Bài dự thi kiến thức liên môn nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh (19)

5 2.5K 14
Bài dự thi kiến thức liên môn nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh (19)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh: Quảng Nam - Phòng giáo dục và đào tạo: Huyện Duy Xuyên. - Trường THCS Trần Cao Vân, Thị Trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Điện thoại: 05103877301 Email: trancaovan@gmail.com. Thông tin về nhóm giáo viên: 1. Họ và tên: LÊ THỊ KHÁNG Ngày sinh: 10-01-1966 Môn: Lịch sử Điện thoại: 01694798414 Email: lethikhang.ltk@gmail.com. 2. Họ và tên: PHAN THỊ MINH LAN Ngày sinh: 04-11-1969 Môn Lịch sử Điện thoại:01698414622 Email:phanthiminh.lan@gmail.com. 3. Họ và tên: VĂN THỊ BÍCH LIÊN Ngày sinh : 25-10-1969 Môn Lịch sử Điện thoại: 0978521747 Email: aodaithathuoc@gmai.com PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I.Tên hồ sơ dạy học Vận dụng kiến thức liên môn giữa môn Địa lý, Văn học, và ứng dụng công nghệ thông tin để dạy tốt bài học Lịch sử “ Nhà nước Văn Lang” II. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức - Vận dụng kiến thức môn Lịch sử, môn Địa lý, môn Văn học và Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh hiểu - Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Sơ lược nước Văn Lang ( thời gian thành lập, địa điểm), tổ chức nhà nước Văn Lang nước. 2. Tư tưởng - Giáo dục tinh thần đoàn kết, gắn bó dân tộc - Bước đầu giáo dục cho HS lòng yêu nước và ý thức tự hào về văn hóa dân tộc. Tích hợp giáo dục mối quan hệ giữa ĐKTN với sự phát triển kinh tế, ý thức giữ gìn những cổ vật văn hóa dân tộc 3. Rèn luyện kỹ năng - Bước đầu làm quen với phương pháp vẽ sơ đồ tổ chức quản lí. Quan sát hình ảnh và nhận xét, vận dụng kiến thức về Địa lí, về địa hình, khí hậu để giúp học sinh hình dung được nguồn gốc cuộc sống của tổ tiên ta. - Vận dụng kiến thức Văn học để học sinh hiểu truyền thống văn hoá dân tộc ta. III. Đối tượng dạy học của bài học: - Bài này được sử dụng dạy cho học sinh khối lớp 6 - Số lượng: khoảng 175 em . Trong đó có gồm tất cả các đối tượng học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh yếu. IV. Ý nghĩa của bài học: - Qua bài học giúp cho học sinh hiểu được : Thời kì Văn Lang dựa vào yếu tố địa lý địa hình khí hậu, thổ nhưỡng Bằng sự lao động cần cù nhân dân Văn Lang đã tự xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất tinh thần phong phú đủ sức để họ sống và tồn tại và phát triển. Đó là nguồn gốc hình thành nên bản sắc văn hoá riêng biệt của người dân Việt Nam ta ngày nay - Vào khoảng các thể kỉ thứ VIII- VII TCN, ở đồng bằng ven các con sông lớn Bắc Bộ và Bắc Trung bộ, đã hình thành những bộ lạc lớn - Việc mở rộng nghề nông lúa nước thường xuyên đối mặt với hạn hán, lũ lụt họ cần có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân để làm thuỷ lợi bảo vệ mùa màng. - Cũng trong hoàn cảnh ấy, cư dân Văn Lang còn phải thường xuyên đấu tranh chống giặc ngoại xâm ( Giặc Ân, giặc Man) và giải quyết những xung đột giữa các bộ lạc với nhau. Vì vậy họ cần liên kết với nhau, cần thống nhất với nhau thành một khối đoàn kết dân tộc Nhà Nước Văn Lang ra đời. - Nhà nước Văn Lang ra đời tuy còn đơn giản chưa có quân đội, chưa có pháp luật nhưng là đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. - Sự kiện nhà nước Văn Lang ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn đánh dấu sự xuất hiện một nhà nước cổ đại ở Phương đông. Khẳng định Việt Nam ta, có nền văn hoá từ lâu đời từ thời cổ đại, là “một trong những cái nôi của quê hương loài người” - Qua bài học giáo dục cho học sinh ý thức tự hào về truyền thống dựng nước của tổ tiên ta. Từ đó các thế hệ con cháu tiếp tục truyền thống dựng nước, giữ nước đến ngày nay - Giáo dục các em biết yêu, kính phục Vua Hùng Vương người có công dựng nước Văn Lang, từ đó các em cố gắng học tập để xứng đáng với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. - Giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết trong học tập và lao và trong sinh hoạt hàng ngày. V. Thiết bị dạy học và học liệu - Thiết bị: Máy tính, màn hình, đèn chiếu - Đồ dùng dạy học: Bản đồ Việt Nam có xác định vị trí, nhà nước Văn Lang. - Sơ đồ Nhà nước Văn Lang - Ảnh lăng vua Hùng ở Phú Thọ. - Tranh: Lưỡi rìu, lưỡi cuốc bằng sắt, hình trang trí trên trống đồng. - Tài liệu: Sách giáo khoa Địa lý, Văn học, Lịch sử lớp 6 hiện hành, những câu chuyện cổ tích., truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu… lưỡi cày đồng, thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ, hình trang trí trên trống đồng. Câu chuyện cổ tích, truyền thuyết: Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh. - Ứng dụng Công nghệ thông tin: Giáo án Word, và Powerpoint, font : Times New Ro-manh, cỡ chữ 24. VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Bài cũ: (4 phút)- Những nét mới về tình hình kinh tế, XH của cư dân Lạc Việt? 3. Bài mới: * Giới thiệu: (1 phút) Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1: (20 phút)KT: Nhận biết và ghi nhớ điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang. KN:Phát hiện, liên hệ các nước trong khu vực. Sự xuất hiện các bộ lạc, sự phân hóa giàu nghèo trong các chiềng chạ. HS: Đọc mục 1 SGK. H:Cuối TK VIII đến đầu TK VII TCN ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thay đổi lớn gì? GV sử dụng kiến thức địa lí nói về vùng đất trù phú ở đồng bằng Bắc Bộ, sự giàu có về rừng, biển…thuận lợi cho sự cư trú của con người…. HS: Hình thành những bộ lạc gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế. - Sản xuất phát triển. - Trong chiềng chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn nảy sinh. Sản xuất nông nghiệp ở khu vực sông gặp khó khăn do bão lụt. GV: Theo em, truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân thời đó? GVsử dụng kiến thức môn Văn giới thiệu sơ lược về truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh. HS: Chế ngự thiên nhiên để bảo vệ mùa màng. GV: Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Việt cổ lúc đó đã làm gì? HS: Chiềng, chạ liên kết, bầu ra người có uy tín để tập hợp nhân dân chống lũ lụt. GV: HS xem H 31, H 32 SGK. H: Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí nói lên điều gì? - Liên hệ vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng. Tích hợp môn văn để giới thiệu về truyện Thánh Gióng… HS: Họ còn đấu tranh với giặc ngoại xâm giải quyết xung đột. GV: Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên (trị thủy, thủy lợi), chống giặc ngoại xâm các bộ lạc phải thống nhất với nhau để tạo sức mạnh. Muốn thống nhất phải có 1 chỉ huy có uy tín và tài năng → Nhà nước Văn Lang ra đời. GV: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Liên hệ với các quốc gia cổ đại phương Đông. So với các quốc gia cổ đại phương Đông thì nước Văn Lang ra đời như thế nào?( thời gian, địa điểm) HS: So sánh GV: Chốt lại, 1. Điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang: - Vào khoảng các thể kỉ thứ VIII- VII TCN, ở đồng bằng ven các con sông lớn Bắc Bộ và Bắc Trung bộ, đã hình thành những bộ lạc lớn - Việc mở rộng nghề nông lúa nước thường xuyên đối mặt với hạn hán, lũ lụt→ cần có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân để làm thuỷ lợi bảo vệ mùa màng. - Họ còn đấu tranh chống giặc ngoại xâm và giải quyết những xung đột → các bộ lạc cần thống nhất với nhau. 4. Củng cố: Chọn ý đúng:- Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là: a. Vua An Dương Vương. b. Vua Hùng Vương. c. Vua Lí Thái Tổ. - Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? a. VI TCN b. VII TCN c. VII d. III TCN -Trình bày tổ chức nhà nước Văn Lang. 5. Dặn dò: - Học theo câu hỏi SGK cuối bài và giải thích sơ đồ nhà nước Văn Lang. - Xem trước chuẩn bị bài 13 theo câu hỏi gợi ý ở SGK VII. Kiểm tra đánh giá kết quả - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, bài tập trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. - Sau mỗi hoạt động là có câu hỏi đánh giá nhằm giúp học sinh nắm chắc từng nội dung hoạt động. - Tiêu chí câu hỏi từ dễ đến khó, từ chi tiết đến tổng hợp. Hệ thống câu hỏi lô gich khoa học nhằm phát huy khả năng tư duy học sinh. - Ngoài ra còn có hệ thống câu hỏi nâng cao dành cho học sinh giỏi. VIII. Sản phẩm của học sinh - Qua bài học đa số học sinh vận dụng được kiến thức liên môn: Địa lý, Lịch sử, văn học , và ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết tốt tình huống nội dung bài học. Tiết học cũng sôi nổi hấp dẫn hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn , chất lượng cao hơn thể hiện qua bài khảo sát với tỉ lệ như sau Loại Giỏi : 98 em Tỉ lệ :56% Loại Khá: 70 em Tỉ lệ :40% Trung bình : 7 em Tỉ lệ: 0.4% ( có bài kiểm tra đình kèm} . học của bài học: - Bài này được sử dụng dạy cho học sinh khối lớp 6 - Số lượng: khoảng 175 em . Trong đó có gồm tất cả các đối tượng học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh. khoa học nhằm phát huy khả năng tư duy học sinh. - Ngoài ra còn có hệ thống câu hỏi nâng cao dành cho học sinh giỏi. VIII. Sản phẩm của học sinh - Qua bài học đa số học sinh vận dụng được kiến thức. môn Địa lý, Văn học, và ứng dụng công nghệ thông tin để dạy tốt bài học Lịch sử “ Nhà nước Văn Lang” II. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức - Vận dụng kiến thức môn Lịch sử, môn Địa lý, môn Văn học

Ngày đăng: 05/08/2015, 13:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan