TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI NGÀNH TRỒNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

62 929 2
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI NGÀNH TRỒNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Yến ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, người đầu tiên tôi muốn gửi đến lời cảm ơn đó là gia đình tôi, những người đã luôn bên tôi trong mọi lúc khó khăn. Tôi chân thành cảm ơn bố, mẹ và anh chị em của tôi. Tôi chân thành cảm ơn thầy Đinh Công Khải, người đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình và bạn Lưu Thái Sơn đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong việc xử lý số liệu. Tôi chân thành cảm ơn thầy Vũ Thành Tự Anh, thầy Phạm Khánh Nam, thầy Trần Tiến Khai, thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn và các chuyên gia đã có những góp ý để tôi hoàn thiện đề tài. Tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp ở cơ quan tôi đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn tất cả các bạn MPP4 đã luôn ở bên cạnh tôi. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đã không còn là vấn đề gây tranh cãi bởi những tác động của nó là không thể phủ nhận. Việt Nam chịu tác động nặng nề của BĐKH, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với đe dọa dâng lên của mực nước biển. ĐBSCL vốn nổi tiếng là vựa lúa của cả nước, không những đóng góp 50% sản lượng cả nước mà còn đóng góp 90% cho xuất khẩu. Tuy nhiên, trước tác động của BĐKH nước biển dâng, ngành trồng lúa ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị tác động nghiêm trọng. Mặc dù đã được cảnh báo, các chiến lược dài hạn cũng đã được hoạch định, nhưng dường như những hành động cụ thể để ứng phó với BĐKH ở khu vực ĐBSCL vẫn chưa được triển khai. Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác con số thiệt hại mà ngành trồng lúa sẽ phải gánh chịu là bao nhiêu. Thông qua phương pháp GIS, báo cáo chỉ ra diện tích đất trồng lúa ĐBSCL có thể bị mất vào năm 2100 là 65%. Con số này sẽ khiến cho vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam bị phá vỡ. Đánh giá năng lực thích ứng của ngành trồng lúa ĐBSCL với nước biển dâng cũng chỉ ra rằng, những nguồn lực mà có thể sử dụng để đương đầu với BĐKH ở ĐBSCL là rất yếu. Ngoại trừ nguồn lực tự nhiên được đánh giá ở mức độ trung bình, các yếu tố khác như con người, xã hội, vật chất, tài chính đều không đủ khả năng để ứng phó với BĐKH. Giải pháp cần thiết nhất là xây dựng đê biển bao quanh khu vực ĐBSCL để ngăn mặn. Nguồn lực dùng để xây dựng là rất lớn, khoảng trên 723 triệu USD, tuy nhiên lợi ích mà con đê biển đem lại lên đến 734 triệu USD. Kết hợp giải pháp công trình và các giải pháp phi công trình, ĐBSCL sẽ ứng phó hiệu quả với BĐKH. Bộ Chính trị cũng vừa thông qua Nghị quyết về chủ động ứng phó với BĐKH và có thể chấp nhận với đề xuất tăng kinh phí cho sự nghiệp môi trường lên 3% GDP. Quyết tâm mạnh mẽ từ phía cơ quan nhà nước cao nhất và sự ủng hộ về tài chính sẽ là nền tảng để ĐBSCL thực hiện những hoạt động ứng phó tốt nhất với BĐKH. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT LUẬN VĂN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH viii Chƣơng 1 CHƢƠNG MỞ ĐẦU 1 1.1. Bối cảnh 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu 3 1.5. Đối tượng nghiên cứu 3 1.6. Kết cấu luận văn 3 Chƣơng 2 KHUNG PHÂN TÍCH 5 2.1. Khung phân tích về tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu 5 2.1.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu 7 2.1.2. Độ nhạy với biến đổi khí hậu 7 2.1.3. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu 7 2.2. Phương pháp GIS 11 2.2.1. Mô hình số độ cao 11 2.2.2. Bản đồ số về hiện trạng sử dụng đất 12 2.3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích 12 2.4. Khung phân tích tổng hợp của luận văn 13 Chƣơng 3 ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI NGÀNH TRỒNG LÚA DO NƢỚC BIỂN DÂNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG 14 3.1. Bằng chứng về biểu hiện nước biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long 14 3.2. Thiệt hại ngành trồng lúa do tác động nước biển dâng 15 3.3. Năng lực thích ứng của ngành trồng lúa với tác động nước biển dâng 23 3.4. Tổn thương của ngành trồng lúa với tác động nước biển dâng 32 v Chƣơng 4 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CHO NGÀNH TRỒNG LÚA VÙNG ĐBSCL 33 4.1. Giải pháp công trình 33 4.1.1. Mô tả về dự án xây dựng đê biển 34 4.1.2. Chi phí xây dựng đê biển 35 4.1.3. Lợi ích từ việc xây dựng đê biển 37 4.1.4. Lựa chọn suất chiết khấu 38 4.1.5. Phân tích chi phí – lợi ích 39 4.2. Giải pháp phi công trình 41 KẾT LUẬN 43 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 49 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt BĐKH Biến đổi Khí hậu CBA Cost Benefit Analysis Phân tích Chi phí - Lợi ích ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long DEM Digital Elevation Model Mô hình số độ cao GIS Geography Information Sysem Hệ thống Thông tin Địa lý GIZ German Agency for Technical Cooperation Cơ quan Hợp tác Công nghệ Đức HTSDD Hiện trạng sử dụng đất IMHEN Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu MARD Ministry of Agriculture and Rural Development Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MRC Mekong River Commission Ủy hội Sông Mekong NDB Nước biển dâng NSL Năng suất lúa OCCA The Steering Committee for Climate Change Mitigation and Adaptation Ban chỉ đạo Chương trình Hành động thích ứng với Biến đổi khí hậu ngành NN&PTNT PTCS Phổ thông cơ sở PTTH Phổ thông trung học RNM Rừng ngập mặn UNDP United Nations Development Programme Chương trình Phát triển Liên hợp quốc VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Mực NBD trung bình so với thời kỳ 1980 – 1999 trong các kịch bản 15 Bảng 3.2: Ký hiệu và quy ước màu đất trồng lúa trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất 16 Bảng 3.3: Diện tích đất lúa vùng ĐBSCL theo kết quả kiểm kê và giải đoán năm 2009 16 Bảng 3.4: Diện tích đất trồng lúa bị ngập theo các kịch bản nước biển dâng 18 Bảng 3.5: Thu nhập bình quân đầu người các tỉnh ĐBSCL 29 Bảng 3.6: Tổng sản phẩm trong nước 13 tỉnh ĐBSCL 29 Bảng 3.7 : Đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của các nguồn lực 31 Bảng 4.1: Thống kê chiều dài đê biển qua các tỉnh của ĐBSCL 34 Bảng 4.2: Lộ trình xây dựng đê biển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 35 Bảng 4.3: Cấu phần chi phí xây dựng và chi phí bảo trì trên 1km đê biển 36 Bảng 4.4: Các loại chi phí trên 1km đê biển theo mô phỏng Monte Carlo 36 Bảng 4.5: Chi phí theo lộ trình xây dựng đê biển 37 Bảng 4.6: Lợi ích của đê biển 38 Bảng 4.7: Chi phí – lợi ích của dự án xây dựng đê biển 39 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khung đánh giá năng lực thích ứng 9 Hình 2.2: Khung phân tích tính dễ bị tổn thương với BĐKH 10 Hình 2.3: Khung phân tích tổng hợp 13 Hình 3.1: Bản đồ phân bố đất trồng lúa ĐBSCL 17 Hình 3.2: Biểu đồ diện tích đất lúa ngập theo các kịch bản 18 Hình 3.3: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 11cm 19 Hình 3.4: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 30cm 20 Hình 3.5: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 57cm 21 Hình 3.6: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 100cm 22 Hình 3.7: Tỷ trọng GDP của ĐBSCL so với cả nước 30 Hình 3.8: Chi cân đối bổ sung ngân sách các tỉnh ĐBSCL 30 Hình 4.1: Đê biển ngăn mặn bao quanh ĐBSCL 33 1 Chƣơng 1 CHƢƠNG MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh Theo báo cáo của IPCC (2007), Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Thiệt hại do thiên tai đối với ngành nông nghiệp Việt Nam tính từ năm 1995 đến năm 2007 là 0,67% GDP, trên tất cả các lĩnh vực là 1,24% GDP (OCCA, 2009). Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị tác động nghiêm trọng nhất cả nước. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ tăng 0,5 – 0,7 o C, nước biển dâng (NBD) 20cm. Dự báo khi NBD 0,75m thì 19% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập lụt, khi NBD 1m thì 37,8% diện tích bị ngập lụt, 22 triệu người bị mất nhà cửa (IPCC, 2007). ĐBSCL được biết đến như vựa lúa của cả nước. Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp chưa tới 30% của cả nước nhưng ĐBSCL đóng góp hơn 50% diện tích lúa. Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước và đóng góp trên 90% lượng gạo xuất khẩu (Thu Hà, 2011). Lúa gạo được coi như một ngành quan trọng của cả nước. Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất lúa có thể làm ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu gạo của cả nước và đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Theo báo cáo của OCCA (2009), đến năm 2030, sản lượng lúa của Việt Nam có thể giảm 2031,87 ngàn tấn tương đương 8,37%. Trong đó, giảm sản lượng do thiên tai là 0,18% và giảm sản lượng do giảm năng suất là 8,10%. Vì vậy, mối lo ngại BĐKH tập trung vào vùng ĐBSCL. ĐBSCL có mức độ tổn thương cao với BĐKH nhưng lại có năng lực thích ứng rất thấp, có tỷ lệ bộc lộ cao và khá nhạy với các biến đổi thời tiết (Ngô Thọ Hùng, 2012). Trong các tác động của BĐKH, thì NBD có ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất lúa gạo. Có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động NBD lên ngành nông nghiệp và hoạt động sản xuất lúa. Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Yang và cộng sự (2004) cho thấy 2 tốc độ NBD là 2,5 mm/năm liên tục trong vòng 50 năm qua. Nếu NBD 30cm, diện tích bị ngập ở Thượng Hải và Giang Tô sẽ lớn gấp 6 lần so với điều kiện hiện nay (Yang, Li, Fan, 2004). Tại Bangladesh, nghiên cứu của World Bank (2000) cho thấy, độ mặn tăng lên khi NBD 0,3m sẽ làm giảm 0,5 triệu tấn lúa gạo. BARC (1999) kết luận rằng, xâm nhập mặn sẽ làm giảm sản lượng lúa mì tương đương 586,75 triệu USD. Miller (2004) dự báo nếu tăng mực nước biển khoảng 88 cm sẽ làm ngập lụt nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển và một phần đồng bằng châu thổ của Bangladesh (Trích trong Sarwar, 2005). Tại Việt Nam, theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, nếu NBD cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% đất của ĐBSCL có nguy cơ nhiễm mặn cục bộ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9% nếu mực NBD cao 1m, phần lớn đồng bằng này sẽ hoàn toàn ngập trắng một thời gian dài trong năm (UNDP, 2007 – 2008). Nghiên cứu của Tô Văn Trường (2010) cho thấy, NBD cũng sẽ làm tăng mức độ ngập lụt ở vùng ngập lũ và ngập triều ven biển. Nếu NBD 0,69 m sẽ có đến 91% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập và nếu dâng cao 1 m sẽ ngập đến 93% diện tích, thách thức nghiêm trọng đến vai trò đảm bảo an ninh lương thực của vùng ĐBSCL. Tại tỉnh Sóc Trăng, xâm nhập mặn làm cho hiệu quả sản xuất thấp, tính trung bình năng suất lúa có thể giảm tới 20-25%, thậm chí tới 50% (CEE, 2011). Mặc dù có nhiều nghiên cứu về tác động của NBD lên ngành nông nghiệp ở ĐBSCL, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tính toán thiệt hại của ngành trồng lúa vùng ĐBSCL do mất đất trồng lúa khi NBD. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Tác động của BĐKH lên ngành trồng lúa vùng ĐBSCL và các giải pháp thích ứng” nhằm đánh giá thiệt hại của ngành trồng lúa thông qua diện tích lúa bị mất do NBD là rất cần thiết. Không những vậy, tác giả còn phân tích hiện trạng năng lực thích ứng với BĐKH của ngành trồng lúa ĐBSCL, từ đó đề xuất các giải pháp mà nhà nước có thể thực hiện nhằm ứng phó với BĐKH. Đây là một đóng góp có ý nghĩa của đề tài. Do có mức độ và phạm vi tác động nghiêm trọng, nên vấn đề BĐKH và NBD luôn được đặt ở tầm cao nhất - cấp quốc gia. Việc ban hành Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu vừa qua của Bộ Chính trị là sự thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng và Nhà nước trong việc ứng phó với BĐKH. Văn kiện này sẽ mở ra những ưu tiên lớn cho vấn đề BĐKH trong thời gian tới. [...]... sống hàng triệu người và tác động đến kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia 23 Những tính toán ở trên đã minh chứng rằng, ngành trồng lúa sẽ bị thiệt hại nặng nề do NBD Điều này cũng có nghĩa rằng, ngành trồng lúa có mức độ nhạy cảm cao với NBD 3.3 Năng lực thích ứng của ngành trồng lúa với tác động nƣớc biển dâng Để đánh giá năng lực thích ứng của một ngành trước tác động của BĐKH, cách tiếp cận nguồn... để đánh giá tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa của ĐBSCL Khung phân tích này hoàn toàn phù hợp vì nó không những phản ánh được tác động của BĐKH lên ngành trồng lúa thông qua những biểu hiện của BĐKH và những thiệt hại của ngành trồng lúa, mà còn xem xét đến năng lực thích ứng của ngành với BĐKH – yếu tố mà có thể làm trầm trọng hơn hoặc làm giảm nhẹ hơn mức độ tác động của BĐKH lên ngành Qua đó,... thì giải pháp đó không nên thực hiện và cần cân nhắc đến những giải pháp khác Phương pháp CBA sử dụng trong luận văn nhằm lựa chọn giải pháp chính sách cho việc thích ứng với BĐKH 2.4 Khung phân tích tổng hợp của luận văn Tổng hợp các khung phân tích và các công cụ phân tích trên ta được khung phân tích tổng hợp cho đề tài Hình 2.3: Khung phân tích tổng hợp Biến đổi khí hậu Tác động Ngành trồng lúa. .. trồng lúa và các hành động ứng phó Các biểu hiện chủ yếu của BĐKH là nhiệt độ tăng, NBD, bão, lũ, hạn hán nhưng trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ phân tích tác động của NBD lên ngành trồng lúa Tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa rất đa dạng nhưng hệ quả của nó chỉ có (i) làm suy giảm năng suất lúa, (ii) mất đất trồng lúa và (iii) mất mùa do lũ lụt, mưa bão, hạn hán Đề tài này chỉ tập trung vào hậu. .. diện tích đất lúa ĐBSCL sẽ bị mất theo các kịch bản NBD? 2 Giải pháp nào để ngành trồng lúa ĐBSCL ứng phó hiệu quả với tác động NBD? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1 Đánh giá thiệt hại của ngành trồng lúa thông qua diện tích đất lúa bị mất do NBD với giả định đơn giản rằng, đất lúa bị ngập dưới mực nước biển sẽ không thể trồng lúa được cả năm 2 Phân tích năng lực thích ứng của ngành trồng lúa với BĐKH – NBD... trạng và tiềm năng các nguồn lực của vùng 3 Đề xuất các giải pháp chính sách cho các nhà hoạch định nhằm chủ động ứng phó với NBD, bảo vệ ngành trồng lúa 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong phạm vi vùng ĐBSCL và ngành trồng lúa của khu vực này Thời gian xem xét của báo cáo là tính đến năm 2110 1.5 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của BĐKH – NBD đến ngành trồng. .. thiệp vào yếu tố nào để thích ứng hiệu quả nhất với BĐKH Ngoài ra, khung phân tích cũng chỉ ra ba hướng giải pháp để ngành ứng phó với BĐKH, hoặc giảm độ nhạy của ngành với BĐKH, hoặc nâng cao năng lực thích ứng của ngành với BĐKH, hoặc kết hợp cả hai 2.2 Phƣơng pháp GIS GIS được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho khung phân tích về tính dễ bị tổn thương với BĐKH bằng cách đánh giá độ nhạy của ngành với. .. qua các yếu tố kiến thức và nhận thức của con người về rủi ro và các thảm họa của BĐKH; Các kỹ năng và kỹ thuật trong sản xuất mà có thể vận dụng để đương đầu với các thảm họa của BĐKH; Sức khỏe của người lao động Nguồn lực xã hội được phản ánh bởi vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc giúp nông dân thích ứng với BĐKH; Tính liên kết của cộng đồng thể hiện ở tương tác của một cá nhân với các. .. BIỂN DÂNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG 3.1 Bằng chứng về biểu hiện nƣớc biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long Các quan sát khí hậu cho vùng ĐBSCL với khoảng thời gian hai đến ba thập kỷ cho thấy biểu hiện của BĐKH đã tương đối rõ rệt, đặc biệt là hiện tượng NBD Qua kết quả phân tích khí hậu vùng ĐBSCL với bốn đại diện là vùng ven biển phía Đông (Bến Tre), ven biển phía Tây (Cà Mau, Kiên Giang), vùng đồng bằng (Cần... tận dụng các cơ hội mới do BĐKH mang lại Năng lực thích ứng bao gồm những điều chỉnh trong hành vi, nguồn lực và công nghệ Các yếu tố kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng đối với khả năng thích ứng của một hệ thống, và vai trò không thể thiếu của các tổ chức, quản trị, và quản lý trong xác định khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu Một vài yếu tố kinh tế xã hội nói chung của năng lực thích ứng là . 3.2. Thiệt hại ngành trồng lúa do tác động nước biển dâng 15 3.3. Năng lực thích ứng của ngành trồng lúa với tác động nước biển dâng 23 3.4. Tổn thương của ngành trồng lúa với tác động nước biển. vậy, việc thực hiện đề tài Tác động của BĐKH lên ngành trồng lúa vùng ĐBSCL và các giải pháp thích ứng nhằm đánh giá thiệt hại của ngành trồng lúa thông qua diện tích lúa bị mất do NBD là rất. cấu luận văn 3 Chƣơng 2 KHUNG PHÂN TÍCH 5 2.1. Khung phân tích về tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu 5 2.1.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu 7 2.1.2. Độ nhạy với biến đổi

Ngày đăng: 10/08/2015, 23:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT LUẬN VĂN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • CHƯƠNG 1: CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    • 1.1 BỐI CẢNH

    • 1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    • 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    • 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    • 1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    • 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN

    • CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH

      • 2.1 KHUNG PHÂN TÍCH VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

      • 2.2 PHƯƠNG PHÁP GIS

      • 2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH

      • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI NGÀNH TRỒNG LÚA DO NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG

        • 3.1 BẰNG CHỨNG VỀ BIỂU HIỆN NƯỚC BIỂN DÂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

        • 3.2 THIỆT HẠI NGÀNH TRỒNG LÚA DO TÁC ĐỘNG NƯỚC BIỂN DÂNG

        • 3.3 NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH TRỒNG LÚA VỚI TÁC ĐỘNG NƯỚC BIỂN DÂNG

        • 3.4 TỔN THƯƠNG CỦA NGÀNH TRỒNG LÚA VỚI TÁC ĐỘNG NƯỚC BIỂN DÂNG

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan