NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ ĐỘ NHẠY CẢM DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.PDF

135 606 1
NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ ĐỘ NHẠY CẢM DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.PDF

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRÂM NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ ĐỘ NHẠY CẢM DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRÂM NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ ĐỘ NHẠY CẢM DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trên bất kỳ phương tiện nào. Nguồn dữ liệu sử dụng để phân tích trong đề tài này là báo cáo tài chính của các công ty niêm yết lấy từ số liệu tổng hợp của Công Ty Chứng Khoán Tài Việt (vietstock.vn), tôi bảo đảm nội dung luận văn là độc lập, không sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác. Người thực hiện NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRÂM Học viên cao học lớp Tài Chính Doanh Nghiệp Đêm 3-K20 Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các bảng biểu. Tóm tắt. 1. GIỚI THIỆU. 1 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY. 8 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 17 3.1. Dữ liệu nghiên cứu. 17 3.2. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. 20 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu: 20 3.2.2. Dòng tiền và tỷ lệ đầu tư 21 3.2.3. Nắm giữ tiền mặt và sự giới hạn về tài chính. 23 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 29 4.1. Kết quả phân tích đơn biến. 29 4.2. Kết quả hồi quy OLS. 35 4.2.1. Kết quả mô hình 1. 35 4.2.2. Kết quả mô hình 2. 42 4.2.3. Kết quả mô hình 3 45 4.2.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình. 49 5. KẾT LUẬN 51 Tài liệu tham khảo. Phụ lục. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu Trang Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến dùng trong mô hình……………………… 18 Bảng 4.1: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến sử dụng trong mô hình……………………………… …………………….30 Bảng 4.2: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình……………31 Bảng 4.3: Bảng thống kê tứ phân vị của các biến dùng trong mô hình…….33 Bảng 4.4: Bảng kết quả hồi quy mô hình (1) cho tất cả các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu……………………………………… … 36 Bảng 4.5:Bảng kết qủa hồi quy mô hình (1) theo từng phân nhóm doanh nghiệp…………………………………………………………… 38 Bảng 4.6: Bảng kết qủa hồi quy mô hình (1) của 2 nhóm công ty có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cao và nắm giữ tiền mặt thấp……………………… 41 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình (2)…………………………………… 45 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình (3)………………………………… …49 TÓM TẮT Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu mối tương quan giữa việc nắm giữ tiền mặt và tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp, với một mẫu nghiên cứu gồm 245 doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 5 năm (2008-2012), bằng phương pháp hồi quy (OLS) tác giả nhận thấy rằng: các công ty nắm giữ ít tiền mặt có tỷ lệ đầu tư nhạy cảm với dòng tiền hơn các doanh nghiệp nắm giữ mức tiền mặt cao, các doanh nghiệp có quy mô lớn, có các mối liên kết kinh doanh thường nắm giữ ít tiền mặt hơn. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp, liên kết kinh doanh và mức nắm giữ tiền mặt là những tiêu chí quan trọng có thể sử dụng làm căn cứ xác định doanh nghiệp có khả năng bị hạn chế tài chính hay không. 1 1. GIỚI THIỆU. Tiền mặt là một nhân tố quan trọng trong sự tồn tại của mọi doanh nghiệp nói chung và đặc biệt càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Quản lý tốt tiền mặt có thể giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư giảm thiểu chi phí cũng như giúp giải quyết khó khăn khi xảy ra rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tiền mặt được hiểu là tiền tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Vì thế, tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, tạo cho doanh nghiệp khả năng thanh toán và sự linh hoạt cao độ 1 . Với các chức năng làm thước đo giá trị, là phương tiện trao đổi và là phương tiện tích lũy tiền không những được sử dụng để chi tiêu mà còn được tích lũy để đề phòng rủi ro trong tương lai. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải các rủi ro chẳng hạn như rủi ro về thay đổi lãi suất, thay đổi tỷ giá hối đoái, rủi ro do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, các thay đổi của khách hàng, thay đổi trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, hay các rủi ro liên quan đến bộ máy lãnh đạo, hệ thống thông tin trong doanh nghiệp và cả các rủi ro liên quan đến chính sách kinh tế-chính trị, rủi ro từ môi trường và thiên tai… Các lý thuyết tài chính doanh nghiệp cho rằng mỗi doanh nghiệp nên có một mức tiền mặt thích hợp cho doanh nghiệp mình. Trong tình hình hiện nay, việc tìm kiếm lợi nhuận là rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng, trong sổ sách họ luôn thấy mình có lãi nhưng trong két lại không thấy tiền. Từ chỗ mất kiểm soát dòng tiền, họ đi vào nợ nần dẫn đến thâm hụt tài chính. Thêm 1 Xin xem “Phân tích tài chính” của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, NXB Lao Động-Xã Hội 2008, tr 304. 2 vào đó, trong điều kiện thị trường không hoàn hảo, các công ty có thể gặp vấn đề với việc tiếp cận nguồn vốn bên ngoài và vấn đề chi phí vốn vay. Và như vậy, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ những cơ hội đầu tư sinh lợi do gặp vấn đề với khả năng tài chính. Do đó, việc duy trì một nguồn tiền mặt có sẵn trở nên rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội đầu tư. John Maynard Keynes trong tác phẩm nổi tiếng “Tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” 2 đã nêu lên 3 lý do khiến người ta nắm giữ tiền mặt, đó là: - Động cơ giao dịch: nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch hàng ngày như chi trả tiền mua hàng, tiền lương, thuế, cổ tức…phát sinh trong quá trình hoạt động thường xuyên của công ty. - Động cơ đầu cơ: nhằm sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh như mua nguyên vật liệu để dự trữ khi giá trên thị trường giảm hay khi tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp, hoặc mua các chứng khoán đầu tư nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Động cơ dự phòng: nhằm duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có những biến cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động thu-chi bình thường của doanh nghiệp như yếu tố thời vụ tác động khiến doanh nghiệp phải chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng hóa, nguyên liệu dự trữ khi chưa thu hồi kịp tiền bán hàng. Do đó, các nhà đầu tư thường tìm kiếm các doanh nghiệp có lượng tiền mặt dồi dào thể hiện trên bảng cân đối kế toán, vì họ cho rằng nhiều tiền mặt sẽ 2 Tên gốc tiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest, and Money xuất bản năm 1936 đã gây tiếng vang mạnh mẽ bởi tư tưởng mới mẻ, được xem là cuốn sách gối đầu giường của các nhà kinh tế học ở Anh và được cho là đã đặt nền móng cho môn kinh tế học vĩ mô hiện đại. 3 giúp doanh nghiệp xử lý kịp thời các kế hoạch kinh doanh khi gặp rủi ro và nó cũng cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong tương lai. Chính vì thế mà các doanh nghiệp bị giới hạn và không bị giới hạn về khả năng tài chính sẽ có mức nắm giữ tiền mặt khác nhau cũng như mức độ đầu tư khác nhau. Để phân loại doanh nghiệp bị giới hạn hay không bị giới hạn về khả năng tài chính có thể dựa vào một số tiêu chí như: quy mô doanh nghiệp, việc chi trả cổ tức, thời gian hoạt động cũng như các liên kết kinh doanh 3 . Trong quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thì hoạt động đầu tư là một trong những hạng mục quan trọng. Cũng như các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động đầu tư luôn đi kèm với một mức chi phí, trong đó không thể không nhắc đến chi phí vốn cho hoạt động đầu tư. Khi không có sẵn nguồn tiền để đáp ứng cho hoạt động đầu tư, doanh nghiệp sẽ phải tiếp cận các nguồn vốn khác từ bên ngoài như vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ nhà cung cấp và các khoản nợ khác Quản lý tốt tiền mặt đòi hỏi vào bất cứ lúc nào cũng phải biết doanh nghiệp đang cần bao nhiêu tiền mặt, lượng tiền mặt doanh nghiệp hiện có cũng như tiền đang ở đâu nhưng cũng không nên để số dư tiền mặt quá lớn bởi vì đó là vốn không sinh lợi. Vì vậy, việc duy trì một lượng tiền mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, giảm thiểu chi phí cơ hội và chi phí vốn vay trong trường hợp phải huy động nguồn vốn bên ngoài là một việc cần thiết và đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp. 3 Berger và Udell (1995); Fazzari và cộng sự (1988); Healy và Palepu (1988); Hoshi và cộng sự (1991); Yurtoglu (2000). [...]... nhiều nghiên cứu liên quan đến nắm giữ tiền và chi phí đầu tư Riêng ở Việt Nam, đã có nhiều bài nghiên cứu về việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp nhưng chưa có nhiều những nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền và chi phí đầu tư Vì vậy mà tác giả đã tiến hành lựa chọn đề tài về việc Nghiên cứu mối tư ng quan giữa nắm giữ tiền mặt và độ nhạy cảm dòng tiền đầu tư của các doanh nghiệp Việt. .. Cụ thể là tài sản lưu động của các doanh nghiệp quy mô nhỏ có mối tư ng quan với dòng tiền của doanh nghiệp mạnh hơn các doanh nghiệp quy mô lớn, mối liên hệ giữa nắm giữ tiền mặt và tài sản hữu hình ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa cũng cao hơn các 7 KZ Index (Kaplan-Zingales Index), một thước đo tư ng đối của sự phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài của các doanh nghiệp Các công ty có chỉ số... trị tiền mặt và duy trì mức tiền mặt mục tiêu phù hợp cho doanh nghiệp 3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu: Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của luận văn và các câu hỏi nghiên cứu, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: H1: Dự trữ tiền mặt cao làm tăng khả năng thực hiện các cơ hội đầu tư sinh lợi của doanh nghiệp H2: Các doanh nghiệp bị hạn chế về tài chính có xu hướng nắm giữ nhiều tiền mặt hơn các doanh. .. 2004 và khẳng định rằng nắm giữ tiền mặt và dòng tiền của các doanh nghiệp hạn chế tài chính có mối tư ng quan đồng biến Bên cạnh đó, bảo hiểm rủi ro tư ng quan cùng chiều với dòng tiền ở các công ty bị hạn chế tài chính và các công ty không hạn chế tài chính cũng vậy 14 Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rằng chi phí các hoạt động quản trị rủi ro và các chi phí vốn đầu tư khác rất nhạy cảm với các. .. (Vai trò của nắm giữ tiền mặt trong việc giảm độ nhạy cảm của dòng tiền đầu tư: Bằng chứng từ giai đoạn khủng hoảng ở một thị trường mới nổi) Bằng phương pháp ước lượng hồi quy một mẫu gồm 220 doanh nghiệp phi tài chính giao dịch trên sàn chứng khoán Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ (ISE), nhóm tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và chính sách đầu tư của doanh nghiệp, vai trò của tiền mặt trong... khi huy động từ bên ngoài Theo đó, tác giả dùng mô hình (2) để xác định mức tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp Đó là mức tiền mặt doanh nghiệp mong muốn nắm giữ được xác định bởi sự cân bằng giữa chi phí cơ hội của việc nắm giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí điều chỉnh liên quan đến việc nắm giữ quá ít tiền mặt 10 Chênh lệch giữa mức tiền mặt mục tiêu và số dư tiền mặt ước tính thực tế của doanh nghiệp. .. vi nắm giữ tiền mặt của các công ty tư nhân ở Châu Âu Hai tác giả thấy rằng các công ty đại chúng ở Châu Âu trung bình nắm giữ tiền mặt nhiều hơn các doanh nghiệp tư nhân Và trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Âu gần đây, các doanh nghiệp ở các nước khu vực Châu Âu tăng tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trong khi các doanh nghiệp trong khu vực không sử dụng đồng Euro giảm nắm giữ tiền mặt Điều đó cho thấy các. .. trong doanh nghiệp Nói cách khác nó liên quan đến vấn đề quản trị dòng tiền và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Với mục tiêu nghiên cứu như trên, việc xác định mức tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp sẽ góp phần xác định doanh nghiệp có bị giới hạn về khả năng tài chính hay không Thêm vào đó, việc nắm giữ tiền mặt của các công ty cũng có thể ảnh hưởng đến các đề xuất cũng như các quyết định đầu tư Ngoài... các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trên sàn chứng khoán Istanbul Qua đó, tác giả chỉ ra rằng dự trữ tiền mặt làm tăng khả năng thực hiện các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp Đồng thời xác định mức tiền mặt mục tiêu của các doanh nghiệp Thêm vào đó, nghiên cứu còn cho thấy tiền mặt của công ty có thể được sử dụng như một công cụ bảo hiểm rủi ro đối với những biến động của dòng tiền và. .. quá trình hoạt động kinh doanh 13 doanh nghiệp lớn Trái lại, độ nhạy cảm của nắm giữ tiền mặt với sự thay đổi trong chênh lệch giữa tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản lưu động với lựa chọn sử dụng các quỹ nội bộ của các doanh nghiệp lớn cao hơn các doanh nghiệp nhỏ Bài nghiên cứu Investment and cashflow: New evidence (Đầu tư và dòng tiền: những bằng chứng mới) của hai tác giả Jonathan Lewellen và Katharina . tài về việc Nghiên cứu mối tư ng quan giữa nắm giữ tiền mặt và độ nhạy cảm dòng tiền đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học. Nghiên cứu này đã dựa. MINH  NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRÂM NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NẮM GIỮ TIỀN MẶT VÀ ĐỘ NHẠY CẢM DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng. bài nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu mối tư ng quan giữa việc nắm giữ tiền mặt và tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp, với một mẫu nghiên cứu gồm 245 doanh nghiệp

Ngày đăng: 08/08/2015, 00:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • TÓM TẮT

  • 1. GIỚI THIỆU.

  • 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

  • 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

    • 3.1. Dữ liệu nghiên cứu

    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.

      • 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu

      • 3.2.2. Dòng tiền và tỷ lệ đầu tư

      • 3.2.3. Nắm giữ tiền mặt và sự giới hạn về tài chính.

      • 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

        • 4.1. Kết quả phân tích đơn biến

        • 4.2. Kết quả hồi quy OLS.

          • 4.2.1. Kết quả mô hình 1.

          • 4.2.2. Kết quả mô hình 2.

          • 4.2.3. Kết quả mô hình 3.

          • 4.2.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

          • 5. KẾT LUẬN.

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

          • PHỤ LỤC

          • PHỤ LỤC A: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH T-TEST THỂ HIỆN SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNHGIỮA TỨ PHÂN VỊ THỨ NHẤT VÀ TỨ PHÂN VỊ THỨ TƯ CỦA CÁC BIẾN

          • PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH (1)CHO TẤT CẢ DOANH NGHIỆP TRONG MẪU NGHIÊN CỨU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan