Giá trị độ tin cậy của thang đo độ trầm cảm của vị thành niên và thành niên huyện Chí Linh

9 762 1
Giá trị độ tin cậy của thang đo độ trầm cảm của vị thành niên và thành niên huyện Chí Linh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 33 Trầm cảm là một trong những vấn đề về sức khoẻ tâm thần của vò thành niên và thanh niên có tác động nhiều tới các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe. Trước những tác động tiêu cực do trầm cảm gây ra, các nhà nghiên cứu trong lónh vực sức khỏe tâm thần nhận thấy cần phải thực hiện các nghiên cứu cộng đồng liên quan tới sức khỏe tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng của vò thành niên và thanh niên. Cho đến nay chỉ có một nghiên cứu công bố kết quả kiểm đònh giá trò và độ tin cậy của công cụ đo lường trầm cảm của học sinh tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm: (1) Xây dựng và bước đầu đánh giá giá trò và độ tin cậy của thang đo trầm cảm của thanh niên và vò thành niên tại 7 xã/thò trấn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; (2) Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố dân số xã hội và mức độ trầm cảm của những đối tượng trên. Thang đo trầm cảm được chúng tôi dòch dựa trên thang đo trầm cảm của Trung tâm nghiên cứu dòch tễ học (CES- D), Mỹ và xây dựng theo qui trình cụ thể, sau đó được kiểm đònh với 12.447 vò thành niên và thanh niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Kết quả phân tích thành tố thăm dò (EFA) cho thấy thang đo trầm cảm bao gồm 16 mục phân thành 02 nhóm thành tố rõ ràng có mối liên quan tương đối cao (>0.3) trong mỗi thành tố. Thang đo có độ tin cậy cao về sự nhất quán bên trong: thành tố 1 với Cronbach's Alpha=0.91; thành tố 2 với Cronbach's Alpha=0.75. Tham số Cronbach's Alpha chung cho cả thang đo sự trầm cảm là 0.82, cho thấy 16 biến số liên quan chặt chẽ với nhau. Công cụ này đảm bảo chất lượng, và có thể sử dụng trong các nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vò thành niên và thanh niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Các yếu tố như tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và khu vực sống đều có mối liên quan với điểm trung bình đo lường sự trầm cảm. Từ khóa: Trầm cảm, giá trò, độ tin cậy, vò thành niên và thanh niên, Chililab. Validity and reliability of the depression scale for the youth and adolescent and related factors in Chi Linh district, Hai Duong province Nguyen Duc Thanh (*), Le Cu Linh (**) Depression is one of the mental health problems among youths and adolescents, which has great impacts on health risk behaviors. Regarding the negative consequences caused by depression, Giá trò, độ tin cậy của thang đo trầm cảm của vò thành niên và thanh niên và một số yếu tố liên quan tại huyện Chí Linh, Hải Dương năm 2006 Nguyễn Đức Thành (*), Lê Cự Linh (**) 34 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | researchers in this field perceive the importance of conducting community-based studies on mental health in general and depression in particular among youths and adolescents. There has been so far only one study publishing the results of construct validity and internal consistency reliability of the scale measuring depression of the youth and adolescent in Chi Linh district, Hai Duong province. This study' s objectives are (1) to develop and measure the validity and internal consistency reliability of the depression scale in seven district towns/communes of Chi Linh district, Hai Duong province, and (2) to identify the relationship between the socio demographic variables and the mean score of depression measuring scale variable. The depression scale was translated from the scale of the Centre for Epidemiological Studies - Depression Scale (CES-D) in the United States and adapted in the Chi Linh district context. The revised scale was then applied to 12,447 youths and adolescents. The result from exploratory factor analysis shows that the depression scale of sixteen items was divided into two separate components. The items in each component are relatively correlated (r >0.3). Components one and two have high internal consistency reliability, with Cronbach's Alpha=0.91 and 0.75 respectively. Cronbach's Alpha which measures the internal consistency reliability among 16 items is 0.82. All tested socio demographic variables are related to the total mean score of depression measuring scale variable. This scale could be used in the community-based studies for the youth and adolescent in Chi Linh district, Hai Duong province and Viet Nam as well. Key words: Depression, validity, reliability, adolescent, Chililab. Tác giả (*) ThS. Nguyễn Đức Thành: Bộ môn Quản lí bệnh viện - Khoa Quản lí y tế- Trường Đại học Y tế công cộng. Điện thoại: 04-62662328. E.mail: ndt@hsph.edu.vn (**) PGS.TS. Lê Cự Linh: Trưởng Bộ môn Dân số - Trường Đại học Y tế công cộng. Điện thoại: 04-62662331, email: lcl@hsph.edu.vn 1. Đặt vấn đề Trầm cảm là một trong những vấn đề thuộc sức khoẻ tâm thần được đánh giá là cấu phần quan trọng trong sức khoẻ của vò thành niên và thanh niên (VTN&TN). Các chuyên gia cho rằng trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi của VTN&TN. Theo Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ năm 1999, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 100 vò thành niên thì có 8 đối tượng có thể mắc trầm cảm và cứ trong 100 thanh niên thì có 2 đối tượng mắc chứng này. Trầm cảm biểu hiện ở những thay đổi về cảm xúc như VTN&TN cảm thấy buồn, khóc, vô vọng; động cơ thay đổi: VTN&TN không quan tâm đến những hoạt động vui chơi, giải trí hay suy giảm các hoạt động học tập trong trường học; không thấy sự thoải mái về thể chất: VTN&TN có thể trải qua những thay đổi về tiêu hoá, ăn không ngon miệng hay thay đổi về giấc ngủ hoặc có những khó chòu trong cơ thể một cách mơ hồ; thay đổi trong suy nghó: VTN&TN nghó rằng họ không thể làm được việc gì đúng hoặc cảm thấy cuộc sống không có ý nghóa… Những dấu hiệu của trầm cảm có mối liên quan chặt chẽ với các hành vi nguy cơ như tự tử, chấn thương, hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma tuý. Nghiên cứu SAVY (2003) cho thấy những VTN&TN có suy nghó tiêu cực và không có sự lạc quan có xu hướng có hành vi tự tử cao hơn những VTN&TN có suy nghó tích cực và có lạc quan về tương lai của mình. Ngoài ra, việc đã từng cảm thấy thất vọng về tương lai là biến số tác động nhiều nhất đến hành vi tự tử ở thanh thiếu niên. Những đối tượng đã từng cảm thấy thất vọng về tương lai có xu hướng tự tử gấp khoảng 6.5 lần những đối tượng suy nghó lạc quan về tương lai của mình. Những VTN&TN ở trạng thái trầm cảm có xu hướng bò chấn thương gấp 2 lần những đối tượng không ở trạng thái đó [4]. Những VTN&TN | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 35 có những dấu hiệu trầm cảm có xu hướng có những hành vi tình dục không an toàn như không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục sớm [11]. Những VTN&TN có dấu hiệu trầm cảm có xu hướng hút thuốc, uống rượu và bò các bệnh mãn tính nhiều hơn các đối tượng không có dấu hiệu của trạng thái này [8]. Ở các quốc gia phát triển, các nghiên cứu cho thấy sức khoẻ tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng vẫn là vấn đề nổi cộm, chưa được giải quyết và vẫn là gánh nặng bệnh tật của xã hội [3], [13]. Tỷ lệ VTN&TN có các rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm ở các nước đang phát triển là tương đương với các quốc gia phát triển. Các số liệu nghiên cứu cho thấy VTN&TN có rối loạn tâm thần tại Australia và Mỹ khoảng trên 20%. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu dọc tại cộng đồng thực hiện từ 2000 đến 2015 ở 5 tỉnh cho thấy tỷ lệ VTN 8 tuổi có triệu chứng rối loạn hành vi cũng khoảng 20% [15]. Hiện nay, những nghiên cứu về trầm cảm tại các nước đang phát triển và Việt Nam còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân đối với các nhà nghiên cứu là phải sử dụng công cụ đo lường trầm cảm được dòch từ các công cụ trong những nghiên cứu từ nước ngoài. Những nghiên cứu này được thực hiện trên những đối tượng VTN&TN có các quan niệm, giá trò, niềm tin, biểu lộ cảm xúc và hành vi không hoàn toàn giống với những đối tượng ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Những sự khác nhau đó là do có sự khác nhau về hệ thống, hoàn cảnh văn hoá tại đòa bàn sinh sống của các đối tượng này [17], [8]. Ở Việt Nam, cho đến thời điểm này có ít các nghiên cứu xây dựng, đánh giá tính giá trò và độ tin cậy của thang đo trầm cảm của VTN&TN. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của VTN&TN tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005 [8], đánh giá giá trò và độ tin cậy thang đo chất lượng cuộc sống của VTN&TN của Trung tâm y học trường đại học tổng hợp Duke, Mỹ khi áp dụng vào bối cảnh Việt Nam. Thang đo này gồm nhiều thành tố, trong đó thành tố trầm cảm có 05 tiểu mục có tính giá trò và độ tin cậy cao. Nghiên cứu gần đây nhất đánh giá giá trò và độ tin cậy của thang đo trầm cảm và lo âu được tiến hành cũng tại đòa bàn Chí Linh, sử dụng thang đo trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dòch tễ (CES-D), Mỹ [1]. Nghiên cứu cho thấy 04 thành tố trong thang đo cũng có giá trò và độ tin cậy khi áp dụng đo lường trầm cảm tại đòa bàn này. CES-D được sử dụng phổ biến tại các quốc gia phát triển và đang phát triển [5], [14]. CES-D đánh giá mức độ trầm cảm trong 1 tuần trước khi điều tra, gồm 20 tiểu mục với 04 lựa chọn trả lời từ không ngày nào cả (dưới 1 ngày), thỉnh thoảng (1-2 ngày), thường xuyên (3-4 ngày) và hầu hết cả tuần (5-7 ngày). Mỗi một mức độ tương ứng với một điểm nhất đònh với số điểm từ 0 đến 4. Tổng điểm của thang đo từ 0 đến 60, điểm càng cao thể hiện triệu chứng trầm cảm càng nặng [14]. Mục tiêu của nghiên cứu này là (1) Xây dựng và bước đầu đánh giá giá trò và độ tin cậy của thang đo trầm cảm của VTN&TN tại 7 xã/thò trấn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2006 và (2) Xác đònh mối liên quan giữa một số biến dân số xã hội với thang đo sự trầm cảm của VTN&TN tại 7 xã/thò trấn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2006. 2. Phương pháp nghiên cứu 2. 1. Thiết kế nghiên cứu Đây là cấu phần trong nghiên cứu dọc về sức khoẻ VTN&TN bắt đầu từ năm 2006 tại 7 xã/thò trấn thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương 2. 2. Đối tượng nghiên cứu 60 VTN/TN trong độ tuổi 10-24 tại thời điểm tháng 7/2006 (bao gồm cả nam, nữ, cả những đối tượng đã và chưa kết hôn). Những đối tượng nghiên cứu chỉ là thành viên hộ gia đình đang cư trú, không đưa vào nghiên cứu các đối tượng đặc biệt như VTN/TN đang là sinh viên ở nội trú tại các trường dạy nghề, trường chuyên nghiệp, cơ quan an ninh, lực lượng vũ trang hay các trại giam, trung tâm lao động phục hồi nhân phẩm, các trại tâm thần, bệnh viện đóng trên đòa bàn. 2. 3. Đòa điểm và thời gian nghiên cứu Bảy xã thò trấn thuộc đòa bàn của hệ thống Chililab (thò trấn Sao Đỏ, thò trấn Bến Tắm, thò trấn Phả Lại, xã An Lạc, xã Văn An, xã Lê Lợi, và xã Hoàng Tiến). Thời gian thu thập số liệu từ tháng 7/2006 - tháng 1/2007. Quá trình rà soát, làm sạch số liệu từ 1-2/2007, phân tích số liệu và viết báo cáo từ 6-12/2007. 2. 4. Thu thập số liệu 2. 4.1. Điều tra viên và giám sát viên đảm bảo kiểm soát chất lượng 36 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 50 điều tra viên của Chililab được tập huấn về kỹ năng tiến hành thu thập số liệu trong 2 ngày. Với tính chất là một bộ câu hỏi phát vấn tự điền, vai trò của điều tra viên chủ yếu ở khâu giới thiệu, hướng dẫn và thuyết phục được gia đình đồng ý và đối tượng tham gia điền phiếu. Các giám sát viên tham gia hỗ trợ và giám sát quá trình thu thập thông tin. 2.4.2. Qui trình tiến hành thu thập số liệu tại thực đòa Điều tra viên tại đòa phương đi từng nhà để tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin của hệ thống Chililab, trong quá trình này, họ lọc ra những đối tượng trong độ tuổi 10-24 tính tới tháng 7/2006. Bộ phiếu hỏi được mã hóa theo mã hộ gia đình và mã cá nhân, không có tên của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được phát tờ thông tin nghiên cứu và xác nhận việc đồng ý tham gia bằng cách ký vào bản đồng ý. Đối tượng dưới 18 tuổi được cung cấp bản đồng ý cho phép tham gia nghiên cứu với xác nhận của bố mẹ hoặc người bảo trợ. 2. 5. Quản lý, phân tích số liệu Sau khi các điều tra viên nộp phiếu cho văn phòng Chililab hàng tuần, nhập liệu viên của Chililab tiến hành làm sạch phiếu (những thông tin cơ bản) theo qui trình. Những phiếu được nhập chuyển về Trường Đại học Y tế công cộng để tiến hành nhập. Số liệu được quản lý tập trung trên hệ cơ sở dữ liệu SQL Server đặt tại Trường Đại học Y tế công cộng. Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê cơ bản như tính tần số, điểm trung bình. Các thang đo xác đònh bằng phân tích nhân tố. Độ tin cậy bên trong của thang đo được xác đònh bằng tham số Cronbach's Alpha. Phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng để xác đònh mối liên quan giữa các biến số dân số xã hội với mức độ trầm cảm của VTN/TN. 2. 6. Công cụ đo lường Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước: bước đầu tiên bộ công cụ đo lường trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dòch tễ học của Mỹ được chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam; bước thứ hai bộ công cụ chỉnh sửa được đánh giá tính giá trò và độ tính nhất quán bên trong. 2. 6.1. Bước 1. Chỉnh sửa công cụ phù hợp với bối cảnh Việt Nam Bộ câu hỏi Bộ câu hỏi đo lường trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dòch tễ học (CES-D), Mỹ được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trầm cảm. Đây là công cụ đo lường trầm cảm ở VTN&TN sử dụng thang đo với 4 mức độ và là câu hỏi tự điền. Bộ câu hỏi này đã được đánh giá tính giá trò và độ tin cậy với các đối tượng VTN&TN người Mỹ và người châu Âu, thậm chí là các đối tượng người châu Á [14]. Công cụ này bao gồm 4 yếu tố: (1) Trạng thái trầm cảm; (2) Trạng thái lạc quan; (3) Các triệu chứng thuộc cơ thể; (4) Các vấn đề thuộc quan hệ cá nhân. Tổng điểm của thang đo này là từ 0 đến 60, VTN&TN có điểm càng cao thì càng có xu hướng có dấu hiệu trầm cảm [1] Chỉnh sửa công cụ phù hợp với bối cảnh Việt Nam Các nghiên cứu về sức khoẻ VTN&TN sử dụng những thang đo đã được kiểm đònh tính giá trò và độ tin cậy trong quá trình chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh tại đòa điểm nghiên cứu đều tuân theo một qui trình nhất đònh [7], [8], [5], [10]. Qui trình chỉnh sửa công cụ cho phù hợp với bối cảnh tại 7 xã/thò trấn thuộc huyện Chí Linh được chúng tôi tiến hành qua 4 giai đoạn: dòch xuôi bộ công cụ, dòch ngược bộ công cụ, thu thập ý kiến đống góp của nhóm chuyên gia và thử nghiệm bộ câu hỏi. 2.1.2. Bước 2. Xác đònh tính giá trò và độ tin cậy Tính giá trò. Các tiểu mục trong thang đo trầm cảm được phân tích thành tố, sử dụng phương pháp phân tích thành tố chính (PFA) với kó thuật trực giao quay vòng (Varimax rotation) để xác đònh các thành tố chính. Độ tin cậy. Để đánh giá độ tin cậy - sự nhất quán bên trong - chúng tôi sử dụng tham số Cronbach's Alpha. Tham số Cronbach's Alpha >= 0,7 chứng tỏ các tiểu mục trong cùng một thang đo có sự tương quan với nhau cao, cùng đo lường một sự kiện nhất đònh [12] 3. Kết quả nghiên cứu 3. 1. Công cụ đo lường Sau khi thử nghiệm bộ câu hỏi đo lường trầm cảm với 60 VTN&TN, chúng tôi thấy rằng trong 20 tiểu mục có 04 tiểu mục số 11, 16, 17 và 20 nội dung tương đồng với nội dung ở các tiểu mục khác và làm cho các đối tượng nghiên cứu phản hồi là đã trả lời rồi. Do vậy, chúng tôi là lược bỏ 04 tiểu mục này, và bộ công cụ còn 16 tiểu mục. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 37 3. 2. Tính giá trò của công cụ đo lường Vò thành niên và thanh niên được yêu cầu trả lời 16 câu hỏi liên quan tới các vấn đề thuộc sức khỏe tâm thần với 6 mức độ trả lời: (1) Không bao giờ xảy ra, (2) Hiếm khi xảy ra, (3) Thỉnh thoảng xảy ra, (4) Thường xuyên xảy ra, (5) Luôn luôn xảy ra và (6) Không biết/không trả lời. Các biến số không có thông tin (missing data), hay được trả lời là "Không biết/không trả lời" được loại bỏ trước khi đưa vào phân tích thành tố. Những mức độ trả lời có ý nghóa còn lại được gán điểm từ 1 đến 5, có nghóa là VTN&TN trả lời là "Không bao giờ xảy ra" sẽ được 1 điểm, hoặc trả lời "Luôn luôn xảy ra" sẽ được 5 điểm. Để xây dựng một biến tổ hợp đo lường sự trầm cảm của các đối tượng VTN&TN trên, 3 biến số về sự lạc quan được mã hóa lại như sau: mức độ 1 được mã hóa thành mức độ 5, mức độ 2 được mã hóa thành mức độ 4, mức độ 3 giữ nguyên, mức độ 4 được mã hóa thành mức độ 2 và mức độ 5 được mã hóa thành mức độ 1. Sau khi mã hoá, cả 16 biến số đều đo lường mức độ trầm cảm, với tổng số điểm từ 16 đến 75. Điểm trung bình càng cao, mức độ trầm cảm của VTN&TN càng nhiều. Những câu hỏi này, sau đây được gọi là các "biến số" được phân tích "yếu tố/thành tố" (PCA: principal components analyis, tạm dòch: phân tích các yếu tố chính), với phần mềm SPSS, nhằm tìm hiểu xem 16 biến số về sức khỏe tâm thần được phân bố vào bao nhiêu yếu tố đặc trưng giải thích về tình trạng trầm cảm của VTN/TN tại 7 xã/thò trấn thuộc huyện Chí Linh tại thời điểm năm 2006. Để có đủ điều kiện thực hiện phân tích "yếu tố", một số điều kiện được đánh giá. Qua bảng ma trận tương quan, chúng tôi quan sát được có nhiều hệ số tương quan # 0,3, chứng tỏ các biến số trong 16 biến số về sức khỏe tâm thần của vò thành niên và thanh niên có liên quan với nhau. Giá trò Kaiser-Meyer-Oklin xác đònh cỡ mẫu đủ lớn là 0.95, lớn hơn giá trò được y văn khuyến cáo là 0,6 ( Kaiser, 1970, 1974) và test Barlett Sphericity (Barlett, 1954) đạt mức ý nghóa thống kê, hỗ trợ cho các yếu tố trong ma trận tương quan. Phân tích "yếu tố" (PCA) cho chúng ta thấy chỉ có 02 yếu tố với hệ số eigenvalues lớn hơn 1, giải thích 33,2% và 13,1% sự biến thiên. Đánh giá biểu đồ "Screeplot" (Hình 1), chúng ta cũng thấy bằng chứng cho sự xuất hiện của 2 yếu tố trên. Để có thể phiên giải được 02 yếu tố này, chúng tôi tiến hành phân tích sâu áp dụng kó thuật thống kê "Varimax rotation", kết quả cho thấy 13 biến số cấu thành một yếu tố và 03 biến số cấu thành một yếu tố với các hệ số "loadings" mạnh, và cả hai yếu tố này giải thích tổng số 51,4% sự biến thiên, trong đó yếu tố 1 đóng góp 33,2%, yếu tố 2 đóng góp 13,1. Như vậy, qua đánh giá hệ số eigenvalues và biểu đồ "Screeplot", chúng ta thấy có 02 "yếu tố" chính (yếu tố 1 và 2 với hệ số eigenvalues tương ứng là 5,5 và 1,9). Các biến số thuộc yếu tố 1 cho thấy vò thành niên và thanh niên ở Chí Linh đang đối diện với những vấn đề tâm thần trong cuộc sống, mang tính chất âm tính, do vậy dưới đây chúng tôi gọi yếu tố này là "Bi quan về cuộc sống". Các biến số thuộc yếu tố 2 cho thấy vò thành niên và thanh niên ở Chí Linh đang lạc quan về cuộc sống, mang tính chất dương tính, do vậy dưới đây chúng tôi gọi yếu tố này là "Lạc quan về cuộc sống". Hình 1. Biểu đồ Scree Biến số Yếu tố 1 Yếu tố 2 Tôi cảm thấy buồn 0,75 Tôi cảm thấy cô đơn 0,73 Tôi thấy suy nhược/trầm cảm 0,68 Tôi cảm thấy mọi người không thích tôi 0,66 Tôi thấy lo sợ 0,65 Tôi cảm thấy mệt mỏi khi làm việc 0,64 Tôi khó tập trung vào công việc 0,64 Tôi ít nói hơn bình thường 0,62 Tôi cảm thấy không thể xua tan sự buồn rầu dù có sự giúp đỡ của gia đình hoặc bạn bè 0,61 Tôi cảm thấy khó chòu với những việc mà hàng ngày tôi cho là bình thường 0,59 Mọi người không thân thiện với tôi 0,58 Tôi không muốn ăn, chán ăn 0,57 Tôi nghó rằng cuộc sống của tôi đã thất bại 0,56 Tôi đã hạnh phúc 0,78 Tôi cảm thấy hy vọng vào tương lai 0,75 Tôi cảm thấy tôi cũng tốt như mọi người khác 0,71 Bảng 1. Hai "yếu tố" và factor loading tương ứng của các biến số đo lường sức khỏe tâm thần của vò thành niên và thanh niên tại huyện Chí Linh, Hải Dương, 2006 38 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 3.3. Độ tin cậy của các yếu tố đo lường sức khỏe tâm thần của vò thành niên và thanh niên Bảng 2 cho thấy các biến số thuộc yếu tố 1 và 2 tương quan và liên kết với nhau chặt chẽ, thể hiện ở hệ số Cronbach's Alpha cao, yếu tố 1 với hệ số tin cậy Cronbach's Alpha là 0,91, yếu tố 2 với Cronbach's Alpha là 0,75. Điều này chứng tỏ các biến số thuộc yếu tố 1 thực sự đo lường khía cạnh "Bi quan về cuộc sống" của VTN&TN huyện Chí Linh tại thời điểm điều tra và các biến số thuộc yếu tố 2 thực sự đo lường khía cạnh "Lạc quan về cuộc sống" của những VTN&TN đó. 3. 4. Mối liên quan giữa sự trầm cảm và một số yếu tố dân số xã hội của thanh niên và vò thành niên tại 7 xã/thò trấn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2006 Thang đo trầm cảm bao gồm 16 câu hỏi với 5 mức độ trả lời, trong đó có 13 câu cho thấy sự bi quan của VTN&TN và 3 câu cho thấy sự lạc quan của VTN&TN tại 7 xã/thò trấn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Điểm tổ hợp đo lường sự trầm cảm chạy từ 16 đến 75 điểm. Phân tích đơn biến cho thấy có sự khác nhau về điểm trung bình đo lường mức độ trầm cảm theo giới, tình trạng hôn nhân, đòa lí, nhóm tuổi và trình độ học vấn. Nữ giới có điểm trung bình cao hơn so với nam giới, những VTN&TN chưa kết hôn có điểm trung bình cao hơn những đối tượng đã kết hôn, những đối tượng sống ở thò trấn có điểm trung bình cao hơn những đối tượng sống ở nông thôn, nhóm tuổi 15-19 có điểm trung bình cao nhất và những đối tượng với trình độ học vấn càng cao có điểm trung bình càng cao. Những sự khác biệt này đều có ý nghóa thống kê với p<0,01 (bảng 3). Khi phân tích đa biến, kết quả cho thấy giới tính, tình Yếu tố 1 Cronbach’s Alpha Tôi cảm thấy buồn Tôi cảm thấy cô đơn Tôi thấy suy nhược/trầm cảm Tôi cảm thấy mọi người không thích tôi Tôi thấy lo sợ Tôi cảm thấy mệt mỏi khi làm việc Tôi khó tập trung vào công việc Tôi ít nói hơn bình thường Tôi cảm thấy không thể xua tan sự buồn rầu dù có sự giúp đỡ của gia đình hoặc bạn bè Tôi cảm thấy khó chòu với những việc mà hàng ngày tôi cho là bình thường Mọi người không thân thiện với tôi Tôi không muốn ăn, chán ăn Tôi nghó rằng cuộc sống của tôi đã thất bại 0,91 Yếu tố 2 Cronbach’s Alpha Tôi đã hạnh phúc Tôi cảm thấy hy vọng vào tương lai Tôi cảm thấy tôi cũng tốt như mọi người khác 0,75 * Cronbach’s Alpha cho cả thang đo = 0.82 Bảng 2. Độ tin cậy các biến số thuộc 2 yếu tố sức khỏe tâm thần của vò thành niên và thanh niên Các yếu tố liên quan Điểm trung bình Ý nghóa thống kê Giới tính Nam Nữ 29,0 30,7 SD= 7,5 SD= 8,4 t(-7,9), p<0,01 Hôn nhân Chưa kết hôn Kết hôn 30,0 28,9 SD= 8,0 SD= 7,5 t(3,3), p=0,001 Đòa lí Xã Thò trấn 29,4 30,3 SD= 7,9 SD= 8,1 t(3,9), p<0,01 Tuổi 10 - 14 15-19 20-24 28,0 30,9 30,3 SD= 6,8 SD= 8,4 SD= 8,2 F(67,7) p<0,01 Trình độ học vấn Cấp 1 Cấp II Cấp III Trung học dạy nghề Đại học và trên đại học 27,9 28,9 31,0 30,9 31,3 SD= 7,2 SD= 7,3 SD= 8,6 SD= 8,0 SD= 8,2 F(33,1) p<0,01 Bảng 3. Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố dân số xã hội của thanh niên và vò thành niên tại 7 xã/thò trấn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2006 Các yếu tố liên quan Hệ số hồi qui (ââ) Ý nghóa thống kê Giới tính 0,11 P<0,01 Hôn nhân - 0,10 P<0,01 Đòa lí - 0,04 P<0,01 Tuổi 0,11 P<0,01 Trình độ học vấn 0,06 P<0,01 Bảng 4. Mối liên quan giữa sự trầm cảm và một số yếu tố dân số xã hội của thanh niên và vò thành niên tại 7 xã/thò trấn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2006 - Mô hình hồi qui tuyến tính | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 39 trạng hôn nhân và độ tuổi là 3 yếu tố tác động nhiều nhất đến điểm trung bình đo lường mức độ trầm cảm của VTN&TN 7 xã/thò trấn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, tất cả 5 yếu tố này chỉ giải thích 3,8% sự biến thiên về điểm trung bình đo lường mức độ trầm cảm. 4. Bàn luận Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng công cụ đo lường trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dòch tễ học, Mỹ. Bộ công cụ này đã được dòch sang tiếng Việt, chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, đồng thời cho thấy có tính giá trò và độ tin cậy với mẫu đại diện là các VTN&TN huyện Chí Linh. Mặc dù có một số công cụ đo lường trầm cảm của VTN&TN: công cụ đo lường trầm cảm của tác giả Beck và cộng sự gồm 21 tiểu mục [2]; công cụ đo lường trầm cảm gồm 5 tiểu mục trong nghiên cứu về chất lượng cuộc sống VTN&TN tại thành phố Hồ Chí Minh [8], nhưng công cụ đo lường trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dòch tễ (CES-D), Mỹ được sử dụng vì công cụ này được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn trong các nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới [13;17]. Chúng tôi tin rằng công cụ này sau khi được chỉnh sửa và được đánh giá tính giá trò và độ tin cậy thì sẽ dễ áp dụng trong bối cảnh mới tại Việt Nam. Việc chỉnh sửa công cụ cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam được thực hiện qua bốn bước. Những bước này cũng tương tự như trong một số nghiên cứu: nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của VTN&TN tại thành phố Hồ Chí Minh [8], nghiên cứu chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế thế giới [16]. Tuy nhiên, có một vài điểm khác biệt: Giai đoạn dòch xuôi công cụ sang tiếng Việt: trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ mời một nhà ngôn ngữ học có kiến thức về y tế công cộng dòch, trong khi các nghiên cứu khác mời 2 đến 3 nhà ngôn ngữ học. Giải thích cho sự khác nhau trên là không có điều kiện để mời nhiều, hơn nữa nhà ngôn ngữ học trong nghiên cứu này được mời có trình độ Tiến só về ngoại ngữ và đã công tác lâu năm trong lónh vực y tế công cộng. Giai đoạn dòch ngược công cụ sang tiếng Anh: chúng tôi mời một nhà ngôn ngữ học khác có trình độ tương đương dòch công cụ ngược lại tiếng Anh, trong khi các nghiên cứu khác mời 2 hoặc 3. Lí giải cho sự khác nhau này cũng tương tự như trên. Thu thập ý kiến đóng góp của nhóm chuyên gia: cũng giống như các nghiên cứu khác chúng tôi thành lập một nhóm các chuyên gia đánh giá bộ công cụ. Thử nghiệm công cụ đo lường: công cụ đo lường trầm cảm trước khi được sử dụng trong nghiên cứu được thử nghiệm với một mẫu gồm 60 VTN&TN, việc thử nghiệm này cũng giống như nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới [16], và nghiên cứu chất lượng cuộc sống VTN&TN tại thành phố Hồ Chí Minh [8]. Việc làm này nhằm hai mục đích: (1) Đảm bảo các đối tượng nghiên cứu hiểu một cách đầy đủ các câu hỏi của bộ công cụ; (2) Đảm bảo nội dung các câu hỏi tương tự như các câu hỏi gốc tiếng Anh Việc chỉnh sửa công cụ cho phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam tuân theo qui trình 4 bước, chặt chẽ hơn so với các nghiên cứu khác, chỉ thực hiện 2 bước là dòch xuôi và dòch ngược [5]. Điều này có thể dẫn tới các đối tượng nghiên cứu sẽ không hiểu đầy đủ nội dung các câu hỏi. Bộ công cụ chúng tôi sử dụng không giống với bộ câu hỏi gốc ở hai điểm. Thứ nhất, sau khi thử nghiệm, chúng tôi thấy rằng trong 20 tiểu mục có 04 tiểu mục số 11, 16, 17 và 20 nội dung tương đồng với nội dung ở các tiểu mục khác và làm cho các đối tượng nghiên cứu phản hồi là đã trả lời rồi. Do vậy, chúng tôi lược bỏ 04 tiểu mục này, và bộ công cụ còn 16 tiểu mục. Lí do có sự tương đồng là do quá trình dòch sang tiếng Việt. Thứ hai, bộ câu hỏi gốc sử dụng mức độ trả lời với 4 mức [14], trong khi đó chúng tôi sử dụng tới 6 mức. Sau đó, khi phân tích chúng tôi có loại bỏ mức thứ 6 (không biết/không trả lời) để tránh ảnh hưởng tới giá trò của thông tin. Lí do chúng tôi sử dụng 6 mức là do có những câu hỏi đối tượng nghiên cứu không biết phải trả lời như thế nào và để tránh trả lời mà không hiểu câu hỏi chúng tôi có chia mức độ trả lời chi tiết hơn và tạo thêm mức độ trả lời thứ 6. Nguyên nhân của việc đối tượng không biết trả lời như thế nào cũng không khó hiểu vì cách đặt câu hỏi sử dụng các mức độ trả lời như trong nghiên cứ này được sử dụng tại Việt Nam không lâu. Nhiều nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi với cách đặt câu hỏi như vậy đều gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin. Thêm vào đó, trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu lứa tuổi 10-24 cũng có thể là lí do dẫn tới họ thấy khó hiểu khi được hỏi như vậy. Kết quả phân tích cho thấy có 02 thành tố chính, một thành tố tạm gọi là: "Bi quan về cuộc sống" và một thành tố tạm gọi là "Lạc quan về 40 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | cuộc sống với giá trò Cronbach's Alpha tương ứng 0,91 và 0,75 và giá trò Cronbach's Alpha của cả thang đo là 0,82. Giá trò Cronbach's Alpha này cũng tương tự như trong các nghiên cứu khác đánh giá tính giá trò và độ tin cậy của công cụ đo lường sự trầm cảm trên thế giới và ở Việt Nam [1;8;11]. Tuy nhiên, số lượng biến số đã rút gọn còn 16 biến thay vì 20 biến như so với bộ công cụ gốc và của tác giả Nguyễn Thanh Hương nghiên cứu về trầm cảm cũng của VTN/TN trên huyện Chí Linh [1]. Lí do có sự khác nhau này có thể giải thích là đối tượng nghiên cứu ở hai quần thể được chọn khác nhau. Với kết quả chúng tôi thu được, thang đo có thể sử dụng để đo lường trầm cảm đối với VTN&TN có cùng đặc điểm tại các đòa bàn khác của Việt Nam. Tổng điểm thang đo mức độ trầm cảm của VTN/TN ở đòa bàn nghiên cứu từ 6 đến 75. Điểm trung bình là 29,9 (độ lệch chuẩn là 8), có thể cho thấy các đối tượng nghiên cứu có xu hướng ở trạng thái trầm cảm nhẹ. Một số yếu tố dân số xã hội bao gồm: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, khu vực sống, và trình độ học vấn đều có liên quan đến mức độ trầm cảm của đối tượng VTN&TN tại đòa bàn nghiên cứu. Điểm trung bình mức độ trầm cảm của nam là 29 và nữ là 30,7, cao hơn nhiều so với nghiên cứu tại Mỹ khi điểm trung bình của nam và nữ tương ứng là 11 và 13,9 [11]. Ở nghiên cứu này, mức độ trầm cảm tỷ lệ thuận với độ tuổi, VTN/TN sống ở nông thôn, đang còn đi học có xu hướng ít bò trầm cảm hơn những đối tượng sống ở thành thò, đã đi làm. Trong khi đó, một nghiên cứu cũng trên đối tượng VTN/TN tuổi từ 10 -19 tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tuổi càng cao mức độ trầm cảm càng giảm. VTN/TN sống ở nông thôn có xu hướng bò trầm cảm hơn so với ở thành thò, những đối tượng đang đi học có xu hướng bò trầm cảm nhiều hơn những đối tượng đã đi làm [8]. Những yếu tố dân số xã hội trong nghiên cứu này chỉ giải thích có 3,8% sự biến thiên của điểm trung bình đo lường mức độ trầm cảm. Như vậy, sẽ có những yếu tố khác chiếm tỷ trọng lớn hơn giải thích sự biến thiên này. Các phân tích trong tương lai cần được tiến hành để phát hiện những yếu tố này. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng gặp một số hạn chế khác. Thứ nhất, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở kiểm đònh độ tin cậy về sự nhất quán bên trong chứ chưa kiểm đònh độ tin cậy thử nghiệm lại [8], [14]. Trong tương lai, với vòng tiếp theo của nghiên cứu này, việc kiểm đònh tính giá trò về thử nghiệm lại cần được tiến hành. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ dừng lại với việc tổ hợp 16 tiểu mục để tính phạm vi điểm của thang đo, không cho phép các nhà nghiên cứu xác đònh được điểm cắt để nói rằng VTN&TN bò trầm cảm hay không bò trầm cảm. Việc xác đònh điểm cắt phù hợp, cần phải có sự hợp tác với các chuyên gia về tâm thần học để chẩn đoán xác đònh trạng thái trầm cảm của VTN&TN tại 7 xã/thò trấn huyện Chí Linh. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 41 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Nguyễn Thanh Hương, Lê Vũ Anh & Dunne, M (2007). "Giá trò và độ tin cậy của hai thang đo trầm cảm và lo âu sử dụng trong nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vò thành niên". Tạp chí Y tế công cộng, 7(7): 25-31. Tiếng Anh 2. Beck, A. T.,et al (1961). "An inventory for measuring depression". Archives of General Psychiatry, 4: 561-571. 3. Burns1, J. R. & Rapee, R. M. (2006). "Adolescent mental health literacy: Young people’s knowledge of depression and help seeking". Journal of Adolescence, 29: 225-239. 4. Chena, G.,et al ( 2005 ). "Psychological symptoms and nonfatal unintentional injuries among Chinese adolescents: a prospective study". Journal of Adolescent Health, 37: 460- 466. 5. Cheung, K. C. & Bagley, C. (1998). "Validating an American Scale in Hong Kong: The Center for Epidemiological Studies Depression Scale (CES-D)". The Journal of Psychology, 132(2): 169-186. 6. Grietens, H., Geeraert, L. & Hellinck, W. (2004). "A scale for home visiting nurses to identify risks of physical abuse and neglect among mothers with newborn infants". Child Abuse & Neglect, 28: 321-37. 7. Guillemin, F., Bombardier, C. & Beaton, D. (1993). "Cross-cultural adaptation of health related quality of life measures: literature review and proposed guideline". Journal of Clinical Epidemiology, 46: 1417-1432. 8. Hanh, V. T. X., Guillemin, F., Cong, D. D. & et al. (2005). "Health related quality of life of adolescents in Vietnam: cross-cultural adaptation and validation of the Adolescent Duke Health Profile". Journal of Adolescence, 28:127-146. 9. Irwin, C. E., Burg, S. J. & Cart, C. U. (2002). "Americas adolescents: Where have we been, where are we go". Journal of Adolescent Health, 31: 91-121. 10. Kojima, M.,et al (2002). "Cross-cutural validation of the Beck Depression Inventory-II in Japan". Psychiatry Research, 110: 291-299. 11. Lehrer, J. A., Shrier, L. A., Gortmaker, S. & Buka, S. (2006). "Depressive Symptoms as a Longitudinal Predictor of Sexual Risk Behaviors Among US Middle and High School Students". Journal of the American Academy of Pediatrics, 118: 189-200. 12. Pallant, J. (2001). SPSS survival guide: a step by step guide to data analysis using SPSS. Allen & Unwin. 153-65. 13. Pincus, T., Williams, A. C. d. C., Vogel, S. & Field, A. (2004). "The development and testing of the depression, anxiety, and positive outlook scale (DAPOS)". Pain, 109: 181-188. 14. Radloff, L. S. (1977). "The CES-D Scale: A Self-Report Depression Scale for Research in the General Population". Applied Psychological Measurement, 1(3): 385-401. 15. Tuan, T., Lan, P. T., Harpham, T. & et al. (2003). Young Lives Premilinary Country Report: Vietnam, An International Study of Childhood Poverty. Save the Children UK. 16. WHO (1994) The development of the World Health Organization quality of life assessment instrument (the WHOQOL). In ORLEY, J. & KUYKEN, W. (Eds.) Quality of Life Assessment: International Perspectives. Berlin: Springer. 17. Woo, B. S. C., Chang, W. C., Fung, D. S. S. & et al. (2004). "Development and validation of a depression scale for Asian adolescents", Journal of Adolecence, 27: 677-689. . giá trò và độ tin cậy của thang đo trầm cảm của VTN& ;TN. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của VTN& ;TN tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005 [8], đánh giá giá trò và độ tin cậy thang đo chất. [13]. Tỷ lệ VTN& ;TN có các rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm ở các nước đang phát tri n là tương đương với các quốc gia phát tri n. Các số liệu nghiên cứu cho thấy VTN& ;TN có rối loạn. sức khoẻ của vò thành niên và thanh niên (VTN& ;TN) . Các chuyên gia cho rằng trầm cảm có thể gặp ở mọi lứa tuổi của VTN& ;TN. Theo Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ năm 1999, kết quả nghiên cứu

Ngày đăng: 08/08/2015, 21:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan