Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tại đơn nguyên nội tiết bệnh viện thanh nhàn

61 441 0
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tại đơn nguyên nội tiết bệnh viện thanh nhàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỂ • Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới, là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nước đang phát triển và được coi là một bệnh dịch ở các nước nàv. Theo báo cáo của Hiệp Hội ĐTĐ quốc tế (IDF), năm 2004 có khoảng 171 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2030 28. ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe doạ đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng như: bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh Iv thần kinh ĐTĐ, Cắt cụt chi, suy thận, mù m ắt.,.M ỗi năm bệnh này dẫn tới tử vong của 3,2 triệu người (nghĩa là có đến 6 người chết tronơ vòng 1 phút), bên cạnh đó là chi phí khổng lồ cho việc chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ và người mất khả năng lao động do bệnh gây ra. IDF đã công bố độ tuổi mắc bệnh ĐTĐ chủ yếu ỉà 3064, đây cũng là độ tuổi lao động chủ yếu 28 . Vì vậy ĐTĐ đã và đang trở thành một vấn đề y tế nan giải, là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phổ biến của bệnh, vì các hậu quả nặng nề do bệnh được phát hiện và điều trị muộn 7, Tại Việt Nam, số người mắc bệnh ĐTĐ cũng ngày một gia tăng. Năm 2003, Tạ Văn Bình đã công bố tỷ lệ ĐTĐ chung của Việt Nam là 2,7% và tỷ lệ của các thành phố lớn là 4,4% 7, Hà Nội có tỷ lệ ĐTĐ là 2,45% (Nguyễn Huy Cường, 2004) tăng gấp gần 10 lần so với 10 năm trước đây 8. Nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị của số lượng lớn các bệnh nhân ĐTĐ, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thuốc điều trị ĐTĐ, đa dạnẹ về số lượng, dạng bào chế và chủng loại các biệt dược. Với mục đích không chỉ kiểm soát tốt đường huyết mà còn phải phòng và ngăn chặn sự liến triển của các biến chứng (cho tới nay chưa có phương pháp chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh này) nên hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ phải sử dụng đồng thời khá nhiều loại thuốc trong cả quãng đời còn lại của mình. Việc sử dụng an toàn, hợp lý,

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC ĐIỂU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ■ ■ TẠI ĐƠN NGUYÊN NỘI TIẾT BỆNH VIỆN THANH NHÀN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 2001 - 2006 Người thực hiện; sv Trần Thị Yến Người hướng dãn: Ths. Nguyễn Thị Hưcrng Giang Ths. Bế ái Việt Nơi thực hiện: Đơn nguyên nội tiết Bệnh Viện Thanh Nhàn Thời gian thực hiện; 9/2005 - 4/2006 Em xỉn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới: Ths. Nguyễn Thị Hương Giang Ths. BếáiViệt Đây là nhữtĩg người thầy đã tận tình hướnẹ dẫn em cả về kiến thức cũng như phương pháp luận để thực hiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn BSCK 2 Lê Thị Thu Hà, người đã cung cấp cho em nhiều tài liệu và kiên thức quí báu để hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới: - Toàn thể các bác sỹ, y tá, cán bộ các khoa Nội tổnẹ hợp và Đơn nquyên nội tiết Bệnh viện Thanh Nhàn. - Ban giám hiệu trường Đ ạ i học Dược Hà Nội - Bộ môn Dược ỉâm sàng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2005 Sinh viên Trần Thi Yến DANH SÁCH CÁC TỪVlẾX TẮT TRONG KHOÁ LUẬN ĐTĐ: Đái tháo đường ADA: American Diabetes Association (Hiệp hội ĐTĐ Mỹ) BMI: Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể) BN: Bệnh nhân HDL: High density lipoprotein IDF: International Diabetes Federation (Hiệp hội ĐTĐ quốc tế) JNC VII: Joint National Commitee LDL: Low density lipoprotein RLLP: Rối loạn lipid l'HA: Tăng huyết áp VLDL: Very low density lipoprotein WHO: World Health Organization (tổ chức y tế thế giới) YTNC Yếu tố nguy cơ MỤC LỤC ■ ■ ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I - TỔNG QUAN 1.1. Bệnh ĐTĐ 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Phân loại bệnh ĐTĐ 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ 1.1.3.1. ĐTĐ typ 1 1.1.3.2. ĐTĐ typ 2 2 1.1.4. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ 2 1.1.4.1. ĐTĐ typ 1 2 1.1.4.2. ĐTĐ typ 2 2 1.1.5. Biến chứng của bệnh ĐTĐ 3 1.1.5.1. Biến chứng cấp tính 3 1.1.5.2. Biến chứng mạn tính 4 1.2. Thuốc điều trị ĐTĐ 6 1.2.1. Insulin 7 1.2.2. Các thuốc điều trị ĐTĐ đường uống 8 1.2.2.1. Nhóm kích thích bài tiết insulin 8 1.2.2.2. Nhóm thuốc tác động lên hoạt động của insulin 9 1.2.2.3. Các thuốc khác 10 1.3. Điều trị ĐTĐ 11 1.3.1 Mục tiêu điều trị 11 1.3.2. Phương pháp điều tri 12 1.3.2.1. Điều trị bằng chế độ ăn 12 1.3.2.2 Điều trị bằng chế độ luyện tập 12 1.3.2.3. Lựa chọn thuốc trong điều trị ĐTĐ 12 CHƯƠNG II - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu 17 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 17 2.1.1 Tiêu chuẩn loại trừ 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1. Các nội dung nghiên cứu 18 2.2.1.1 Tinh hình bệnh ĐTĐ 18 2.2.1.2. Vẩn đề sử dụng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ 18 2.2.1.3. Một số kết quả điều trị 18 2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá 18 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 20 CHƯƠNG HI-KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT 21 3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu 21 3.1.1. Phân bố đối tượng theo typ ĐTĐ 21 3.1.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi và giới 21 3.1.3. Phân bố đối tượng theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ 22 3.1.4. Một số YTNC gây bệnh ĐTĐ 23 3.1.5. Một số biến chứng của bệnh ĐTĐ 24 3.1.6. Tình trạng quản lý bệnh nhân ĐTĐ trước vào viện 26 3.1.6.1. Mức độ tuân thủ trong điều trị 26 3.1.6.2. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ đã sử dụng 27 3.1.6.3. Tình trạng kiểm soát đường máu trước khi vào viện 28 3.1.6.4. Tình trạng kiếm soát huyết áp ỏ bệnh nhân ĐTĐ 28 3.1.6.5. Tinh trạng kiểm soát lipid và lipoprotein huyết tương ở BN ĐTĐ 29 3.2. Khảo sát việc sử dụng thuốc trong điều trị 29 3.2.1. Sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết 29 3.2.1.1. Danh mục thuốc điều trị ĐTĐ dùng trong mẫu nghiên cứu 29 3.2.1.2. Sử dụng Insulin 30 3.2.1.3. Các phác đồ điều tri ĐTĐ typ 2 sử dụng trong mẫu nghiên cứu 32 3.2.2. Điều trị các biến chứng của bệnh ĐTĐ 34 3.2.2.1. Các thuốc điều trị THA và RLLP 34 3.2.2.2. Các thuốc phối hợp trong điều trị biến chứng trên BN ĐTĐ 35 3.2.3. Kết quả điều trị ĐTĐ 36 3.2.4. Tương tác thuốc 37 CHƯƠNG IV - BÀN LUẬN 38 4.1. Tình hình bệnh ĐTĐ tại bệnh viện Thanh Nhàn 38 4.2. Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh ĐTĐ 40 CHƯƠNG V - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Đề xuất 48 Phu luc ĐẶT VẤN ĐỂ • Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới, là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nước đang phát triển và được coi là một bệnh dịch ở các nước nàv. Theo báo cáo của Hiệp Hội ĐTĐ quốc tế (IDF), năm 2004 có khoảng 171 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2030 [28]. ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe doạ đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng như: bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh Iv thần kinh ĐTĐ, Cắt cụt chi, suy thận, mù m ắt.,.Mỗi năm bệnh này dẫn tới tử vong của 3,2 triệu người (nghĩa là có đến 6 người chết tronơ vòng 1 phút), bên cạnh đó là chi phí khổng lồ cho việc chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ và người mất khả năng lao động do bệnh gây ra. IDF đã công bố độ tuổi mắc bệnh ĐTĐ chủ yếu ỉà 30-64, đây cũng là độ tuổi lao động chủ yếu [28 . Vì vậy ĐTĐ đã và đang trở thành một vấn đề y tế nan giải, là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phổ biến của bệnh, vì các hậu quả nặng nề do bệnh được phát hiện và điều trị muộn [7], Tại Việt Nam, số người mắc bệnh ĐTĐ cũng ngày một gia tăng. Năm 2003, Tạ Văn Bình đã công bố tỷ lệ ĐTĐ chung của Việt Nam là 2,7% và tỷ lệ của các thành phố lớn là 4,4% [7], Hà Nội có tỷ lệ ĐTĐ là 2,45% (Nguyễn Huy Cường, 2004) tăng gấp gần 10 lần so với 10 năm trước đây [8]. Nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị của số lượng lớn các bệnh nhân ĐTĐ, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thuốc điều trị ĐTĐ, đa dạnẹ về số lượng, dạng bào chế và chủng loại các biệt dược. Với mục đích không chỉ kiểm soát tốt đường huyết mà còn phải phòng và ngăn chặn sự liến triển của các biến chứng (cho tới nay chưa có phương pháp chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh này) nên hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ phải sử dụng đồng thời khá nhiều loại thuốc trong cả quãng đời còn lại của mình. Việc sử dụng an toàn, hợp lý, kinh tế là một thách thức không nhỏ đối với cả các dược sĩ, bác sĩ cũng như các bệnh nhân. Do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh ĐTĐ tại Đơn nguyên nội tiết bệnh viện Thanh Nhàn” với các mục tiêu: 1, Đánh giá tình hình ĐTĐ tại bệnh viện Thanh Nhàn. 2, Khảo sát và đánh giá việc sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ tại bệnh viện Thanh Nhàn. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. BỆNH ĐTĐ 1.1.1. Khái niệm ĐTĐ là bệnh mạn tính, không thuần nhất, được biểu hiện bằng sự tăng glucose máu, rối loạn chuyển hoá các chất glucid, lipid và protid, thường kết hợp với giảm tuyệt đối hay tương đối về tác dụng và/hoặc bài tiết insulin [7], [18]. 1.1.2. Phân loại bệnh ĐTĐ - ĐTĐ typ 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): ĐTĐ typ 1 là tình trạng tuỵ không thể sản xuất ra insulin cho nhu cầu của cơ thể do tổn thưoìig hoặc suy giảm chức năng tế bào p nguyên phát [34], - ĐTĐ typ 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin) ĐTĐ typ 2 là tình trạng kháng insulin kết hợp với giảm khả năng bài tiết insulin [34]. - ĐTĐ thai nghén ĐTĐ Ihai nghén là trường hợp rối loạn chuyển hoá glucose được chẩn đoán lần đầu tiên khi mang thai [34], - Các typ ĐTĐ khác Bao gồm tất cả các nguyên nhân hiếm gặp khác có thể gây bệnh ĐTĐ như bệnh lý của hệ thống nội tiết, các tuyến tuỵ, các hình thái di truyền của bệnh ĐTĐ hoặc ĐTĐ do thuốc và hoá chất [34]. 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ 1.L3.1. ĐTĐ Typ 1 Trong đa số truờng hợp ĐTĐ typ 1 xảy ra trên cơ địa nhạy cảm về di truyền phối hợp với các yếu tô nhiễm khuẩn, virus, môi trường và miễn dịch. Typ 1 ĐTĐ xuất hiện khi hệ thống miễn địch của cơ thể phá huỷ các tế bào (3 đảo tuỵ- nơi sản xuất ra insulin- qua các phản ứng tự miễn. Người ta cho rằng tác nhân hoá học hoặc virus có thể là kháng nguyên gây ra quá trình huỷ hoại ấy, trên những người có gen nhạy cảm. Các kháng thể đặc hiệu này có thể lưu hành trong máu vào thời gian này và quá trình phá huỷ diễn ra trong vài năm hoặc thậm chí chỉ vài tháng. Tại thời điểm khởi phát bệnh khoảng 80% tế bào p của đảo tuỵ đã bị phá huỷ. Khi đó những tế bào Ị3 còn lại vẫn tiết ra insulin nhưng không đủ để duy trì sự dung nạp glucose và BN cần được bổ xung insulin từ bên ngoài cơ thể. Sau giai đoạn khởi phát, có Ihê xuất hiện thời kỳ “trăng mật” của bệnh - giai đoạn đường máu được kiểm soát với nhu cầu rất nhỏ hoặc thậm chí không cần insulin ngoại sinh. Tuy nhiên giai đoạn này không kéo dài do quá trình tự miễữ tiếp tục phá huỷ tất cả những tế bào (3 còn lại và người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào insulin ngoại sinh [18]. 1.13.2. Đ TĐ typ 2 ĐTĐ typ 2 được đặc trưng bởi 3 đặc điểm sinh lý bệnh là: giảm bài tiết insulin ở tuyến tuỵ, kháng insulin ở mô ngoại vi và tăng sản xuất glucose ở gan trong đó sự kháng insulin và bất thường trong việe bài tiết insulin là hai yếu tố chính. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc kháng insulin xảy ra trước khi có sự bất thường trong bài tiết. Sự kháng insulin liên quan chặt chẽ tới tình trạng béo phì, đặc biệt là béo khu vực trung tâm - rất phổ biến trên BN ĐTĐ typ 2. Trong giai đoạn sớm của bệnh việc đung nạp glucose vẫn bình thường bởi vì mặc dù có kháng insulin nhưng bù lại, tế bào p lại sản xuất nhiều hơn mức bình thường. Tuy nhiên những tế bào này không thể duy trì sự tăng tiết insulin quá mức trong một thời gian dài nên sau đó lượng insulin tiết ra cũng giảm. Vì vâỵ cùng với gan tăng sản xuất glucose, đường huyết sẽ tăng cao và kéo theo các triệu chứng lâm sàng. Sau một số năm mắc bệnh tuỵ cũng cạn kiệt insulin và khi đó các BN ĐTĐ typ 2 cũng phải phụ thuộc hoàn toàn vào insulin ngoại sinh [18], 1.1.4. Một sô yếu tô nguy cơ của bệnh ĐTĐ I.I.4 .I. ĐTĐ typ 1 ĐTĐ typ 1 thường khởi phát khi còn trẻ tuổi nhưng cũng có thể ỏ người trưởng thành. Những đối tượng mà trong gia đình có người mắc ĐTĐ typ 1 được xem là có nguy cơ cao [35]. 1.1A.2. ĐTĐ typ 2 Theo tiêu chuẩn của WHO năm 2003, các đối tượng sau được xem là có nguy cơ cao [35]: [...]... điều trị biến chứng trên các cơ quan khác nhau của 1 BN ĐTO là một thách thức không nhỏ 3.1.6 Tình trạng quản lý bệnh nhân ĐTĐ trước vào viện 3.1.6.1 Mức độ tuân thủ trong điều trị Trong tổng số 130 BN, có 112 BN đã sử dụng thuốc, 17 BN mới phát hiện bệnh, 1 BN không sử dụng thuốc điều trị ĐTO typ 1 dù đã được chẩn đoán và có liệu pháp điều trị Mức độ tuân thủ trong điều trị của 112 BN có sử dụng thuốc. .. yếu thuộc địa bàn Hà Nội, có Bảo hiểm y tế, thường xuyên được tham gia tư vấn về ĐTĐ và được cấp thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện hàng tháng nên ý thức tuân thủ điều trị khá cao 3.1.6.2 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ đã sử dụng Tất cả các nhóm thuốc được các BN ĐTĐ thuộc mẫu nghiên cứu' sử dụng trước khi vào viện đều là những nhóm được WHO, IDF, ADA khuyến cáo trong điều trị bệnh ĐTĐ Trong tổng... kiểm tra đường huyết bằng máy đo đưòng huyết cá nhân B, Quan điểm mới trong điểu trị ĐTĐ typ 2 Trước đây, việc điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 được tuân theo nguyên tắc “bậc thang”, nghĩa ỉà BN sẽ được điều trị theo từng bậc một: đầu tiên với chế độ ăn và luyện tập, sau đó sử dụng 1 thuốc đơn độc, rồi tăng liều thuốc, phối hợp 2 thuốc, phối hợp thuốc và insulin, cuối cùng là sử đụng insulin Chỉ khi đường huyết... dùng thuốc, tỷ lệ thuốc được sử dụng như sau: Bảng 3.6 Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ đã sử dụng trước khi vào viện Phác đồ Thuốc Tỷ lệ % Insulin 9 8,0 Insulin 14 12,5 Sulfonylure 21 19,2 Metformin 10 8,9 Sul + Met ĐTĐ typ 1 SỐ BN 43 38,4 Ins + Met 15 13,4 112 100 Đơn tri liêu ĐTĐ typ 2 Đa trị liệu 23 BN (21,5%) 31 BN (27,7%) 58 BN (51,8%) Tổng cộng * Tổng cộng p (đơn/ đa*) < 0,05 đơn đơ: đơn trị liệu/đơ... thủ trong điều trị trước vào viện 26 Nhận xét: Đa số BN dùng thuốc thường xuyên (chiếm 76,8%), số còn lại không tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc (23,2%) Tỷ lệ BN tuân thủ điều trị cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thị Tính tại Bệnh viện Việt - Tiệp, Hải Phòng [6] (57.33'7r) và so với nghiên cứu của Tạ Văn Bình, 2003 (50,9%) [3], Kết quả này có thể giải thích: BN điều trị tại viện Thanh Nhàn chủ yếu... được chẩn đoán ĐTĐ điều trị nội trú tại Đơn nguyên nội tiết Bệnh viện Thanh Nhàn, thời gian từ 1/9/1005 đến 5/4/2006 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn - BN được chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn của WHO năm 1999 [34] Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của WHO năm 1999 Đường máu Nồng độ đường huyết tương (huyết thanh tĩnh mạch) mmol/1 (mg/dl) Lúc đói > 7 ,0 (1 2 6 ) Và/ hoặc 2h sau khi uống 75g đường trong 250ml... Lựa chọn thuốc trong kiểm soát biến chứng A, Thuốc kiểm soát huyết áp BN có ĐTĐ kèm THA phải sử dụng thuốc điều trị THA nếu việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và luyện tập không đạt được hiệu quả [19] Thuốc điều trị THA trên BN ĐTĐ gồm các nhóm: Lợi tiểu Thiazid, chẹn kênh Canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể Angiotensin, chẹn ß giao cảm [26] - Việc sử dụng 2 hay nhiều thuốc trong điều trị THA được... phát hiện bệnh ĐTĐ typ 2 bắt đầu sử dụng insulin khi các thuốc đường uống khác cùng với việc kiểm soát chế độ ăn và luyện tập không đạt được mục tiêu đường huyết Khi sử dụng insulin vẫn phải điều trị bằng chê độ ăn và chế độ luyện tập [14] Insulin nên sử đụng kết hợp với các thuốc đường uống khác ( ĐTĐ typ 2) vì sẽ làm hạn chế sự tăng cân, giảm cơn hạ đường huyết quá mức do Insulin, ngoài ra thuốc hạ... Các nội dung nghiên cứu 2.2.1.1 Tinh hình bệnh ĐTĐ 1 Tỷ lệ ĐTĐ typ 1, typ 2 2 Tỷ lệ theo giới, tu ổ i 3 Thời gian phát hiện bệnh 4 Một số yếu tố nguy cơ trên đối tượng nghiên cứu và nhận thức của người bệnh về các YTNC gây bệnh ĐTĐ 5 Các biến chứng thường gặp 6 Mức độ kiểm soát đường huyết, huyết áp và lipid máu khi vào viện 2.2.1.2 Vấn đề s dụng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ 1 Khảo sát và đánh giá các thuốc. .. môn cần sử dụng nhiều thể lực [14] Đối với ĐTĐ typ 1 nếu tập luyện kéo dài phải giảm liều insulin trước khi tập và nên thử đường máu và đường niệu trước khi tập Còn đối với ĐTĐ typ 2 luyện tập có tác dụng điều chỉnh đường máu thông qua việc giảm cân và giảm kháng insulin [13], 1.3.2.3 Lựa chọn thuốc trong điều trị ĐTĐ * Lựa chọn thuốc kiểm soát đường huyết A, Insulin ĐTĐ typ 1 bắt buộc phải sử dụng insulin . các bệnh nhân. Do đó, chúng tôi chọn đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh ĐTĐ tại Đơn nguyên nội tiết bệnh viện Thanh Nhàn với các mục tiêu: 1, Đánh giá tình hình ĐTĐ tại bệnh. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC ĐIỂU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ■ ■ TẠI ĐƠN NGUYÊN NỘI TIẾT BỆNH VIỆN THANH NHÀN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC. 35 3.2.3. Kết quả điều trị ĐTĐ 36 3.2.4. Tương tác thuốc 37 CHƯƠNG IV - BÀN LUẬN 38 4.1. Tình hình bệnh ĐTĐ tại bệnh viện Thanh Nhàn 38 4.2. Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh ĐTĐ 40 CHƯƠNG

Ngày đăng: 07/08/2015, 10:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan