Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở Việt Nam

68 1.1K 6
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM TẤN ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP CỦA CÁC NGÀNH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM TẤN ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP CỦA CÁC NGÀNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KHÁNH NAM TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Phạm Tấn Độ MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục hình Danh mục bảng Danh mục phụ lục Các từ viết tắt Tóm tắt CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4. Cấu trúc luận văn 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 2.1. Khái niệm và nhân tố tác động đến TFP 5 2.2. Vai trò và tác động lan tỏa của FDI 8 2.2.1. Vai trò của FDI 8 2.2.2. Tác động lan tỏa của FDI 9 2.3. Mô hình cân bằng tổng quát 13 2.4. Nghiên cứu liên quan 19 2.5 Khung phân tích 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Nguồn dữ liệu 25 3.2. Mô hình tính toán tăng trưởng TFP 25 3.3. Mô hình phân tích hồi quy 28 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM 32 4.1. Tổng quan xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam 32 4.2. Kết quả tính toán tăng trưởng TFP 36 4.3. Kết quả phân tích tác động FDI đến tăng trưởng TFP 39 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 53 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tác động cạnh tranh của FDI tới doanh nghiệp trong nước 12 Hình 2.2. Dòng vốn FDI N-S trong mô hình cân bằng tổng quát 16 Hình 2.3. Khung phân tích của nghiên cứu 24 Hình 4.1. Xu thế số dự án và các dòng vốn FDI giai đoạn 2000-2010 33 Hình 4.2. Xu thế vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 1991-2010 33 Hình 4.3. Tốc độ tăng trưởng TFP bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2011 37 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Vốn FDI theo phân ngành kinh tế, tích lũy đến cuối năm 2011 35 Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2011 36 Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 39 Bảng 4.4. Kết quả hồi qui cho mô hình tác động của FDI tới TFPG 41 Bảng 4.5. TFPG bình quân hàng năm và tổng vốn FDI giai đoạn 2000-2011 43 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả tính toán tăng trưởng TFP 53 Phụ lục 2: Thống kê các biến sử dụng trong phân tích hồi qui 55 Phụ lục 3: Kết quả hồi qui 57 Phụ lục 4: Hausman test 60 CÁC TỪ VIẾT TẮT FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FE Fixed Effect RE Random Effect R&D Nghiên cứu và phát triển TFP Năng suất yếu tố tổng hợp TFPG Tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng TFP cho 16 ngành ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2011. Nghiên cứu cho thấy về mặt lý thuyết, với vai trò không những mang đến nguồn vốn mà còn mang đến tri thức và công nghệ FDI được cho là có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng TFP nói riêng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính toán tăng trưởng TFP, kết quả cho thấy tăng trưởng TFP khá cao ở các ngành trong lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp, các ngành công nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên có tốc độ tăng trưởng TFP thấp, thậm chí có một số ngành âm. Nghiên cứu cũng thực hiện hồi qui dữ liệu bảng nhằm đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng TFP cho các ngành ở Việt Nam. Kết quả là dòng vốn FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng TFP với mức ý nghĩa 1%. Theo kết quả ước lượng thì nếu tỉ lệ vốn FDI trên tổng đầu ra tăng lên 10% thì nó sẽ làm giảm TFP 0,27% -0,39% . Nghiên cứu cũng đưa ra một số lập luận để giải thích cho tác động tiêu cực này, thứ nhất có thể là do tác động lấn át của các doanh nghiệp FDI và năng lực hấp thu kém của các doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân thứ hai có thể là các dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các ngành, lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng nguồn lao động giá rẻ chứ không mang lại nhiều lợi ích cho tiến bộ công nghệ, nâng cao năng lực quản lý cho nền kinh tế. Qua đó, tác giả có đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện tác động của FDI lên tăng trưởng TFP. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển của Solow (1956), tăng trưởng GDP được hình thành từ ba yếu tố: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP). TFP đo lường sự thay đổi đầu ra trên một đơn vị các đầu vào được kết hợp với nhau bao gồm cả yếu tố nghiên cứu và phát triển, công nghệ mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kỹ năng quản lý và các thay đổi trong tổ chức. TFP là chỉ tiêu phản ánh thế chủ động về kinh tế của một tổ chức hay một Quốc gia dựa trên sự đổi mới các quá trình sản xuất và công nghệ, kỹ thuật. TFP ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện phát triển dựa trên đổi mới bằng sự nhấn mạnh vào khả năng sáng tạo, đổi mới và các phương pháp quản lý tiên tiến cũng như các đầu tư mang lại giá trị gia tăng cao. Đối với các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là tương đối cao (Solow, 1957), còn trong điều kiện các nước đang phát triển, hầu hết đều trong tiến trình cung cấp lao động và cung cấp vốn cho nền kinh tế, nên đóng góp của vốn và lao động là chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu không có những giải pháp khoa học và công nghệ, phương thức quản lý, thì tăng vốn và tăng lao động một cách cơ học khó dẫn đến một nền kinh tế tăng trưởng cao. Trong bài báo về lý thuyết tăng trưởng của Solow (1994) khẳng định tăng vốn và lao động có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, còn tăng TFP mới là nguồn gốc tăng trưởng trong dài hạn.Vì vậy, trong điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay, yếu tố TFP ngày càng được coi là nhân tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Thị trường tài chính trên toàn cầu hiện tại đang rộng mở và tạo nhiều thuận lợi cho các dòng vốn, trong đó có dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lưu chuyển một cách tự do gần như khắp thế giới. Gorg và Greenaway (2004) cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia ngoài việc mang đến nguồn vốn cho nước nhận đầu tư, còn mang đến rất nhiều lợi ích cho quốc gia 2 nhận đầu tư như những quy trình khoa học công nghệ sản xuất mới, giúp nâng cao trình độ quản lý của bộ phận quản lý và tay nghề cũng như trình độ chuyên môn của người lao động ở nước nhận đầu tư. Hiện tại các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển đang tích cực thay đổi thể chế và mở cửa để thu hút tối đa dòng vốn quốc tế này, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng quốc tế trên, tính đến năm 2012 Việt Nam ghi nhận nguồn vốn đăng ký xấp xỉ 215 tỉ USD về tổng số từ hơn 14.800 dự án vốn đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn thực hiện những dự án này lên tới gần 90 tỉ USD (Cục Đầu Tư Nước Ngoài, 2013). Ngoại trừ hai điểm đột biến vào các năm 1996 và 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiện đã chỉ ra rằng dòng vốn FDI đi vào Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung không đóng góp tích cực vào nguồn gốc tăng trưởng của các nước này (Aitken và Harrison, 1999; Djankov và Hoekman, 2000; Konings, 2001; Binh, 2012). Alfaro và Ozcan (2008) nghiên cứu thực nghiệm trên dữ liệu 72 quốc gia trên thế giới cho rằng chỉ có con đường tăng trưởng thông qua gia tăng năng suất của nhân tố tổng hợp mới giúp quốc gia tăng trưởng bền vững, những quốc gia nhận đầu tư FDI và tăng trưởng thông qua gia tăng nguồn lực vốn và nhân lực thì dẫn tới tăng trưởng không bền vững vì sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Ở Việt Nam nghiên cứu Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2005) chỉ ra rằng dòng vốn FDI ở Việt Nam có tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chỉ thông qua việc gia tăng lượng vốn trong nền kinh tế chứ không làm gia tăng năng suất lao động và vốn nhân lực thông qua đổi mới công nghệ, hay nói cách khác không giúp gia tăng TFP. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào ở cấp độ ngành đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng TFP. Do đó, mục đích nghiên cứu của tác giả ở đây là xem xét liệu dòng vốn FDI có thật sự tác động đến tăng trưởng TFP ở cấp độ ngành ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2011 hay không. Và nếu có thì đó là tác động tích cực hay tiêu cực. [...]... ngoài (FDI) tác động đến tăng trưởng GDP của nước tiếp nhận đầu tư theo hai cách Thứ nhất, FDI tác động trực tiếp lên nguồn vốn, làm tăng nguồn vốn trong nước dẫn đến tăng GDP Thứ hai, FDI tác động gián tiếp lên TFP nhờ vào hiệu ứng lan tỏa từ đó làm tăng năng suất lao động dẫn đến tăng trưởng GDP Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tác động gián tiếp của FDI đến tăng trưởng. .. thứ nhất là tính toán tốc độ tăng trưởng TFP của các ngành Thứ hai là đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tốc độ tăng trưởng TFP của các ngành ở Việt Nam Nghiên cứu xem xét, tổng hợp một số mô hình lý thuyết về mối liên hệ giữa FDI và TFP như mô hình tăng trưởng ngoại sinh của Solow (1956), mô hình tăng trưởng nội sinh hay lý thuyết tăng trưởng mới và mô hình cân bằng tổng quát của Ben Ferrett (2004)... TFP, tốc độ tăng A Y K L trưởng đầu ra, tốc độ tăng trưởng vốn và tốc độ tăng trưởng lao động α là tỷ lệ đóng góp của vốn và (1- α) là tỷ lệ đóng góp của lao động trong đầu ra của ngành Tỷ lệ đóng góp của lao động trong đầu ra của ngành được tính bằng tỷ lệ giữa tổng thu nhập của người lao động và tổng đầu ra của ngành 3.3 Mô hình phân tích hồi quy Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của dòng... dữ liệu bảng cho 16 ngành trong giai đoạn 2000-2011 Tăng trưởng vốn FDI Xuất nhập khẩu Hồi quy Dữ liệu bảng Tăng trưởng TFP Tăng trưởng GDP Qui mô Hạch toán tăng trưởng Cường độ vốn Tăng trưởng đầu ra ngành Tăng trưởng vốn của ngành Hình 2.3 Khung phân tích của nghiên cứu 24 Tăng trưởng lao động của ngành CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này đầu tiên sẽ là phần giới thiệu về nguồn số liệu sử... FDI tác động đến tăng trưởng TFP như thế nào? 2 Tính toán tăng trưởng TFP ở cấp độ ngành như thế nào? 3 Liệu dòng vốn FDI có tác động đến tăng trưởng TFP của các ngành trong nước hay không? 1.4 Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 chương, tiếp theo sau chương giới thiệu là Chương 2, chương này trình bày cơ sở lý thuyết sử dụng để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng TFP 3 thông qua mô hình cân bằng tổng. .. đến tăng trưởng GDP, được thể hiện qua tác động của FDI đến TFP Để tính toán tăng trưởng TFP của các ngành, tác giả sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng với số liệu của tổng cục thống kê về lao động, vốn và đầu ra theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2000-2011 Để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng TFP tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi qui, sử dụng dữ liệu bảng cho 16 ngành trong... (2002) ở Lithuania giai đoạn 1996-2000 Tiếp theo sẽ là phần điểm qua một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về tác động của FDI đến tăng trưởng TFP Ở cấp độ vĩ mô, nghiên cứu của Khan (2006) về các nhân tố tác động đến TFP ở Pakistan Tác giả sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ năm 1960 đến 2003, đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính toán TFP Tiếp theo tác giả đưa ra các nhân tố. .. cứu của mình, với mục tiêu đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng TFP cho các ngành ở Việt Nam, với nguồn số liệu thu thập được tác giả sẽ sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính toán TFPG và hồi qui dữ liệu bảng Fixed effect và 23 Random effect với các biến về tác động của FDI, xuất nhập khẩu, qui mô ngành và cường độ vốn trên lao động 2.5 Khung phân tích Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước. .. là yếu tố nội sinh Nguồn gốc của của tiến bộ công nghệ là từ những phát kiến, từ hoạt động nghiên cứu phát triển, từ việc học hỏi hay vốn con người 2.2 Vai trò và tác động lan tỏa của FDI 2.2.1 Vai trò của FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem là một trong những nhân tố quan trọng trong đầu tư FDI tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau Tác động đối với tăng trưởng. .. các biến đại diện cho tác động của FDI, tác động của nhập khẩu và các biến kiểm soát thể hiện các đặc tính của doanh nghiệp Và dữ liệu bảng của 50 ngành công nghiệp của Mỹ Kết quả cho thấy tác động lan tỏa FDI là rất quan trọng về kinh tế, chiếm khoảng 11% tăng trưởng năng suất trong các ngành công nghiệp Mỹ từ năm 1987 đến năm 1996 Ngoài ra, nhập khẩu cũng cho tác động lan tỏa dương, nhưng nó là yếu . HỒ CHÍ MINH PHẠM TẤN ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP CỦA CÁC NGÀNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số:. PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM TẤN ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT YẾU TỐ TỔNG HỢP CỦA CÁC NGÀNH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ . là tính toán tốc độ tăng trưởng TFP của các ngành. Thứ hai là đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tốc độ tăng trưởng TFP của các ngành ở Việt Nam. Nghiên cứu xem xét, tổng hợp một số mô

Ngày đăng: 09/08/2015, 13:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC PHỤ LỤC

  • CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • TÓM TẮT

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    • 1.1. Đặt vấn đề

    • 1.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu

    • 1.4. Cấu trúc luận văn

    • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

      • 2.1. Khái niệm và nhân tố tác động đến TFP

      • 2.2. Vai trò và tác động lan tỏa của FDI

        • 2.2.1. Vai trò của FDI

        • 2.2.2. Tác động lan tỏa của FDI

        • 2.3. Mô hình cân bằng tổng quát

        • 2.4. Nghiên cứu liên quan

        • 2.5 . Khung phân tích

        • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          • 3.1. Nguồn dữ liệu

          • 3.2. Mô hình tính toán tăng trưởng TFP

          • 3.3. Mô hình phân tích hồi quy

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan