiệm vụ của Chính phủ. Các doanh nghiệp phải xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh, trong đó phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Bảy là, trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có quyền tự do, tự chủ cao. Họ có quyền tự do lựa chọn loại hình kinh doanh, tự do lựa chọn đối tác, được phép kinh doanh bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào pháp luật không cấm. Điều này phát huy tính sáng tạo, cũng như tinh thần dám nghĩ dám làm, tự chịu trách nhiệm của người kinh doanh. 1.2. Khái quát chung về thị trường 1.2.1. Khái niệm thị trường Xét trên góc độ phân tích của nhà kinh tế: Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ mua bán. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu. Thị trường là nơi trao đổi hàng hóa. Xét trên góc độ kinh doanh của doanh nghiệp: Thị trường của doanh nghiệp gồm: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Sơ đồ 1: Mối liên hệ Doanh nghiệp – Thị trường của doanh nghiệp Ở phạm vi doanh nghiệp thương mại (DNTM), thị trường được mô tả là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó. Như vậy theo, quan niệm của người bán, thị trường của DNTM trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hóa, dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thỏa mãn chứ không thể quan niệm thị trường đơn thuần là một khu vực hay một phạm vi địa lý nào đó. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thị trường đầu vào Doanh nghiệp Thị trường đầu ra Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ hai, yếu tố quan trọng và làm đối trọng với cầu trên thị trường là cung về hàng hóa, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp là người bán tạo nên, chính sự tác động qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hóa tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia thị trường của DNTM là các hàng hóa, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi. Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều loại hàng hóa tương tự nhau về chất lượng, giá cả, tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh. Cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Có thể hình dung thị trường của DNTM qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Thành phần tham gia và yếu tố cấu thành thị trường của DNTM Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thành phần tham gia thị trường của DNTM Các yếu tố cấu thành thị trường của DNTM Hiện tại Tiềm năng Người mua (Khách hàng Người bán Sản phẩm (hàng hóa) + Chất lượng + Phương thức thanh toán + Dịch vụ… Doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh Hiện có Mới Cầu hàng hóa Cung hàng hóa Giá cả Cạnh tranh Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.2.2. Các yếu tố cấu thành thị trường 1.2.2.1. Cầu Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một mức giá chấp nhận được. Cầu thay đổi theo sự phụ thuộc của các yếu tố tác động đến nó. Nếu giả sử các yếu tố khác không thay đổi, lượng cầu phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Lượng cầu tăng khi giá giảm, và lượng cầu giảm khi giá cả tăng khi các yếu tố khác không đổi. Các yếu tố khác đó là: sở thích, thu nhập, giá mặt hàng thay thế, phong tục, tập quán, thói quen, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi…Doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường, cái cần xác định không phải là cầu nói chung mà chính là cầu hướng vào doanh nghiệp, nghĩa là xác định khối lượng cầu cụ thể về hàng hóa của doanh nghiệp ứng với mỗi mức giá xác định. 1.2.2.2. Cung Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận được. Cung thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Lượng cung sẽ tăng lên khi giá cả hàng hóa/dịch vụ tăng lên và lượng cung sẽ giảm xuống khi giá cả của hàng hóa/dịch vụ giảm xuống, nếu các yếu tố khác không thay đổi. Các yếu tố khác đó là: sự phát triển của khoa học công nghệ mới, các chi phí của các yếu tố đầu vào, sự điều tiết của chính phủ. Giống như đại lượng cầu, doanh nghiệp không phải xác định tổng đại lượng cung của toàn xã hội mà xác định số lượng hàng hóa/dịch vụ doanh nghiệp có khả năng đưa ra thị trường ứng với mức giá nhất định. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.2.2.3. Giá cả Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Sự tương tác giữa người mua với người mua, người bán với người bán, và người bán với người mua hình thành giá cả thị trường. Giá cả thị trường là một đại lượng biến động do sự tương tác của cung và cầu trên thị trường của một loại hàng hóa/dịch vụ, ở địa điểm và thời điểm cụ thể. 1.2.2.4. Sự cạnh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh diễn ra liên tục, không có đích cuối cùng. Cạnh tranh sẽ bình quân hóa các giá trị cá biệt để hình thành giá cả thị trường. Vì vậy, cạnh tranh là động lực để thúc đẩy các DNTM không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển. Trong hoạt động kinh doanh, khi nghiên cứu thị trường phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện tất cả các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp. 1.2.3. Các quy luật và chức năng của thị trường 1.2.3.1. Các quy luật của thị trường Xét cả một quá trình và xét trên tổng thể, thị trường vận động không phải là hỗn loạn, ngẫu nhiên mà vận động có quy luật. Những quy luật chung của thị trường là: a. Quy luật giá trị Đây là quy luật kinh tế của kinh tế hàng hóa. Khi nào còn sản xuất và lưu thông hàng hóa thì quy luật giá trị còn phát huy tác dụng. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị lao động xã hội cần thiết trung bình để sản xuất và lưu thông hàng hóa và trao đổi ngang giá. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 [...]... giới Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao gồm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp bao gồm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (người tiêu thụ cuối cùng), và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian) Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hóa của Việt Nam hoặc nhập hàng hóa của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất. .. khẩu hàng hóa của Việt Nam Cần nhấn mạnh rằng thị trường xuất khẩu hàng hóa không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài Thị trường trong nước nhiều trường hợp là thị trường xuất khẩu hàng hóa tại chỗ (nhất là đối với các ngành xuất khẩu dịch vụ: Du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm…) Đối với hàng hóa xuất khẩu từ các khu chế xuất của Việt Nam vào chính thị trường Việt Nam thì khi đó, thị trường. .. khu chế xuất với mục đích để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài ( xuất khẩu) , đi qua hải quan Hàng tạm nhập tái xuất cũng được coi là hàng hóa xuất khẩu Hàng hóa quá cảnh không thuộc diện của khái niệm hàng hóa xuất khẩu Hàng hóa xuất khẩuhàng hóa khác biệt so với hàng hóa tiêu dùng ở trong nước Những hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ở nước nhập khẩu Chất lượng của hàng hóa phải... của thị trường: Thị trường xuất khẩu có sức mua lớn; thị trường xuất khẩu có sức mua trung bình; thị trường xuất khẩu có sức mua thấp Căn cứ vào kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu: Thị trường xuất siêu; thị trường nhập siêu Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức bảo hộ, tính chặt chẽ và khả năng xâm nhập thị trường: thị trường “dễ tính”, thị trường. .. tăng thị phần, tăng doanh số bán, lợi nhuận tạo điều kiện phát triển trong tương lai 2.2 Hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa cớ thể được thực hiện về khía cạnh mặt hàng, theo chiều rộng và chiều sâu Khi định hướng cho phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu, một nước có thể phát triển theo chiều rộng, chiều sâu, hoặc cùng một lúc phát triển. .. muôn vẻ của khách hàng Theo nội dung này, phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu sẽ có tác dụng tích cực trong chiến lược hướng về xuất khẩu, đặc biệt đối với Việt Nam, khi kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 70 -80% GDP Phát triển thị trường xuất khẩu thể hiện ở việc tăng cường được số lượng thị trường nhập khẩu, tăng cường được xuất khẩu về chất lượng cũng như số lượng hàng hóa xuất khẩu, thay đổi tích... một thị trường xuất khẩu hàng hóa đối với hàng hóa của các khu chế xuất Tuy nhiên, trên cơ sở tài liệu thực tế có được tại cơ quan thực tập, cũng như kiến thức của bản thân, chuyên đề của em chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giới hạn ở những thị trường nước ngoài 1.3.2 Phân loại thị trường xuất khẩu hàng hóa Có nhiều tiêu thức phân loại thị trường xuất khẩu hàng. .. lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2 Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa 2.1 Tính tất yếu của phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Mục đích cuối cùng của nghiên cứu là để phát triển thị trường của doanh nghiệp Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa là tổng hợp cách thức biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận... hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế Đặc biệt kinh doanh trên thị trường quốc tế có nhiều biến động khó dự đoán, việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa giúp cho doanh nghiệp phân tán được rủi ro trong kinh doanh Doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế đất nước... phương, thị trường toàn quốc, thị trường khu vực, thị trường quốc tế Đối với thị trường địa phương, mỗi địa phương đều có phong tục tập quán khác nhau, nếu muốn hoạt động tại đây, doanh nghiệp phải tìm hiểu điều này Thị trường toàn quốcthị trường toàn bộ nền kinh tế quốc dân Thị trường khu vực là thị trường bên ngoài quốc gia, bao gồm một khu vực nhất định như thị trường khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, thị trường

Ngày đăng: 15/04/2013, 16:26

Hình ảnh liên quan

Ví dụ: Bảng đánh giá thị trường xuất khẩu: - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

d.

ụ: Bảng đánh giá thị trường xuất khẩu: Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2006 - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bảng 1.

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2006 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2004-2006(Nguồn: Bộ Công thương) - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bảng 2.

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2004-2006(Nguồn: Bộ Công thương) Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4: Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 -200 - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bảng 4.

Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 -200 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bảng 5.

Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu Xem tại trang 56 của tài liệu.
1. Nhóm nông lâm thủy sản 9.920 21,0 20,4 12.895 30,0 20,6 2.   Nhóm   nhiên   liệu   khoáng  - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1..

Nhóm nông lâm thủy sản 9.920 21,0 20,4 12.895 30,0 20,6 2. Nhóm nhiên liệu khoáng Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 12: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 phân theo nhóm hàng - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bảng 12.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 phân theo nhóm hàng Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 phân theo nhóm hàng - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bảng 11.

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 phân theo nhóm hàng Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 theo nhóm chủ thể tham gia xuất khẩu                                                   - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bảng 11.

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 theo nhóm chủ thể tham gia xuất khẩu Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 12: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm chủ thể tham gia giai đoạn 2001-2008                         - PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bảng 12.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm chủ thể tham gia giai đoạn 2001-2008 Xem tại trang 84 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan