Nghiên cứu sản xuất và tác dụng sinh học của chế phẩm nước thơm súc miệng dạng đậm đặc

42 1.1K 17
Nghiên cứu sản xuất và tác dụng sinh học của chế phẩm nước thơm súc miệng dạng đậm đặc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỂ c on người là tài sản vô giá, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Sức khỏe là vốn quý của con người. Việc chăm sóc sức khoẻ con người chính là góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi đất nước. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi người và của toàn xã hội, trong đó ngành y tế là lực lượng chủ đạo về chuyên môn kỹ thuật. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu phải từ nhận thức của mỗi người dân, hiểu biết tự tạo ra, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của mình, gia đình mình và cho toàn xã hội. Công tác chăm sóc răng miệng cũng là một trong những việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Ngành y tế nói chung và ngành Răng Hàm Mặt (RHM) nói riêng luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Do bệnh về răng miệng rất phổ biến nên Tổ chức Y tế Thế giới(W.H.O) đã xếp sâu răng vào hàng thứ ba các tai họa của loài người, sau bệnh tim mạch và ung thư bởi bệnh mắc rất sớm, xảy ra phổ biến và chi phí cho điều trị bệnh này khá tốn kém. Để ngăn chặn sự phát triển của các bệnh răng miệng tốt nhất là dùng phương pháp dự phòng. Phương hướng giải quyết các bệnh sâu răng, nha chu, ung thư bằng biện pháp dự phòng là phương hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Mặt khác nó còn phù hợp với phương hướng chung của ngành y tế Việt Nam, lấy nền Ytế dự phòng là chính. Một trong những biện pháp phòng các bệnh răng miệng thường xuyên và dễ thực hiện nhất là dùng nước súc miệng hàng ngày. 1

Bộ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI HOÀNG HỒNG HẢI NGHIÊN cứu SẢN XUẤT VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CHÊ PHẨM NƯỚC THƠM súc MIỆNG DẠNG ĐẬM ĐẶC. (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 1996 - 2001) Người hướng dẫn : GVC NGUYỄN DUY THIỆP GVC NGUYỄN LỆ PHI Nơi thực hiện : Bộ MÔN HOÁ SINH BỌ MÔN VI SINH HỌC Thời gian thực hiện: Từ 3-5/2001 Hà nội, 5-2001 „ L C t y / A ịọ.o^x ị ■' -' * ' " \ r • . » I '•> ■■■, í' L ? : ị JLỜ2 & ẤM ƠQi Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Dược sỹ Nguyễn Duy Thiệp, cô giáo Nguyễn Lệ Phi đã trực tiếp hướng dẫn và định hướng cho em trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học để hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Chủ nhiệm Bộ môn, PGS, TS Nguyễn Xuân Thắng đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu đề tà i. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô phòng Kiểm nghiêm Đông Dược, Viện Kiểm Nghiệm Bộ Y Tế đã giúp đỡ em hoàn thành thực nghiệm. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo và các cô kỹ thuật viên Bộ môn Hoá Sinh và Bộ môn Vi Sinh Học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Đảng Uỷ Nhà Trường , cùng toàn thể các thầy cô giáo, các phòng ban đã tận tình dìu dắt em trong suốt năm năm học vừa qua. Em xin kính chúc sức khoẻ các thầy cô,cùng toàn thể các cô chú Cán bộ ,công nhân viên trong toàn trường! Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2001 Sinh viên Hoàng Hồng Hải MỤC LỤC Trang MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VÂN ĐỂ 1 PHẨN I TỔNG QUAN 3 PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú ư VÀ KÊT QUẢ 13 THỰC NGHIỆM A PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 13 1. Nghiên cứu sản xuất chê phẩm ”Nước thơm súc 13 miệng dạng đậm đặc " 1.1. Công thức 13 1.2. Đặc điểm thành phẩm 1.3. Công dụng và cách dùng 13 1.4. Đặc điểm nguyên liệu 14 1.5. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất 15 1.6. Trang thiết bị 15 1.7. Mô tả quy trình sản xuất 16 1.8. Tiêu chuẩn chất lượng 17 1.9. Phương pháp thử 17 1.10. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc 19 2. Nghiên cứu tác dụng sinh học của chê phẩm 20 "Nước thơm súc miệng" 2.1. Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm dạng pha loãng 20 đối với màng hồng cầu 2.2. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn 21 3. Thử sơ bộ trên lâm sàng 24 B KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 25 1. Nghiên cứu sản xuất chê phẩm "Nước thơm súc 25 miệng dạng đậm đặc" 1.1. Chất lượng thành phẩm 25 1.2. Độ trong 25 1.3. Thể tích 25 1.4. Định tính 25 1.5. Định lượng 28 1.6. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc 28 2. Nghiên cứu tác dụng sinh học 29 2.1. Nghiên cứu tác dụng của dạng chế phẩm pha loãng 29 với màng hồng cầu 2.2. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn 30 3. Thử sơ bộ trên lâm sàng 32 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT 35 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỂ c on người là tài sản vô giá, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Sức khỏe là vốn quý của con người. Việc chăm sóc sức khoẻ con người chính là góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi đất nước. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi người và của toàn xã hội, trong đó ngành y tế là lực lượng chủ đạo về chuyên môn kỹ thuật. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu phải từ nhận thức của mỗi người dân, hiểu biết tự tạo ra, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của mình, gia đình mình và cho toàn xã hội. Công tác chăm sóc răng miệng cũng là một trong những việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Ngành y tế nói chung và ngành Răng - Hàm - Mặt (RHM) nói riêng luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Do bệnh về răng miệng rất phổ biến nên Tổ chức Y tế Thế giới(W.H.O) đã xếp sâu răng vào hàng thứ ba các tai họa của loài người, sau bệnh tim mạch và ung thư bởi bệnh mắc rất sớm, xảy ra phổ biến và chi phí cho điều trị bệnh này khá tốn kém. Để ngăn chặn sự phát triển của các bệnh răng miệng tốt nhất là dùng phương pháp dự phòng. Phương hướng giải quyết các bệnh sâu răng, nha chu, ung thư bằng biện pháp dự phòng là phương hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Mặt khác nó còn phù hợp với phương hướng chung của ngành y tế Việt Nam, lấy nền Ytế dự phòng là chính. Một trong những biện pháp phòng các bệnh răng miệng thường xuyên và dễ thực hiện nhất là dùng nước súc miệng hàng ngày. 1 Việc sử dụng nước súc miệng hàng ngày sẽ có lợi cho vệ sinh răng miệng và tạo thành thói quen cho người sử dụng. Xuất phát từ nhu cầu trên, đi từ các nguồn dược liệu sẵn có ở Việt Nam, kết hợp với một số chất sát trùng thường được dùng trong điều trị bệnh răng miệng, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sản xuất và tác dụng sinh học của chế phẩm nước thơm súc miệng dạng đậm đặc” với các nội dung chủ yếu sau: 1. Nghiên cứu sàng lọc, xây dựng công thức, tiêu chuẩn kiểm nghiệm và quy trình bào chế chế phẩm “ Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc 2. Nghiên cứu tác dụng sinh học của chê phẩm về khả năng sát khuẩn, ổn định niêm mạc và vệ sinh răng miệng nhằm góp phần đưa chế phẩm “Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc” vào sản xuất, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 2 II. TỔNG QUAN díDác bệnh về răng miệng rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh cao. Việc chăm sóc, phòng bệnh răng miệng cho cộng đồng đặc biệt là cho trẻ em đã được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực quan tâm.Tại Mỹ người ta dùng íìuor để phòng bệnh sâu răng từ những năm của thập kỷ 40[30]. Từ đó cho đến nay, công tác chăm sóc, phòng bệnh răng miệng ngày càng được quan tâm, phát triển và đã đem lại kết quả phòng bệnh to lớn cho nhân loại. Tại các nước công nghiệp phát triển như úc, Bắc Âu, Mỹ tình hình sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em trước đây rất trầm trọng. Năm 1969 trung bình mỗi trẻ em trên 12 tuổi có 6,5 răng bị sâu vĩnh viễn ( DMFT > 6,5). Nhờ công tác phòng bệnh với các nội dung như hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng fluor, dùng kỹ thuật trám bít hố rãnh răng cho trẻ em nên bệnh sâu răng ở các nước này giảm xuống rất nhiều. Năm 1994 chỉ số DMFT ở trẻ em 12 tuổi đã ở dưới mức 3 và năm 1999 có nhiều nơi đã ở dưới mức 1. Kết quả này đã được xem là một trong các thành công lớn trong công tác phòng bệnh của thế kỷ.[ll;30] ở các nước trong khu vực, công tác chăm sóc , phòng bệnh răng miệng cũng rất được chú trọng .Tại Malaysia đã có nhiều dự án đưa nguồn fluor vào nguồn nước ăn cho cộng đồng, xây dựng các phòng chăm sóc răng miệng cố định tại các trường tiểu học có cán bộ và trang thiết bị nha khoa để chăm sóc thường xuyên cho trẻ em. Ngoài ra còn có các hoạt động hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho phụ nữ có thai và cho con bú, chương trình hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà( home visit): sử dụng các biện pháp thường xuyên như kem đánh răng, thuốc súc miệng 3 Tại Singapore, những năm của thập kỷ 60 chỉ số DMFT ở trẻ em 12 tuổi là trên 3 thì đến tháng 4 năm 1999 chỉ số này đã được giảm xuống 0,4. [11 ] Tại Trung Quốc, một nước có nhiều đặc điểm giống nước ta, cũng rất quan tâm đến các hoạt động phòng bệnh răng miệng. Đã thành lập Uỷ ban Quốc gia về sức khỏe răng miệng với các hoạt động rất phong phú như chăm sóc răng miệng tại cộng đồng, sử dụng fluor , các loại thuốc súc miệng, kem đánh răng, dùng chất trám bít hố rãnh và đặc biệt là các chiến dịch phòng bệnh với hàng ngàn bác sỹ tham gia , kéo dài hàng năm.[l 1] Tại Việt Nam ngành Răng Hàm Mặt đứng đầu là Viện Răng Hàm Mặt đẩ đặt công tác chăm sóc răng miệng ban đầu là nhiệm vụ chính của ngành, phù hợp với chủ trương của Bộ y tế và của W.H.O. Từ năm 1990, công tác phòng bệnh và chăm sóc răng miệng ban đầu đã được chuyển sang bước mới với một quy mô rộng khắp. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội đã chỉ đạo triển khai chương trình nhằm phủ kín cấp quận, huyện và tiến tới phủ kín trong cả nước, đặc biệt là công tác nha học đường - công tác chăm sóc răng miệng cho trẻ em, các đối tượng chiếm tỷ lệ cao [27]. Nhờ đó mà đã giảm tỉ lệ sâu răng ở trẻ em ( lứa tuổi 12 ) từ 87% năm 1989 xuống còn 63% năm 1993. Cho tới nay cả nước đã có 1658 điểm nha học đường cố định tại trường học, chăm sóc răng miệng thường xuyên , ổn định lâu dài cho khoảng 3,5 triệu học sinh tại trường.[5;8;11] Còn tại cộng đồng việc hướng dẫn vệ sinh răng miệng là thường xuyên: sử dụng các biện pháp phòng bệnh như đánh răng, dùng thuốc súc miệng . Như vậy hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng, phòng bệnh là rõ ràng. Do đó ta cần tìm hiểu về các nguyên nhân gây bệnh ở răng miệng và các biện pháp phòng ngừa. Vi khuẩn có vai trò rất lớn trong qúa trình hình thành sâu răng và nha chu. Mặc dù chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh sâu răng nhưng hầu hết các thuyết đều đề cập đến vi khuẩn. 4 Theo Gottlieb [6;29] thì sâu răng là qúa trình tiêu protein của vi khuẩn và các tinh thể men bị bong ra. Còn theo Davies [6;29] về phương diện thực hành cho rằng cơ chế sâu răng như sau: Men vi khuẩn : + glucid lên men ► Acid Acid + răng ► Tiêu calci Acid sinh ra từ sự lên men chất đường do vi khuẩn sẽ gây mất khoáng của cấu trúc răng và gây sâu răng. Acid thấm qua mảng bám đến bề mặt răng và làm hoà tan chất khoáng của hydroxy apatit. Trước khi có sự tạo lỗ sâu, trên men răng xuất hiện một đốm trắng có bề mặt xốp chứa nhiều chất khoáng. Tổn thương này có thể tái khoáng được bằng các dịch canxi hoá và dịch miệng[15]. Sâu răng là một bệnh diễn biến theo một quá trình liên tiếp có sự mất khoáng và tái tạo khoáng . Sâu răng = Mất khoáng > Tái tạo khoáng . Mảng bám cũng là nguyên nhân gây bệnh sâu răng và nha chu [6]. Gần đây người ta thấy rằng, mảng bám là do đám vi khuẩn dính vào nhau bởi nước bọt và sau đó dính vào răng. Mảng bám răng dày là do vi khuẩn (liên cầu khuẩn, các loại tụ cầu và một số vi khuẩn khác) và đường dextran. Vi khuẩn chiếm 70% trọng lượng mảng bám răng. Nhiệt độ cơ thể thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Từ khoảng ngày thứ 14 kể từ lúc có mảng bám răng thì calci đóng lại, men vi khuẩn kết tủa pyprophosphat tạo thành cao răng gây sâu răng Ngoài ra còn có ảnh hưởng của các yếu tố khác như vòng tròn chất nền (substrate), nhấn mạnh vai trò của nước bọt (chất trung hoà - buffers) và pH của dòng chảy môi trường xung quanh răng. pH vùng trao đổi quanh răng thấp 4,5^5 sẽ gây tổn thương dưới bề mặt, thiếu nước bọt hay nước bọt acid do acid từ dạ dày tràn lên miệng làm giảm pH .[6] 5 Căn nguyên của sâu răng được thể hiện trong sơ đồ sau (9) [Răng : độ tuổi, fluorid , dinh dưỡng , các vi tố (trace element ) ] Nguyên nhân vi khuẩn ở đây là mật độ vi khuẩn chứ không phải đặc tính của vi khuẩn[25]. Vì trong môi trường miệng luôn có vi khuẩn. Có nghĩa là số lượng vi khuẩn trong miệng phải lên tới mức nào đó thì bệnh mới xuất hiện. Số lượng vi khuẩn đủ để gây bệnh không giống nhau ở mỗi người mà tuỳ thuộc vào sự đề kháng của từng người. Cùng với một lượng vi khuẩn là N, đối với cá nhân A có bệnh mà cá nhân B lại không có bệnh. Cá nhân B chỉ mắc bệnh khi có thêm một lượng vi khuẩn X nào đó. Do đó N gọi là ngưỡng đề kháng của cá nhân B còn ngưỡng đề kháng của cá nhân A thấp hơn N (11). Muốn cho bệnh sâu răng không xảy ra phải làm sao giảm được lượng vi khuẩn xuống thấp hơn ngưỡng của mỗi cá nhân. Nếu bệnh sâu răng làm hư răng rất sớm thì nha chu là nguyên nhân làm rụng răng ở lứa tuổi 30-40 ( trừ thể bệnh nha chu ở thiếu niên ). Bệnh nha chu cũng có nhiều nguyên nhân, nhưng đa số các bệnh nha chu bắt đầu từ viêm lợi, do vi khuẩn và có liên quan chặt chẽ với mảng bám răng[6;8;30]. Có thể dự phòng được bằng cách đánh răng, súc miệng loại trừ các mảng bám răng. Những việc làm đơn giản ấy lại có hiệu quả rất lớn trong đa số các trường hợp. Tuy bệnh ung thư miệng không gây tác hại cho nhiều người bằng 6 [...]... nằm trong giới hạn cho phép và đạt tiêu chuẩn cơ sở 2 NGHIÊN c ú u TÁC DỤNG SINH HỌC 2.1 Nghiên cứu tác dụng với màng hồng cầu Tác dụng của nước súc miệng: có tác dụng sát khuẩn, làm sạch niêm mạc miệng nhưng không gây tác hại đối với niêm mạc, nhất là trong những trường hợp bị viêm, loét miệng, ở đây, chúng tôi nghiên cứu tác dụng dạng pha loãng của chế phẩm là dạng người sử dụng trực tiếp dùng Đó là... dịch có màu chớm vàng đến vàng chanh, vị cay, có mùi thơm đặc trưng của nước thơm súc miệng dạng đậm đặc 1.3 Công dụng và cách dùng: 1.3.1 Công dụng: Chống viêm, sát khuẩn răng, miệng và họng Ngừa chảy máu chân răng, ỉ Phòng và chống sâu răng Khử mùi hôi và làm thơm miệng 13 1.3.2 Cách dùng: Cho 3 - 5 giọt nước súc miệng dạng đậm đặc vào một cốc chứa khoảng 30ml nước sạch, lắc đều, súc từ 1 đến 3 phút... theo thể tích / thể tích) 1.10 Nghiên cứu độ ổn định của thuốc Tên thuốc: Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc Dạng thuốc: Nước( dùng ngoài) Tuổi thọ của thuốc: 24 tháng Nghiên cứu thử nghiệm trên 3 lô: 010198; 020298; 030398 Mục đích: Theo dõi tuổi thọ thực tế của chế phẩm Điều kiện bảo quản: Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc được đựng trong lọ thuỷ tinh, mỗi lọ đựng 20 ml chế phẩm, mỗi lọ thuốc được đặt... m s ú c m iệ n g DẠNG ĐẬM ĐẶC Qua quá trình sàng lọc các công thức và nghiên cứu tác dụng của từng hoạt chất Chúng tôi đã xây dựng công thức Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc 1.1 Công thức Menthol 2,2g Acid Boric Ug Borneol 0,2g Tinh dầu Quế 0,2ml Tinh dầu Đinh hương 0,25ml Tinh dầu Hồi 0,15ml Tá dươc vừa đủ 20 ml 1.2 Đặc điểm thành phẩm Nước thơm súc miệng đậm đặc là một dạng thuốc nước, sánh, trong,... sẽ có ý nghĩa lớn về chính trị, khoa học và kinh t ế Nghiên cứu phối hợp các thành phần này trong một chế phẩm sẽ tạo nên tác dụng hiệp đồng làm tăng tác dụng và hiệu quả điều trị của chế phẩm nước súc miệng Trong phạm vi đề t à i , chúng tôi đi sâu vào cách phòng bệnh theo hướng thứ ba 4 Một sô công thức nước súc miệng dạng đậm đặc được sử dụng ở Việt Nam ( có sử dụng những thành phần như đã nêu trên... phá vỡ màng hồng cầu nhẹ nhàng và có tác dụng như một chất tẩy, làm bong bẩn bám trên niêm mạc miệng mặc dù thời gian tiếp xúc ngắn (5 phút) Một số tác giả (15, 16) cũng dùng phương pháp nghiên cứu tác dụng đối với màng hồng cầu để nghiên cứu tác dụng chống viêm của một số chất Tuy không mang tính đặc hiệu nhưng nó có tác dụng thử nhanh 2.2 Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm đối với vi khuẩn • Phương... thực tế hiệu quả của chế phẩm, trong khi thử nghiệm vẫn giữ nguyên thói quen vệ sinh răng miệng như trước đây( nếu đang sử dụng một loại thuốc súc miệng khác thì tạm dừng loại đó lại) Sau một thời gian, gửi phiếu điều tra để lấy kết quả từ người thử nghiệm Từ kết quả đó tổng hợp, đánh giá tác dụng của chế phẩm Nước thơm súc miệng dạng đâm đặc B KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1 NGHIÊN CÚƯ SẢN XUẤT CHẾ PHAM n ư ớ... sử dụng thuốc Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ bình thường, nơi khô ráo , thoáng mát Tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định: Tiêu chuẩn chất lượng( như mục 1.1.8) Phương pháp nghiên cứu : Kiểm tra chất lượng của chế phẩm theo tiếu chuẩn chất lượng sau từng thời gian: mới sản xuất, sau 6, 12, 18, 24, 30 tháng 19 2 NGHIÊN c ú u TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CHẾ PHAM n ư ớ c t h ơ m SÚC MIỆNG DẠNG ĐẬM ĐẶC 2.1 Nghiên cứu. .. mặt và có mặt chất thử tác dụng ở các nồng độ khác nhau Để yên hỗn hợp này ở nhiệt độ phòng trong 5 phút và 30 phút Sau đó ly tâm 2500 vòng/phút trong 5 phút Nồng độ Hemoglobin được đo ở bước sóng 530nm trên máy đo quang Trung Quốc T22 2.2 Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của chê phẩm 2.2.1 Nguyên liệu ❖ Thuốc thử ■ỉ^Dung dịch thử - Chế phẩm dạng đậm đặc (1) - Chế phẩm dạng pha loãng 2 lần (2) - Chế phẩm. .. giấy và có toa hướng dẫn sử dụng 1.7.4 Nhãn: đúng quy chế lố 1.7.5 Bảo quản : nơi khô ráo, thoáng mát 1.7.6 Thời gian sử dụng : 24 tháng kể tù’ ngày sản xuất Thành phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở 1.8 Tiêu chuẩn chất lượng (tiêu chuẩn cơ sở) 1.8.1 Chất lượng thành phẩm: Màu sắc: có màu vàng nhạt đến vàng chanh Mùi vị: Mùi thơm đặc biệt của nước thơm súc miệng dạng đậm đặc, vị cay 1.8.2 Độ trong: . Phương pháp thử 17 1.10. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc 19 2. Nghiên cứu tác dụng sinh học của chê phẩm 20 " ;Nước thơm súc miệng& quot; 2.1. Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm dạng pha loãng 20 đối. bệnh răng miệng, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sản xuất và tác dụng sinh học của chế phẩm nước thơm súc miệng dạng đậm đặc với các nội dung chủ yếu sau: 1. Nghiên cứu sàng lọc,. kiểm nghiệm và quy trình bào chế chế phẩm “ Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc 2. Nghiên cứu tác dụng sinh học của chê phẩm về khả năng sát khuẩn, ổn định niêm mạc và vệ sinh răng miệng nhằm góp

Ngày đăng: 07/08/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan