Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT Bến Tre, Vĩnh Phúc

62 1.4K 0
Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lúa được xem là cây trồng chủ yếu ở các nước Châu Á và sản phẩm lúa gắn liền với đời sống con người gần 10.000 năm, riêng khu vực Châu Á với hơn 3 tỷ dân đang sản xuất và tiêu dùng hơn 90% sản lượng gạo của thế giới.

Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đặt vấn đề Lúa được xem là cây trồng chủ yếu ở các nước Châu Á và sản phẩm lúa gắn liền với đời sống con người gần 10.000 năm, riêng khu vực Châu Á với hơn 3 tỷ dân đang sản xuất và tiêu dùng hơn 90% sản lượng gạo của thế giới. Cuộc cách mạng “xanh” đã giúp các nước Châu Á tránh được tình trạng thiếu lương thực và cải thiện đời sống vùng nông thôn xuất phát từ việc giảm được 30% chi phí sản xuất nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất cải tiến. Trong những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ gạo tại một số nước thuộc Châu phi, Châu mỹ và Châu âu có xu hướng tăng lên mặc dù gạo không phải nguồn lương thực chính đối với họ. Năm 2002, hơn 50% dân số thế giới phụ thuộc vào sản phẩm gạo và gạo trở thành nguồn cung cấp calories và protêin hàng ngày cho con người (Oladele, O.I và Sakagami, J-I, 2004). Thực trạng sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã trì trệ ở thập niên 1960 và tăng nhẹ vào những năm 1970, trong giai đoạn này không có sự mở rộng diện tích cũng như tăng năng suất do ảnh hưởng của chiến tranh. Tuy nhiên, đến những năm sau thập niên 1980, 1990 thì sản xuất lúa gạo đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân 5%/năm trong giai đoạn 1980 – 2000; trong đó, tăng năng suất đóng góp 3,5% và tăng diện tích canh tác chiếm 1,5% (Trần Thị Út, 2002). Với tốc độ tăng trưởng trên đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất của thế giới từ năm 1989; cụ thể năm 2005, sản lượng gạo xuất khẩu trên 5,2 triệu tấn đạt kim ngạch trên 1,2 tỷ đôla (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 20/02/2006). Thành tựu về sản xuất lúa gạo trong thời gian xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: thứ nhất, chính sách mở cửa nền kinh tế khởi động từ năm 1986 đã tạo điều kiện cho cho việc tự do hóa sản xuất hướng theo thị trường; thứ hai, chính sách xác định quyền sử dụng đất của nông hộ miễn giảm thuế nông nghiệp (Irving, 1995; Pingali. P và V.T. Xuân, 1992). 1 Ngày nay, xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp. Điều này làm giảm diện tích đất canh tác ở một số vùng trong cả nước cũng như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng như Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An là các tỉnh điển hình. Đồng thời, theo báo cáo của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) năm 2003, các chuyên gia nhận rằng diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ bị giảm đáng kể và thậm chí sẽ không thể sử dụng để sản xuất do bị ô nhiễm bởi chất thải và hóa chất được sử dụng trong sản xuất. Do vậy, để có thể duy trì mức sản lượng nông sản, đặc biệt là lúa gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như ổn định mức sản lượng gạo xuất khẩu thì các nước sản xuất nông nghiệp đều xem việc áp dụng kỹ thuật mới theo hướng sản xuất bền vững là một trong những giải pháp ưu tiên được chọn trong quá trình sản xuất nông nghiệp và ở Việt Nam. Điều này cũng đang được thực hiện; đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu long. Theo một số nghiên cứu trước đây cho thấy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa có thể làm giảm chi phí khoảng 22% và là tăng thu nhập khoảng 29% (Huỳnh Thanh Chí, 2004). Các mô hình kỹ thuật mới được áp dụng phổ biến như IPM, sạ hàng, bảng so màu lá lúa… Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, một số địa phương thì áp dụng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng các địa phương khác lại thất bại. Thậm chí theo phát biểu của các cán bộ nông nghiệp một số tỉnh như Sóc Trăng, An Giang cho rằng, một số địa phương, hoặc nông hộ không muốn áp dụng kỹ thuật mới. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải xem xét những yếu tố gì cũng như các chính sách liên quan trước khi triển khai việc ứng dụng kỹ thuật mới cho nông hộ; đồng thời phân tích việc khai thác các nguồn lực sẵn có của nông hộ trong quá trình sản xuất. Chúng ta có thể thấy rằng phân tích việc áp dụng khoa học kỹ thuật trở thành là trong những vấn đề cần thiết hiện nay, nhằm mục đích chỉ ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế về mặt nguồn lực, chính sách trong quá trình 2 triển khai. Và cuối cùng là đưa ra các đề xuất thiết thực trong việc áp dụng kỹ thuật phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế đối với nông hộ. Xuất phát từ hoạt động sản xuất thực tiễn và những định hướng sản xuất mang tính bền vững trong tương lai đối với nông hộ sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề tài này sẽ đi vào “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ, đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình áp dụng kỹ thuật và phân tích những thuận lợi và rào cản trong quá trình sản xuất nhằm mục đích đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông hộ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có;  Nhận định và phân tích các hoạt động hỗ trợ áp dụng kỹ thuật; Đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình áp dụng kỹ thuật; và Đề xuất các biện pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai và áp dụng kỹ thuật đối với nông hộ. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Chọn địa bàn nghiên cứu: Khảo sát nông hộ sản xuất lúa tại các huyện: Cờ đỏ, Ô môn (TP.Cần Thơ) và Mỹ Tú (Sóc Trăng). Phương pháp chọn địa bàn khảo sát dựa theo các tiêu chí sau: - Tham khảo số liệu từ Niên giám thống kê cấp tỉnh và chọn huyện có diện tích sản xuất lúa tương đối lớn. 3 - Địa bàn khảo sát gần với các trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật như Viện lúa ĐBSCL, Trung tâm khuyến nông… nhằm mục đích quan sát khả năng chuyển giao cũng như việc tiếp cận thông tin kỹ thuật của nông dân. - Cách chọn nông hộ để phỏng vấn theo hướng dẫn của cán bộ địa phương và phân tầng số mẫu theo mô hình canh tác, qui mô sản xuất, số năm áp dụng kỹ thuật, thu nhập của nông hộ. Bảng 1-1 Mô tả địa bàn nghiên cứu và thông tin nông hộ Tỉnh Địa bàn khảo sát Số mẫu Tỷ trọng Mô hình ứng dụng Thông tin thu thập TP.Cần Thơ Thới Lai 65 24,90 IPM 1 , sạ hàng, giống mới, 3 giảm – 3 tăng, lúa - màu, lúa - thủy sản Nguồn lực của nông hộ, khả năng tiếp cận thông tin KHKT, mức độ hưởng lợi từ KHKT, hiệu quả sản xuất của nông hộ đối với sản xuất lúa và những chính sách tác động Thới Long 96 36,78 Sóc Trăng a Phú Tâm 60 19,54 Hồ Đắc Kiện 40 15,33 Tổng 261 100,00 Nguồn: Kết quả khảo sát 261 nông hộ tại vùng nghiên cứu, 06/2006 a Các xã thuộc huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) chỉ có các mô hình: IPM, giống mới, 3 giảm – 3 tăng 1.3.2. Số liệu thu thập 1.3.2.1. Số liệu thứ cấp - Báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban ngành 2 nông nghiệp năm 2005, Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, niên giám thống kê 2004, 2005, các nghiên cứu liên quan. - Một số nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế được thu thập thông qua phỏng vấn bán cấu trúc. 1.3.2.2. Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 261 nông hộ trong địa bàn bàn nghiên cứu, gồm + 161 nông hộ tại TP.Cần Thơ (Ô Môn: Thới Long và Cờ Đỏ: Thới Lai) + 100 nông hộ tại Sóc Trăng (Mỹ Tú: Phú Tâm và Hồ Đắc Kiện) 1 Integateted Pest Management: Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp do Tổ chức DANIDA của Đan Mạch tài trợ và triển khai từ năm 1992. 2 quan ngành Nông nghiệp & PTNT cấp tỉnh, huyện, xã. 4 Nội dung phỏng vấn nông hộ, bao gồm: + Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực và sản xuất của nông hộ. + Các mô hình canh tác lúa mà nông hộ đang áp dụng. + Hình thức và khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. + Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất. + Thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra, và những vấn đề liên quan đến mô trường bên ngoài nông hộ như cơ sở hạ tầng, kênh tín dụng, chính sách hỗ trợ… + Nhận định của nông dân về thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật. 1.3.3. Phân tích dữ liệu - Phân tích mô tả: thực trạng sản xuất và áp dụng kỹ thuật của nông hộ liên quan đến nguồn lực sẵn có; bao gồm các chỉ tiêu: diện tích đất canh tác, nguồn lực lao động, vốn sản xuất, kinh nghiệm sản xuất. - Phân tích định lượng: để đáp ứng mục tiêu về phân tích hiệu quả sản xuất, trong nghiên cứu này sẽ trình bày mô hình ước lượng các yếu tố nhằm xác định mối tương quan và giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật. Mô hình ước lượng các yếu tố được thể hiện dưới dạng tổng quát sau: lnY = fln(X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 , X 6 ) Trong đó: • lnY: Thu nhập của nông hộ (đồng/1.000m 2 ) • ln(X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 , X 6, X 7 , X 8 ): trình độ học vấn, năm kinh nghiệm, lao động, chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, chuẩn bị đất. - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc được sử dụng nhằm tiếp thu các ý kiến, nhận định của các nhà chuyên môn, quản lý nhằm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc triển khai và áp dụng kỹ thuật đạt hiệu quả hơn. 5 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu từ khảo sát nông hộ thực hiện các mô hình sản xuất lúa tại hai địa phương gồm: TP. Cần Thơ và Sóc Trăng. Trong nghiên cứu này, các mô hình sản xuất lúa áp dụng khoa học kỹ thuật được khảo sát: sạ hàng, IPM, ba giảm – ba tăng, lúa – màu, lúa - thủy sản đối với vụ lúa Đông-Xuân 2005 – 2006. - Kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh hiệu quả sản xuất thông qua một số chỉ tiêu như: thu nhập, lợi nhuận, chi phí trên diện tích canh tác, trên ngày công lao động và so sánh, đánh giá giữa các mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật. 1.5. Nội dung của đề tài Chương 2 trình bày xu hướng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, các hình thức áp dụng như thay đổi giống, quy trình sản xuất, các nguồn lực đầu vào, hoặc sản xuất kết hợp các loại cây trồng vật nuôi… Bên cạnh, chương này còn chỉ ra những tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất lúa nói riêng, và một số kết quả nghiên cứu có liên quan cũng được tổng hợp nhằm làm cơ sở minh chứng và xây dựng mô hình phân tích thu nhập trong chương 4. Chương 3 mô tả tổng quan về thực trạng sản xuất nông nghiệp và lúa của vùng ĐBSCL nói chung và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng. Hơn nữa, chương này còn phản ánh khả năng về nguồn lực của nông hộ trong quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa như vốn, lực lượng lao động, kinh nghiệm sản xuất, diện tích đất canh tác, hoạt động xã hội. Đồng thời, chương 3 sẽ trình bày các mô hình và mức độ chấp nhận của nông dân tại địa bàn nghiên cứu, các hoạt động chuyển giao kỹ thuật của các cơ quan chuyên ngành, và một số nhận định, đánh giá về lợi ích khi áp dụng khoa học kỹ thuật của nông dân và cán bộ chuyên ngành nông nghiệp. Chương 4 trình bày kết quả phân tích hiệu quả sản xuất theo các mô hình áp dụng kỹ thuật tại địa bàn nghiên cứu; trong đó, một số chỉ tiêu được phân tích 6 và so sánh chi tiết giữa các mô hình như năng suất, giá lúa tiêu thụ, chi phí sản xuất, thu nhập và lợi nhuận. Ngoài ra, một số đánh giá của nông dân về hiệu quả sản xuất và thuận lợi, khó khăn trong quá trình áp dụng mô hình cải tiến cũng được đề cập trong chương này. Chương 5 tổng hợp một số vấn đề nổi bật trong quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật của nông hộ tại vùng nghiên cứu. Từ đó, một số đề xuất được đưa ra nhằm góp phần phổ biến vai trò của khoa học kỹ thuật cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất đối với nông dân trong sản xuất lúa. CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP 7 2.1. Khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp Từ những năm 50 của thế kỷ 20, các tác giả như Schultz (1953), Grilleches (1958) đã từng nghiên cứu về sự đóng góp của công tác khuyến nông vào sự tăng trưởng nông nghiệp. Cho đến nay, có hàng trăm công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về đóng góp của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Phát triển nông nghiệp tác động đến cả kinh tế, xã hội và môi trường. Vì thế, khi đánh giá sự đóng góp của khoa học kỹ thuật, chúng ta thường mong muốn xem xét tác động của nó đến cả ba bộ phận trên. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành phần lớn tập trung vào đánh giá tác động của khoa học kỹ thuật về mặt kinh tế. Trên thế giới các nghiên cứu về tác động của khoa học kỹ thuật rất khác nhau. Theo không gian, phạm vi tác động của khoa học kỹ thuật được xem xét ở các cấp độ như đồng ruộng, từng nông trại, từng cộng đồng, từng vùng và cả nước. Theo đối tượng ứng dụng của khoa học kỹ thuật, tác động của nó được xem xét ở phạm vi từng sản phẩm riêng biệt (lúa, sản phẩm thịt) hay nhóm sản phẩm như lương thực, thực phẩm hay cả nền nông nghiệp. Trong phạm vi từng sản phẩm, khoa học kỹ thuật được thể hiện dưới các dạng chủ yếu như: áp dụng giống mới, thay đổi quy trình, kỹ thuật sản xuất, thay đổi các nguồn lực đầu vào, hoặc kết hợp các mô hình trong quá trình sản xuất 3 . Các nhà kinh tế cho rằng khoa học kỹ thuật là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra bằng vật chất nhất định. Còn đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sau cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra một lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn. Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động, tiết kiệm đất đai. 3 Frank Ellis, (2000). “Peasant Economics – Farm households and agrarian development”, Second Edition, tr. 224-227. 8 Phần lớn những tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất, đồng thời nó cũng tạo ra những hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi trường sinh thái. Vì vậy, nội dung của nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất có áp dụng kỹ thuật, bao gồm: sử dụng giống mới, ba giảm – ba tăng, sạ hàng, IPM, lúa - thủy sản, lúa – màu. 2.2. Tác động của khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa Sự phát triển ngày càng mạnh của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động kinh tế, xã hội, y tế nói chung cũng như áp dụng vào trong quá trình sản xuất nói riêng; một mặt là nhằm tăng năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mặt khác tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao so với sản phẩm của nhà sản xuất khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, việc đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất là cần thiết. Do đó, các nhà kinh tế trong quá trình đánh giá hiệu quả sản xuất, họ cũng ước lượng những yếu tố tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật theo thời gian và đưa các yếu tố này vào hàm sản xuất. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là xu thế của các nhà sản xuất trong quá trình hội nhập kinh tế. Kết quả của sự ứng dụng là năng suất sản xuất được nâng cao cũng như chất lượng sản phẩm được cải tiến. Tại Việt Nam cho đến nay, nhiều ý kiến cho rằng sự đóng góp của khoa học kỹ thuật vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp là khoảng 30%. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến ước đoán của các chuyên gia hơn là dựa vào các kết quả nghiên cứu. Nhiều tác giả cũng đã chỉ ra rằng chính sách đổi mới có tác động làm tăng năng suất và sản lượng lúa một cách rõ rệt. Cụ thể là trường hợp áp dụng mô hình IPM trên ruộng lúa cho thấy, chi phí sản xuất sẽ giảm 22,85% và thu nhập ròng tăng 33% so với không áp dụng hình (Báo cáo của Câu lạc bộ IPM, xã Viên An, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, 2004). 9 Hơn nữa, theo nhận định của Ông Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn- ngành nông nghiệp trong những thập kỷ gần đây đạt tốc độ tăng trưởng khá, trong đó có sự đóng góp đáng kể của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Theo kết quả tính toán của tác giả dựa theo mô hình Solow cho thấy tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của ĐBSCL trong giai đoạn 1995 – 2003 bình quân 6,3%; trong đó, sự đóng góp của khoa học kỹ thuật là 15,74%, và các yếu tố khác chiếm 84,26%. Bên cạnh đó, diện tích canh tác lúa đã tăng từ 6.042.800 ha năm 1990 lên 7.443.800 ha (2004), những năm qua với sự chuyển đổi các giống mới và mô hình canh tác cải tiến đã tác động đến năng suất tăng từ 40,2 tạ/ha (1995) lên đến 48,6 tạ/ha (2004); nên sản lượng lúa tăng gần gấp hai lần trong giai đoạn 1990 – 2004 từ 19,2 triệu tấn lên 35,8 triệu tấn. Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng ưu điểm của ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng đã tạo ra khối lượng hàng hóa rất lớn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, tồn tại một vấn đề đó là thu nhập của người sản xuất lúa tương đối thấp (khoảng 700.000 đồng/công/vụ) bởi vì trong thời gian qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật theo chiều rộng nghĩa là nâng cao năng suất, tăng sản lượng dẫn đến tình trạng trúng mùa rớt giá cho nên để giúp cho người sản xuất nâng cao thu nhập thì cần chuyển hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật theo chiều sâu nghĩa là nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản như Thái lan đã thực hiện. Hiệu quả sản xuất của tiến bộ khoa học kỹ thuật là một bộ phận của hiệu quả kinh tế - xã hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nó gắn liền với hiệu quả sử dụng ruộng đất, với việc lợi dụng tối đa các điều kiện khí hậu - thời tiết, gắn liền với việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào kinh tế, vào sản xuất. Thực chất của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ là đầu tư bổ sung trên đơn vị diện tích. Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượng cao hơn, hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã sử dụng 10 [...]... nông hộ tại địa bàn nghiên cứu cho thấy rằng khi tham gia các buổi tập huấn họ đưa ra một vài tiêu chí nhận xét với thang điểm từ 1 đến 10 tương ứng với mức độ tăng dần về đánh giá tốt nhất, hài lòng nhất Kết quả khảo sát từ những nông có tham gia tập huấn cho thấy họ đánh giá rất cao về cơ hội trao đổi kinh nghiệm, thông tin trong sản xuất khi tham gia các buổi tập huấn Hơn nữa, họ có thể trao đổi... Trao đổi kinh nghiệm Tài liệu đọc dễ hiểu 7,50 Tăng thu nhập Cải tạo đất, môi trường Kỹ thuật có tính khả thi Có nguồn cung giống 5 Hướng dẫn dễ hiễu Bán được giá cao hơn 0 Dễ bán khi thu hoạch Giảm sử dụng VTNN Hình 3-6 Đánh giá khả năng áp dụng KHKT vào sản xuất Hình 3-5 Mức độ hài lòng khi tham gia tập huấn Nguồn: Kết quả khảo sát 261 hộ tại vùng nghiên cứu, 2006 Nguồn: Kết quả khảo sát 261 hộ tại. .. vốn sản xuất của nông hộ Nguồn: Kết quả khảo Khi được hỏi đến khả năngsát 261 hộ vốn của nông hộ2006 quá trình sản nguồn tại vùng nghiên cứu, trong xuất, 110 trong số 258 nông hộ trong vùng nghiên cứu cho biết họ phải vay vốn để phục vụ sản xuất lúa chiếm 42,6% Trong đó, nông dân vay chủ yếu từ Ngân hàng nông nghiệp & PTNT chiếm 82,7%, bởi vì, lãi suất cho vay của Ngân hàng 20 nông nghiệp & PTNT chỉ... Nguồn: Kết quả khảo sát 261 nông hộ, 2006 Khi tiến hành kiểm định giả thuyết về mối tương quan năng suất bình quân giữa mô hình truyền thống và mô hình có áp dụng khoa học kỹ thuật Kiểm định Mann – Whitney được sử dụng để kiểm tra tính tương đồng của hai nhóm quan sát Kết quả được thể hiện như sau: - Mann - Whitney U 0,000 - Wilcoxon 1378 35 - Z -11,23 - Asymp Sig (2-tailed) 0,000 Từ kết quả kiểm định... vùng nghiên cứu, 2006 3.4.2 Một số nhận định về các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tại các địa phương đã tạo nên nhiều sự đột phá trong sản xuất, trong đó cây lúa được quan tâm canh tác kết hợp rất đa dạng nhằm nâng cao thu nhập Theo đánh giá của nông dân trong địa bàn nghiên cứu cho thấy, các mô hình ứng dụng giống lúa xác nhận, sạ hàng, ... Viện nghiên cứu lúa Philippines, đã trình bày kết quả đánh giá về khía cạnh kinh tế - xã hội của việc áp dụng giống lúa lai trong sản xuất tại Philippines, mục tiêu của nghiên cứu là xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sản xuất các giống lúa lai Kết quả cho thấy rằng năng suất của giống lúa lai cao hơn so với các giống lúa truyền thống và giá lúa lai cũng được trả cao hơn trên thị trường. .. 261 hộ tại Sóc Trăng và Cần Thơ) Đồng thời, sự hình thành các câu lạc bộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng đối với việc phổ biến và chuyển giao khoa học kỹ thuật bởi vì đây là nơi tập hợp nông dân có kinh nghiệm và trình độ sản xuất khác nhau nên họ có thể chia sẻ thông tin cho nhau thuận tiện hơn 3.4 Đánh giá của nông dân, cán bộ quản lý khi áp dụng khoa học kỹ thuật 3.4.1 Lợi ích khi tham gia tập. .. sản 36 6,68 5 Lúa – Màu 24 4,45 6 Nguồn: Kết quả khảo sát 209/261 hộ có áp dụng KHKT tại vùng nghiên cứu, 2006 Từ bảng số 3-3 cho thấy, 209 hộ có áp dụng khoa học kỹ thuật được hỏi có đến 543 trả lời rằng họ thực hiện kết hợp nhiều mô hình cải tiến kỹ thuật như sử dụng giống mới (chiếm 32,28%) chủ yếu sử dụng các giống lúc xác nhận đạt năng suất cao, giá lúa hàng hóa cao hơn các giống lúa thường Trong... sản phẩm và giá (như giống lúa ST5), các công ty thuốc bảo vệ thực vật cũng hỗ trợ cho nông dân về thuốc trừ sâu (1 công được 1 chai) Trong khi đó, nông dân tại địa bàn nghiên cứu thuộc Cần Thơ cho thấy rằng khi họ sử dụng các giống lúa xác nhận theo khuyến cáo của cơ quan khuyến nông được hỗ trợ 40% chi phí giống 3.3.2 Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa chất lượng 12 Trích Báo cáo tổng kết công tác... suất, chất lượng lúa - Tạo sự ổn định trong sản xuất và môi trường bền vững - Nâng cao giá trị và thương hiệu gạo (trường hợp của Sóc Trăng) - Đạt giá trị sản xuất 40 triệu đồng/năm và tăng thu nhập cho nông hộ - Làm cơ sở để nông dân tiếp cận và vận dụng vào sản xuất với diện rộng Hộp 3-1 Chương trình xây dựng cánh đồng sản xuất lúa giống tại Sóc Trăng Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc . tổng kết của các cơ quan, ban ngành 2 nông nghiệp năm 2005, Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, niên giám thống kê 2004, 2005, các nghiên cứu liên quan. . 261 nông hộ trong địa bàn bàn nghiên cứu, gồm + 161 nông hộ tại TP.Cần Thơ (Ô Môn: Thới Long và Cờ Đỏ: Thới Lai) + 100 nông hộ tại Sóc Trăng (Mỹ Tú: Phú Tâm

Ngày đăng: 14/04/2013, 23:16

Hình ảnh liên quan

Hình 3-1 Cơ cấu kinh tế của vùng, TP.Cần Thơ và Sóc Trăng, 2004 - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

Hình 3.

1 Cơ cấu kinh tế của vùng, TP.Cần Thơ và Sóc Trăng, 2004 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Nhìn chung, thực trạng sản xuất lúa của cả vùng được thể hiện ở bảng 3-1 cho thấy, diện tích sản xuất lúa tại hai địa phương trong những năm gần đây có xu  hướng giảm chủ yếu đối với vụ Xuân Hè và Thu Đông, nguyên nhân do chuyển đổi  cơ cấu sản xuất nông  - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

h.

ìn chung, thực trạng sản xuất lúa của cả vùng được thể hiện ở bảng 3-1 cho thấy, diện tích sản xuất lúa tại hai địa phương trong những năm gần đây có xu hướng giảm chủ yếu đối với vụ Xuân Hè và Thu Đông, nguyên nhân do chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 3-2 Nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

Hình 3.

2 Nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 3-3 Nguồn tín dụng đối với nông hộ - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

Hình 3.

3 Nguồn tín dụng đối với nông hộ Xem tại trang 21 của tài liệu.
loại thuốc tương ứng với các mô hình sản xuất; hơn - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

lo.

ại thuốc tương ứng với các mô hình sản xuất; hơn Xem tại trang 25 của tài liệu.
3.4.2. Một số nhận định về các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

3.4.2..

Một số nhận định về các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 4-1 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 ĐVT: đồng/1.000m2 - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

Bảng 4.

1 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005-2006 ĐVT: đồng/1.000m2 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 4-1 cho thấy có sự khác biệt về năng suất giữa   hai   địa   bàn   nghiên   cứu,   cụ   thể   năng   suất   lúa  bình quân của nông hộ ở Sóc Trăng cao hơn so với các  nông hộ ở Cần Thơ khoảng 112kg/công kể cả trường hợp  nông hộ sản xuất lúa theo phư - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

Hình 4.

1 cho thấy có sự khác biệt về năng suất giữa hai địa bàn nghiên cứu, cụ thể năng suất lúa bình quân của nông hộ ở Sóc Trăng cao hơn so với các nông hộ ở Cần Thơ khoảng 112kg/công kể cả trường hợp nông hộ sản xuất lúa theo phư Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 3-4 ở chương 3 chỉ ra rằng một trong những yếu   tố   tác   động   đến   nông   hộ   quyết   định   áp   dụng   kỹ  thuật sản xuất cải tiến đó là giá lúa trên thị trường  và kết quả thể hiện trong bảng 4-1 cho thấy giá bán  lúa của nông hộ có áp dụng - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

Hình 3.

4 ở chương 3 chỉ ra rằng một trong những yếu tố tác động đến nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật sản xuất cải tiến đó là giá lúa trên thị trường và kết quả thể hiện trong bảng 4-1 cho thấy giá bán lúa của nông hộ có áp dụng Xem tại trang 36 của tài liệu.
mô hình tại địa bàn nghiên cứu nhằm mục đích tính toán và so sánh các chỉ số tài chính, hiệu quả đầu tư của các mô hình. - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

m.

ô hình tại địa bàn nghiên cứu nhằm mục đích tính toán và so sánh các chỉ số tài chính, hiệu quả đầu tư của các mô hình Xem tại trang 38 của tài liệu.
Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình này cũng gặp một số khó khăn như: lúa gieo hàng có thể mọc không đều do vệ sinh đồng ruộng không tốt, phải đầu tư máy sạ  hàng, ảnh hưởng của dịch ốc bươu vàng; cho nên nông dân đôi khi phải sạ lại và  tốn thêm chi phí. - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

uy.

nhiên, khi ứng dụng mô hình này cũng gặp một số khó khăn như: lúa gieo hàng có thể mọc không đều do vệ sinh đồng ruộng không tốt, phải đầu tư máy sạ hàng, ảnh hưởng của dịch ốc bươu vàng; cho nên nông dân đôi khi phải sạ lại và tốn thêm chi phí Xem tại trang 42 của tài liệu.
Tóm lại, các mô hình sản xuất cải tiến kỹ thuật đều đạt hiệu quả hơn mô hình sản xuất truyền thống, xuất phát từ sự khác biệt của một số yếu tố như lượng  giống, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học, khả năng tiếp thu  kiến thức và áp dụ - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

m.

lại, các mô hình sản xuất cải tiến kỹ thuật đều đạt hiệu quả hơn mô hình sản xuất truyền thống, xuất phát từ sự khác biệt của một số yếu tố như lượng giống, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học, khả năng tiếp thu kiến thức và áp dụ Xem tại trang 45 của tài liệu.
Ngoài ra, hai mô hình kết hợp lúa- thuỷ sản, lúa-màu có đặc điểm khác biệt so với các mô hình trên do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên chủ yếu nguồn  nước và địa hình trũng - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

go.

ài ra, hai mô hình kết hợp lúa- thuỷ sản, lúa-màu có đặc điểm khác biệt so với các mô hình trên do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên chủ yếu nguồn nước và địa hình trũng Xem tại trang 48 của tài liệu.
Tuy nhiên, để phân tích rõ hơn về hiệu quả sản xuất của các mô hình, phần này trình bày kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất  nhằm mục đích giúp cho nông dân có cơ sở để mạnh dạn đầu tư các nguồn lực  đầu vào một cách hợp lý, hướng - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

uy.

nhiên, để phân tích rõ hơn về hiệu quả sản xuất của các mô hình, phần này trình bày kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nhằm mục đích giúp cho nông dân có cơ sở để mạnh dạn đầu tư các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, hướng Xem tại trang 49 của tài liệu.
Kết quả ước lượng được thể hiện ở bảng 4-5 cho thấy có cơ sở để kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối  tương   quan   rất   chặt   chẽ   với   thu   nhập   với   hệ   số   xác  định   (R2)  là   0,792   (mô   hình   có   áp   dụng   tiến   bộ   kỹ  th - Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan  dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT  Bến Tre, Vĩnh Phúc

t.

quả ước lượng được thể hiện ở bảng 4-5 cho thấy có cơ sở để kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với thu nhập với hệ số xác định (R2) là 0,792 (mô hình có áp dụng tiến bộ kỹ th Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan