CƠ SỞ LÝ LUẬN TRIẾT HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG

12 303 0
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRIẾT HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CƠ SỞ LÝ LUẬN TRIẾT HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG TS. Hồ Bá Thâm Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh Đặt vấn đề Phát triển vùng (liên vùng) cả về chiến lược và sách lược là một phương diện phát triển theo đặc thù, lợi thế lãnh thổ, nhưng không mang tính đơn vị hành chính, song nó có tính kết nối, hợp tác, có chỉ đạo chung từ Chính phủ nhằm tạo nên hợp lực và đột phá trong phát triển. Nó bổ sung cho chiến lược phát triển theo ngành và theo đơn vị hành chính. Bài này nhằm tiếp cận “khoa học phát triển vùng” từ cơ sở lý luận triết học là chính, nhưng trên tiền đề của những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở nước ta và kinh nghiệm quốc tế. Khoa học Phát triển vùng là khoa học giáp ranh và tích hợp giữa khu vực học và phát triển học. Cho nên phương pháp và cách nhìn là từ phương pháp luận khoa học phức hợp và triểt học phát triển. Từ đó bài viết phân tích một số nội dung, như khái niệm phát triển vùng; nội dung phức hợp phát triển vùng, quan hệ giữa hiện đại và truyền thống cũng như hậu hiện đại trong phát triển vùng, liên vùng của quốc gia; phát triển theo lợi thế so sánh và tạo nên sự khác biệt, độc đáo, sáng tạo của vùng; phát triển vùng có ưu tiên và đồng bộ trong các ngành, cơ cấu và lợi thế, ưu thế, khắc phục nhược thế, bất lợi; tạo động lực khắc phục lực cản phát triển vùng; dự báo phát triển vùng; đua tranh và cạnh tranh trong phát triển vùng Nhưng cần tiếp cận vấn đề như thế nào? Có nhiều cách, sau đây là một trong những cách đó. 166 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1. Tiếp cận khoa học và thực tiễn phát triển vùng Trong chiến lược phát triển quốc gia hiện nay, chúng ta nhận thấy, không chỉ được nhìn nhận phát triển theo ngành nghề, lĩnh vực, mà còn phát triển vùng, liên vùng (các tỉnh/thành nằm trong vùng, các khu vục liên vùng). Trong các vùng lại có vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, có đầu tàu kinh tế. Nhìn sang nước bạn Trung Quốc cũng có tình hình tương tự và có những đột phá phát triển vùng thành công, dù cái giá phải trả có khi khá đắt. Và phát triển ở nước ta cũng không ngoại lệ. Qua một số hội thảo về phát triển vùng kinh tế động lực phía Nam và vùng Tây Nam bộ, hay gần đây là vùng Tây Nguyên, cho thấy những hạn chế, thiếu số phổ biến và nổi bật là: các tỉnh thành trong vùng thiếu chủ động về quy hoạch, kế hoạch phát huy lợi thế so sánh của mình để cạnh tranh, phát triển, đồng thời lại kém hợp tác, liên kết hỗ trợ nhau cùng phát triển (nhất là về cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, đào tạo, phát huy nguồn nhân lực), trong khi đó cơ chế hợp tác vùng còn nhiều bật cập, thiếu cụ thể và cơ sở pháp lý, Ban chỉ đạo vùng chưa phát huy có hiệu quả về vai trò, hiệu lực của mình Nhìn chung bài học thành công về phát triển vùng chưa nhiều. Cho nên, việc tổng kết thực tiễn thành công và thất bại, hiệu quả và kém hiệu quả là việc cân thiết. Tất nhiên, trước hết phải thấu suốt tầm nhìn khoa học, tầm lý luận. Nhưng đó là lý luận gắn với tổng kết thực tiễn với tầm nhìn trong khu vực và thế giới. Ngày nay, trong các lý thuyết cũng như trong các chiến lược phát triển ở nước ta và một số nước trên thế giới đều đề cập tớí nội dung “phát triển vùng”. Như vậy là ngoài vấn đề phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, môi trường, tức tiếp cận theo ngành, lĩnh vực, hay phát triển từng giai đoạn, tức tiếp cận lịch sử, thì còn có vấn đề phát triển ở các cấp độ vĩ mô, trung mô và vi mô theo các cấp hành chính (phát triển cả nước và phát triển ở từng tỉnh thành và phát triển ở từng đơn vi cơ sở, hay ở từng tế bào là doanh nghiệp, đơn vị). Ở góc độ này có một “tiếp cận phát triển vùng”, tiểu vùng hay liên vùng, nghĩa là không theo đơn vị/cấp độ hành chính, nó có thể bao gồm nhiều tỉnh thành ‑ thể chế mềm (“Ban chỉ đạo vùng” trực thuộc chính phủ) mang tính liên kết tự nguyện nhưng là phân định có tính quốc gia và được thể chế hóa. Cơ sở lý luận triết học và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng 167 Trên phạm vi quốc gia lãnh thổ và phạm vi toàn cầu, việc thực thi các chiến lược phát triển vùng/liên vùng đã để lại nhiều kinh nghiệm quý và đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, tổng kết để tiếp tục hoàn chỉnh “lý luận phát triển vùng”, hay “khoa học phát triển vùng” (như một chuyên ngành của khu vực học và phát triển học). Trong thực tế nước ta cũng đã và đang đề ra và thực hiện chiến lược phát triển vùng, nhưng cho đến nay vẫn chưa hiểu thật rõ cơ sở khoa học, lý thuyết và phương pháp luận của nó. Có thể thực tiễn và hoạt động lãnh đạo quản lý vẫn diễn ra nhưng về mặt khoa học thì không thể mò mẫm mãi, mà phải xây dựng cơ sở khoa học cho nó (ở cấp độ hiện đại nhất), thậm chí cần vươn lên “một khoa học vùng/liên vùng”, dù là trong phổ của Việt Nam học, khu vực học và khoa học phát triển bền vững ngày nay, chẳng hạn. Tiếp cận theo lý thuyết chung, tổng quát về phát triển vùng là cần thiết nhưng mỗi quốc gia có thể xây dựng, vận dụng và phát triển thành lý luận riêng phát triển vùng của mình với đặc thù và tình huống cụ thể của nó. Điều đó không những phù hợp với triết học biện chứng, đặc biệt là trong chủ nghĩa Mác mà còn phù hợp về cơ bản với triểt học hậu hiện đại, hay thực tại luận và tri thức luận của Jeancois Lyotard (Viện Nghiên cứu xã hội TPHCM‑ Khoa học xã hội TPHCM những vấn đề nghiên cứu, Nxb. Tổng hợp TPHCM, tập 5, 2009, tr.5‑ 15), hay khoa học phức hợp. Tiếp cận vấn đề vùng, có người tiếp cận theo tư duy lịch sử, tức sử học. Mà tiếp cận khoa học vùng (regional science), theo TS. Đoàn Minh Huấn, cũng có nghĩa là “tiếp cận liên ngành giữa sử học với dân tộc học, xã hội học. Văn hóa học, văn hóa dân gian, nhân học thể chất, nhân trắc học, nhân học xã hội, nhân học văn hóa, chính trị học, kinh tế học, sinh thái học nhân văn, tâm lý học tộc người, ngôn ngữ học tộc người, lịch sử di dân, quan hệ quốc tế, địa kinh tế học mới, lịch sử biên giới, cấu trúc luận… để nghiên cứu một vùng lịch sử ‑ văn hóa nhất định. Tiếp cận khoa học vùng mới cho phép làm rõ đặc tính vùng, do sự chi phối bởi các yếu tố nội sinh của bản thân vùng”. (Xem thêm, Khoa học xã hội TPHCM những vấn đề nghiên cứu, Nxb. Tổng hợp TPHCM, tập 5, 2009, tr.376‑377). Rồi có thể tiếp cận theo quan điểm giải cấu trúc, tái cấu trúc, loạn cấu trúc, hay từ quan điểm chức năng, phi chức năng, phản chức 168 Hồ Bá Thâm năng, hoặc quan điểm đa trị, đa diện, hoặc tiếp cận theo khu vực học (Area studies) trong quá trình biến thiên, biến đổi Nhưng vấn đề ở đây là “phát triển vùng”, hay “khoa học phát triển vùng” chứ không chỉ là “địa lý vùng” hay “lịch sử vùng”, hoặc chỉ là cấu trúc vùng. Cho nên, theo chúng tôi trước hết chủ yếu cần tiếp cận theo “tư duy biện chứng phức hợp” và “triết học phát triển nhân văn” (bền vững) trên cơ sở phương pháp luận khoa học liên ngành, khoa học hệ thống phức hợp. Chính tư duy triết học hệ thống phức hợp và triết học phát triển cho phép kết nối tư duy liên ngành và khoa học mới ‑ khoa học phức hợp ấy. Khoa học hệ thống phức hợp (khoa học mới), chứ không chỉ là cấu trúc hay hệ thống đơn tuyến (cổ điển), mà là từ thực tế hệ thống phức hợp đa dạng, đa hình thức, đa diện, đa tính, đa nhịp độ, đa quá trình và đa chủ thể, tất nhiên là phực hợp biện chứng, được xem là khoa học của thế kỷ 21 (mới được giới thiệu sơ qua ở VN) nhằm giải quyết các bài toán phức tạp, lớn. Những vấn đề này GS.TS Phan Đình Diệu đã có nhiều bài giới thiệu trên trang chungta.com. (Xem thêm Hoàng Ngọc Hiến, Quản lý xã hội hiện đại dưới ánh sáng của “khoa học mới” và tư tưởng Khai sáng, Triết lý văn hóa & Triết luận văn chương. Chungta.com, 09:11’ AM ‑ Thứ ba, 10/02/2009) Nhưng ngày nay là một thế giới hậu hiện đại phát triển nhanh và đa dạng, khó lường nên cần có cái nhìn của triết học phát triển cụ thể ‑ như một cấp độ, một chuyên ngành hẹp hơn CNDVBC, đang được xây dựng ở nước ta. Như vậy, thì “khoa học phát triển”(phát triển học) bây giờ không phải là khoa học phát triển đơn tuyến, tuyến tính mà là phi tuyến tính, đa trị, da diện, đa hướng, tức là “khoa học phát triển phức hợp”, đa ngành và liên ngành, liên lĩnh vực, nhiều cấp độ, cả chiều rộng và chiều sâu và hết sức cụ thể. Nghĩa là khoa học phát triển ở một trình độ và phạm vi mới. Nhưng không chỉ là phức hợp khi nghiên cứu kinh tế hay môi trường mà là phức hợp khi nghiên cứu vùng (trên phạm vi thế giới và phạm vi quốc gia), cũng như phạm vi toàn cầu hóa ngày nay. Lý thuyết phát triển bền vững là lý thuyết chung nhất và mang tính bản chất biện chứng mới ngày nay, nhưng không chỉ bền vững/ đồng bộ/ hài hòa giữa các lĩnh vực tương quan hay giữa các thế hệ mà còn bền vững/ đồng bộ/ hài hòa giữa các lĩnh vực, bền vững giữa các vùng, Cơ sở lý luận triết học và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng 169 miền, lãnh thổ và toàn cầu. Do vậy, không chỉ có khoa học kinh tế hay khoa học văn hóa, khoa học chính trị, khoa học địa lý, khoa học lịch sử, khoa học dự báo mà còn “khoa học phức hợp vùng”, nhất là khoa học phát triển vùng. Hơn nữa khoa học vùng lại liên ngành nhiều khoa học ấy. Để giải quyết vấn đề phát triển vùng từ những mâu thuẫn nảy sinh cần hóa giải. Thực tế nghiên cứu vùng trong nhiều năm qua, theo chúng tôi, thường nghiên cứu theo từng mảng hay từng mặt, theo kiểu chuyên ngành, tuy cần thiết, nhưng sẽ là “thấy cây mà không thấy rừng” khi mà chưa có nghiên cứu tổng thể, liên ngành, mà còn nghiên cứu hệ thống phúc hợp, tương tác, tương sinh, tương hỗ toàn diện và hợp trội giữa chúng và của chúng. (Xem thêm, Khoa học xã hội TPHCM những vấn đề nghiên cứu, Nxb. Tổng hợp TPHCM, tập 5, 2009, tr. 255‑272). Về lý thuyết phát triển, chúng ta thường kể đến các lý thuyết cụ thể như: lý thuyêt phát triển cân bằng, lý thuyết cú hích, lý thuyết các giai đoạn tăng trưởng, lý thuyết phát triển bền vững Nhưng chưa thấy nói nhiều về lý thuyết phát triển vùng hay khoa học phát triển vùng. Khi nói về khu vực học, thường chỉ nghiên cứu sự biến đổi của nó (diễn tiến và biến đổi lịch sử,‑ theo Sihiba Nobuhiro) chứ chưa chú ý mặt phát triển. Còn khoa học phát triển vủng là chú ý trọng tâm vào phát triển (nhất là các vấn đề hợp tác/liên kết tạo động lực, môi trường, phương thức ‑ mô hình, thể chế phát triển vùng, tính đặc thù và lợi thế vùng ). Khoa học phát triển vùng là giáp ranh hay liên kết hợp, tích hợp giữa khoa học vùng ‑ vùng học hay khu vực học và phát triển học. Đúng là chúng ta có nghiên cứu, tổng kết, giảng dạy, vận dụng về các khoa học từng lĩnh vực và từng chuyên ngành, nhất là ở Đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết, giảng dạy và vận dụng khoa học vùng nói riêng và khoa học phát triển phức hợp và khoa học liên ngành nói chung. Thực ra thì bước đầu đã có nghiên cứu và giảng dạy khu vực học, chẳng hạn ở Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển ở Đại học quốc gia Hà Nội (xem Nguyễn Văn Kim, Viện Nghiên cứu Xã hội TPHCM‑ Khoa học xã hội TPHCM những vấn đề nghiên cứu, Nxb. Tổng hợp TPHCM, tập 5, 2009, tr. 414‑419). Nhưng nó là dạng chung, còn vùng là có tính chất quốc gia, hay liên 170 Hồ Bá Thâm quốc gia (có quan niệm khu vực học và quốc tế học là hai trong một) và nhất là vùng trong phạm vi của quốc gia lại là vấn đề/ cấp độ cụ thể hơn chưa được chú ý tổng kết nhiều. Tất nhiên, nó có cái chung của sự nghiên cứu liên ngành và phức hợp mà phức hợp và liên ngành không phải là số cộng mà là tương tác, phức hợp, kết nối cấp số nhân và như thế mới khó hơn nữa và mới sát với thực tế. Ngày nay không phải càng đơn giản mà là càng phức hợp, phức tạp, càng đẹp và càng đúng, càng gần chân lý hơn. Cũng như thế phát triển ngày nay vẫn có xu hướng nhưng không phải đơn giản, tất định mà là khó lường và hỗn độn. Như vậy, nhãn quan khoa học và triểt học đã thay đổi rất cơ bản. Cũng xin nói thêm và nhấn mạnh rằng, từ trước đến nay khi nghiên cứu vùng thì các nhà khoa học Việt Nam mới chỉ đề cập đến “phương pháp liên ngành” mà chưa đề cập đến “phương pháp khoa học phức hợp” (Nguyễn Văn Kim, Nghiên cứu lịch sử Nam Bộ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI thực tiễn, nhận thức và phương pháp tiếp cận, trong Viện Nghiên cứu xã hội TPHCM ‑ Khoa học xã hội TPHCM, những vấn đề nghiên cứu, Nxb. Tổng hợp TPHCM, tập 5, 2009, tr. 412‑419). Hoặc chỉ nghiên cứu theo phương pháp lịch sử, hay cấu trúc luận mà ít nghiên cứu theo phương pháp của khoa học phát triển, triết học phát triển đương đại cũng như tương lai học. 2. Một số nội dung chủ yếu cần làm rõ và vận dụng theo cách tiếp cận triết học phát triển và khoa học phức hợp Có nhiều vấn đề, sau đây chỉ nêu một số chính, nổi bật. 1‑ Khái niệm “phát triển vùng/liên vùng” trở thành khái niệm khoa học trong khoa học phát triển và cũng là của khoa học khu vực học (Nam bộ học, Tây Nguyên học ). Khái niệm này kết hợp giữa khái niệm vùng và khái niệm phát triển, mà vùng là chỉ sự đồng nhất tương đối giữa 4 loại tiêu chí (lãnh thổ, tự nhiên, văn hóa, kinh tế), như (i) tính tương đối đồng nhất về hình thái lãnh thổ, (ii) có đặc trưng chung về điều kiện tự nhiên, (iii) có (chung) sắc thái riêng về văn hóa xã hội, (iiii) có lợi thế so sánh riêng về kinh tế, tạo nên sắc thái riêng phân biệt giữa các vùng (Đoàn Minh Huấn, xem trong sách Khoa học xã hội TPHCM, những vấn đề nghiên cứu, Nxb. Tổng hợp TPHCM, tập 5, 2009, tr.369‑370). Cơ sở lý luận triết học và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng 171 Từ đó, cần nhìn nhận cơ cấu phát triển vùng, chức năng biến đổi, phát triển vùng trong tiến trình biến đổi. Đâu là tiểu vùng đô thị ‑ công nghiệp ‑ dịch vụ và nông thôn ‑ nông nghiệp (tiểu vùng thủy hải sản hay biển đảo ở vùng ven biển). Đâu là tiểu vùng trung tâm và ngoại vi, hay phát triển theo mô hình nhiều trung tâm theo xu thế mới. Đâu là hợp lực phát triển vùng, mũi nhọn của vùng. 2‑ Như vậy, phát triển vùng là phát triển tổng hợp ‑ phức hợp ‑ liên ngành như một chỉnh thể địa phương ‑ khu vực và nhiều cấp độ. Phát triển như thế là không chỉ ở chỉ số tăng trưởng mà là sự thay đổi cấu trúc ‑ chức năng, tái cấu trúc ‑ chức năng tạo nên chất lượng và thang bậc mới, tiến bộ cả về con người ‑ cộng đồng và kinh tế ‑ xã hội – môi trường nói chung của toàn vùng trong sự tương tác, bổ sung tạo nên “hợp trội ‑ đột sinh” mà từng bộ phận không có. Nhưng không chỉ phát triển vùng như một hệ thống mà còn trong tương tác với liên vùng và quốc gia lãnh thổ, thậm chí với tầm nhìn toàn cầu hóa. Như vậy, đặt nó trong hệ thống lớn hơn (siêu tự sự), theo nguyên lý thống nhất và hợp trội của những tương tác, kích hoạt, tạo cú hích trong ‑ từ bên ngoài. Nhưng lại tính đến các tình huống cụ thể, bối cảnh cụ thể “kiểu hậu hiện đại”. 3‑ Từ đó, nó còn phải nhìn ở tính đa dạng của hệ thống vùng, tiểu cùng, hay các thành phần cấu thành nó. Nguyên lý đa dạng hóa và phát huy lợi thế so sánh, tính đặc thù và ưu trội của vùng (tiểu tự sự) là cực kỳ quan trọng, từ đó mới có quan niệm, lý thuyết và đối sách thích hợp (phân tích cụ thể tình hình cụ thể và giải pháp cụ thể). Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng. Từ đó mà thấy, phát triển là ra khỏi quá khứ, là khác biệt hóa, đa dạng hóa, mới hóa, độc đáo hóa chứ không phải nhất thể hóa hoặc đơn giản hóa. Cho nên khi mà thị trường hóa, toàn cầu hóa và tiến vào nền kinh tế tri thức, kinh tế sinh thái thì không phát huy được lợi thế so sánh, sự khác biệt và không sáng tạo cái mới, sản phẩm mới sẽ không phát triển được và sẽ thiếu bền vững. 4‑ Đó cũng là sự kết hợp quan niệm hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa đối với sự phát triển. Hay nói cách khác là kết hợp truyền thống với hiện đại và hậu hiện đại trong sự phát triển đồng thời, đồng bộ, cùng có lợi, hướng tới đồng thuận, hài hòa. Mọi sự cực đoan về các quan hệ này, phát triển vùng này phá hoại vùng khác, “hy sinh” vùng khác, sẽ phải 172 Hồ Bá Thâm trả giá đắt. Môi trường là một vấn đề có sức ảnh hưởng tiểu vùng, vùng, liên vùng và còn rộng lớn hơn. Đã có không ít bài học xấu về phát triển vùng này đã ảnh hưởng xấu đến vùng khác, nhất là về mặt môi trường sinh thái, môi trường sống. Ngoài vấn đề môi trường sống còn vấn đề an ninh ‑ quốc phòng. Cho nên dự án Bôxít Tây Nguyên đã có nhiều ý kiến khác nhau vói các cách tiếp cận khác nhau và từ đó tán thành hay cảnh báo/ thậm chí không tán thành cũng khác nhau. Vì đó cũng là vấn đề phát triển bền vững của vùng, liên vùng và quốc gia. 5‑ Phát triển đồng thời nhưng có ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm, tạo cú đấm thép, tạo đột phá, bứt phá (vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư trọng điểm, công trình trọng điểm), tránh dàn hàng ngang bình quân chủ nghĩa. Kinh nghiệm Trung Quốc trong thời kỳ cải cách ‑ mở cửa đã biết tạo nên các cú đấm cú hích vùng, vùng này giàu trước, nhưng đến một lúc nhát định và dần dần về sau là cùng giàu, tức chuyển từ ưu tiên, chấp nhận chênh lệch trước/ sau sang hài hòa (như kinh nghiệm phát triển ở Trung Quốc), nhưng đó là một quá trình thay đổi chiến lược và chiến thuật điều hành về phát triển vùng/ngành. Phát triển bình quân chắc chắn là không đủ sức và lãng phí, chậm chạp trong việc tạo ra tăng trưởng. Phải có ưu tiên, tập trung đột phá vào các ưu thế, tránh mặt yếu, khắc phục yếu kém, dù chấp nhận bất bình đẳng, nhưng có triển vọng, có lợi phát triển lâu dài, còn là cách giải bài toán phù hợp sức mình và cách đi thông minh nhất. Tất nhiên, cần biết giới hạn bất bình đẳng ấy. Tức là “bất ‑ bình ‑ đẳng ‑ phát triển” trong thế chung đồng bộ, đồng thuận và hướng tới công bằng, hài hòa và được cân chỉnh chủ động, tạo nên cân bằng động. Có như thế mới tránh được bất bình đẳng ‑ phản phát triển kéo dài hay phát triển xấu. Hoặc nhân danh hài hòa, che dấu mâu thuẫn, triệt tiêu động lực phát triển. Mâu thuẫn bao giờ cũng có nhưng hài hòa và khi giải quyết mâu thuẫn cân chỉnh mâu thuẫn, tạo cân bằng động. Như thế cần bằng, hài hòa là mục tiêu, còn chênh lệch ‑ mâu thuẫn, đột phá là phương thức. 6‑ Từ đó cần phát hiện những lực cản, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh để phát triển. Mỗi vùng có lợi thế, ưu thế, có thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, có những động lực đi lên nhưng cũng có nhiều lực cản tạo nên như những mâu thuẫn của sự phát triển. Chẳng hạn, vùng Tây Nam bộ có lợi thế về kinh tế hàng hóa nông/hải sản phẩm với ưu Cơ sở lý luận triết học và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng 173 đãi của thiên nhiên về nhiều mặt, nhưng để khai thác và phát huy nó lại vấp phải lực cản, khó khăn là trình độ dân trí còn thấp hơn trung bình các vùng cả nước, hạ tầng giao thông đường bộ chưa phát triển và chưa liên hoàn, chưa hiện đại. Vùng kinh tế trong điểm phía Nam, nhất là vùng TPHCM cần tập trung vào công nghệ cao, dịch vụ tài chính và dịch vụ giáo dục là chủ yếu. 7‑ Phát triển vùng nhanh chậm như thế nào là phụ thuộc vào lực cản và động lực, nguồn lực và phương thức, cơ chế phát triển, phối hợp vùng với tính năng động của từng tiểu vùng hay địa phương trong vùng có hay không có, phù hợp hay không phù hợp. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng và thường còn nhiều yếu kém trong thực tế. Chẳng hạn, làm sao để thực hiện cơ chế hay phương thức phối hợp, hợp tác liên tỉnh thành trong vùng (là cơ chế mềm mang tính hợp tác, đồng thuận và có tính chỉ đạo thống nhất của Ban chỉ đạo vùng, nhưng Ban này không phải là cấp hành chính). Làm sao phát huy tính chủ động từng tỉnh thành (chẳng hạn như tỉnh Bình Dương) và làm sao để huy động nguồn lực của vùng, liên vùng và của cả nước tập trung giải quyết khó khăn lực càn cho vùng, tạo ra đột phá mới để các vùng này vượt qua lúng túng, và vươn lên làm đòn xeo, tạo sức bật và sức lan tỏa cho các tỉnh thành khác trong vùng hay vùng khác (như vùng kinh tế miền Trung với khu công nghiệp Dung Quất, hay vùng kinh tế TPHCM trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là những ví dụ). 8‑ Phát triển vùng vừa liên tục quá khứ ‑ hiện tại và tương lai nhưng vừa đứt đoạn, giải cấu trúc hệ thống ‑ chứa năng, thậm chí có thể gồm cả loạn cấu trúc và đứt gẫy, hỗn độn, thậm chí thảm hoạ khó lường. Không dựa vào quá khứ và hiện tại thì không có phát triển cho tương lai của vùng. Quá khứ và hiện tại là nguồn lực, nội lực, động lực, xung lực phát triển, nhưng chính nó cũng có mặt là lực cản, làm méo mó sự phát kiển. Ngày nay, con đường tương lai không phải tiếp tục con đường của quá khứ và hiện tại mà là một con đường chưa bao giờ có, hoàn toàn mới vì nhân loại đang đứng trước bước ngoặt lớn của thời đại mới (kinh tế tri thức và toàn cầu hóa). Dân tộc ta cũng vậy, mỗi vùng phát triển cũng vậy. Cho nên phải tư duy toàn cầu và hành động địa phương (Tư duy lại tương lai, như tên một cuốn sách, là như vậy). Và phải có tầm nhìn xu hướng ‑ tầm nhìn tương lai và hành động ngay từ hiện tại (ngày mai bắt đầu từ hôm nay). Ngày nay muốn phát triển nhanh và bền vững, 174 Hồ Bá Thâm không lạc hướng phải xuất phát, chủ yếu xuất phát từ tương lai chứ không từ quá khứ hay hiện tại. Đối với nước ta và một số vùng khi phát triển cần phải thấm nhuần tầm nhìn biển cả, tầm nhìn đại dương (thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương). 9‑ Không chỉ “vùng” mà còn “liên vùng” (thậm chí “siêu vùng”, liên quốc gia, như kinh nghiệm và sáng kiến của Mỹ thế kỷ 21,/ 2050). Phát triển vùng ‑ liên vùng, cho nên theo nghĩa rộng, vùng bao gồm liên vùng. Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững và đặc điểm địa lý kinh tế xã hội mà không chỉ dừng lại tầm nhìn vùng và còn liên vùng, mới đủ sức thực hiện phát triển theo lợi thế tổng hợp, tương quan mà một vùng không đú sức. Trong điều kiện biến đổi khi hậu toàn cầu hiện nay và quá trình phát triển, đô thị hóa, công nghiệp hóa, với ảnh hưởng lợi/hại khó lường, cần phải có tầm nhìn và qui hoạch liên vùng. Theo các nhà khoa học đô thị và phát triển của Trung tâm Đông – Tây, thì ở Mỹ và một số nước trên thế giới đã traải qua thực tế này, đây là một kinh nghiệm cần tham khảo. 10‑ Cùng với nhiên cứu lịch sử và hiện tại phát triển vùng cần đặc biệt nghiên cứu dự báo. Dự báo và phát triển vùng/liên vùng, phân tích những xu hướng, những khả năng có thể, những tình huống của nó là cực kỳ quan trọng trong chiến lược dự báo vùng (và tiểu vùng/tỉnh thành) trong tầm nhìn chiến lược chung của quốc gia (tức cả cấp độ ba chủ thể). Ngày nay nếu không có tầm nhìn dự báo như thế thì sẽ bất cập và lúng túng trong cả chiến lược và chiến thuật phát triển. Chính từ dự báo mới có chiến lược và quy hoạch phát triển vùng (kể cả về kinh tế, xã hội, môi trường, cả xu thế tác động của thế giới và khu vực, mặt thuận và mặt nghịch, những rủi ro trong phát triển). Thực hiện dự báo thường xuyên và có những kịch bản ứng phó là rất quan trọng trong bối cảnh biến động và phát triển nhanh khó lường trong xã hội và thế giới ngày nay là cực kỳ quan trọng và cũng là một phong cách lãnh đạo mới, rất cấp thiết. Thiếu dự báo, không quan tâm xây dựng và phát triển khoa học dự báo, thực hiện công tác dự báo một cách khoa học, cũng như thiếu kịch bản ứng phó thích hợp, đã đẩy tình trạng phát triển các vùng đô thị và các vùng kinh tế xã hội nói chung vào lúng túng bất cập vừa làm vừa sửa, tốn kém, lãng phí, thiệt hại, phải trả giá rất đắt (gần y như trong lĩnh vực dự báo thời tiết vậy). Cơ sở lý luận triết học và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng 175 [...]... học, nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển vùng, với các dự án Cơ sở lý luận triết học và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng 177 từng vùng cụ thể Trong đó, theo chúng tôi có khia cạnh của vấn đề nêu ra để tham khảo và thảo luận như trên là cần thiết TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2008), Khoa học phát triển, lý luận và thực tiễn. .. Viện Nghiên cứu xã hội TPHCM (2009), Khoa học xã hội TPHCM những vấn đề nghiên cứu, Nxb Tổng hợp TPHCM, tập 5, tr.369‑370 [3] Hoàng Ngọc Hiến (10/02/2009), Quản lý xã hội hiện đại dưới ánh sáng của “khoa học mới” và tư tưởng Khai sáng, Triết lý văn hóa & Triết luận văn chương, Chungta.com [4] Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển (2006), Khu vực học: cơ sở lý luận, thực tiễn. .. thành và các vùng, liên vùng Nhưng là phát triển trong tầm nhìn toàn cầu hóa, hội nhập, tầm nhìn hướng tới tương lai, tầm nhìn kinh tế tri thức, hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng tức và phát triển bền vững, nhân văn‑ sống tốt Cho nên về mặt khoa học cần xây dựng lý thuyết và khoa học về phát triển vùng (bao gồm liên vùng) , chú ý hai mặt khu vực học và phát triển học, ... Hệ quả và nhiều “bài học xương máu” trên lĩnh vực này cần nghiên cứu tổng kết cơ bản, nghiêm túc Chúng ta chậm nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng khoa học dự báo, tương lai học, nên các đề tài nghiên cứu khoa học, các chiến lược, chương trình, dự án cũng rất lúng túng khi để xuất dự báo Điều này thật sự cũng ảnh hưởng không tốt đến nghiên cứu dự báo phát triển vùng 11‑ Các vùng phải thi đua phát triển, ... luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu, Hội thảo nghiên cứu và đào tạo về khu vực học, 2005 [5] Phan Đình Diệu, Tư duy chiến lược và khoa học mới, sách dịch, Nxb Tri thức [6] 16‑17/9‑2009, Tọa đàm khoa học quốc tế “Những cơ hội và thách thức của TPHCM trong tiến trình phát triển, Viện phát triển TPHCM và Trung tâm đông Tây‑ Hoa Kỳ, TP HCM [7] Một số tài liệu về hội thảo khoa học vùng kinh tế ‑ xã... giữa các vùng là đúng và cần, và cũng là khả năng có thể nhưng cũng phải chấp nhận các đặc lợi/ lợi thế so sánh và hiểu rõ quy luật phát triển không đều giữa các vùng Điều này không chỉ là do các vùng quyết định mà quan trọng là chiến lược quốc gia và điều hành quốc gia, quyết sách quốc gia, đầu tư về phát triển các vùng như thế nào Tóm lại, sự phát triển của nước ta không chỉ là sự phát triển các... cục bộ hay trước mắt mà hại cho phát triển chung/lâu dài của vùng, xét đến cùng hại người là hại mình “Cạnh tranh‑ hợp tác”, “hợp tác‑ cạnh tranh”, phát huy lợi thế, là quy luật và phương châm phát triển mới ngày này phải tôn trọng/tuân theo Từ đó mà tạo nên bức tranh đa màu sắc, đa nhịp độ, tốc độ trong phát triển chung, đồng thuận của chiến lược quốc gia, vùng, liên vùng Khi tự mình vươn lên để theo... thật sự cũng ảnh hưởng không tốt đến nghiên cứu dự báo phát triển vùng 11‑ Các vùng phải thi đua phát triển, cạnh tranh, đua tranh nhau mà phát triển với ý thực vượt lên hàng đầu, số một, mà mỗi vùng, tiểu vùng cần có sản phẩm chủ lực, “quả đấm thép”, nhưng là trong thế cạnh tranh lành mạnh, cùng có lợi, lợi người cũng là lợi mình, lợi mình phải đồng thời lợi người, tức cùng thắng Do vậy với cạnh tranh... TPHCM trong tiến trình phát triển, Viện phát triển TPHCM và Trung tâm đông Tây‑ Hoa Kỳ, TP HCM [7] Một số tài liệu về hội thảo khoa học vùng kinh tế ‑ xã hội trọng điểm phía Nam, hội thảo về TPHCM, và hội thảo vùng kinh tế ‑ xã hội Tây Nam bộ . CƠ SỞ LÝ LUẬN TRIẾT HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG TS. Hồ Bá Thâm Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh Đặt vấn đề Phát triển vùng (liên vùng) cả về chiến lược và. gia và được thể chế hóa. Cơ sở lý luận triết học và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng 167 Trên phạm vi quốc gia lãnh thổ và phạm vi toàn cầu, việc thực thi các chiến lược phát triển vùng/ liên. trong lĩnh vực dự báo thời tiết vậy). Cơ sở lý luận triết học và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển vùng 175 Hệ quả và nhiều “bài học xương máu” trên lĩnh vực này cần nghiên cứu tổng kết cơ

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan