Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN

83 565 0
Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN

LỜI MỞ ĐẦU Đối với hầu hết chúng ta, ngân hàng là loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng. Với sự hiện diện của ngân hàng, chúng ta có thể nhận được các khoản vay để thanh toán cho việc mua ô tô mới hoặc để trang trải chi phí cho việc học tập, kinh doanh. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng là một địa chỉ hữu ích nếu chúng ta mong muốn nhận được những lời khuyên về việc đầu tư các khoản tiết kiệm hay lưu trữ và bảo quản các giấy tờ có giá. Hệ thống ngân hàng với hàng ngàn chi nhánh hoạt động trên toàn thế giới có thể tác động đến sự phát triển của tất cả mọi lĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vậy ngân hàng là gì? Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền. Thuật ngữ các ngân hàng (banks) bao gồm những hãng như các NHTM, các công ty tiết kiệm và cho vay tiền, các Ngân hàng tiết kiệm tương trợ và các liên hiệp tín dụng (tr. 32, Tiền tệ, ngân hàng & thị trường tài chính- Frederic S.Mishkin ). Công nghiệp ngân hàng gân đây mới được nói nhiều trên báo chí. Những vụ vỡ nợ của các NHTM vẫn đang ở tỉ lệ cao nhất từ khi có cuộc Đại suy thoái và công nghiệp tiết kiệm và cho vay đã đòi hỏi một sự bảo lãnh to lớn. Mặc dù, các ngân hàng đã được tự chủ tài chính, chủ động huy động vốn và cho vay theo khuôn khổ pháp luật nhưng vấn đề trọng yếu là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đáp ứng một cách nhanh chóng kịp thời tình trạng thừa thiếu vốn trong nền kinh tế với chi phí hợp lý. Như vậy, có một câu hỏi đặt ra là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng (đặc biệt là các doanh nghiệp) hiện nay ra sao? Chắc chắn mối quan hệ đó sẽ ngày càng phải gắn bó, tương tác lẫn nhau. Vì DN không trả được nợ đến hạn, doanh thu ngân hàng sẽ giảm, ảnh hưởng đến việc cho DN khác vay vốn, ảnh hưởng đến sự tồn tại và pháp triển của ngân hàng. Để tránh được rủi ro tín dụng này, trong quá trình thẩm định cho vay, ngân hàng cần đặc biệt chú trọng khâu 1 phân tích tài chính đối với DN vay vốn tại ngân hàng. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN”, nơi em thực tập. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề chia làm ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng và phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ công tác tín dụng. Chương 2: Thực trạng công tác PTTC các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI- NHCT VN. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính DN phục cụ cho hoạt động tín dụng tại SGDI- NHCT VN. Với kiến thức còn hạn chế về nội dung, nên chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết, em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để chuyên đề được bổ sung, hoàn chỉnh. Hà nội, năm 2006. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC TÍN DỤNG 1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng và đặc trưng của quan hệ tín dụng Trước hết, để hiểu được tín dụng Ngân hàng ta cần phải nắm rõ khái niệm tín dụng. Tín dụng ra đời cùng với sự xuất hiện của tiền tệ. Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai. Có thể định nghĩa quan hệ tín dụng một cách đầy đủ như sau: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng 2 tạm thời một lượng giá trị ( dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu ( tr. 15,giáo trình Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng,NXB Thống kê, chủ biên Tô Kim Ngọc ). Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng thừa, thiếu vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội. Các quan hệ tín dụng được tổ chức thành hệ thống và có mối quan hệ hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo hiệu quả của sự dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Do đó, một quan hệ tín dụng phải thỏa mãn những đặc trưng sau: Thứ nhất, là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời. Và thực chất trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó. Thứ hai, là tính hoàn trả. Nói cách khác, nó là giá trả cho sự hy sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu vì thế nó phải đủ hấp dẫn để người sở hữu sẵn sàng hy sinh quyền sử dụng đó. Thứ ba, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng. Người cho vay tin tưởng rằng vốn dễ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Người đi vay cũng tin vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ này sẽ là điều kiện hình thành nên quan hệ tín dụng. Như vậy, tín dụng Ngân hàng có thể hiểu là việc ngân hàng tin tưởng nhường quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định và kết thúc thời gian đó ngân hàng sẽ thu về cả vốn lẫn lãi. Chính nhờ hoạt động này mà ngân hàng trang trải được mọi chi phí phát sinh và là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận tỉ lệ thuận với rủi ro nên nó cũng đồng nghĩa với mức lợi nhuận thu được càng lớn thì rủi 3 ro ngân hàng gặp phải sẽ càng cao. Và để hạn chế rủi ro tín dụng này thì trước khi đặt vấn đề cho vay, ngân hàng cần phải tiến hành công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Làm tốt khâu này sẽ đảm bảo sự an toàn, ổn định và phát triển quy mô của hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.1.2. Ý nghĩa của công tác phân tích tài chính các DN đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng Có thể thấy tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của DN. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, trước khi lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp, nhất thiết cần phải nghiên cứu báo cáo tài chính của kỳ thực hiện. Các báo cáo tài chính được soạn thảo theo định kỳ phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh . bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thông tin về kết quả và tình hình tài chính của DN cho người lãnh đạo và bộ phận tài chính DN thấy được thực trạng tài chính của đơn vị mình, chuẩn bị căn cứ lập kế hoạch cho kỳ tương lai.Nhưng tất cả các số liệu của kỳ thực hiện là những tài liệu có tính chất lịch sử và chưa thể hiện hết những nội dung mà những người quan tâm đòi hỏi. Vì vậy người ta phải dùng kỹ thuật phân tích để thuyết minh các mối quan hệ chủ yếu, giúp cho các nhà kế hoạch dự báo và đưa ra các quyết định tài chính cho tương lai, bằng cách so sánh, đánh giá xem xét xu hướng dựa trên các thông tin có tính chất lịch sử đó. Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều người khác nhau như các chủ Ngân hàng, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ . Vì thế, họ có thể tập trung vào việc xem xét những khía cạnh khác nhau của tình hình tài chính doanh nghiệp.Đặc biệt đối với các chủ Ngân hàng và các nhà tín 4 dụng: mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt họ chú ý đến số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để so sánh với số nợ ngắn hạn để biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, các họ còn chú ý khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hoàn trả các khoản cho vay dài hạn, chú ý đến việc đảm bảo cơ cấu tài chính an toàn trong doanh nghiệp để đề phòng rủi ro. Ở đây ta thấy có một quan hệ đối ứng, thông qua phân tích tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng còn có thể tư vấn kịp thời cho các doanh nghiệp về quyết định tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định và phát triển doanh nghiệp; và đến lượt nó; phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp trong Ngân hàng góp phần kiểm tra lại tính trung thực của kiểm tra tài chính nội bộ. Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp có thể đánh giá được rủi ro của doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro về khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai, và quyết định: có nên cho doanh nghiệp vay vốn không? mức độ rủi ro nếu Ngân hàng gánh chịu khi chấp nhận cho doanh nghiệp vay? Và lý giải được mục đích vay vốn của doanh nghiệp liệu có thực sự trung thực không? Phân tích tài chính không những giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định đúng đắn khi tiến hành xét duyệt các khoản cho vay mà còn trong cả quá trình cho vay. Bởi, trong thời hạn cho vay, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ cung cấp cho Ngân hàng các báo cáo tài chính, các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, Ngân hàng có thể phát hiện những dấu hiệu xấu về tình hình tài chính của doanh nghiệp đó và thu hồi các khoản vay trước hạn. Hơn nữa, công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp còn giúp Ngân hàng xây dựng kế hoạch cho vay, trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanhtài chính mỗi doanh nghiệp, Ngân hàng có thể đánh giá nhu cầu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn. Từ đó, Ngân hàng sẽ có chiến lược huy động vốn phù hợp, tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Ngân hàng có thể biết được xu hướng phát triển của từng giai đoạn, từng lĩnh vực kinh tế, 5 lập kế hoạch cung cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay, đem lại lợi nhuận cao cũng như góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước. Như vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Và đối với cán bộ tín dụng thì phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu không thể thiếu trong quy trình thẩm định cho vay của Ngân hàng. 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VAY VỐN 1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ (tr.139, giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê Hà nội 2005, chủ biên NGƯT,TS . Lê Thị Xuân ). Thông qua phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro hay triển vọng của doanh nghiệp. 1.2.2. Tài liệu phân tích tình hình tài chính DN. a) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định. Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: - Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN, bao gồm: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (loại A) và tài sản cố định, 6 đầu tư dài hạn (loại B). Mỗi loại đó lại bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau được sắp xếp theo một trình tự phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý trong từng giai đoạn. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần này phản ánh số tài sản hiện có của DN ở thời điểm lập báo cáo; còn xét về mặt pháp lý, nó phản ánh vốn thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý lâu dài của DN. - Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành nên các tài sản, bao gồm: Nợ phải trả (loại A) và nguồn vốn chủ sở hữu (loại B). Mỗi loại A và B lại bao gồm các chỉ tiêu khác nhau và cũng được sắp xếp theo một trình tự thích hợp với yêu cầu của công tác quản lý. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành nên tài sản có của DN; còn xét về phương diện pháp lý, các chỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm pháp lý của DN đối với các đối tượng đầu tư vốn(nhà nước, ngân hàng, cổ đông), cũng như với khách hàng thông qua công nợ phải trả. Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm như sau: +) Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị. Cho nên, ta có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm. Từ đó, cho phép ta đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các chỉ tiêu. +) Bảng cân đối kế toán có kết cấu 2 phần, thực chất là phản ánh 2 mặt của một lượng tài sản, cho nên tổng tài sản luôn luôn bằng nguồn vốn, tức là: Tài sản = Nguồn vốn Hay: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Hoặc: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả Như vậy, thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn. Do đó, bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả 7 kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của trong một thời kỳ nhất định và những nghĩa vụ mà DN phải thực hiện với Nhà nước. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, về việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp, và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn. Đây là một bản báo cáo tài chính được những nhà lập kế hoạch rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp đang thực hiện trong kỳ. Nó còn được coi như một bản hướng dẫn để dự báo xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo yêu cầu quản lý, nhưng phải phản ánh được bốn nội dung cơ bản sau đây: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận và được xác định qua đẳng thức sau đây: LN hoạt động KD = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo của DN. - Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: báo cáo các khoản thu, chi tiền được phân loại theo các hoạt động. - Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 8 +) Xác định lượng tiền do các hoạt động kinh doanh mang lại trong kì và dự đoán các dòng tiền trong tương lai. +) Đánh giá khả năng thanh toán nợ vay và khả năng trả lãi cổ phần bằng tiền. +) Chỉ ra mối liên hệ giữa lãi, lỗ ròng và việc thay đổi tiền của DN. +) Là công cụ lập kế hoạch. - Cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Theo chế độ kế toán Việt Nam qui định một báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm 3 phần: +) Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN. +) Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động đầu tư của DN. +) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính. d)Thuyết minh báo cáo tài chính - Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của DN, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của DN trong kì báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. - Nội dung của báo cáo: +) Trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của DN. +) Nội dung một số chế độ kế toán được DN lựa chọn để áp dụng +) Tình hình và lí do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn đối tượng quan trọng. +) Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và kiến nghị của DN. 1.2.3. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính 9 Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồn dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính DN. Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính DN nhưng trên thực tế, người ta sử dụng chủ yếu hai phương pháp là lập báo cáo dạng so sánh và phân tích tỷ số tài chính  Phương pháp lập báo cáo tài chính dạng so sánh: có 3 dạng như sau: +) Lập báo cáo khuynh hướng (so sánh ngang) +) Lập báo cáo so sánh dọc +) Lập báo cáo thay đổi hàng năm Việc sử dụng phương pháp này nhằm mục đích: +) Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà DN đặt ra bằng các so sánh giữa trị số của các chỉ tiêu tài chính kỳ thực tế với kỳ kế hoạch. +) Đánh giá tốc độ, xu hướng pháp triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kỳ trước. +) Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh giữa kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với hệ số trung bình của ngành hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùng qui mô hoạt động, trong cùng lĩnh vực hoạt động.  Phương pháp phân tích tỷ số tài chính: - Tỷ số phản ánh mối quan hệ tỉ lệ giữa chỉ tiêu này và chỉ tiêu khác. - Tỷ số tài chính phản ánh mối quan hệ tỉ lệ giữa các chỉ tiêu tài chính với nhau. - Các tỷ số tài chính có ý nghĩa quan trọng là khái quát một cách chung nhất tình hình tài chính trên tất cả các mặt trong một thời kỳ nhất định. 10 [...]... C cu vn khỏ an ton: DN cú d tha ngõn qu Vn bng tin > 0 Vn lu ng thng xuyờn > 0 Nhu cu vn lu ng > 0 C cu vn vn m bo an ton; nhu cu vn lu ng c ti tr mt phn bng ngun vn di hn, mt phn bng vn tớn dng ngn hn Vn bng tin < 0 Nhu cu vn lu ng > 0 Vn lu ng thng xuyờn > 0 C cu vn vn m bo an ton; nhu cu vn lu ng c ti tr hon ton bng ngun vn di hn Nhu cu vn lu ng > 0 Vn lu ng thng xuyờn > 0 DN cú ngun vn di do... m bo c cu vn an ton 15 Vn bng tin > 0 Nhu cu vn lu ng < 0 Vn lu ng thng xuyờn > 0 DN dựng vn ngn hn u t di hn; tin d tr nhiu do chim dng nhiu; n kinh doanh v ngoi kinh doanh ln hn ti sn kinh doanh v ngoi kinh doanh Vn bng tin > 0 Nhu cu vn lu ng < 0 Vn lu ng thng xuyờn < 0 DN dựng n ngn hn u t di hn; d tr tin trờn cỏc ti khon tin ỳng bng khon tin DN vay ngn hn; n kinh doanh v ngoi kinh doanh ln hn... ti sn kinh doanh v ngoi kinh doanh Vn lu ng thng xuyờn < 0 Nhu cu vn lu ng < 0 DN dựng n ngn hn u t di hn; n kinh doanh v ngoi kinh doanh ln hn ti sn kinh daonh v ngoi kinh doanh Vn lu ng thng xuyờn < 0 Nhu cu vn lu ng < 0 Vn bng tin < 0 DN dựng n ngn hn u t di hn; mc vay n nhiu Nhu cu vn lu ng > 0 Vn bng tin < 0 Vn lu ng thng xuyờn < 0 (3) Phõn tớch s bin ng ca tng ch tiờu a) Phõn tớch vn lu ng thng... 2004 cũng giảm 0,76 lần Tuy nhiên về chất lợng tín dụng, trong đó nợ quá hạn của cả hai năm này đều dới 0,5% (năm 2004 là 0,26%, năm 2005 là 0,18%) Do đó, có thể thấy việc thu hẹp số lợng nhỏ tổng doanh số cho vay của SGD là nhằm mục đích phục vụ thật tốt khách hàng , nâng cao chất lợng tín dụng Nh vậy, cùng với việc thu hút nguồn vốn lớn của các doanh nghiệp, Chi nhánh đã chú trọng cả việc thu hút... khác,SGD cũng thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng để xúc tiến công tác cho vay.Điều đó đã tạo đợc niềm tin, uy tín và gây dựng ấn tợng tốt đối với khách hàng của SGD 2.2.THC TRNG CễNG TC PTTC CC DN PHC V HOT NG TN DNG TI SGDI NHCT VN 2.2.1.Túm tt quy trỡnh cho vay v qun lý tớn dng doanh nghip ca SGDI (1) Mc ớch, yờu cu Quy trỡnh cho vay v qun lý tớn dng doanh nghip c son tho vi mc ớch giỳp cho quỏ... cho vay sẽ cao hơn và thu nhập của Ngân hàng cũng tăng Nếu phân theo thành phần kinh tế thì cả ba thời điểm cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nớc vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn Năm 2003: chiếm 90,5% tổng cho vay Năm 2004: chiếm 80% tổng cho vay 36 Năm 2005: chiếm 74,1% tổng cho vay Tất nhiên, đây không phải là xu hớng của riêng Chi nhánh mà là của toàn ngành từ trớc tới nay, bởi rằng u điểm của nó là: cho. .. quan h cõn i gia vn lu ng thng xuyờn v nhu cu vn Trong hot ng kinh doanh ca cỏc DN, vic phỏt sinh nhu cu vn lu ng l tt yu ti tr nhu cu vn, mt c cu vn an ton l DN thng xuyờn cú mt phn ngun vn di hn bự p, phn cũn li s 14 dng vn tớn dng ngn hn Tuy nhiờn, c cu tham gia ca vn di hn v vn tớn dng ngn hn ti tr cho nhu cu vn lu ng nhiu hay ớt s quyt nh mc an ton hay ri ro trong hot ng kinh doanh ca cỏc DN... sn lu ng v Ngun vn ngn hn u t ngn hn Ngun vn di hn Ti sn c nh v u t di hn Vn lu ng thng xuyờn cú th xỏc nh theo 2 cỏch sau: Cỏch 1: Vn LTX= Ngun vn di hn TSC v TDH Cỏch 2: Vn LTX = Ti sn lu ng v u t ngn hn - Ngun vn ngn hn Vn lu ng thng xuyờn ln hn 0 chng t DN cú mt phn ngun vn di hn u t cho TSL iu ny em li cho DN mt ngun vn ti tr n nh, mt du hiu an ton, mt quyn c lp nht nh Nu ngun vn di hn nh hn ti... Tình hình cho vay của Ngân hàng,đối với cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất cao ( chiếm 64,6% tổng cho vay năm 2005) Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn (35,4% tổng cho vay năm 2005).Đây là điều dễ hiểu vì SGDI NHCT VN là một đơn vị có bề dày thành tích và đã tạo đợc một uy tín tốt đối với khách hàng Do hoạt động ổn định nên Ngân hàng đã mạnh dạn chấp nhận rủi ro bằng việc cho vay trung... chng t DN b ng v vn bng tin - Cỏch 2: Vn bng tin = (Vn LTX) (Nhu cu VL) Phng trỡnh trờn cho phộp gii thớch: +) Vn bng tin > 0 (nu nhu cu vn lu ng dng) chng t vn lu ng thng xuyờn tha món nhu cu vn lu ng Ngc li, DN quỏ nhiu tin do chim dng c vn ca bờn th ba (nu nhu cu vn lu ng õm) +) Vn bng tin < 0 chng t vn lu ng thng xuyờn ch ti tr c mt phn nhu cu vn lu ng, phn cũn li da vo tớn dng ngn hn Ngõn hng, . về tín dụng Ngân hàng và phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ công tác tín dụng. Chương 2: Thực trạng công tác PTTC các doanh nghiệp phục vụ cho. em chọn đề tài: Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN , nơi em thực tập. Ngoài phần

Ngày đăng: 15/04/2013, 00:43

Hình ảnh liên quan

Để xỏc định nhu cầu vốn lưu động cú thể chia bảng cõn đối kế toỏn thành cỏc nhúm sau: - Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN

x.

ỏc định nhu cầu vốn lưu động cú thể chia bảng cõn đối kế toỏn thành cỏc nhúm sau: Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng số 1 Hoạt động tớn dụng của Sở giao dịch I– NHCTV N( Đơn vị: tỷ đồng) - Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN

Bảng s.

ố 1 Hoạt động tớn dụng của Sở giao dịch I– NHCTV N( Đơn vị: tỷ đồng) Xem tại trang 32 của tài liệu.
E/ Chỉ tiờu hiệu quả - Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN

h.

ỉ tiờu hiệu quả Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng số 3 - Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN

Bảng s.

ố 3 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng số 4 - Thực trạng công tác phân tích tài chính các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của SGDI-NHCT VN

Bảng s.

ố 4 Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan