Đề thi thử Đại học môn Ngữ Văn - THPT Chuyên ĐH Vinh (NGHỆ AN)-2013

7 3K 1
Đề thi thử Đại học môn Ngữ Văn - THPT Chuyên ĐH Vinh (NGHỆ AN)-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI ĐẠI HỌC - LẦN 3- 2013 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đến 1945? Nhà văn nào được xem là người mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực thời kỳ này? Câu 2 (3.0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là sợ mắc phải sai lầm. (Dẫn theo George Matthew Adams, Không gì là không thể, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2009, tr. 118) II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nỗi buồn trong Thơ mới qua hai bài thơ Tràng giang của Huy Cận và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) Nguyễn Khải từng viết: Nói cho cùng, để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng để sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững. (Dẫn theo Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, Nxb Giáo dục 2008, tr. 83). Theo anh/chị, nhân vật bà Hiền (Nguyễn Khải – Một người Hà Nội) có thể hiện những giá trị bền vững không? Nếu có, hãy phân tích Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh: ………………… ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Ý Nội dung Điểm 1 Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đến 1945. Hai nhà văn mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực thời kỳ này. 2.0 1 Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đến 1945: - Giai đoạn trước 1930, tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ xuất hiện chưa nhiều. Thành tựu chủ yếu là sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Tác phẩm của ông mô phỏng cốt truyện của tiếu thuyết phương Tây nhưng đã được Việt hóa bằng hiện thực cuộc sống, con người Nam Bộ và biểu đạt bằng thứ ngôn ngữ bình dân mang đậm chất Nam Bộ. - Đầu những năm 30, nhóm Tự lực văn đoàn ra đời với những tiểu thuyết xuất sắc của Khái Hưng, Nhất Linh. Tiểu thuyết đã có một diện mạo mới, hiện đại hơn (lối kể chuyện; kết cấu; khám phá thế giới nội tâm nhân vật; ngôn ngữ…) - Từ năm 1936, các nhà tiểu thuyết hiện thực (Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…) đưa cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới (tái hiện bức tranh hiện thực có tầm khái quát lớn; xây dựng được những nhân vật điển hình; sử dụng ngôn ngữ phong phú, đa dạng, nhất là ngôn ngữ đời thường…) 1.5 2 Nhà văn mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực: - Người mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn: Hoàng Ngọc Phách. - Người mở đầu cho tiểu thuyết hiện thực: Hồ Biểu Chánh. 0.5 2 Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là sợ mắc phải sai lầm 3.0 1 Giải thích ý kiến - Sai lầm là trái với yêu cầu khách quan, hoặc lẽ phải, dẫn đến những kết quả không như mong muốn. Sai lầm là một phần của cuộc sống. 1.0 - Nói sai lầm lớn nhất của con người là sợ mắc sai lầm là bởi, cuộc sống không có ai toàn diện đến mức không phạm sai lầm. Dù có sợ sai lầm, thì sai lầm vẫn đến với con người. 2 Bàn luận ý kiến - Là một phần của cuộc sống, sai lầm có thể đến với con người trong mọi hoàn cảnh, với những mức độ khác nhau. Bởi thế, thái độ cần có của con người không phải là sợ sai lầm mà phải đối mặt với sai lầm, có cách ứng xử phù hợp trước mỗi sai lầm. - Trước mỗi sai lầm, cách nhìn, ý chí, kinh nghiệm sống, tri thức giúp con người có những cách ứng xử khác nhau. Sợ sai lầm sẽ khiến cho con người rụt rè, thui chột ý chí, không dám hành động để có thành công. Điều có ý nghĩa là từ sai lầm, mỗi người biết rút ra cho mình bài học bổ ích, kinh nghiệm quý giá để có được những thành công trong cuộc sống. 1.5 3 Liên hệ thực tế và bài học nhận thức hành động - Phân tích, liên hệ với thực tế đời sống với hai thái độ ứng xử trước sai lầm (sợ hãi sai lầm và hậu quả của nó; chấp nhận, biết rút ra bài học để có thành công) - Có ý thức tích lũy tri thức, kinh nghiệm, rèn luyện bản lĩnh sống để có cách ứng xử phù hợp trước mỗi sai lầm trong cuộc sống. 0.5 3.a Nỗi buồn trong Thơ mới qua hai bài thơ Tràng giang của Huy Cận và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử 5.0 1 Nỗi buồn trong Tràng giang a/ Vài nét về tác giả và tác phẩm - Huy Cận (1919 – 2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tác phẩm đáng chú ý nhất của Huy Cận là tập Lửa thiêng, một tập thơ thể hiện rõ nét cá tính, tài năng, phong cách thơ Huy Cận. - Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng, và được xem là bài thơ hay nhất của Huy Cận trước Cách mạng. Cảm xúc bài 2.0 thơ được khơi gợi từ một buổi chiều nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mang sóng nước. b/Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong Tràng giang - Nỗi ám ảnh về sự cô đơn, nhỏ nhoi của con người trước đất trời, sông nước mênh mông (Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp), sự chia lìa, nổi trôi bất định (thuyền về nước lại sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng…) - Thiên nhiên tĩnh lặng, hoang sơ thiếu vắng sự sống con người, một thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng (không chuyến đò ngang; không cầu gợi chút niềm thân mật; Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng…). - Nỗi buồn của người xa quê, đau đáu một nỗi niềm da diết nhớ quê hương (Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà) 2 Nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ a/Vài nét về tác giả tác phẩm - Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào Thơ mới. Thơ ông luôn thể hiện một tình yêu đớn đau hướng về cuộc đời trần thế. - Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên gọi Ở đây thôn Vĩ Dạ) được viết năm 1938, in trong tập Thơ điên (về sau đổi thành Đau thương). Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái Huế, ở thôn Vĩ Dạ. b. Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ - Nỗi buồn nhớ Huế thân thương, đượm xót xa của một con người ý thức được cảnh ngộ của mình (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?). Cảnh sắc, con người Vĩ Dạ đẹp, ấm áp càng gợi nỗi buồn tiếc nuối. 2.0 - Cảnh sắc thiên nhiên đẹp, thấm đượm nỗi buồn chia lìa, tan tác (Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…), mờ ảo, chập chờn tỉnh, mộng (Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?). Đó là một thiên nhiên chứa đầy tâm trạng của nhà thơ. - Nỗi buồn đớn đau, tuyệt vọng của một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, con người và ý thức được sự bất lực của mình (Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà? 3 Đánh giá chung - Buồn là một đặc điểm nổi bật, phổ biến của Thơ mới, mang đến cho Thơ mới một vẻ đẹp riêng. Cảnh sắc thiên nhiên, tâm trạng con người đều nhuốm nỗi buồn. Nó được bắt nguồn từ cái tôi cô đơn, bế tắc của một thế hệ nhà thơ trước Cách mạng. - Đều thể hiện một cảm xúc buồn, song Huy Cận trong Tràng giang, Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ lại có những sắc thái, những cách thể hiện riêng. (Cái buồn điệp điệp của Huy Cận bắt nguồn từ sự ý thức về nỗi cô đơn, nhỏ nhoi, bất định của kiếp người trong cái vô cùng vô tận của đất trời; còn Hàn Mặc Tử lại là một nỗi buồn – đau thương của một tâm hồn khát yêu, khát sống, bị bệnh tật đọa đày, cách biệt với cuộc đời). 1.0 3.b Nhân vật bà Hiền (Nguyễn Khải - Một người Hà Nội) với việc thể hiện những giá trị bền vững. 1 Về tác giả và tác phẩm - Nguyễn Khải (1930 – 2008) là một trong những nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ông là nhà văn xông xáo, luôn bám sát thời sự, có khả năng phát hiện vấn đề nhanh nhạy, phân tích tâm lý sắc sảo. - Truyện ngắn Một người Hà Nội được Nguyễn Khải viết vào đầu năm 1990 (in trong tập Hà Nội trong mắt tôi, 1995). Đây là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác gắn với công cuộc đổi mới của đất nước. 0.5 2 Vài nét về nhân vật bà Hiền 1.0 - Bà Hiền là nhân vật trung tâm của tác phẩm, xuất hiện ngay từ đầu và xuyên suốt tác phẩm. Diễn biến cốt truyện, tình tiết của tác phẩm đều xoay quanh nhân vật bà Hiền. - Bà Hiền là một hạt bụi vàng của Hà Nội, sống gắn bó với Hà Nội, chứng kiến bao đổi thay của Hà Nội qua nhiều giai đoạn. Với một bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột bà là người bản lĩnh, khôn ngoan, thức thời, có đầu óc thực tế, thích ứng nhanh với mọi đổi thay của cuộc sống, nhưng vẫn giữ được những giá trị bền vững. 0,5 3 Những giá trị bền vững ở nhân vật bà Hiền - Sống nề nếp, tinh tế, lịch lãm, luôn có ý thức về mình (một phòng khách bao nhiêu năm vẫn giữ được sự lịch lãm, ấm áp; tết đến xuân về lau chùi kỹ càng từng đồ vật; mặc lịch sự áo măng tô, cổ lông, đi dày nhung đính hạt cườm; hơn hai mươi năm sau vẫn giữ nếp sống ấy của người Hà Nội: lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh bước ra chào khách…) - Biết trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần của người Hà Nội (coi trọng đời sống tinh thần, tổ chức những cuộc gặp gỡ bạn bè định kỳ tại nhà; cách bài trí phòng ăn lịch lãm; sửa cho con cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn với ý thức người Hà Nội cách đi đứng nói năng phải chuẩn, không sống tùy tiện, buông tuồng…) - Sống có nhân cách, bản lĩnh, giàu lòng tự trọng, khiêm tốn và rộng lượng (trong công việc đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ; sống không để bị cám dỗ; luôn dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ, tôn trọng sự lựa chọn của con vào bộ đội, không để con sống bám vào sự hi sinh của bạn bè…) 3.0 4 Đánh giá chung - Nhân vật bà Hiền là một thành công, thể hiện tài năng, cá tính sáng tạo Nguyễn Khải trong việc khắc họa nhân vật luận đề. - Những giá trị được lưu giữ ở nhân vật bà Hiền cũng chính là những giá trị văn hóa bền vững mà mỗi người cần phải gìn giữ, trước hết là những người Hà Nội. 0.5 Lưu ý: - Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức cơ bản như đã nêu trên. - Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể hiện khả năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới. . TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI ĐẠI HỌC - LẦN 3- 2013 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO. ngôn ngữ phong phú, đa dạng, nhất là ngôn ngữ đời thường…) 1.5 2 Nhà văn mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực: - Người mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn: Hoàng Ngọc Phách. - Người. đến 1945. Hai nhà văn mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực thời kỳ này. 2.0 1 Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đến 1945: - Giai đoạn trước

Ngày đăng: 07/08/2015, 21:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan