Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoa huệ hương

116 1.2K 4
Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoa huệ hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Giới thiệu chung về cây hoa huệ 4 2.2. Tình hình sản xuất hoa huệ trong nước 10 2.3. Nhân tương tự cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào. 11 2.4. Những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây hoa huệ trong nước và trên thế giới. 23 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng 27 3.2. Nội dung nghiên cứu 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu 33 3.4. Xử lý số liệu 36 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 4.1. Xác định phương pháp khử trùng tốt nhất 37 4.2. Giai đoạn nuôi cấy khởi động 42 4.3. Giai đoạn nhân nhanh 52 4.3.1. Nhân nhanh chồi 52 4.3.2. Ứng dụng phương pháp nuôi cấy protocorm trong nhân nhanh. 68 4.4. Giai đoạn nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh 75 4.5. Giai đoạn vườn ươm 82 4.6. So sánh và thảo luận với các kết quả nghiên cứu khác trên cây hoa huệ. 83 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85 5.1. Kết luận 85 5.2. Kiến nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 1 92 PHỤ LỤC 2 93 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây hoa huệ (Polianthes tuberosa L.) là cây hoa cắt cành thuộc nhóm thân thảo, thích cường độ ánh sáng cao và cho hoa quanh năm. Hoa huệ được nhập vào nước ta từ rất lâu. Cây hoa huệ được trồng phổ biến tại vùng Nam Trung Bộ đem lại thu nhập khá cao cho người trồng và chính là cây xoá đói giảm cùng kiệt cho vùng chuyên canh loài cây này. Hiện nay, việc canh tác cây huệ thường chủ yếu được nhân tương tự bằng kỹ thuật nhân tương tự truyền thống, chủ yếu là lấy củ trồng. Với phương pháp nhân tương tự này dễ lây lan các mầm bệnh có sẵn trong củ, đặc biệt là bệnh virus làm giảm năng suất và phẩm chất hoa, khiến cho tương tự hoa ngày càng thoái hoá. Trong những năm gần đây, bệnh hại trên cây hoa huệ xuất hiện nhiều, đặc biệt trong đó có một bệnh rất khó trị là bệnh chai bông. Tác nhân gây bệnh hiện vẫn chưa xác định được. Bệnh xuất hiện trên diện lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hoa. Bệnh không làm cây chết ngay nhưng làm cho chồi, củ và hoa kém phát triển, làm thất thu nguồn thu nhập của nông dân. Các triệu chứng bệnh do virus được mô tả bởi Horner và Person (1988), Chen và Chang (1998) gần tương tự các biểu hiện của cây huệ ở Nam Trung Bộ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo nguồn tương tự sạch bệnh cung cấp cho nhân dân?

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ Y THANH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY HOA HUỆ HƯƠNG (POLIANTHES TUBEROSA L.) LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Trồng trọt Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH HÀ NỘI – 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Y Thanh i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè, người thân và các cơ quan đơn vị. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Công nghệ sinh học – Sinh học phân tử và công nghệ vi sinh đã chân thành đóng góp ý kiến quý báu giúp cho luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Quang Thạch đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên Phòng Công nghệ sinh học, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả người thân, bạn bè, những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả Nguyễn Thị Y Thanh ii MỤC LỤC Lời cam đoan Error: Reference source not found Lời cảm ơn Error: Reference source not found Mục lục Error: Reference source not found Danh mục chữ viết tắt Error: Reference source not found Danh mục bảng Error: Reference source not found Danh mục hình Error: Reference source not found LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH 1. MỞ ĐẦU 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MS : Murashige and Skoog, 1962. BA : benzyl adenin IBA : indol butyric acid α-NAA : α-naphtyl acetic acid 2,4-D : 2,4 diclorophenoxy acetic acid IAA : indol acetic acid ĐC : Đối chứng PSHT : Phát sinh hình thái CT : Công thức iv DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 4.1. Ảnh hưởng HgCl2 0,1% ở các mức thời gian khác nhau đến hiệu quả khử trùng mẫu (sau 4 tuần nuôi cấy) 38 Bảng 4.2. Ảnh hưởng kết hợp của HgCl2 0,1% trong 15 phút và Ca(OCl)2 15% ở các mức thời gian khác nhau đến hiệu quả khử trùng mẫu (sau 4 tuần nuôi cấy) 40 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của kinetin ở các nồng độ khác nhau đến khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy (sau 8 tuần nuôi cấy) 43 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của BA ở các nồng độ khác nhau đến khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy (sau 8 tuần nuôi cấy) 44 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và các auxin đến khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy (sau 8 tuần nuôi cấy) 48 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến hệ số nhân chồi và chiều cao chồi 52 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IAA đến hệ số nhân chồi và chiều cao chồi (sau 6 tuần nuôi cấy) 54 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của tổ hợp kinetin và α-NAA đến hệ số nhân và chiều cao chồi (sau 6 tuần nuôi cấy) 58 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của tổ hợp kinetin và IAA đến hệ số nhân chồi và chiều cao chồi (sau 6 tuần nuôi cấy) 61 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của hàm lượng nước dừa bổ sung vào môi trường đến hệ số nhân chồi và chiều cao chồi 64 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân và chiều cao chồi khi nhân nhanh bằng phương pháp nuôi cấy protocorm (sau 6 tuần nuôi cấy) 67 Bảng 4.12. Ảnh hưởng của BA và α-NAA đến hệ số nhân và chiều cao chồi khi nhân nhanh bằng phương pháp nuôi cấy protocorm (sau 6 tuần) 69 Bảng 4.13. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ (sau 5 tuần) 72 Bảng 4.14. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ (sau 5 tuần) 76 Bảng 4.15. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây huệ (sau 4 tuần) 80 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 4.1. Hiệu quả khử trùng của HgCl2 0,1% ở các mức thời gian khác nhau 39 Hình 4.2. Hiệu quả khử trùng của HgCl2 0,1% trong 15 phút và Ca(OCl)2 15% ở các mức thời gian khác nhau 41 Hình 4.3. Ảnh hưởng của Kinetin ở các nồng độ khác nhau đến khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy 44 g/l agar + 2mg/l kinetin 44 v Hình 4.6. Ảnh hưởng của BA ở các nồng độ khác nhau đến khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy 47 Hình 4.7. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và các auxin đến khả năng phát sinh hình thái của mẫu cấy 50 Hình 4.13. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến hệ số nhân chồi 54 Hình 4.14. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến chiều cao chồi tạo thành 54 Hình 4.15. Kết quả nhân nhanh trên môi trường MS + 30g/l saccaroza + 6,5 g/l agar + 0,25mg/l IAA + 3mg/l BA 56 Hình 4.16. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IAA đến hệ số nhân chồi 56 Hình 4.17. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IAA đến chiều cao chồi tạo thành 57 Hình 4.18. Kết quả nhân nhanh trên môi trường MS + 30g/l saccaroza + 6,5 g/l agar + 1,5mg/l kinetin + 0,25mg/l α-NAA 59 Hình 4.19. Ảnh hưởng của tổ hợp Kinetin và α-NAA đến hệ số nhân chồi 60 Hình 4.20. Ảnh hưởng của tổ hợp Kinetin và α-NAA đến chiều cao chồi tạo thành 60 Hình 4.22. Ảnh hưởng của tổ hợp Kinetin và IAA đến hệ số nhân chồi 62 Hình 4.23. Ảnh hưởng của tổ hợp Kinetin và IAA đến chiều cao chồi tạo thành 63 + 6,5 g/l agar + 2mg/l BA + 0,25mg/l α-NAA +150ml/l nước dừa 65 Hình 4.25. Ảnh hưởng của hàm lượng nước dừa bổ sung vào môi trường đến hệ số nhân chồi 65 Hình 4.26. Ảnh hưởng của hàm lượng nước dừa bổ sung vào môi trường đến chiều cao chồi 66 Hình 4.28. Ảnh hưởng của BA đến hệ số nhân khi nhân nhanh bằng phương pháp nuôi cấy protocorm 68 Hình 4.29. Ảnh hưởng của BA đến chiều cao chồi tạo thành khi nhân nhanh bằng phương pháp nuôi cấy protocorm 69 Hình 4.31. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α-NAA đến hệ số nhân khi nhân nhanh bằng phương pháp nuôi cấy protocorm 71 Hình 4.32. Ảnh hưởng của BA và α-NAA đến chiều cao chồi tạo thành khi nhân nhanh bằng phương pháp nuôi cấy protocorm 71 Các chồi sau giai đoạn nhân nhanh có chất lượng tốt nhất, đủ tiêu chuẩn về chiều cao, số lá, chúng tôi đưa vào môi trường MS có bổ sung thêm than hoạt tính và α-NAA 72 Hình 4.34. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến số rễ trung bình /chồi 74 Hình 4.35. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến chiều dài trung bình của rễ 75 Hình 4.38. Ảnh hưởng của α-NAA đến số rễ trung bình của chồi 78 Hình 4.39. Ảnh hưởng của α-NAA đến chiều dài trung bình của rễ 78 vi 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây hoa huệ (Polianthes tuberosa L.) là cây hoa cắt cành thuộc nhóm thân thảo, thích cường độ ánh sáng cao và cho hoa quanh năm. Hoa huệ được nhập vào nước ta từ rất lâu. Cây hoa huệ được trồng phổ biến tại vùng Nam Trung Bộ đem lại thu nhập khá cao cho người trồng và chính là cây xoá đói giảm nghèo cho vùng chuyên canh loài cây này. Hiện nay, việc canh tác cây huệ thường chủ yếu được nhân giống bằng kỹ thuật nhân giống truyền thống, chủ yếu là lấy củ trồng. Với phương pháp nhân giống này dễ lây lan các mầm bệnh có sẵn trong củ, đặc biệt là bệnh virus làm giảm năng suất và phẩm chất hoa, khiến cho giống hoa ngày càng thoái hoá. Trong những năm gần đây, bệnh hại trên cây hoa huệ xuất hiện nhiều, đặc biệt trong đó có một bệnh rất khó trị là bệnh chai bông. Tác nhân gây bệnh hiện vẫn chưa xác định được. Bệnh xuất hiện trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hoa. Bệnh không làm cây chết ngay nhưng làm cho chồi, củ và hoa kém phát triển, làm thất thu nguồn thu nhập của nông dân. Các triệu chứng bệnh do virus được mô tả bởi Horner và Person (1988), Chen và Chang (1998) gần giống các biểu hiện của cây huệ ở Nam Trung Bộ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo nguồn giống sạch bệnh cung cấp cho nhân dân? Sự phát triển của công nghệ sinh học trong lĩnh vực chọn giống đã giúp các nhà chọn giống rất nhiều trong việc giải quyết vấn đề trên. Phương pháp nhân giống in vitro với rất nhiều ưu điểm, tạo được cây con trẻ hoá và sạch bệnh nên tiềm năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cao, khắc phục được nhược điểm của phương pháp nhân giống truyền thống, khôi phục lại các phẩm chất vốn có của giống. Đồng thời hệ số nhân của phương pháp nhân giống này cao đáp ứng được nhu cầu về số lượng giống có chất lượng cao, ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất trên quy mô rộng. Cho đến nay kĩ thuật nuôi cấy mô đã được nghiên cứu ứng dụng rất có hiệu quả trong việc nhân giống hàng loạt các loại cây trồng tạo ngân hàng cây giống sạch bệnh, khỏe mạnh cho năng suất cao, phẩm chất tốt cung cấp cho sản xuất. 1 Cây hoa huệ là đối tượng mới của sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ở nước ta, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố, chỉ có một thông báo khoa học của các tác giả trường Đại học Cần Thơ. Năm 2007, xuất phát từ yêu cầu bức xúc của thực tiễn, nhằm khắc phục hiện tượng chai bông trên cây hoa huệ và yêu cầu nhân nhanh giống huệ hương, một giống huệ quý mang lại hiệu quả cao cho nông dân, tỉnh Bình Định đã có chủ trương xây dựng quy trình nhân giống cây hoa huệ bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho tỉnh Bình Định dự án xây dựng quy trình nhân giống cây hoa huệ, đặc biệt là cây huệ hương. Chính vì thế, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định) đã bước đầu tiến hành nghiên cứu thử nghiệm nhân nhanh giống huệ này bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. Có thể nói, việc nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây huệ là một yêu cầu bức xúc của thực tiễn, đề tài được nghiên cứu sẽ có nhiều phát hiện mới về khoa học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoa huệ hương (Polianthes tuberosa L.)” 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích Xác định được những khâu cơ bản trong quy trình nhân giống cây hoa huệ bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào, làm cơ sở cho việc hình thành quy trình nhân giống in vitro cây hoa huệ hương, góp phần giải quyết những bức xúc của thực tiễn sản xuất hoa tỉnh Bình Định. 1.2.2. Yêu cầu Xác định được phương pháp khử trùng mẫu thích hợp. • Xác định được môi trường nuôi cấy phù hợp nhất cho các giai đoạn khởi động mẫu, nhân nhanh, tạo rễ và tạo cây hoàn chỉnh trong nuôi cấy in vitro. • Xác định được giá thể ra cây nuôi cấy thích hợp. • Bước đầu đề xuất quy trình nhân giống cây huệ hương in vitro. 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về nhân giống vô tính cây hoa huệ hương bằng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào, góp phần làm phong phú hơn cơ sở dữ liệu về kỹ thuật nuôi cấy mô cây hoa. Đề tài đã đưa ra được các minh chứng về tác động của phương pháp khử trùng đến tỷ lệ sống của mẫu cấy, tác động của chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng phát sinh hình thái, hệ số nhân nhanh chồi, nhân nhanh bằng phương pháp nuôi cấy protocorm, tác động của chất điều tiết sinh trưởng và than hoạt tính đến khả năng tạo cây hoàn chỉnh, tác động của giá thể đến khả năng sống và sinh trưởng của cây in vitro. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng để giảng dạy và nghiên cứu trong nuôi cấy mô, tế bào cây hoa. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp chúng tôi đề xuất một quy trình nhân giống cây huệ hương bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào, góp phần sản xuất cây giống có hiệu quả cao, chất lượng tốt, khắc phục được những hạn chế của phương pháp nhân giống truyền thống. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất sẽ góp phần phục tráng giống và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cây hoa huệ. 3 [...]... Vì vậy cần phải huấn luyện cho cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường, đồng thời thay đổi những đặc điểm sinh lý và giải phẫu của cây con 2.4 Những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây hoa huệ trong nước và trên thế giới 2.4.1 Những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây hoa huệ ở Việt Nam Hoa huệ khi nhân giống bằng củ thường cho hệ số nhân thấp Mặt khác, nếu nhân giống theo phương pháp truyền thống liên tục... chồi tái sinh khác biệt không ý nghĩa Môi trường nuôi cấy tạo cây hoàn chỉnh là MS + 3g/l 23 than hoạt tính + 500 ml nước dừa + 0,125 mg/l 2,4-D [2] Sau đó, khi nghiên cứu môi trường nhân nhanh cây hoa huệ bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, Huỳnh Thị Huế Trang đã sử dụng chồi cây huệ được tái sinh từ đỉnh sinh trưởng của nghiên cứu trên để làm vật liệu nghiên cứu, đã xác định môi trường nhân nhanh... hoạt hóa và quá trình phân hóa sẽ xảy ra theo một chương trình định sẵn [16] 2.3.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống in vitro Phương pháp nhân giống in vitro có khả năng khắc phục được nhiều trở ngại mà những phương pháp nhân giống khác thường gặp Sau đây là những ưu điểm chính: - Cây con được trẻ hóa và sạch bệnh, vì vậy có tiềm năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cao - Tạo cây con đồng... hạt giống các loại cây trồng khác nhau như cây lương thực có củ, cây rau, cây hoa, cây cảnh và cây dược liệu thuộc nhóm cây thân thảo - Nhân nhanh và kinh tế các kiểu gen quí hiếm của giống cây lâm nghiệp và gốc ghép trong nghề trồng cây ăn quả, cây cảnh thuộc nhóm thân gỗ - Nhân nhanh ở điều kiện vô trùng và cách ly tái nhiễm kết hợp với làm sạch virus - Bảo quản và lưu giữ các tập đoàn giống nhân giống. .. tượng này là: - Đỉnh sinh trưởng không có hệ mô dẫn, làm cho virus và vi sinh vật không có khả năng thâm nhập - Đỉnh sinh trưởng là nơi sinh tổng hợp của auxin nên hàm lượng auxin khá cao, auxin có tác dụng ức chế sinh sản của virus - Quá trình phân chia của tế bào phôi sinh (ở đỉnh sinh trưởng) không kéo theo sự phân chia của virus Về phương diện hệ số nhân, nhân giống in vitro là phương pháp không gì... cải tạo giống cây trồng 21 2.3.6 Quy trình nhân giống in vitro Theo Debergh (1991) [31] thì quy trình nhân giống được chia làm 5 giai đoạn: 2.3.6.1 Lấy mẫu và xử lý mẫu Đây là giai đoạn quan trọng quy t định vi nhân giống Khả năng nhiễm bệnh của mẫu phụ thuộc vào cách lấy mẫu, xử lý mẫu trong điều kiện khử trùng Mỗi cây đều có ngưỡng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp khi bảo quản và xử lý mẫu Với cây nhiệt... sinh và phát triển thành cá thể hoàn chỉnh [24] Thực tế đã chứng minh được khả năng tái sinh một cơ thể thực vật hoàn chỉnh từ một tế bào riêng rẽ Hàng trăm loài cây trồng đã được nhân giống trên qui mô thương mại bằng cách nuôi cấy trong môi trường nhân tạo vô trùng và tái sinh chúng thành cây với hệ số nhân giống vô cùng lớn (Murashige, 1980) [41] Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy in vitro. .. vật in vitro là kết quả tác động qua lại giữa hai nhóm auxin và cytokinin Cân bằng tỷ lệ auxin/cytokinin nếu nghiêng về phía auxin sẽ kích thích sự hình thành rễ, ngược lại nếu cân bằng này nghiêng về phía cytokinin sẽ thúc đẩy sự tạo chồi Ở tỷ lệ trung gian, mô sẹo được hình thành Đây là nguyên tắc chung để điều khiển quá trình phát sinh hình thái của mô nuôi cấy Các mô khác nhau có phản ứng không giống. .. (chồi nách) Trong nhân giống in vitro, cây con có thể được tái sinh từ các điểm sinh trưởng có sẵn trong các bộ phận (phôi, đỉnh chồi, chồi nách) hoặc từ những mô có khả năng hình thành điểm sinh trưởng phụ Có hai phương pháp tái sinh cây con: + Tái sinh trực tiếp từ đỉnh sinh trưởng, phôi, ngọn, chồi hay chồi nách + Tái sinh cây gián tiếp thông qua giai đoạn hình thành mô sẹo 20 Tái sinh trực tiếp (direct... gọi là rễ thứ cấp, củ huệ thực chất chính là thân ngầm của cây huệ [9] 2.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa huệ 2.1.4.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố vật lý có ảnh hưởng lớn đến thời gian sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng phân hóa hoa của cây hoa huệ Cây hoa huệ là cây ưa nhiệt độ mát mẻ (20-250C), nhưng chịu nóng tốt, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, cho hoa tốt vào mùa hè Tuy

Ngày đăng: 14/08/2015, 11:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • 1. MỞ ĐẦU

    • 1.1. Đặt vấn đề

    • 1.2. Mục đích, yêu cầu

    • 1.2.1. Mục đích

      • 1.2.2. Yêu cầu

      • 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

        • 1.3.1. Ý nghĩa khoa học

        • 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

        • 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

          • 2.1. Giới thiệu chung về cây hoa huệ

            • 2.1.1. Nguồn gốc

            • 2.1.2. Phân loại

            • 2.1.3. Đặc điểm thực vật học

              • 2.1.3.1. Thân

              • 2.1.3.2. Lá

              • 2.1.3.3. Hoa

              • 2.1.3.4. Củ và rễ

              • 2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa huệ

                • 2.1.4.1. Nhiệt độ

                • 2.1.4.2. Ánh sáng

                • 2.1.4.3. Nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan