Đánh giá tác dụng của bài thuốc “lục vị gia vị” điều trị bệnh trĩ nội độ i, II xuất huyết

41 850 6
Đánh giá tác dụng của bài thuốc “lục vị gia vị” điều trị bệnh trĩ nội độ i, II xuất huyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Trĩ là một hệ thống đám rối tĩnh mạch sinh lý bình thường nằm ở vùng hậu môn trực tràng, do một nguyên nhân cơ hội nào đấy làm cho tĩnh mạch trĩ sa giãn không hồi phục, khi đó gọi là bệnh trĩ. Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp, với tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng và là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng. Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp điều trị bao gồm: điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật, điều trị bằng phẫu thuật. Nhưng vẫn tuân theo một nguyên tắc cơ bản là ưu tiên điều trị bảo tồn, chỉ khi nào không thể điều trị bảo tồn được nữa, hoặc bệnh trĩ có kèm theo các bệnh lý khác thuộc hậu môn trực tràng, thì mới điều trị kết hợp với thủ thuật hoặc phẫu thuật. Từ lâu, y học cổ truyền đã có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ như; dùng thuốc uống trong và thuốc dùng ngoài, kết hợp với thủ thuật v.v. Bệnh viện y học cổ truyền Thái Bình từ lâu đã tiếp nhận và áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh này và đã thu được nhiều kết quả. Trong đó, Bệnh viện đã sử dụng Bài “Lục vị gia vị” là bài thuốc nghiệm phương được xây dựng dựa trên bài thuốc “Lục vị địa hoàng hoàn” và gia thêm một số vị thuốc. Bài thuốc có tác dụng bổ can thận âm, lương huyết, chỉ huyết, trên bệnh nhân trĩ có tăng huyết áp. Nhằm tăng cường tác dụng điều trị triệu chứng viêm và chảy máu là hai triệu chứng lâm sàng thường gặp trong bệnh trĩ, dựa trên kết hợp giữa lý luận của y học cổ truyền và trên các cơ sở nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của các vị thuốc theo y học hiện đại, bài thuốc “Lục vị gia vị” trong nghiên cứu này được gia thêm các vị thuốc là Hòe hoa, Xích thược, Hoàng bá, Chỉ xác, Mạch môn, Kinh giới sao đen là những vị thuốc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, chống viêm để làm tăng hiệu quả trong điều trị trĩ nội độ I, II xuất huyết có kết quả rất khả quan, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học, đầy đủ về hiệu quả tác dụng của bài thuốc. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Bước đầu đánh giá tác dụng bài thuốc “Lục vị gia vị” trong điều trị bệnh trĩ nội độ I, II xuất huyết” với 2 mục tiêu sau: - Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Lục vị gia vị” điều trị bệnh trĩ nội độ I, II xuất huyết - Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA TRĨ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 1.1.1. Nhắc lại giải phẫu và sinh lý ống hậu môn 1.1.1.1. Giải phẫu ống hậu môn Ống hậu môn hay còn gọi là đoạn trực tràng tầng sinh môn là phần trực tràng đi ngang qua phần sau của tầng sinh môn. Được giới hạn ở trên bởi giải mu- trực tràng của cơ nâng hậu môn, phía dưới là bó dưới da của cơ thắt ngoài. Ống hậu môn hợp với phần thấp của trực tràng (bóng trực tràng) một góc 90 0 -100 0 chạy xuống dưới ra sau và đổ ra da qua lỗ hậu môn ở tam giác đáy chậu sau. Ống hậu môn dài 3- 4 cm, đường kính khoảng 3 cm, đóng mở chủ động [18], [20], [47], [55], [60].Từ ngoài vào trong ống hậu môn được cấu tạo bởi các lớp cơ, lớp niêm mạc và hệ thống mạch máu thần kinh [18], [90], [97], [104]. Hình 1.1. Giải phẫu ống hậu môn ( Nguồn Atlas giải phẫu người Frank Neetter ) 2 Cơ vùng hậu môn: Vùng hậu môn có nhiều cơ tạo thành hình thể ống hậu môn và góp phần quan trọng trong hoạt động chức năng của hậu môn. Một số cơ chính có tác dụng lớn với hoạt động của vùng hậu môn: * Cơ thắt ngoài: Thuộc hệ cơ vân, hình ống và bao quanh bên ngoài cơ thắt trong, vượt quá bờ dưới cơ thắt trong khi đi sâu xuống phía dưới tiến sát tới da rìa hậu môn. Cơ thắt ngoài là cơ riêng của vùng này gồm có 3 phần: phần dưới da, phần nông và phần sâu [18], [20], [55], [60]. - Phần dưới da: Nông nhất, ngay ở lỗ hậu môn. Xuyên qua phần này có các sợi xơ - cơ của cơ dọc trực tràng chạy từ ngoài vào, từ trên xuống, bám vào da tạo nên cơ nhăn da, làm cho da có các nếp nhăn. Các nếp nhăn này xếp theo hình nan quạt mà tâm điểm là lỗ hậu môn [18], [20], [63]. - Phần nông: phần nông ở sâu hơn và ở phía ngoài hơn so với phần dưới da. Phần nông là phần to nhất của cơ thắt ngoài. Phần này xuất phát từ sau chạy ra trước, vòng quanh hai bên hậu môn, có một số sợi bám vào trung tâm cân đáy chậu [18], [20]. - Phần sâu: nằm trên phần nông. Các thớ cơ của phần này hoà lẫn với các thớ cơ của cơ nâng hậu môn [18], [20], hai bó này duy trì góc hậu môn trực tràng và có chức năng đặc biệt trong tự chủ hậu môn. * Cơ thắt trong: thuộc hệ cơ trơn, là phần dày lên của lớp cơ vòng hậu môn. Cấu trúc hình ống dẹt, cao 4- 5 cm, dày 3- 6 mm, màu trắng ngà, co bóp tự động [18], [20]. * Cơ nâng hậu môn: gồm hai phần là phần thắt và phần nâng. - Phần thắt: xoè giống hình cái quạt gồm 3 bó (bó mu bám ở mặt sau xương mu, bó ngồi bám ở gai hông, bó chậu bám vào cân cơ bịt trong), cả 3 bó đều tụm lại chạy ở hai bên trực tràng, tới sau hậu môn đính với nhau, đính vào xương cụt hình thành phên đan hậu môn- xương cụt [18], [20]. - Phần nâng: chỉ bám vào xương mu, ở phía trên phần thắt, bám tận bằng hai bó ở phía trước và phía bên hậu môn. Hai bó ở hai bên đan vào nhau ở phía trước của hậu môn. Bó bên của hai bên đan vào lớp cơ của thành trực tràng và bám vào bó sâu của cơ thắt ngoài. 3 * Cơ dọc dài phức hợp: Tạo bởi các thớ cơ dọc của lớp cơ thành trực tràng. Dải cơ dọc này chạy giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, xuống phía dưới toả thành hình nan quạt và tận cùng ở phần thấp của cơ thắt trong tạo nên các dây chằng Parks cố định niêm mạc hậu môn vào mặt trong cơ thắt trong [18], [20], [47]. Lớp niêm mạc hậu môn: Lòng ống hậu môn được phủ bởi lớp biểu mô có 3 lớp từ trong ra ngoài, bắt đầu bằng lớp tế bào trụ đơn tiếp đến biểu mô vuông tầng, lát tầng và kết thúc là biểu mô giả da ở đoạn cuối cùng của ống hậu môn. Bên cạnh sự chuyển tiếp cấu trúc là sự thay đổi về chức năng sinh lý quan trọng trong lòng ống hậu môn. Đường lược: là mốc quan trọng trong phẫu thuật hậu môn trực tràng, cách rìa hậu môn da khoảng 1,5- 2 cm, đường lược được tạo nên bởi sự tiếp nối các van hậu môn, xen giữa là các cột trực tràng vì vậy nhìn đường lược có hình răng cưa [123]. Đường lược chia ống hậu môn làm hai phần trên van và dưới van mà sự khác biệt mô học là rõ rệt. Phần trên van là biểu mô trụ đơn (niêm mạc lỏng lẻo có màu đỏ thẫm). Lớp dưới niêm mạc có đám rối tĩnh mạch trĩ trong, gồm ba bó ở vị trí 3h, 8h và 11h (bệnh nhân nằm ngửa) khi đám rối này bị giãn sẽ tạo ra trĩ nội. Phần dưới van là biểu mô không sừng hoá, không có tuyến bã và nang lông gọi là niêm mạc Herman, ở dưới có đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Phần dưới van lại chia làm hai vùng: vùng lược và vùng da. Niêm mạc Herman có cấu trúc 3 - 6 lớp tế bào, rất giàu các đầu mút thần kinh là các thụ thể cảm giác tự do (Meissner, Golgi, Paccini, Krauss) để nhận cảm với các tác nhân đau, nóng, lạnh, áp lực và nhận biết tính chất phân (rắn, lỏng, khí). Do vậy vùng niêm mạc này rất quan trọng trong việc duy trì chức năng sinh lý của ống hậu môn. Ứng dụng trong lâm sàng việc thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật điều trị trĩ: để không gây đau đớn cho người bệnh, tất cả cần được thực hiện ở phần trên của ống hậu môn nghĩa là trên đường lược ít nhất 0,5 cm. Mạch máu của hậu môn – trực tràng. * Động mạch: có ba động mạch cấp máu cho vùng này. - Động mạch trực tràng trên (động mạch trĩ trên): là nhánh tận của động mạch mạc treo tràng dưới. Động mạch này chia 3 nhánh: nhánh phải trước, nhánh 4 phải sau và nhánh trái bên (trùng với vị trí ba bó trĩ chính thường gặp trên lâm sàng), 11h, 8h, 3h. [18], [60], [97], [115], [121]. Các nhánh này nối thông với nhau và nối thông với các TM qua shunt. - Động mạch trực tràng giữa (Động mạch trĩ giữa): Động mạch trực tràng giữa bên phải và bên trái xuất phát từ động mạch hạ vị, cấp máu cho phần dưới bóng trực tràng và phần trên của ống hậu môn [20], [80], [97]. - Động mạch trực tràng dưới (động mạch trĩ dưới): Động mạch trực tràng dưới bên phải và bên trái xuất phát từ động mạch thẹn trong cấp máu cho hệ thống cơ thắt, các nhánh tận cấp máu cho 1/3 dưới hậu môn và vùng da hậu môn. * Tĩnh mạch: gồm đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. - Đám rối tĩnh mạch trĩ trong: máu từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong được dẫn về tĩnh mạch trực tràng trên, đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng dưới (hệ cửa). Khi đám rối tĩnh mạch trĩ trong giãn tạo nên trĩ nội. 5 - Đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài: máu từ đám rối TM trĩ ngoài đổ vào tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới rồi đổ vào tĩnh mạch hạ vị (hệ chủ). Đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài giãn tạo ra trĩ ngoại. Hai đám rối này được phân cách nhau bởi dây chằng Parks, khi dây chằng này thoái hoá mất độ bền chắc sẽ chùng ra, hai đám rối sát liền nhau, trĩ nội sẽ liên kết với trĩ ngoại tạo nên trĩ hỗn hợp. Khi trĩ hỗn hợp to ra có thể không nằm riêng rẽ nữa mà liên kết nhau tạo nên trĩ vòng [18], [28]. - Các nối thông động - tĩnh mạch: Durett cho thấy có sự thông thương giữa động - tĩnh mạch ở lớp dưới niêm mạc của ống hậu môn và máu ở trĩ là máu động mạch nên tác giả đưa ra lý thuyết thông động tĩnh mạch góp phần gây bệnh [47]. Thần kinh: Hậu môn trực tràng được chi phối bởi thần kinh sống và thần kinh thực vật [18], [55], [60], [80]. Hoạt động bài tiết phân thực hiện được tự chủ thông qua sự chi phối của hai hệ thần kinh này. * Thần kinh sống: hệ thần kinh sống có dây thần kinh hậu môn, tách từ dây cùng III và dây cùng IV. Dây này vận động cơ thắt hậu môn và cảm giác vùng quanh lỗ hậu môn, phẫu thuật làm tổn thương dây này sẽ gây nên mất tự chủ khi đại tiện. * Thần kinh thực vật: hệ thần kinh thực vật có các sợi thần kinh tách từ đám rối hạ vị. Các dây giao cảm từ các hạch giao cảm thắt lưng. Các sợi phó giao cảm xuất phát từ hai nguồn. Các sợi tận cùng của dây thần kinh X đi qua đám rối mạc treo tràng dưới, qua dây cùng trước và dây hạ vị đi xuống. Các nhánh này vận động và chỉ huy việc tiết dịch trực tràng. Các dây cùng tách ra từ đoạn cùng của tuỷ sống và mượn đường đi của rễ trước thần kinh cùng II, III, IV tới đám rối hạ vị chi phối cho các tạng niệu dục, điều này giải thích cho việc rối loạn tiểu tiện ở các bệnh nhân có phẫu thuật ở vùng hậu môn trực tràng do sự chi phối của thần kinh thực vật [94], [104]. 1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của trĩ theo y học hiện đại. 1.1.1.2. Nguyên nhân hay yếu tố thuận lợi Nguyên nhân của bệnh hiện nay chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh. * Tư thế đứng 6 Khi nghiên cứu về các áp lực tĩnh mạch trĩ ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ, người ta thấy ở tư thế nằm áp lực của tĩnh mạch trĩ là 25cm nước, khi đứng tăng vọt lên là 75cm nước. Trên lâm sàng, bệnh trĩ thường gặp nhiều ở những người đứng nhiều, ngồi lâu, ít đi lại như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký bàn giấy, * Táo bón kinh niên Bệnh nhân mắc táo bón khi đại tiện phải rặn nhiều. Khi rặn áp lực lên ống hậu môn tăng gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài * Hội chứng lỵ Những bệnh nhân bị bệnh lỵ một ngày đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đi đại tiện đau quặn bụng, bắt buộc phải rặn. Rặn làm áp lực ổ bụng tăng lên rất nhiều. * Hội chứng ruột bị kích thích Những năm gần đây hội chứng ruột bị kích thích (IBS: Irritable bowel syndrome) được nhắc tới nhiều. Bệnh nhân mắc hội chứng này thường mỗi ngày có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện, khi đại tiện là phải rặn. * Tăng áp lực ổ bụng Bệnh nhân ho nhiều do viêm phế quản mãn tính, do giãn phế quản, bệnh nhân suy tim, xơ gan và những người thường xuyên lao động nặng nhọc, áp lực ổ bụng liên tục tăng lên, cản trở máu tĩnh mạch của vùng hậu môn trở về hệ thống tuần hoàn chung. * U bướu hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh Thai nhiều tháng, ung thư trực tràng, ung thư tử cung, u xơ tử cung, các u vùng tiểu khung, đáy chậu khi to có thể chèn ép, cản trở đường về máu của tĩnh mạch, làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng. Về phương thức điều trị, trĩ bệnh và trĩ triệu chứng rất khác nhau. * Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: Ho mạn tính, rặn đái do u phì đại tiền liệt tuyến, làm công việc nặng nhọc… 1.1.1.3. Cơ chế bệnh sinh Có nhiều thuyết cắt nghĩa bệnh trĩ nhưng có 2 thuyết được nhiều người công nhận [7], [21], [28], [35], [40], [54], [61], [90], để giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ là thuyết cơ học và thuyết huyết động học. 7 Thuyết cơ học: Các đám rối tĩnh mạch trĩ nằm ở lớp dưới niêm mạc được giữ nguyên tại chỗ bởi các giải sợi cơ trun đàn hồi, lúc đầu các sợi này chắc, nhưng từ tuổi 20, có hiện tượng thoái hóa keo, chúng nhẽo dần và chùng ra. Vì thế, trên lâm sàng ít thấy trĩ ở trẻ em. Khi đã có thoái hóa keo cộng thêm tình trạng tăng áp lực ổ bụng do táo bón lâu ngày hay có rối loạn nhu động ruột trong viêm đại tràng, ruột bị kích thích dẫn đến các đám tĩnh mạch sa dần xuống dưới và ra ngoài lỗ hậu môn, các huyết quản sẽ dãn ra,căng phồng lên tạo thành búi trĩ. Thuyết huyết động học: Thuyết huyết động học cho rằng trong lớp dưới niêm mạc ở phần thấp của bóng trực tràng và ở ống hậu môn có rất nhiều khoang mạch. Vách các khoang mạch này chỗ dầy, chỗ mỏng tạo thành các hang. Ở vùng này có sự thông nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Chảy máu trong bệnh trĩ do rối loạn tuần hoàn tại chỗ của chính các mạch máu đó. Nhận xét trên lâm sàng cho thấy máu chảy ra từ bệnh trĩ có màu đỏ tươi với hàm lượng Oxy cao. 8 1.1.1.4. Bản chất của trĩ Kết quả các công trình nghiên cứu về mạch máu và mô học cho thấy trĩ là một cấu trúc mạng mạch bình thường được nhiều tác giả công nhận [17],[52],[80]. Thomson (1975) đã tìm ra lớp đệm hậu môn tại vị trí các búi trĩ, nó có độ dày không đồng đều sắp xếp không đối xứng trong lòng ống hậu môn tại các vị trí 3h, 8h, 11h ( tư thế nằm ngửa). Sự sắp xếp trên là để lớp niêm mạc có thể thích nghi được các kích thước luôn thay đổi của ống hậu môn [80], [121]. Như vậy các búi trĩ không chỉ là cấu trúc bình thường mà còn có ích lợi.Khả năng phồng xẹp của các khoang mạch máu ở lớp dưới niêm mạc ống hậu môn thể hiện chức năng điều hoà lượng máu như một ngã tư đường của cả mạng tuần hoàn rộng lớn: phía trên là hệ thống cửa, phía dưới là tĩnh mạch thuộc khối cơ chi dưới và tầng sinh môn, phía trước là đám rối niệu- sinh dục, phía sau là khoang tĩnh mạch ở xung quanh và trong ống tuỷ. Trong điều kiện bệnh lý nào đó một động mạch bị tắc nghẽn thì mạng mạch sẽ đóng vai trò bù trừ mà bình thường tầm quan trọng của nó ít được biết đến. Khi mất khả năng bù trừ sẽ nảy sinh ra bệnh trĩ và xuất hiện triệu chứng chảy máu gặp trong bệnh trĩ [17], [80], [119], [120]. 1.2 CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ THEO YHHĐ 1.2.1. Chẩn đoán Biểu hiện lâm sàng: gồm 5 triệu chứng hay gặp nhất là [29], [111], [114], [116]: * Đại tiện ra máu tươi: Là triệu chứng sớm và hay gặp nhất. Thường biểu hiện ở các mức độ khác nhau như thành tia, nhỏ giọt hoặc dính vào giấy vệ sinh. Mất máu kéo dài gây tình trạng thiếu máu mạn tính. * Sa trĩ: Có sa từng búi hoặc cả vòng trĩ; búi trĩ sa nặng nhẹ tuỳ theo mức độ có thể tự co lên hoặc phải dùng tay đẩy vào, có khi toàn bộ sa tụt hẳn ra ngoài lỗ hậu môn. Sa trĩ ảnh hưởng tới lao động và sinh hoạt làm bệnh nhân rất khó chịu , đau rát hậu môn , rỉ dịch gây ẩm ướt, viêm loét hậu môn. * Đau: Trĩ bình thường không gây đau trừ khi có biến chứng tụ máu, huyết khối, viêm hoặc kèm theo các bệnh khác (nứt kẽ hậu môn). * Ngứa: Thường gặp, gây trầy xước và chảy máu (sang thương bờ hậu môn chiếm 50% trường hợp). 9 * Chảy dịch: Trong bệnh trĩ chất tiết là kết quả của quá trình viêm gồm chất lỏng hoặc nhầy có thể bệnh nhân chỉ cảm thấy ẩm ướt ở bờ hậu môn hoặc chất tiết làm bẩn quần lót. Chất tiết có thể gây ngứa và làm chảy máu do gãi. Thăm và soi hậu môn * Thăm khám: Nhìn có thể thấy trĩ ngoại (da thừa), sa búi trĩ - niêm mạc hậu môn. * Thăm trực tràng là động tác bắt buộc đối với bệnh nhân trĩ. Thăm trực tràng bằng ngón tay trỏ để kiểm tra khả năng co thắt của cơ thắt vòng hậu môn, xác định tổn thương của búi trĩ xem có hiện tượng tắc mạch không. Xác định tổn thương đi cùng với bệnh trĩ như áp xe, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng Soi trực tràng để đánh giá tổn thương của bệnh trĩ, qua soi hậu môn trực tràng để phân độ trĩ nội và cho phép đánh giá các tổn thương khác như nứt kẽ, polip hậu môn, viêm loét trực tràng và đặc biệt là phát hiện ra ung thư trực tràng về đại thể. Những tổn thương viêm loét, ung thư trực tràng nhiều khi dễ nhầm với bệnh trĩ do chúng cũng có biểu hiện đại tiện ra máu [35], [16], [80]. 1.2.2. Phân loại trĩ theo YHHĐ Giải phẫu bệnh học: Lấy đường lược làm mốc người ta phân chia ra: * Trĩ nội: nằm ở dưới niêm mạc, phía trên đường lược, từ khoang cạnh hậu môn dưới niêm mạc xuất phát từ đám rối trĩ trong. Lúc đầu búi trĩ còn nhỏ, nằm trên đường lược, càng về sau to dần ra, các mô nâng đỡ và dây chằng Park chùng ra thì thấy búi trĩ sa xuống dưới và ra ngoài lỗ hậu môn. * Trĩ ngoại: được hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài nằm dưới đường lược và bao bọc bởi da. * Trĩ hỗn hợp: trĩ nội nằm trong ống hậu môn, trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn ngăn cách nhau bởi rãnh liên trĩ, khi dây chằng Park bị thoái hóa keo, nhão ra, trĩ nội và trĩ ngoại hợp với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp ( rãnh liên trĩ bị xóa). * Trĩ vòng: thường có 3 búi trĩ chính ở 3 vị trí phải trước, phải sau và trái ngang. Khi các búi trĩ chính này to dần lên, giữa các búi trĩ chính lại xuất hiện các 10 [...]... 4.1.5 Đặc điểm về độ trĩ 4.1.6 Phân loại thể bệnh trĩ theo YHCT 4.1.7 Tác dụng chống chảy dịch và thu nhỏ búi trĩ của bài thuốc “Lục vị gia vị 4.1.8 Tác dụng giảm đau hậu môn của bài thuốc “Lục vị gia vị 4.1.9 Tác dụng chống táo bón 4.1.10 Tác dụng cầm máu 4.1.11 Ảnh hưởng của Lục vị gia vị đối với huyết áp 4.1.12 Kết quả chung 4.2 Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Lục vị gia vị trên lâm sàng... “Nghiên cứu tác dụng điều trị trĩ nội độ II, độ III cấp tính bằng thuốc chè tan thông u”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà N i, tr 83 13 Nguyễn Văn Hanh (2005), Đánh giá tác dụng điều trị của “Nang tiêu viêm” trong đợt trĩ cấp, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà N i, tr 79 14 Phạm Thị Thu Hồ (2002), “Chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ , Hậu môn học (II) , Hội... So sánh kết quả chung sau điều trị của 2 nhóm Bảng 3.13 Kết quả chung sau điều trị của nhóm nghiên cứu theo YHCT Bảng 3.14: Kết quả nghiên cứu sự thay đổi huyết áp trước và sau điều trị của nhóm BN điều trị “Lục vị gia vị 3.3 Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “ Lục vị gia vị trên lâm sàng và một số chỉ số cận lâm sàng Bảng 3.15 Tác dụng không mong muốn của “ Lục vị gia vị biểu hiện trên yếu tố... Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 4.2.2 Tác dụng không mong muốn biểu hiện trên một số chỉ số huyết học 4.2.3 Tác dụng không mong muốn biểu hiện trên một số chỉ số sinh hóa máu 4.2.4 Tác dụng không mong muốn biểu hiện trên một số chỉ số nước tiểu 26 DỰ KIẾN KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tác dụng của bài thuốc “Lục vị gia vị để điều trị trĩ nội độ I, II , chúng tôi xin kết luận: 1 Tác dụng của bài thuốc. .. trĩ , Hậu môn học (II) , Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, tr 49-54 26 Đỗ Quốc Hương (2005), Đánh giá tác dụng của chè tan “TVS” kết hợp với thủ thuật thắt trĩ trên bệnh nhân trĩ nội độ II, III; Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà N i, tr 68 27 Bùi Thị Thanh Huyền (2005), Bước đầu nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị của bài thuốc “Tứ vật đào hồng gia vị dạng gói lọc trên bệnh nhân trĩ. .. Tác dụng của bài thuốc “Lục vị gia vị để điều trị trĩ nội độ I, II xuất huyết 2 .Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Lục vị gia vị trên lâm sàng và một số chỉ số cận lâm sàng 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: 1 Lê Thị Tuyết Anh và cộng sự (1998), “Tình hình nội soi trực tràng từ 19951997 tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch mai”, Hội thảo ứng dụng nội soi trong chẩn đoán và điều trị tiêu hóa tháng 5/1998... Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc “Chè trĩ số 9” kết hợp với thủ thuật thắt trĩ để điều trị trĩ n i, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà N i, tr 59-74 76 Nguyễn Tất Trung (2000), Nghiên cứu điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật thắt trĩ cải tiến kết hợp tiêm thuốc khô trĩ của y học cổ truyền, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà N i, tr 94,108 77 Kiều Văn Tuấn (1995),Góp phần đánh giá kết quả... 3.5 Kết quả phân loại bệnh nhân theo độ trĩ của 2 nhóm Bảng 3.6 Phân loại bệnh trĩ theo YHCT của 2 nhóm 3.2 Hiệu quả điều trị Bảng 3.7 So sánh tác dụng chống chảy máu của 2 nhóm Bảng 3.8 So sánh tác dụng thu nhỏ búi trĩ của 2 nhóm Bảng 3.9 So sánh tác dụng chống chảy dịch hậu môn của 2 nhóm Bảng 3.10 So sánh tác dụng giảm đau của 2 nhóm Bảng 3.11 So sánh tác dụng chống táo bón của 2 nhóm Bảng 3.12 So... Khí h i, Túc tam lý, Tam âm giao Trĩ nội thể khí huyết hư: cứu là chủ yếu (Trường cường, Bách h i, Cao hoang, Tỳ du, Quan nguyên, Khí hải) Phương pháp châm cứu ở Trung quốc không chia theo thể mà đều châm các huyệt: Bách h i, Trường cường, Thừa sơn, Thứ liêu [134] 1.5 TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC "LỤC VỊ GIA VỊ" Bài thuốc “Lục vị gia vị là bài thuốc nghiệm phương được xây dựng dựa trên bài thuốc “Lục vị địa... chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản y học, Hà N i, tr 79, 80, 81, 86, 130, 136, 143 39 Trần Văn Kỳ (1995), Thuốc chỉ huyết , Dược học cổ truyền, NXB TP HCM tr.195-241 40 Hoàng Đình Lân (1996), Đánh giá tác dụng bài thuốc chè trĩ trên bệnh nhân trĩ viêm tiến triển”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II trường Đại học Y Hà n i, tr 56 41 Ngô Quang Linh (1992), “ Điều trị bệnh trĩ hậu môn thể n i, . - Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Lục vị gia vị điều trị bệnh trĩ nội độ I, II xuất huyết - Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH. hiệu quả tác dụng của bài thuốc. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Bước đầu đánh giá tác dụng bài thuốc “Lục vị gia vị trong điều trị bệnh trĩ nội độ I, II xuất huyết với. BÀI THUỐC "LỤC VỊ GIA VỊ" Bài thuốc “Lục vị gia vị là bài thuốc nghiệm phương được xây dựng dựa trên bài thuốc “Lục vị địa hoàng hoàn” và gia thêm một số vị thuốc. Bài thuốc có tác dụng

Ngày đăng: 07/08/2015, 11:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1.1. Giải phẫu ống hậu môn

  • 1.1.1.2. Nguyên nhân hay yếu tố thuận lợi

  • 1.1.1.3. Cơ chế bệnh sinh

  • 1.1.1.4. Bản chất của trĩ

  • Kết quả các công trình nghiên cứu về mạch máu và mô học cho thấy trĩ là một cấu trúc mạng mạch bình thường được nhiều tác giả công nhận [17],[52],[80]. Thomson (1975) đã tìm ra lớp đệm hậu môn tại vị trí các búi trĩ, nó có độ dày không đồng đều sắp xếp không đối xứng trong lòng ống hậu môn tại các vị trí 3h, 8h, 11h ( tư thế nằm ngửa). Sự sắp xếp trên là để lớp niêm mạc có thể thích nghi được các kích thước luôn thay đổi của ống hậu môn [80], [121]. Như vậy các búi trĩ không chỉ là cấu trúc bình thường mà còn có ích lợi.Khả năng phồng xẹp của các khoang mạch máu ở lớp dưới niêm mạc ống hậu môn thể hiện chức năng điều hoà lượng máu như một ngã tư đường của cả mạng tuần hoàn rộng lớn: phía trên là hệ thống cửa, phía dưới là tĩnh mạch thuộc khối cơ chi dưới và tầng sinh môn, phía trước là đám rối niệu- sinh dục, phía sau là khoang tĩnh mạch ở xung quanh và trong ống tuỷ. Trong điều kiện bệnh lý nào đó một động mạch bị tắc nghẽn thì mạng mạch sẽ đóng vai trò bù trừ mà bình thường tầm quan trọng của nó ít được biết đến. Khi mất khả năng bù trừ sẽ nảy sinh ra bệnh trĩ và xuất hiện triệu chứng chảy máu gặp trong bệnh trĩ [17], [80], [119], [120].

  • Giải phẫu bệnh học: Lấy đường lược làm mốc người ta phân chia ra:

  • 1.4.1.1 Điều trị bảo tồn là sự lựa chọn ban đầu trong điều trị trĩ

  • 1.4.2.1 Điều trị kết hợp y học cổ truyền – y học hiện đại

  • 1.4.2.2 Phương pháp không dùng thuốc:

  • + A : tốt (2 điểm)

  • + B : trung bình (1 điểm)

  • + C : kém (0 điểm)

  • 4.1.11 Ảnh hưởng của Lục vị gia vị đối với huyết áp

  • 4.1.12 Kết quả chung

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan