Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

106 1.1K 4
Luận văn thạc sĩ Hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN VIẾT CƯỜNG HÀNH VI GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐẠT CHÍ TP.HCM, NĂM 2013 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4 4. Ý nghĩa của luận văn: 5 5. Cấu trúc của luận văn: 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI 6 1.1. Lý thuyết tài chính truyền thống so với Lý thuyết Tài chính hành vi: 6 1.2. Các yếu tố hành vi tác động đến qui trình ra quyết định của NĐT: 7 1.2.1. Lý thuyết tự nghiệm - Heuristic theory: 8 1.2.2. Thuyết triển vọng - Prospect Theory: 10 1.2.3. Các nhân tố thị trường: 12 1.2.4. Tâm lý bầy đàn: 14 1.3. Quyết định giao dịch và hiệu quả đầu tư chứng khoán: 17 1.3.1. Quyết định bán: 17 1.3.2. Quyết định mua: 17 1.3.3. Hiệu quả đầu tư: 18 1.4. Những nghiên cứu trước đây: 20 1.5. Mô hình nghiên cứu: 24 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 26 2.1. Phương pháp nghiên cứu: 26 2.2. Loại hình nghiên cứu: 26 2.3. Thiết kế nghiên cứu: 27 2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu: 28 2.5. Lựa chọn người trả lời: 29 2.6. Thiết kế phép đo và bảng câu hỏi: 30 2.7. Quy trình phân tích số liệu: 33 2.8. Độ tin cậy của phép đo: 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Thông tin cơ bản: 38 3.2. Phân tích nhân tố các biến hành vi ảnh hưởng lên quyết định của NĐT cá nhân: 41 3.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha: 45 3.4. Mức độ tác động của các yếu tố hành vi lên các quyết định đầu tư cá nhân và Hiệu quả đầu tư: 46 3.4.1. Tác động của biến Tự nghiệm lên việc ra quyết định đầu tư: 46 3.4.2. Tác động của biến triển vọng lên việc ra quyết định đầu tư: 47 3.4.3. Tác động của biến thị trường lên việc ra quyết định đầu tư: 48 3.4.4. Tác động của biến tâm lý bày đàn lên các quyết định đầu tư: 49 3.4.5. Hiệu quả đầu tư: 50 3.5. Ảnh hưởng của các nhân tố hành vi lên Hiệu quả đầu tư cá nhân: 51 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 54 4.1. Nhân tố hành vi: 54 4.1.1. Các biến Tự nghiệm: 54 4.1.2. Các biến triển vọng: 55 4.1.3. Biến thị trường tác động khá cao: 56 4.1.4. Biến tâm lý bầy đàn - tác động vừa phải (trung bình 3-4) 57 4.2. Hiệu quả đầu tư 58 4.2.1. Tỷ suất sinh lời 58 4.2.2. Sự hài lòng với quyết định đầu tư (trung bình=3.37) 60 4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố hành vi lên hiệu quả đầu tư 60 4.3.1. Nhân tố Tự nghiệm - tương quan dương: 60 4.3.2. Các nhân tố bầy đàn - tương quan dương 61 4.3.3. Nhân tố thị trường- tương quan dương: 62 4.3.4. Nhân tố Triển vọng - tương quan âm 63 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1. Kết luận: 65 5.2. Đóng góp của luận văn: 66 5.3. Hạn chế của đề tài: 67 5.4. Những kiến nghị: 68 5.4.1. Đối với NĐT cá nhân Việt Nam: 68 5.4.2. Đối với các Sở giao dịch, Bộ tài chính: 69 5.5. Đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo: 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Tài liệu tiếng Anh PHỤ LỤC Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát cuối cùng Phụ lục 3.1: Phân tích nhân tố EFA Phụ lục 3.2: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến nhân tố Phụ lục 3.3: Phân tích cấu trúc SEM của các nhân tố hành vi và hiệu quả đầu tư Phụ lục 4: Thông tin về các cuộc phỏng vấn DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Hàm giá trị (Tversky & Kahneman, 1974) 11 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố hành vi tác động đến các quyết định và hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam 25 Hình 3.1: Quy trình phân tích dữ liệu 36 Hình 4.1: Phân phối mẫu về giới tính 38 Hình 4.2: Phân phối mẫu về tuổi và thời gian tham gia TTCK 38 Hình 4.3: Tỷ lệ người trả lời tham dự khóa học về thị trường chứng khoán 39 Hình 4.4: Tỷ lệ phần trăm số người được hỏi với khoản tiền đầu tư của họ năm trước 40 Hình 4.5: Phân phối mẫu về trình độ học vấn của NĐT 40 Hình 4.6: Mô hình phương trình cấu trúc cho các nhân tố hành vi và hiệu quả đầu tư 52 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư 16 Bảng 2.1: Các loại thang đo cho thông tin cá nhân 31 Bảng 2.2: Các loại thang đo cho các biến hành vi 32 Bảng 3.1: Phân phối trình độ học vấn của NĐT 40 Bảng 3.2: Phân tích nhân tố các biến hành vi 43 Bảng 3.3: Phân tích nhân tố biến hiệu quả đầu tư 44 Bảng 3.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha các biến của các nhân tố 45 Bảng 3.5: Tác động của biến Tự nghiệm lên việc ra quyết định đầu tư 47 Bảng 3.6: Tác động của biến Triển vọng lên việc ra quyết định đầu tư 47 Bảng 3.7: Tác động của biến thị trường lên việc ra quyết định đầu tư 48 Bảng 3.8: Tác động của biến tâm lý bầy đàn lên việc ra quyết định đầu tư 49 Bảng 3.9: Kết quả của hiệu quả đầu tư 50 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. EFA (EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS): Phân tích nhân tố khám phá 2. NĐT: NĐT 3. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 4. Tr.: trang 5. TTCK: Thị trường chứng khoán 6. VN-Index: Vietnam Index (Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam) 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Mặc dù TTCK Việt Nam đã phát triển đáng kể cả về số lượng cổ phiếu niêm yết và giá trị giao dịch trong hơn 12 năm qua, nhưng biến động giá cổ phiếu vẫn rất thất thường trong từng khoảng thời gian khác nhau và sự hiểu biết về tài chính hành vi của các NĐT cá nhân và các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ là rất hạn chế. Các yếu tố hành vi là yếu tố tâm lý bao gồm cả cảm xúc và nhận thức, cái mà đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của NĐT. Sự phát triển của TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng bởi quyết định của NĐT được tóm tắt trong những giai đoạn quan trọng được liệt kê dưới đây. Bắt đầu từ 100 điểm vào năm 2000, sau một năm, vào tháng sáu năm 2001, VN- Index gấp hơn năm lần và đạt tới đỉnh cao ở 571 điểm. NĐT đã quá vui mừng và mơ ước kiếm tiền một cách nhanh chóng, nhu cầu tăng mạnh trong khi chỉ có vài cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Tuy nhiên, đó là sự thiếu xót về kiến thức và tâm lý của các NĐT cũng như thiếu sự hỗ trợ từ các nhà chức trách đã làm cho VN- Index đi xuống không ngừng, chạm đáy tại 139 điểm vào tháng 3/2003. NĐT tham gia thị trường trong giai đoạn này và không thể nhảy ra khỏi một cách nhanh chóng phải đối mặt với những khó khăn về tài chính do sự mất mát tài sản khổng lồ. Thị trường chứng khoán sau đó dường như rơi vào trạng thái ngủ đông cho đến năm 2005 và thực sự thức dậy trong năm 2006. Sự bùng nổ bắt đầu vào nửa cuối năm 2006 và tăng vọt lên tới 1170 điểm vào tháng 3/2007 và dao động quanh mức 1000 điểm cho đến tháng 10/2007. TTCK Việt Nam chưa bao giờ “nóng” hơn so với thời điểm đó. Tuy nhiên, VN-Index đã đi vào giai đoạn giảm điểm mạnh sau khi được đẩy lên đến đỉnh cao trước đó. TTCK Việt Nam đã trải qua một năm ảm đạm trong năm 2008 và VN-Index chỉ ngừng giảm vào tháng 2/2009 tại mốc 235 điểm. Sự sụt giảm mạnh của VN-Index bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất huy động cao, tỷ lệ lạm phát cao, và cuộc suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Thiếu can thiệp kịp thời của chính phủ cũng là một lý do 2 tại sao VN-Index đã giảm mạnh. Từ năm 2009 đến quý II năm 2013, VN-Index tiếp tục trải qua nhiều thăng trầm: đạt đỉnh điểm tại 633 điểm trong tháng 10/2009, đáy ở mốc 332.28 điểm vào ngày 1/9/2012. Sau 13 năm hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, những quyết định của NĐT Việt Nam vẫn còn quá khó để cho các nhà phân tích tài chính có thể hiểu được. Nhiều ý kiến và khuyến nghị được đưa ra bởi các công ty chứng khoán, thậm chí của những tổ chức tài chính toàn cầu cũng không phù hợp với những gì đã thực sự xảy ra. Rất nhiều dự báo, phân tích của các chuyên gia, các công ty chứng khoán hàng đầu đều có chung một kết quả là sai lệch với diễn biến thật của thị trường rất nhiều. Năm 2008, HSBC và nhiều công ty chứng khoán cũng khẳng định VN-Index có thể sẽ đạt 1.100 điểm vào cuối năm 2008. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán năm 2008 là một năm tệ hại. Trong một dự báo đầu năm 2009, HSBC dự báo rằng năm 2009 sẽ là một năm khó khăn và TTCK Việt Nam sẽ biến động mạnh, nhưng kết thúc ở mức độ tương tự như năm 2008, xung quanh 316 điểm. Dự báo này là không chính xác vì vào cuối năm 2009, VN-Index tăng hơn 1.5 lần so với năm 2008. Do đó, có thể nói rằng các phương pháp dự báo dựa trên các lý thuyết tài chính thông thường không phù hợp với TTCK Việt Nam trong bối cảnh này. Những lý thuyết này cho rằng các NĐT là hợp lý và tối đa hóa tài sản của mình bằng cách làm theo các quy tắc tài chính cơ bản và ra quyết định đầu tư khi cân nhắc kỹ giữa rủi ro và lợi nhuận. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận rủi ro của các NĐT phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của họ và thái độ đối với rủi ro. Do đó, thật cần thiết để khám phá các yếu tố hành vi có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam hiện tại để giúp các NĐT cũng như các công ty chứng khoán làm tốt hơn những dự đoán và quyết định cho việc kinh doanh của họ. Tài chính hành vi có thể hữu ích trong trường hợp này bởi vì nó dựa trên tâm lý học để giải thích tại sao người ta mua hay bán cổ phiếu. Nhiều nhà nghiên cứu xem tài chính hành vi như là một lý thuyết tốt để hiểu và giải thích được những cảm xúc và nhận thức sai lầm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Những người ủng hộ tài chính hành vi tin rằng việc nghiên cứu khoa học xã hội 3 như tâm lý học có thể giúp hé lộ những hành vi trong thị trường chứng khoán, bong bóng thị trường và các cuộc khủng hoảng (Gao và Schmidt, 2005, tr.37). Có hai lý do tại sao tài chính hành vi là quan trọng và thú vị để áp dụng cho TTCK Việt Nam. Thứ nhất, tài chính hành vi vẫn còn là một chủ đề mới để nghiên cứu. Cho đến gần đây, nó được chấp nhận như một mô hình khả thi để giải thích tại sao các NĐT trên thị trường tài chính đưa ra những quyết định và sau đó những quyết định này ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Thứ hai, do một số bằng chứng chủ quan, khoa học, và thực nghiệm; có thể kết luận rằng các NĐT châu Á, bao gồm Việt Nam, thường bị lệch lạc về nhận thức hơn so với những NĐT từ các nền văn hóa khác (Kim và Nofsinger, 2008, trang 1). Vì vậy, việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các NĐT Việt Nam thì không thể bỏ qua các yếu tố hành vi. Nghiên cứu tài chính hành vi đã được thực hiện phổ biến tại các thị trường phát triển của châu Âu và Mỹ và nhiều nước khác cũng như trong thị trường mới nổi. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu sử dụng tài chính hành vi cho các thị trường mới nổi là ít hơn nhiều so với thị trường phát triển. Trong nghiên cứu này, tài chính hành vi được sử dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam, một thị trường chứng khoán tiền mới nổi của khu vực châu Á, để tìm ra những yếu tố định hướng hành vi của NĐT cá nhân. Tác giả hy vọng rằng luận văn này có thể làm phong phú thêm những nghiên cứu sử dụng tài chính hành vi cho các thị trường chứng khoán kém phát triển như Việt Nam. Do sự tương quan giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế và ngược lại. Như vậy, các quyết định của NĐT trên thị trường chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng thị trường, sau đó ảnh hưởng đến nền kinh tế. Để hiểu và đưa ra một số lời giải thích phù hợp với quyết định của NĐT, điều quan trọng là khám phá những yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định của NĐT cá nhân tại TTCK Việt Nam và các yếu tố này tác động như thế nào hiệu quả đầu tư của họ. Thật hữu ích để cho các NĐT hiểu được những hành vi thông thường, từ đó giúp lý giải cho những phản ứng của họ để có lợi nhuận tốt hơn. Các [...]... vi c đạt được các mục tiêu sau đây: • Áp dụng tài chính hành vi để xác định các yếu tố hành vi có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam • Xác định mức độ tác động của các yếu tố hành vi lên quyết định đầu tư và hiệu quả của các NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam • Đưa một số kiến nghị cho các NĐT cá nhân để điều chỉnh hành vi của họ để đạt được kết quả đầu tư tốt hơn Để có... trình nghiên cứu Luận văn này được thực hiện bằng vi c trả lời những câu hỏi sau đây: - Các biến hành vi ảnh hưởng đến quyết định của NĐT cá nhân tại thị TTCK Vi t Nam là gì và chúng thuộc về yếu tố nào? - Các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định của NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam ở mức độ tác động nào? - Các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam ở mức độ... yếu tố hành vi có tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam ở mức cao Giả thuyết H3: Các yếu tố hành vi có tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam 1.4 Những nghiên cứu trước đây: A Chandra & R Kumar (2011) thu thập các dữ liệu từ cuộc khảo sát cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của NĐT cá nhân Ấn Độ trong thị trường chứng khoán Sử dụng... có tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam ở mức cao Giả thuyết này được kiểm tra bằng cách tổng hợp các đánh giá của người trả lời về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hành vi trên quyết định đầu tư Giả thuyết H3: Các yếu tố hành vi có tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam Giả thuyết này được kiểm định bằng cách sử dụng SEM (mô hình phương... khoản lỗ Trong luận văn này, ba yếu tố của thuyết triển vọng: Sợ thua lỗ, Ác cảm hối tiếc, Tính toán bất hợp lý được sử dụng để đo lường mức độ tác động của chúng lên các quyết định đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam 1.2.3 Các nhân tố thị trường: Các thị trường tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi của NĐT theo cách của tài chính hành vi (DeBondt và... bổ, cái mà khiến cho các NĐT sẵn sàng bán chứng khoán có lời và giữ chứng khoán thua lỗ 24 1.5 Mô hình nghiên cứu: Như đã nêu ra trong phần nghiên cứu ở trên thì chắc chắn là các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các NĐT trong thị trường tài chính, đặc biệt là trong TTCK Luận văn này tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các biến hành vi lên quyết định của các NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam, ... khoản đầu tư của họ ngay cả khi lợi nhuận của 20 họ là tư ng đối cao Do đó, mức độ hài lòng của các quyết định đầu tư với tỷ suất sinh lợi đầu tư được đề xuất như là phép đo cho hiệu quả đầu tư trong luận văn này Từ những lập luận trên, các yếu tố về hành vi được cho là ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân, tác giả đưa ra hai giả thuyết H2 và H3: Giả thuyết H2: Các yếu tố hành. .. giá, Thông tin thị trường, Xu hướng quá khứ của cổ phiếu, Giá trị cơ bản của cổ phiếu, Thị hiếu của NĐT, Phản ứng thái quá đến sự thay đổi của giá Các nhân tố hành vi Hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân Tỷ suất sinh lời và mức độ hài lòng của các quyết định đầu tư H2 Các biến Bầy đàn: Tác động của các quyết định của NĐT khác (mua, bán, lựa chọn cổ phiếu giao dịch, khối lượng cổ phiếu giao dịch, tốc độ bầy... nghiệm giao dịch của các NĐT cá nhân Có khá nhiều phương pháp để đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán Các tác giả trước chủ yếu sử dụng các dữ liệu thứ cấp kết quả các NĐT trong các thị trường chứng khoán để đo lường hiệu quả đầu tư chứng khoán (Lin và Swanson (2003), Kim và Nofsinger (2003) v.v…) Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ yêu cầu các NĐT tự đánh giá hiệu quả đầu tư của chính họ, để mà các... nào? 3 Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu vào các NĐT cá nhân năng động ở TTCK Vi t Nam Năng động nghĩa là các NĐT rất thích đầu tư, có thể nói 5 là họ có kiến thức về thị trường tài chính trên mức trung bình và họ được chọn ra một cách ngẫu nhiên bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên 4 Ý nghĩa của luận văn: Đối với NĐT cá nhân: Luận văn phân tích các yếu . hoạt động đầu tư của các NĐT cá nhân tại TTCK Vi t Nam. 1.2.3. Các nhân tố thị trường: Các thị trường tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi của NĐT theo cách của tài chính hành vi (DeBondt. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN VI T CƯỜNG HÀNH VI GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VI T NAM Chuyên ngành: Tài. chính hành vi được sử dụng cho thị trường chứng khoán Vi t Nam, một thị trường chứng khoán tiền mới nổi của khu vực châu Á, để tìm ra những yếu tố định hướng hành vi của NĐT cá nhân. Tác giả

Ngày đăng: 08/08/2015, 20:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài:

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    • 4. Ý nghĩa của luận văn:

    • 5. Cấu trúc của luận văn:

    • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI

      • 1.1. Lý thuyết tài chính truyền thống so với Lý thuyết Tài chính hành vi:

      • 1.2. Các yếu tố hành vi tác động đến qui trình ra quyết định của NĐT:

        • 1.2.1. Lý thuyết tự nghiệm - Heuristic theory:

        • 1.2.2. Thuyết triển vọng - Prospect Theory:

        • 1.2.3. Các nhân tố thị trường:

        • 1.2.4. Tâm lý bầy đàn:

        • 1.3. Quyết định giao dịch và hiệu quả đầu tư chứng khoán:

          • 1.3.1. Quyết định bán:

          • 1.3.2. Quyết định mua:

          • 1.3.3. Hiệu quả đầu tư:

          • 1.4. Những nghiên cứu trước đây:

          • 1.5. Mô hình nghiên cứu:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan