Luận văn quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học an giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

129 712 4
Luận văn quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học an giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nhân loại đã và đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin cùng với nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ, giáo dục và đào tạo đang diễn ra những biến đổi sâu sắ c trên quy mô toàn cầu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trước đó, tại Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định các nguồn lực tác động đến sự phát triển của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay gồm: nguồn lực con người Việt Nam; nguồn tài nguyên thiên nhiên; cơ sở vật chất kỹ thuật; các nguồn lực ngoài nước. Trong các nguồn lực đó, Đảng ta khẳng định nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất và đóng vai trò then chốt. Nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy sáng tạo, có ý chí và có trí tuệ, biết sử dụng và vận dụng các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng góp phần tác động vào quá trình đổi mới đất nước. Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó trí tuệ con người là nguồn lực vô tận. Đối với nước ta, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang là nhu cầu cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, vấn đề phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng xu thế chuyển dần sang nền kinh tế tri thức đang được các nước ưu tiên. Trong đó, lao động tri thức là nhân lực đóng vai trò hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiện mục đích của quá trình giáo dục tổng thể, trong đó tự học là phương thức cơ bản 3 để người học có được những hệ thống tri thức phong phú và thiết thực. Tự học - tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của mỗi người, đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được thể hiện qua các câu thành ngữ, tục ngữ "Học một, biết mười", "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", "Học thầy không tày học bạn", Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Quy mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học. Tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về việc "lấy tự học làm gốc" đã được nhân dân ta luôn coi trọng. Điều 5 của Luật Giáo dục 2005 quy định "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên"; "… đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh phát triển phong trào tự học, tự đào tạo "; "… tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh" [9]. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”[10]. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong đó, vấn đề đổi mới phương thức đào tạo và quản lý đào tạo theo hướng hiện đại hoá đã và đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Trường Đại học An Giang đang trong cơ chế chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế học phần sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, điều này vừa đồng thời tạo ra vừa đòi hỏi một sự thay đổi lớn về công tác quản lý đào tạo của Nhà trường. Đối với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự 4 nghiên cứu của sinh viên được coi là nhân tố quan trọng, quyết định việc đẩy mạnh chất lượng đào tạo của Trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng đào tạo của Trường chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, điều này có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó, các biện pháp quản lý có thể là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Lý luận về khoa học quản lý cho thấy, hoạt động có ý thức của con người luôn bao hàm ý nghĩa của quản lý. Để đạt được mục đích đề ra, các biện pháp, phương thức quản lý luôn được xem là một nhân tố quan trọng. Xuất phát từ cơ sở nhận thức đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận giáo dục đại học và thực tiễn quản lý của Nhà trường, làm rõ và đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên khi áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học An Giang, góp phân nâng cao nhận thức về công tác quản lý hoạt động tự học trong môi trường đại học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tự học và công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang. - Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu. Hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học. 5 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, kết quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang còn hạn chế. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ là điều cấp thiết. Nếu áp dụng đầy đủ, đồng bộ các biện pháp quản lý cùng với sự đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết thì hoạt động tự học của sinh viên trong điều kiện áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ đạt được hiệu quả mong muốn, đảm bảo chất lượng đào tạo. 6. Phạm vi nghiên cứu - Căn cứ vào mục đích nghiên cứu đã đặt ra, nội dung luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm thứ II, III, IV Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang (200 phiếu), nơi tác giả đã và đang trực tiếp làm việc; nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên đáp ứng đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Nhà trường (40 giảng viên và cán bộ quản lý). - Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ trong giai đoạn hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, trên cơ sở thế giới quan khoa học của chủ 6 nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được áp dụng gồm: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích tổng hợp những tư liệu như: tư liệu về giáo dục học - tâm lý học, lý luận về quản lý giáo dục, các văn bản về sinh viên, về tín chỉ. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia. - Nhóm các phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các công thức toán học như trung bình cộng, thống kê và phân tích số liệu, 8. Giới hạn của đề tài Mục đích nghiên cứu đã xác định và sự chi phối của các điều kiện khách quan về nhận thức, về cơ chế đảm bảo, nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang trong giai đoạn hiện nay, với hy vọng qua việc phân tích cho Khoa Sư phạm sẽ mở rộng kết quả cho các Khoa khác trong giai đoạn tiếp theo. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương l: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang. Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. 7 Chương l CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trong tiến trình phát triển chung của nhân loại, tri thức có vai trò to lớn thức đây sự tiến bộ của xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia đều dựa trên nền tảng tri thức và muốn có tri thức thì phải phát triển giáo dục. Ý thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của tri thức, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội học tập với phương hướng, con đường thực hiện là kết hợp đến trường, giáo dục từ xa và tự học. Trong đó tự học để trưởng thành là vô cùng quan trọng. Một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng nhất trong xã hội học tập là tư tưởng tự học tập suốt đời. Vì “Việc học không bao giờ là muộn" (Ngạn ngữ) hay “Bác học không có nghĩa là ngừng học" (Đác-uyn). Quan niệm tự học và học tập suốt đời nổi lên trong thời đại ngày nay như một chìa khoá mở cửa đi vào thế kỷ 21 - thế giới của nền kinh tế tri thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, vấn đề học tập và rèn luyện. Có nhiều bài phát biểu, bài viết trong những thời điểm, hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhưng bao giờ Bác cũng nhấn mạnh đến tác dụng và hiệu quả to lớn của việc học tập và rèn luyện. Bác cho rằng học tập giúp con người tiến bộ, nâng cao phẩm chất, mở rộng hiểu biết, làm thay đổi hiệu quả lao động. Đặc biệt, Bác rất nhấn mạnh đến tác dụng của tự học. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6 8 tháng 5 năm 1950, Bác đã khuyên học viên: “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập”. Ở tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), khi nói về công tác huấn luyện cán bộ, Bác cũng nhắc nhở về cách học tập: "Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo góp vào”[13, Tr.57]. Như vậy, theo Bác việc tự học giữ vai trò rất quan trọng, có tác dụng quyết định cho kết quả học tập. Việc tự học phải xuất phát từ động lực của chính bản thân người học, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ, tác động từ môi trường học tập, cần sự chỉ đạo hướng dẫn của nhà trường, của người thầy. Nhằm đổi mới phương thức tổ chức đào tạo ở đại học trong điều kiện Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sau Hội nghị Hiệu trưởng ở Vũng Tàu năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã ban hành Quy chế tạm thời về quản lý đào tạo làm cơ sở cho việc triển khai “quy trình đào tạo mới” theo học phần và sau một vài năm áp dụng, quy chế này được chính thức hoá vào tháng 12 năm 1990. Học chế tín chỉ được khai sinh năm 1872, tại Viện Đại học Harvard (Hoa Kỳ) dưới sự điều hành của Charles Eliot, xuất phát từ yêu cầu là quá trình đào tạo được tổ chức sao cho người học lựa chọn được cách học phù hợp nhất với khả năng, điều kiện của mình và cơ sở đào tạo phải thích ứng dễ dàng trước nhu cầu biến động nhanh chóng, đa dạng của đời sống xã hội. Với ý nghĩa đó, đào tạo theo học chế tín chỉ phát triển nhanh và lan rộng ra toàn nước Mỹ. Từ đầu thế kỷ XX, học chế tín chỉ phát triển ra nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như: Nhật, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Senegal, Mozambic, Nigieria, Uganda,… Trước sự lớn mạnh đó, 29 Bộ trưởng đặc cách giáo dục đại học ở các nước Liên minh Châu Âu ký “Tuyên ngôn Boglona” với mục đích hình thành “Không gian giáo dục đại học Châu Âu” 9 (European Higher Education Area) nhằm triển khai học chế tín chỉ trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học. Ở Việt Nam, trước năm 1975, học chế tín chỉ được triển khai ở Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức. Sau năm 1975, tư tưởng về học phần xuất hiện năm 1987, quy chế đào tạo theo học phần tạm thời ra đời năm 1988 và hoàn chỉnh vào năm 1990 với khái niệm HỌC PHẦN và ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH, đào tạo theo 2 khối kiến thức và 3 học phần, điểm trung bình chung. Học chế học phần được xây dựng với mục đích tạo điều kiện cho người học tích luỹ dần kiến thức theo các mô-đun. Như vậy, học chế học phần có điểm giống nhau cơ bản với học chế tín chỉ, nhưng nó chưa phải hoàn toàn là tín chỉ mà thực chất là sự kết hợp giữa niên chế và tín chỉ. Trường Đại học tiên phong áp dụng học chế học phần triệt để - học chế tín chỉ là Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, năm học 1993 – 1994. Sau đó, các Đại học khác như Đà Lạt, Cần Thơ, Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Thuỷ sản Nha Trang, Dân lập Thăng Long – Hà Nội, Hải Phòng, Thương Mại, Nông Nghiệp Hà Nội, Hoa Sen TP. Hồ Chí Minh, Dân lập Phương Đông,… cũng đã triển khai học chế tín chỉ. Trong "Chương trình hành động của Chính phủ” thực hiện nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục đã chỉ rõ: "Mở rộng, áp dụng học chế tín chỉ trong đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, ". Năm học 2009 – 2010, có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang tích cực chuẩn bị đào tạo theo học chế tín chỉ theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự phát triển này đánh dấu bước đổi mới đúng đắn của giáo dục đại học Việt Nam [5, tr.7]. Triết lý cơ bản của hệ thống tín chỉ là "Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo". Nói cách khác, đào tạo theo học chế tín chỉ là hình thức đào tạo hướng về người học, tất cả vì người học. 10 Chuyển sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tạo ra sự thay đổi lớn về phương cách, thói quen dạy - học của người dạy lẫn người học. Đối với hình thức đào tạo này thì khối lượng giờ giảng trên lớp sẽ giảm đi, mà sẽ tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Vì vậy, khi áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên có vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định hiệu quả chất lượng đào tạo. Trường Đại học An Giang cũng đang tổ chức thực hiện chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế học phần sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Có thể thấy, trong nhiều tài liệu nghiên cứu về hoạt động tự học, các nhà nghiên cứu đều khẳng định tự học không phải là một đề tài mới lạ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hoạt động tự học trong học chế tín chỉ vẫn còn là vấn đề mới. Vì vậy, trong luận văn này tác giả tập trung vào việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường theo học chế tín chỉ. 1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài Để xác định rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, chúng ta sẽ tìm hiểu nội hàm của một số khái niệm có liên quan đến đề tài. 1.2.1. Hoạt động tự học 1.2.1.1. Khái niệm hoạt động học Học là quá trình con người lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những phương thức hành vi mới, do vậy, ta thấy học chính là hoạt động nhằm tạo ra sự thay đổi kinh nghiệm của người học một cách bền vững. Để lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, con người có nhiều cách thức chiếm lĩnh khác nhau. Đó có thể là do được người khác truyền thụ, do tự quan sát, đúc kết từ lao động, môi trường sống, [...]... lượng quản lý của Nhà trường Bên cạnh những yếu tố tác động khách quan của học chế tín chỉ, Nhà trường phải tổ chức thực hiện tốt các hoạt động quản lý, đảm bảo điều kiện đủ cho kết quả học tập của sinh viên 1.5 Yêu cầu quản lý hoạt động tự học theo học chế tín chỉ đối với sinh viên Đối với phương thức đào tạo theo niên chế học phần, chương trình học tập của sinh viên sẽ căn cứ vào thời khóa biểu của. .. Quản lý hoạt động học của sinh viên Quản lý hoạt động học tập của sinh viên không chỉ giới hạn trong phạm vi đào tạo, giáo dục sinh viên ở trên lớp, trong Trường, mà còn gồm cả việc sinh viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập nhóm, tham gia câu lạc bộ, tự học, thực hành thực tập, tham quan, giao lưu, Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là một trong những nội dung của công tác quản. .. giảng viên, mỗi sinh viên đều có thời khoá biểu riêng, không theo một quy luật nào cả Vì thế, nếu trước kia, sinh viên phải "chạy" theo kế hoạch của Nhà trường thì bây giờ Nhà trường phải "chạy" theo kế hoạch của từng sinh viên, do vậy, quản lý đào tạo, quản lý dạy học theo học chế tín chỉ cần một hệ thống quản lý khoa học, chặt chẽ, linh hoạt và mềm dẻo Để quản lý dạy học trong học chế tín chỉ đạt... tất cả các học phần bằng tổng số tín chỉ mà sinh viên đã đăng ký Để thực hiện tốt việc quản lý các nội dung trên, Nhà trường phải có hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo, quản lý sinh viên theo hệ thống tín chỉ Như thiết kế tổng thể hệ thống thông tin quản lý đào tạo theo tín chỉ; xây dựng phần mềm quản lý đào tạo gồm nhiều phân hệ (tuyển sinh, quản lý sinh viên, chương trình đào tạo, kế hoạch... trong các chương trình đào tạo liên kết 1.3 Đặc trưng của hoạt động tự học trong trường Đại học Hoạt động chủ đạo của sinh viên là hoạt động học tập So với hoạt động học tập của học sinh phổ thông, việc học tập của sinh viên có nhiều điểm khác Trước hết hoạt động học tập của học sinh, sinh viên cũng là quá trình nhận thức nhằm chiếm lĩnh những tri thức trong kho tàng trí tuệ của nhân loại Điểm khác... quả học tập trong học chế tín chỉ sẽ toàn diện công bằng và đầy đủ hơn so với hình thức đào tạo theo niên chế học phần 1.4.2 Quản lý hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ Nếu như trong đào tạo theo niên chế học phần, sinh viên phải học theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có điều kiện, năng lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu Ngược lại, đào tạo theo. .. công tác quản lý giáo dục trong Nhà trường, tiến hành theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quản lý hoạt động học tập của sinh viên bao hàm quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần thái độ và phương pháp học tập Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là quản lý để thực hiện đồng bộ và toàn vẹn các nhân tố: mục tiêu học tập, nội dung học tập, phương pháp học tập, chủ thể học tập, điều... bậc đại học và phân biệt với học sinh đang theo học ở bậc phổ thông Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ "sinh viên" được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc sống, cuộc đời Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "sinh viên" được dùng để chỉ người học ở bậc đại học [12] Theo Quy chế công tác Học sinh Sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: " sinh viên" là người đang theo học hệ đại học. .. tác đào tạo giảng dạy của Nhà trường được đồng bộ, chính xác, nhanh gọn, khoa học và đạt hiệu quả cao 1.4.2.1 Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên cũng có sự thay đổi căn bản Ngoài việc truyền đạt kiến thức, giảng viên phải hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho sinh. .. từng học kỳ, năm học và do Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện Sinh viên chỉ tuân thủ theo mà không có sự lựa chọn Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bản thân người học lựa chọn Chính vì vậy, quản lý hoạt động tự học theo học chế tín chỉ có nhiều điểm khác so với phương thức đào tạo cũ Để quản lý được tốt 35 hoạt động . trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang. Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo. học của sinh viên trường Đại học. 5 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. 5. Giả. quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu. Hoạt động tự học của sinh

Ngày đăng: 10/08/2015, 21:24

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan