Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay

74 1.1K 7
Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Chính phủ ta luôn theo phương châm lấy dân làm gốc, mọi vấn đề đều do “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời nói đầu Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Chính phủ ta luôn theo phương châm lấy dân làm gốc, mọi vấn đề đều do “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng nhằm phát huy sức mạnh của cộng đồng dân cư, nơi mà người dân có tính gắn kết cao. Ngày nay phát triển nông thôn chú trọng nhiều hơn đến việc thực hiện dân chủ cơ sở ở địa phương, diễn ra ở tất cả mọi địa bàn cấp thôn và xã. Một trong những lĩnh vực cần có sự nghiên cứu nhiều hơn nữa đó là việc tìm ra các mô hình phát triển nông thôn phù hợp với bối cảnh của nông thôn cấp cơ sở. Bên cạnh đó, các kinh nghiệm đã có cũng chỉ ra rằng các cộng đồng nông thôn chỉ có thể phát triển có hiệu quả và bền vững nếu như mô hình phát triển nông thôn được xây dựng trên cơ sở huy động được nguồn nội lực của bản thân cộng đồng nông thôn cũng như nhắm đến việc lấy phát triển con người làm trọng tâm. Qua thời gian tìm tòi thực tế trong thời gian em đi thực tập em xin chọn đề tài: “ Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay ”. Nội dung chuyên đề gồn 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về sự tham gia của cộng đồngpháp triển nông thôn Chương II :Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam qua thử nghiệm mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng Chương III : Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông của Việt Nam hiện nay Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng Bộ môn Kinh tế phát triển - đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNGPHÁP TRIỂN NÔNG THÔN I. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản 1. Phát triển nông thôn Hiện nay , trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn, có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị. Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư: ở nông thôn thấp hơn so với thành thị. Có ý kiến dùng chỉ tiêu trình độ cơ cấu hạ tầng để phân biệt nông thôn với thành thị. Quan điểm khác cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn (nông thôn thấp hơn). Lại có quan điểm cho rằng, vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đây làm nông nghiệp là chủ yếu. Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể hiểu: “Nông thôn là vùng khác với vùng đô thị ở chỗ là trên đó sống và làm việc một cộng đồng trong đó chủ yếu là nông dân, có mật độ dân cư thấp, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn “ ( Kinh tế nông thôn, 1995). SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2. Cộng đồng Cộng đồng là những công dân cư trú trong một khu vực địa lý nhất định hợp tác với nhau vì lợi ích chung hoặc chia sẻ những văn hóa chung. Cộng đồng có 3 đặc trưng: cùng trong khu vực địa lý, hợp tác với nhau, chia sẻ những giá trị văn hóa chung. 3. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phát triển (nông thôn) theo định hướng cộng đồng, và có một số cách dùng từ khác nhau như phát triển theo định hướng cộng đồng, phát triển dựa vào cộng đồng, phát triển do cộng đồng làm chủ, và phát triển lấy người dân làm trung tâm. Phát triển theo các tên gọi khác nhau này đều có chung bản chất là phát triển theo định hướng cộng đồng. Phát triển theo định hướng cộng đồng cho rằng các cộng đồng địa phương khi có được quyền ra các quyết định và quản lý các nguồn lực trong tay sẽ thực hiện việc phát triển tốt hơn. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, phát triển do cộng đồng làm chủ phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ với các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư nhân hay công cộng (như dịch vụ khuyến nông). Trong điều kiện của Việt Nam, có thể hiều trong điều kiện khi chính quyền xã, các thôn và các tổ chức cộng đồng đang giữ vai trò chủ đạo trong việc lựa chọn, lập kế hoạch và quản lý các chương trình, các hoạt động phát triển địa phương. Điều đó còn bao gồm cả việc chuyển quyền chủ đầu tư và sử dụng tài chính cho cấp địa phương. Trong định nghĩa khác thì nhấn mạnh đến việc ra quyết định và thúc đẩy sự tham gia của người dân như những vấn đề quan trọng nhất. Khi đó phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng là việc tập trung phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người để họ có đủ năng lực đứng ra chủ động tổ chức việc phát triển của bản thân. Việc nâng cao năng lực được thực hiện qua một quá trình liên tục. Vai trò của các bên liên quan khác nhau có sự thay đổi. Các tổ chức chính quyền, tổ chức cấp trên SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 từ vị trí lãnh đạo chuyển sang làm người hỗ trợ. Người dân, cộng đồng địa phương từ vị trí cấp dưới, thực hiện theo định hướng, mệnh lệnh từ trên đưa xuống chuyển sang người làm chủ, trực tiếp lãnh đạo tổ chức thực hiện các hoạt động. Vấn đề quan trọng nhất trong phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng liên quan đến sự tham gia của người dân, cộng đồng địa phương vào các hoạt động tại địa phương. 4. Khái niệm về vấn đề liên quan “ sự tham gia ” trong phát triển 4.1. Những vấn đề chung về sự tham gia trong phát triển Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phát triển theo định hướng cộng đồng từ những năm 1970 thì các khái niệm như “sự tham gia” hay “tăng cường quyền lực” đã được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong các tài liệu về các biện pháp xoá đói giảm nghèo và cải thiện hiệu quả và tính bền vững của các biện pháp thúc đẩy sự phát triển. Tuy vậy không có một định nghĩa duy nhất về “sự tham gia” để có thể áp dụng cho tất cả các chương trình hay dự án phát triển, việc diễn giải bản chất cũng như quá trình tham gia phụ thuộc vào yêu cầu phát triển của mỗi tổ chức. Cohen và Uphoff cho rằng “liên quan đến phát triển nông thôn . sự tham gia bao gồm sự liên quan của người dân vào quá trình ra quyết định, vào việc thực hiện các chương trình, sự chia sẻ lợi ích có được từ chương trình phát triển; và/hoặc các cố gắng để đánh giá những chương trình như vậy”. OECD cho rằng “sự phát triển có người dân tham gia là việc xây dựng mối quan hệ đối tác trên cơ sở thảo luận giữa các bên liên quan khác nhau, trong đó một chương trình sẽ được các bên liên quan cùng nhau thiết lập lên, và ý kiến, kiến thức của địa phương được tôn trọng. Điều này cho thấy kế hoạch của dự án sẽ được đàm phán qua lại hơn là bị áp đặt từ bên ngoài. Nhờ vậy mà người dân trở thành “các nghệ sĩ thực thụ”-những người tham gia tích cực, thay vì chỉ là những người hưởng lợi”-tham gia một cách thụ động. Một số tác giả thông qua các công việc nghiên cứu của mình đã đưa ra các định nghĩa và các nguyên tắc của lý thuyết về phát triển với sự tham gia của người SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 dân và cộng đồng địa phương. Hai tác giả đã xuất bản nhiều cuốn sách và bài báo về lý thuyết đó là Norman Uphoff và Robert Chambers. - Norman Uphoff có được các kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc tại các dự án thuỷ lợi tại Xri-lan-ca và Nê pan. Các nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động phát triển. Tuy vậy khái niệm về sự tham gia của người dân còn tương đối rộng khi ông cho rằng chỉ cần có sự liên quan cũng được coi như sự tham gia. - Robert Chambers có rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển ở châu á và châu phi. Năm 1983, ông đã xuất bản cuốn sách được nhiều người biết tới với cái tên “Phát triển nông thôn – hãy bắt đầu từ những người cùng khổ” nhằm vào việc thay đổi nhận thức về những người nghèo ở nông thôn. Năm 1994, ông đã viết một loạt các bài báo giới thiệu về Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân (PRA), trong đó cán bộ của các tổ chức bên ngoài chỉ hoạt động như những người trợ giúp, trong khi người dân và cộng đồng địa phương mới là những người thực hiện và quản lý quá trình phát triển của chính họ, thông qua một loạt các công cụ được liên tục cải biến và hoàn thiện. Trong các tác phẩm của mình, ông cũng luôn nhấn mạnh rằng quan điểm và cách hành xử của cán bộ hỗ trợ còn quan trọng hơn nhiều so với kỹ năng của họ trong việc áp dụng phương pháp này. Cùng với thời gian thì PRA đã trở thành một phương pháp phát triển nông thôn (Chambers, 1997). Các lĩnh vực tham gia thay đổi tùy theo mục tiêu của người nghiên cứu. Tuy nhiên, việc ra quyết định luôn được xem là lĩnh vực quyết định nhất cho bất kì mục tiêu nào và không đựơc bỏ qua. Cohen và Uphoff (1979) đã đưa ra khung phân tích để giám sát vai trò của tham gia trong các dự án và chuwong trình phát triển. Họ thấy có 4 lĩnh vực tham gia: (1) ra quyết định, (2) Thực hiện, (3) Hưởng lợi, (4) Đánh giá. SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trong khi đó, Finsterbusch và Wiclin(1987) nhận thấy dự án có 3 pha và 5 hình thức tham gia là (1) Lập kế hoạch (nguyên gốc và thiết kế), (2) Thực hiện ( thực hiện và thiết kế lại), và (3) bảo dưỡng. Khung phân tích Cohen và Uphoff có mục tiêu tham gia và khung phân Finsterbusch và Wiclin có mục tiêu dự án, nhưng chúng tương hợp để phù hợp với thực tế. Trong nghiên cứu sự tham gia của địa phương về các hoạt động phát triểnnông thôn Thái Lan, Pong quan (1992) quan sát thấy tham gia bao gồm thành phần sau : đóng góp, hưởng lợi, liên quan đến ra quyết định và đánh giá. Tham giam hưởng lợi trong đánh giá dự án là không đánh kể nên điều này có thể bỏ qua trong nghiên cứu của chúng ta, điều này cũng thấy trong nghiên cứu của Finsterbusch và Wiclin (1987) 4.2 Các tiêu chí đánh giá sự tham gia của cộng đồng (Với từng dự án cụ thể ) 4.2.1. Tính minh bạch và công khai * Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Việc thực hiện dân chủ cấp xã được thực hiện trên nguyên tắc: Bảo đảm trật tự, kỷ cương trong khuôn khổ hiến pháppháp luật; bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Các nội dung cần công khai để nhân dân biết bao gồm: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của xã; dự án, công trình đầu tư thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã. Ngoài ra người dân có quyền được biết việc quản lý, sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nhân dân đóng góp; chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ BHYT. Đối tượng mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã thu trực tiếp. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền xã trực tiếp thực hiện. Đề án điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã. Kết quả thanh tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ thôn bản . * Các tiêu chí đánh giá: + Tỷ lệ dân cư biết đến dự án. + Mức độ tham gia của người dân. (Lượng hóa sự tham gia của người dân) 4.2.2. Tính công bằng VD: 1 dự án xóa đói giảm nghèo tính công bằng thể hiện ở chỗ: phải xem xét đối tượng hưởng thụ của dự án có đúng với mục tiêu của dự án không, những giải pháp để các đối tượng được hưởng sự công bằng. 4.2.3 Tính hiệu quả Xem xét việc sử dụng các đầu vào của dự án đã được hiệu quả và hợp lý chưa?; chí phí để được đầu ra mong muốn; so sánh hiệu quả đạt được và chi phí bỏ ra VD : 1 dự án xóa đói giảm nghèo đánh giá hiệu quả qua : bao nhiêu % vốn được giải ngân; bao nhiêu % người dân được vay vốn giảm nghèo; bao nhiêu % thoát nghèo nhờ vay vốn giảm nghèo. 4.2.4. Tính bền vững SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Tăng năng lực của người dân; chính quyền… Các hoạt động phát triển tiếp tục phát huy tác dụng khi dự án kết thúc 4.3. Xác định mức độ của sự tham gia Có các phương pháp khác nhau để xác định phạm vi tham gia. Một số giá trị được gán cho một chỉ số tham gia, sau đó thông qua các phưong trình tương ứng phạm vi tham gia trong mỗi lĩnh vực và sau đó là tổng thể đã được xác định. Khi nghiên cứu tham gia của người dân trong quản lý rừng ở Ấn Độ, Lise (2000) nhận thấy rằng người dân địa phương đã tham gia vào các hoạt động khác nhau. Các hoạt động được xem là chỉ số tham gia bao gồm : trồng rừng, đóng góp cho rừng, Trong trường hợp này, mức độ tham gia là tổng của các chỉ số tham gia. Nghiên cứu không phân biệt lĩnh vực tham gia như đã nêu ở trên của Cohen hoặc Finster busch. Tuy nhiên , dường như là các hoạt động liên quan đến ra quyết định đã được nhấn mạnh. Các hoạt động rất quan trọng đó là: hội Họp, tham gia hội họp, thỏa thuận với các quyết định . vv. Trong đó, khi nghiên cứu phát triển tham gia ở vùng nông thôn Nigeria, Okarfor(1997) nhận thấy 4 lĩnh vực tham gia, và do đó 4 yếu tố để đo phạm vi tham gia là: (1) tham giam vào cuộc họp của dự án,(2) tham gia vào giám sát các dự án phát triển;(3) đóng góp vốn; và (4) tham gia vào việc ra quyết định. Phạm vi tham gia được đo bằng phản ứng của người được hỏi thông qua cho điểm mức độ tham gia theo thang có 3 điểm ; tương ứng với 5 là tham gia rất chặt ; 3 là tham gia từng phần; và 1 là không tham gia. Chỉ số tham gia(PI) sau đó được tính dựa vào giả thiết rằng những điểm trả lời về tất cả 4 yếu tố tạo thành chỉ số thực nghiệm về mức độ tham gia. Theo Thuật ngữ thống kê chỉ số PI cho dự án phát triển như sau: 100 1 1 x D d PI N i i N i i d ∑ ∑ = = = SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trong đó PI d là chỉ số tham gia cho dự án phát triển; N là số yếu tố để đo mức độ tham gia cho dự án phát triển; di là điểm thực tế do những người được hởi trả lời về từng yếu tố; và Di là điểm cực đại của mỗi yếu tố. Trong tài liệu nghiên cứu về tổ chức quản lý tài nguyên có sự tham gia trong quản lý rừng cộng đồng ở Ấn Độ, Seker (2001) đã phân tích sự tham gia gồm có 3 dạng quản lý tài nguyên: thiết lập qui tắc; thực hiện qui tắc; và bảo dưỡng tài nguyên. Ông đã phát hiện có 7 chỉ số tham gia, trong số đó có 5 biến số tham gia trực tiếp nư thạm gia vào việc trồng cây, mức độ đóng góp tài chính, và vv . Còn 2 chỉ số còn lại là "bản chất " và "mức độ" tham gia vào các hoạt động trồng rừng. Chỉ số tham gia này đã đựơc đo bằng thang 5 điểm từ 1 = "không" hoặc không có gì, đến 5 = cao/rất tốt. Sự tham gia có thể áp dụng cho rất nhiều các hoạt động để tăng hiệu quả của các hoạt động hoặc dự án. Sự tham gia cũng đặc trưng cho quản lý tài nguyên thiên nhiên (Lise 2000; Dupar 2002; Seker 2001;) . Sự tham gia cũng đóng vai trò đáng kể trong xây dựng cơ sở hạ tầng, như công trình thủy lợi, giao thông, hệ thống điện, và vv . ( UNCDF; Feachem, 1980; Jogresen et al., 2001; lam 2001). Nó cũng có vai trò tích cực trong các hoạt động văn hóa xã hội như là các dụ án về y tế, giáo dục .vv.(Rao et al., 2004) II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia và mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia 1.1. Điều kiện hộ gia đình Trong nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy điều kiện hộ gia đình ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong các họat động phát triển. Trong khuôn khổ SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nghiên cứu về sự tham gia Cohen và Uphoff (1979) đã liệt kê các đặc trưng hộ gia đình ảnh hưởng tới sự tham gia. Đó là : độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội, và vv . Trong nghiên cứu khác, W. Alters và các cộng sự (1999) thấy rằng lịch sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng tới sự tham gia. Về tình trạng nghiên cứu của các nước đang phát triển, Abeyrama và Webberr (1983), chỉ ra rằng cơ sở nghiên cứu của bất kì xã hội nào cũng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất phải tính đến khi đề cập tới sự tham gia của người dân trong phát triển. Các đặc trưng tự nhiên của bất kì của dự án nào cũng không đủ để huy động sự tham gia của người dân, nếu không có cơ sở nghiên cứu về các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội, lịch sử và nếu không thuyết phục và cho phép người dân tham gia phát triển. Poudyal (1990) trong luận án của ông về " liên quan của người dân với phát triển huyện thông qua việc phân cấp ở Nêpan", kết luận rằng có 6 yếu tố là: điều kiện kinh tế, giáo dục /đào tạo, địa vị , cấu trúc tuổi, số nguời trong hộ, thuộc tổ chức nào có ảnh hưởng tới năng lực tham gia của người dân. Mô hình trong nghiên cứu của ông giả thiết rằng sự tham gia bị tác động bởi phạm vi, năng lực, nhu cầu và những lợi ích. 1.2. Điều kiện môi trường cộng đồng Điều kiện môi trường cộng đồng cũng ảnh hưởng tới mức độ tham gia của người dân. Các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh hưởng tới việc thammgia vào dự án. (Cohen và Uphoff, 1980; Finterbusch, 1989). Xu thế và sự kiện lịch sử có những hệ quả quan trọng đối với sự tham gia của người dân. Các sự kiện như: lịch sử di dân và định cư; dòng giống gia đình và nhóm, lịch sử của các tổ chức chính trị xã hội và các xung đột vv . ( Walter và cộng sự, 1999). các hoạt động phát triển SVTH: Vũ Thị Huyền Trang Lớp: KTPT 48B 10 [...]... 0918.775.368 CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG I Tổng quan về quá trình phát triển nông thôn của Việt Nam 1 Phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1954 đến nay - Từ năm 1954-1959, ruộng đất được giao cho người dân với mục tiêu “người cày có ruộng” Giai đoạn này quan hệ sản xuất chuyển... cần thiết thì sự nghiệp phát triển nông thôn mới mang lại hiệu quả thiết thực và bền vững 2.4 Vai trò quan trọng của sự tham gia của cộng đồng thôn Các mức độ hay là sự biến đổi về chất lượng sự tham gia của người dân Xây dựng mô hình nông thôn mới được thực hiện thông qua tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để họ tham gia thực sự vào các hoạt động phát triển thôn Tuỳ thuộc vào trình độ... ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Mô hình mới thử nghiệm thí điểm việc áp dụng phương pháp tiếp cận và cách lập kế hoạch nhằm phát huy và huy động sức mạnh của toàn thể cộng đồng tham gia vào phát triển nông thôn 2.3 Vai trò làm chủ của cộng đồng thôn * Việc xây dựng nông thôn mới xuất phát từ các yêu cầu khách quan: -Nhu cầu thực tế đòi hỏi phải có mô hình phát triển nông thôn ở cấp thôn -Sự phát. .. trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 Định hướng của phong trào xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôn cấp cơ sở Phát triển nông thôn thôn cấp cơ sởmột nội dung của phát triển nông thôn, gắn với địa bàn cụ thể Qua quá trình Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đã chứng tỏ không thành công Ngày nay, phát triển nông thôn cấp cơ sở thay... mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng: Xây dựng nông thôn cấp cơ sở dựa vào cộng đồng là việc tăng cường nhận thức và nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng địa phương, từ đó tạo ra động lực để họ có thể đứng ra chủ động làm chủ việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của bản thân theo hướng bền vững với sự hỗ trợ phù hợp, có hiệu quả của Nhà nước Phát triển nông thônmột khái... nội dung khác nhau trong phát triển nông thôn Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi khu vực nông thôn để có phương pháp tiếp cận và nội dung phù hợp Đối với phát triển nông thôn cấp cơ sở, có các phương pháp phổ biến để triển khai trên diện rộng như: phát triển nông thôn theo cách tiếp cận truyền thống (hay là phát triển từ trên xuống), phát triển dựa vào cộng đồng (hay là phát triển từ dưới lên hoặc kết... kinh tế, địa lý của từng vùng miền khác nhau, mức độ tham gia của người dân vào phát triển thôn ở các cấp độ khác nhau Các mức độ tham gia của người dân có thể được coi như một tiến trình liên tục và chia thành 5 cấp độ khác nhau (xem hình 3) thể hiện chất lượng sự tham gia Tham gia thụ động: Người dân thụ động tham gia vào các hoạt động phát triển thôn, bảo gì làm đấy, không tham dự vào quá trình ra... pháp hỗ trợ của nhà nước cho cộng đồng địa phương, phải gắn liền với khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương Một loạt công cụ và phương pháp mới được giới thiệu như đánh giá nhanh nông thôn – RRA, đánh giá nông thônsự tham gia – PRA,… Phát triển nông thôn tại Việt nam được đề cập trực tiếp từ đầu những năm 1990 Được bắt đầu muộn hơn nhưng điều đó không có nghĩa là nội dung và phương pháp. .. hình phát triển nông thôn mới chúng ta đi sâu vào phân tích sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan vào phát triển nông thôn qua một thôn điểm được chọn làm thử nghiệm Để tiến hành xây dựng mô hình thử nghiệm, lựa chọn 5 thôn tại các tỉnh khác nhau tham gia Các lãnh đạo các thôn cũng được tham vấn trong quá trình lựa chọn điểm hỗ trợ nghiên cứu Các thôn đều có điều kiện tư nhiên và mức phát triển. .. dung và phương pháp phát triển nông thôn có nhiều khác biệt, tách rời với lý thuyết và nội dung phát triển nông thôn của thế giới Phát triển nông thôn cấp cơ sở tại Việt Nam đã bắt nhịp được với xu thế phát triển chung của thế giới Các phương pháp tiếp cận, nội dung phát triển nông thôn cấp cơ sở về lý thuyết cũng như thực tiễn được áp dụng trên thế giới cũng được tổ chức ở Việt Nam, dù có thể ở những . hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng Chương III : Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông của Việt Nam hiện nay. chung về sự tham gia của cộng đồng và pháp triển nông thôn Chương II :Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam

Ngày đăng: 15/04/2013, 11:53

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Các lực lượng chính tham gia vào xây dựng nông thôn mới - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay

Hình 1.

Các lực lượng chính tham gia vào xây dựng nông thôn mới Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 3: Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay

Hình 3.

Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới Xem tại trang 18 của tài liệu.
Biểu 1. Các điểm thử nghiệm xây dựng mô hình - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay

i.

ểu 1. Các điểm thử nghiệm xây dựng mô hình Xem tại trang 27 của tài liệu.
Biểu 3. Chi tiết kinh phí NTM 2008 theo loại hình hoạt động phát triển chính - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay

i.

ểu 3. Chi tiết kinh phí NTM 2008 theo loại hình hoạt động phát triển chính Xem tại trang 35 của tài liệu.
Biểu 4. Chi tiết kinh phí hỗ trợ 2009 theo loại hình hoạt động phát triển chính - Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay

i.

ểu 4. Chi tiết kinh phí hỗ trợ 2009 theo loại hình hoạt động phát triển chính Xem tại trang 36 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan