Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020

102 645 4
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIÁO DC VÀ ÀO TO TRNG I HC KINH T TP. H CHÍ MINH  N N G G U U Y Y   N N T T H H   H H   U U PHÁT TRIN KINH T T NHÂN TRÊN A BN TNH NG NAI GIAI ON 2011-2020 LUN VN THC S KINH T CHUYÊN NGÀNH: KINH T CHÍNH TR MÃ S: 60.31.01 NGI HNG DN: TS. LU TH KIM HOA TP.H CHÍ MINH – NM 2012 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với nhiều thành phần, đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (KTTN), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN đã góp phần làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển năng động. Trong đó, KTTN (kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ) là một trong những khu vực kinh tế mới nổi và phát triển khá năng động, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân (KTTN) là một bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân, là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Lực lượng tham gia thành phần KTTN khá đông đảo, bao gồm: nông dân, thợ thủ công cá thể, người buôn bán nhỏ, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Ở thành phần này thì chủ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định việc tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm. KTTN là một thành phần kinh tế như các thành phần khác, đuợc pháp luật bảo vệ và bảo đảm tính pháp lý cho sự phát triển của nó. KTTN có tác dụng là góp phần tích cực khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước; tạo ra nhiều việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước; tạo ra nhiều của cải cho xã hội; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, xuất khẩu của xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực của KTTN thì nó cũng có những hạn chế như: tính tự phát, phát triển thiếu tính kế hoạch, yếu kém về vốn, công nghệ, thị trường, tính cạnh tranh, trình độ tổ chức, quản lý, v.v Trong thời kỳ quá độ hiện nay ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần nên 1 2 KTTN sẽ tồn tại lâu dài cùng với công cuộc đổi mới đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình KTTN ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn KTTN và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước (KTNN)” (ĐCSVN,2011,tr.209). Vai trò của KTTN ở Việt Nam ngày càng đóng góp to lớn vào kết quả phát triển chung của nền kinh tế. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của KTTN luôn luôn cao hơn tốc độ tăng của các khu vực khác, về số lượng lao động chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động đang làm việc (88,8%), vốn đầu tư cũng chiếm gần 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong thời gian qua, sự tăng trưởng của KTTN là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự phát triển chung của kinh tế cả nước. Sự tồn tại lâu dài của KTTN đã được Đảng ta nhất quán khẳng định trong các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X và được Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn KTTN và tư nhân góp vốn vào tập đoàn KTNN” (ĐCSVN,2011,tr.209) . Chủ trương của Đảng sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển của KTTN , chính vì vậy nghiên cứu sự phát triển KTTN hiện nay có ý nghĩa cấp thiết, nhằm cung cấp cơ sở lý luận cho hoạch định chính sách phát triển cho thành phần kinh tế này ở nước ta. Sau 35 năm xây dựng và phát triển, Đồng Nai đã vươn lên, trở thành một trong những tỉnh có GDP bình quân đầu người khá cao so với các tỉnh trong cả nước, đạt 1.629 USD./người (29,6 triệu đồng) và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đạt 14,4%/năm (2005 – 2010). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng và đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu GDP theo ngành được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010; dịch vụ từ 28% lên 3 34,1% và giảm ngành nông lâm thủy từ 14,9% còn 8,7% vào năm 2010. Cơ cấu theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước trong GDP (từ 24,7% năm 2005 xuống còn 19,2% năm 2010) và tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (từ 75,3% lên 80,8%). Bên cạnh những đóng góp, KTTN Đồng Nai còn gặp những khó khăn, thách thức, hiện nay KTTN Đồng Nai phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó, vì vậy cần có những giải pháp để hỗ trợ KTTN Đồng Nai phát triển trong thời gian tới. Đó chính là lý do vì sao tác giả chọn đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020” làm luận văn thạc sỹ kinh tế - chính trị. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề phát triển KTTN ở nước ta là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập về tính tất yếu khách quan của nền KTTN , vai trò, vị trí, những giải pháp phát triển KTTN trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hứớng xã hội chủ nghĩa. Ở Đồng Nai cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN nói riêng. Hiện nay, qua tham khảo, tác giả thấy có một số tài liệu viết về những vấn đề liên quan đến KTTN ở Việt Nam, nhìn chung có các hướng sau đây: * Hướng thứ nhất là các sách tham khảo về kinh tế tế tư nhân như: - Sở hữu lý luận và vận dụng ở Việt Nam của Nguyễn Văn Thức do Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 2004, tác phẩm trình bày và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. - Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới thực trạng và những vấn đề của Đinh Thị Thơm (chủ biên), tác phẩm chủ yếu nhấn mạnh đến quá trình tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới, phân tích những thành tựu đạt được, những yếu kém cần khắc 4 phục, nêu giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. - Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập của PGS.TS.Trịnh Thị Hoa Mai, trong công trình nghiên cứu này tác giả đã phân tích đánh giá vai trò của khu vực KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với tiến trình hội nhập, đồng thời đề xuất những giải pháp phát triển KTTN Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của GS.TS.Nguyễn Thanh Tuyền, PGS.TS.Nguyễn Quốc Tế, TS.Lương Minh Cừ (đồng chủ biên, năm 2003), tác phẩm này tập hợp 46 bài viết hội thảo khoa học nhằm phân tích và làm rõ những luận cứ khoa học về sự tồn tại khách quan của sở hữu tư nhân và KTTN, từ đó đề ra những giải pháp phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Kinh tế tư nhân trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện thông tin khoa học xã hội, tác phẩm phân tích những đặc điểm của toàn cầu hóa, và chỉ ra sự biến đổi trong nhận thức về phát triển KTTN trong giai đoạn toàn cầu hóa. - Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội của TS.Nguyễn Minh Phong (chủ biên), tác phẩm phân tích đặc điểm, thực trạng và những vấn đề đặt ra, những quan điểm và giải pháp cho sự phát triển KTTN ở Hà Nội. * Hướng thứ hai là các đề tài khoa học đã nghiệm thu như: - Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do PGS.TS.Hồ Trọng Viện chủ nhiệm. Đề tài đề cập đến thực trạng những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTN trên địa bàn TP.HCM. - Vai trò, thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do TS.Nguyễn Minh Tuấn làm chủ nhiệm, đề tài phân tích, đánh giá những đóng 5 góp của KTTN vào phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM, những khó k hăn, hạn chế trong quá trình phát triển đồng thời chỉ ra giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn TP.HCM. * Hướng thứ ba là các hội thảo, các bài viết trên các tạp chí khoa học như: - Hội thảo khoa học, chủ đề: Các giải pháp khuyến khích và phát triển Kinh tế tư nhân trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam của Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh – Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. - Hàng loạt các bài viết: Phát triển đội ngũ doanh nhân khu vực kinh tế tư nhân hiện nay của Đoàn Hiền (TCCSĐT); Mấy suy nghĩ về Đảng viên làm kinh tế tư nhân của Đàm Kiếm Lập; Một số suy nghĩ về việc đảng viên làm kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Lê Minh Phụng; Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Phạm Chi Lan v.v… Nhìn chung các công trình đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến KTTN và phát triển KTTN, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện về phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm tới. Nội dung nghiên cứu trong luận văn là những cơ sở lý luận về KTTN trong nền kinh tế thị trường (KTTT) , thực trạng phát triển KTTN cũng như dự báo xu hướng và những giải pháp phát triển của nó trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây là nội dung có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước mà luận văn lựa chọn nghiên cứu. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản lý luận về KTTN trong nền KTTT , thực trạng phát triển KTTN ở Đồng Nai từ đó đưa ra những giải pháp phát triển KTTN tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2011 – 2020. 6 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất là, trình bày khái quát, hệ thống những cơ sở lý luận về KTTN trong nền KTTT ở Việt Nam. - Thứ hai là, trên cơ sở kết quả khảo sát, trình bày và phân tích thực trạng phát triển KTTN ở Đồng Nai, từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để nhằm phát triển KTTN trong thời gian tới. - Thứ ba là, dựa vào cơ sở lý luận về KTTN trong nền KTTT , thực trạng phát triển KTTN , luận văn đưa ra những giải pháp phát triển KTTN của Đồng Nai trong những năm 2011 – 2020. 3.3. Giới hạn nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về KTTN trong nền KTTT , thực trạng và giải pháp phát triển KTTN từ 2011 – 2020 trong phạm vi địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thời gian nghiên cứu: KTTN giai đoạn từ đổi mới đến năm 2010 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Để thực hiện những yêu cầu trên, luận văn dựa vào thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTTN . Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, đồng thời trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn còn sử dụng các phương pháp như: thống kê; lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch, tác giả luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ kinh tế - chính trị. 5. Điểm mới của luận văn Luận văn dự báo những cơ hội, thách thức và đưa ra những giải pháp phát triển KTTN ở Đồng Nai từ năm 2011 đến năm 2020. 7 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về ý nghĩa khoa học, luận văn góp phần làm rõ nội dung cơ bản của lý luận về KTTN , bài học kinh nghiệm về phát triển KTTN trong giai đoạn hiện nay tại một số nước ở Châu Á và các địa phương lân cận. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sau khi bảo vệ được Hội đồng công nhận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về kinh tế - chính trị. Đồng thời, những bài học kinh nghiệm, những giải pháp mà luận văn nêu ra có thể nhằm đẩy mạnh phát triển KTTN ở Đồng Nai trong thời gian tới. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Kinh tế tư nhân trong nền KTTT; Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Đồng Nai trong công cuộc đổi mới đất nước; Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân Trong quá trình xây dựng học thuyết kinh tế của mình, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã bàn đến KTTN . Trong các tác phẩm, họ đề cập mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở điểm chung là KTTN là một lĩnh vực kinh tế như các lĩnh vực kinh tế khác cấu thành nền kinh tế quốc dân. Theo đó, KTTN bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Khi bàn về hình thức kinh tế cá thể, tiểu chủ, nhất là tiểu nông, Ph.Ăngghen đã viết: “Tiểu nông là người mà chúng ta nói ở đây, sở hữu hoặc đi thuê – và nhất là người sở hữu – một mảnh ruộng đất không lớn hơn số ruộng đất mà họ thường có thể cày cấy cùng với gia đình họ, và cũng không bé hơn số ruộng đất cần thiết để nuôi gia đình họ. Cũng như người tiểu thủ công, người tiểu nông này là một người lao động, anh ta khác với người vô sản hiện đại ở chỗ là anh ta còn sở hữu những tư liệu lao động, như vậy anh ta là tàn dư của một phương thức đã lỗi thời” (C.Mac-Ph.Angghen,1984,tr.567) . Như vậy, theo như Ph.Ăgghen thì kinh tế cá thể, tiểu chủ là một loại hình kinh tế tàn dư của phương thức sản xuất đã lỗi thời trong lịch sử. Tuy nhiên, nó vẫn phát huy tác dụng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, ở đó thể hiện mối quan hệ kinh tế không bóc lột, họ cũng như giai cấp công nhân, đều là những người lao động chân chính. Còn kinh tế tư bản tư nhân là một hình thức kinh tế thuộc phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó không có cùng bản chất với kinh tế cá thể, tiểu 9 chủ. Đó là một hình thức bóc lột của nhà tư bản đối với người làm thuê. Ph.Ăngghen đã viết như sau: “Vậy sản xuất tư bản tư nhân nghĩa là gì? Là sản xuất của người kinh doanh riêng biệt; và sản xuất ấy há chẳng ngày càng trở thành một ngoại lệ đó sao? Sản xuất tư bản chủ nghĩa của những công ty cổ phần đã không còn là một nền sản xuất tư nhân nữa, mà là một nền sản xuất cho một số đông cổ đông”(V.I.Lênin,1978,tr.493) . Như vậy, theo Ph.Ăngghen kinh tế tư bản tư nhân là một hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa mang tính ngoại lệ ở chỗ, đó là phân biệt chủ thể sở hữu của những nhà tư bản đối với tư liệu sản xuất. Theo quan điểm của Mác, bản chất của xoá bỏ chế độ tư hữu là xóa bỏ chế độ kinh tế trong đó một thiểu số người nắm tư liệu sản xuất dùng để bóc lột, nô dịch đa số người lao động làm thuê. C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Chủ nghĩa cộng sản không tước của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” (C.Mac-Angghen,1995,tr.618) . Khi nói về KTTN, V.I.Lênin cũng đã bàn nhiều đến vấn đề này, trong đó nhấn mạnh phát triển kinh tế tư bản tư nhân. Hồi đó, ở nước Nga, V.I.Lênin đã chủ trương thực hiện kinh tế NEP, V.I.Lênin cho rằng, từ trình độ xuất phát về kinh tế, kỹ thuật thấp như nước Nga phải học tập các nhà tư bản, phải làm phần việc mà nhà tư bản cần làm là xây dựng chủ nghĩa tư bản nhà nước. Theo V.I.Lênin, ở Liên Xô là một nước tiểu nông, lực lượng cơ bản là nông dân, vì vậy, mấu chốt cơ bản nhất, cấp thiết nhất là: “phục hồi ngay những lực lượng sản xuất của kinh tế nông dân” (V.I.Lênin,1978,tr.263). Theo Người, không nên xoá bỏ KTTN vì nó có vai trò và tác dụng nhất định, Người viết: “tìm cách ngăn cấm, triệt để mọi sự phát triển của sự trao đổi tư nhân, không phải là quốc doanh, tức là của thương mại, tức là của chủ nghĩa tư bản, một sự phát triển không thể tránh khỏi được khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ. Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn . phần phát triển kinh tế của quốc gia. 1.1.2. Kinh tế tư nhân và Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân 1.1.2.1. Kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là một phạm trù kinh. về Kinh tế tư nhân trong nền KTTT; Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Đồng Nai trong công cuộc đổi mới đất nước; Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Đồng Nai giai. KTTN Đồng Nai phát triển trong thời gian tới. Đó chính là lý do vì sao tác giả chọn đề tài Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020” làm luận văn thạc sỹ kinh

Ngày đăng: 10/08/2015, 14:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan