HÓA học hữu cơ 12 KIẾN THỨC TỔNG hợp CHƯƠNG I,II

5 358 0
HÓA học hữu cơ 12  KIẾN THỨC TỔNG hợp CHƯƠNG I,II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - HÓA HỌC HỮU CƠ 12- KIẾN THỨC TỔNG HỢP CHƯƠNG I,II Câu 1 ( 3- biết) Rượu no đơn chức là gì? Viết công thức chung dãy đồng đẳng . a. Rượu no đơn chức là chất hữu cơ trong phân tử có nhóm − OH liên kết với 1 gốc hidrocacbon no. Công thức chung C n H 2n+1 OH ( mạch hở ) *b. Rượu no đơn chức là chất hữu cơ trong phân tử có1 nhóm − OH liên kết với gốc hidrocacbon no. Công thức chung C n H 2n+1 OH ( mạch hở ) c. Rượu no đơn chức là chất hữu cơ trong phân tử có 1 nhóm − OH liên kết với hidrocacbon no. Công thức chung C n H 2n+1 OH ( mạch hở ) d. Rượu no đơn chức là chất hữu cơ trong phân tử có 1 nhóm − OH liên kết với gốc hidrocacbon. Công thức chung C n H 2n − 1 OH ( mạch hở ) Câu 2: (5- biết) Định nghĩa phenol là: a. Phenol là chất hữu cơ trong phân tử có nhóm − OH liên kết trực tiếp với nhiều nhân benzen . b. Phenol là chất hữu cơ trong phân tử có 1 nhóm − OH liên kết với nhân benzen . c. Phenol là chất hữu cơ trong phân tử có nhiều nhóm − OH liên kết trực tiếp với nhiều nhân benzen . *d. Phenol là chất hữu cơ trong phân tử có nhóm − OH liên kết trực tiếp với nhân benzen . Câu 3 (6 biết) Amin là: a. Amin là chất hữu cơ có được khi thay một hay nhiều H trong NH 3 bởi gốc hidrocacbon no. b. Amin là chất hữu cơ có được khi thay một H trong NH 3 bởi gốc hidrocacbon. *c. Amin là chất hữu cơ có được khi thay một hay nhiều H trong NH 3 bởi gốc hidrocacbon. d. Amin là chất hữu cơ có được khi thay một H trong NH 3 bởi gốc hidrocacbon no hoặc không no Câu 4 (3- hiểu) Phản ứng hoá học nào sau đây có thể dùng để minh hoạ tính chất hoá học của rượu no đơn chức : (1) C n H 2n+1 OH + Na → C n H 2n+1 ONa + ½ H 2 (2) C n H 2n+1 OH + NaOH → C n H 2n+1 ONa + H 2 O (3) C n H 2n+1 OH C n H 2n + H 2 O (4) C n H 2n+1 OH + CH 3 COOH C n H 2n+1 COOCH 3 + H 2 O (5) C n H 2n+1 OH + CuO → C n H 2n O + H 2 O + Cu a. (1),(2),(3),(4), b. (1),(3),(4),(5) *c. (1),(3),(5) d. (1),(2) ,(3) Câu 5: (5- hiểu) Cho các chất: Rượu etylic, phênol, anilin . Chất tác dụng được với dung dịch Br 2 tạo kết tủa là : a. Rượu etylic , phênol , anilin. b. Rượu etylic, anilin. c. Rượu etylic. *d. Phênol , anilin. Câu 6: ( 6-biết) Chọn phát biểu đúng *a. Anilin là bazơ rất yếu và có tính thơm. b. Phênol có tính axit và làm đỏ quì tím. c. Khi oxi hoá rượu no đơn chức thì luôn thu được andehit. d. Amin là những chất có tính ba zơ , luôn làm quì tím hóa xanh. Câu 7: (4- vận dụng) Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một rượu no đơn chức ( mạch hở ), thu được 0,6 mol CO 2 . Công thức của rượu là : NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯƠNG - THPT TÂY NINH 1 t o ,H 2 SO 4 đ t o ,H 2 SO 4 đ t o CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - a. CH 3 -OH b. C 2 H 5 -OH *c. C 3 H 7 -OH d. C 4 H 9 -OH Câu 8: (5- vận dụng) A là hỗn hợp gồm phenol, rượu metylic, rượu etylic. A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,5M . Số mol phenol (mol) trong A là: a. 0,05 b. 0,15 *c. 0,10 d. 0,20 Câu 9: (6 -vận dụng) Cho m gam anlin tác dụng với dung dịch chứa 0,5 mol HCl, để trung hoà axit dư phải cần dung dịch chứa 0,3 mol NaOH . Tính m. (g) a. 9,3 *b. 18,6 c. 27,9 d. 46,5 Câu 10: (11-biết) Andehit (A) mạch hở, có công thức tổng quát là C n H 2n O. (A) là: a. andehit không no (1π ) đơn chức. *b. andehit no đơn chức. c. andehit no. d. andehit không no đơn chức. Câu 11: (12-biết) So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: Rượu metylic (I), dietylête (II), rượu Etylic (III), axit axetic (IV). Nhiệt độ sôi của các chất giảm dần như sau : a. III > I > IV > II *b. IV > III > I > II c. IV > II > III > I d. IV > III > II > I Câu 12: (13-biết) Cho chất hữu cơ (X) mạch hở có công thức phân tử C 3 H 6 O 2 , (X) có thể là: *a. Axit hay este đơn chức no. b. Rượu hai chức chưa no. c. Axit hay este đơn chức không no. d. Andehit hai chức no. Câu 13: (12,13-biết) Sự khác nhau cơ bản của axit fomic và axit axetic là: a. Axit axetic có mùi chua của giấm *b. Axit fomic có nhóm chức anđehit, nên có tính chất của anđehit. c. Thành phần định tính d. Khả năng phản ứng với muối cacbonnat Câu 14: (11- hiểu) Đốt cháy một andehit ta thu được 2 2 CO H O n n= ta có thể kết luận andehit đó là : a. Andehit vòng no *b. Andehit đơn no c. Andehit 2 chức no d. Andehit vòng, đơn chức , no NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯƠNG - THPT TÂY NINH 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - Câu 15: (12- hiểu) Axit fomic có thể lần lượt phản ứng với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây: a. Dung dịch NH 3 , dung dịch NaHCO 3 , Cu, CH 3 OH ( có xt). b. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 , dung dịch NaNO 3 , Fe, CH 3 OH ( có xt). *c. Mg, dung dịch NaOH, CH 3 OH ( có xt), dung dịch AgNO 3 /NH 3 . d. Na, dung dịch Na 2 CO 3 , CH 3 OH ( có xt) , dung dịch Na 2 SO 4 . Câu 16: (17- hiểu) Số lượng các este đồng phân C 4 H 8 O 2 là: a. 3 *b. 4 c. 5 d. 6 Câu 17: (14- hiểu) Trộn lẫn các chất sau: (1). CH 3 COOH + CaCO 3 (2). C 17 H 35 COOCH 3 + NaCl (3). CH 3 CHO + HCl (4). C 17 H 35 COOH + NaOH Trường hợp nào không xảy ra phản ứng: a. (1), (2). *b. (2), (3). c. (3), (4). d. (2), (4). Câu 18: (11- vận dụng) Cho 3 gam andehit fomic tác dụng với 1 lượng dư dung dịch AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , hiệu suất phản ứng là 100% . Khối lượng bạc thu được là : a. 10,8 gam b. 21,6 gam c. 32,4 gam *d. 43,2 gam Câu 19: ( 12,13- Vận dụng) Trung hoà 150ml dung dịch một axit no đơn chức cần phải dùng 200ml dung dịch NaOH 0,3M. Sau phản ứng người ta cô cạn và làm khô sản phẩm thì thu được 4,92 g muối. Công thức cấu tạo và C M của dung dịch axit đã dùng là: *a. CH 3 COOH 0,4M. b. CH 3 -CH 2 COOH 0,4M. c. CH 3 COOH 4M. d. C 3 H 7 COOH 0,4M. Câu 20: (17- vận dụng) Đun nóng 12g hỗn hợp gồm axit axetic và rượu etylic (có khối lượng bằng nhau) với H 2 SO 4 đặc. Nếu hiệu suất của phản ứng este là 80% thì khối lượng este thu được là: a. 9,2g *b. 7,04g c.11,2g d.16,8g Câu 21: (tổng hợp chương I,II- biết) Chọn nhận định đúng a. Rượu no là chất hữu cơ trong phân tử có 1 nhóm –OH liên kết với gốc hidrocacbon no. *b. Phenol là chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nhân benzen. c. Amin là chất hữu cơ có được khi thay 1 nguyên tử H trong phân tử amoniac bằng gốc hidrocacbon. NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯƠNG - THPT TÂY NINH 3 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - d.Rượu vàphenol đều tác dụng được với dung dịch kiềm. Câu 22:(tổng hợp chương I,II- biết) Chọn nhận định đúng: *a. Chất tham gia phản ứng tráng gương là: H-CHO, H-COOH, H-COONa, H-COO-CH 3 . b. Chất tác dụng với dung dịch NaOH là: CH 3 COOH, HCOOCH 3 , C 3 H 5 (OH) 3 , HCOOH. c. Chất tác dụng với dung dịch brom là: CH 2 =CH-COOH, C 6 H 5 -OH, C 2 H 5 -OH. d. Chất tham gia phản ứng với natri kim loại là: H-CHO, H-COOH, H-COONa, CH 3 -OH. Câu 23:(tổng hợp chương I,II- biết) Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất : a. CH 3 OCH 3 b. C 2 H 5 OH *c. H 2 O d. CH 3 CHO Câu 24: ( tổng hợp chương I,II – hiểu) Để nhận biết 3 dung dịch mất nhãn đựng các chất sau: axit axetic, axit acrylic, axit fomic. Học sinh thứ nhất làm như sau: Nhúng quì tím lần lượt vào các mẫu thử: có 2 mẫu đổi màu quì tím là axit axetic và axit fomic, còn lại là axit acrylic. Dùng phản ứng tráng gương nhận tiếp ra axit fomic, còn lại là axit axetic. Học sinh thứ hai làm như sau: Dùng phản ứng tráng gương nhận ra axit fomic, tiếp tục dùng nước brom để nhận ra axit acrylic, còn lại là axit axetic. Hãy nhận xét về cách làm của hai học sinh: a. Học sinh thứ nhất đúng, học sinh thứ hai sai. *b. Học sinh thứ nhất sai, học sinh thứ hai đúng. c. Cả hai học sinh đều đúng. d. Cả hai học sinh đều sai. Câu 25:( tổng hợp chương I,II – hiểu) Cho các chất sau: 1.CH 3 COOH, 2.CH 2 =CHCOOH, 3.CH 3 COOCH 3 , 4.CH 3 CH 2 OH, 5.CH 3 CH 2 Cl, 6.CH 3 CHO Hợp chất nào có phản ứng với dd NaOH. *a. 1,2,3,5 b. 2,3,4,5, c. 1,2,5,6 d. 2,4,5,6. Câu 26:( tổng hợp chương I,II – hiểu) Để phân biệt axit propionic với axit acrylic có thể dùng : a. Quì tím. *b. Nước Brôm c. Phản ứng tráng gương d. Phản ứng trùng hợp Câu 27: ( tổng hợp chương I,II - vận dụng) Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol andehit no đơn chức thu được 6,72 lít CO 2 ( đo ở điều kiện tiêu chuẩn ). Công thức phân tử của andehit này là : a. HCHO b. CH 3 CHO *c. C 2 H 5 CHO d. Một chất khác Câu 28: ( tổng hợp chương I,II- vận dụng) Tính khối lượng axit axetic chứa trong giấm ăn thu được khi cho lên men 0,5 lít rượu etylic 8 o . Biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml và giả sử phản ứng lên men đạt hiệu suất phản ứng 100% . a. 0,0417 gam. NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯƠNG - THPT TÂY NINH 4 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - b. 0,0834 gam. *c. 41,7 gam. d. 83,4 gam. Câu 29: ( tổng hợp chương I,II - vận dụng) A là hỗn hợp gồm phênol, rượu metylic, rượu êtylic, rượu iso- propylic. Cho A tác dụng với Na dư thu được 11,2 lít H 2 ( đkc ) . Tổng số mol các chất trong A là : *a. 1 mol b. 0,5 mol c. 0,25mol d. Không xác định được . Câu 30: ( tổng hợp chương I,II - vận dụng) Khi cho dung dịch chứa 30g axit Axetic tác dụng với 18,4g Rượu etilic thu được 20,8g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là: a. 46,66%. b. 66,6% *c. 59.1% d. 47.27%. Câu 31: ( tổng hợp chương I,II - vận dụng) Xà phòng hóa 22,2 g hỗn hợp este gồm HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Các muối tạo ra được sấy khô đến khan cân đuược21,8 g. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 lần lượt là: a. 0,15 mol và 0,15 mol *b. 0,2 mol và 0,1 mol c. 0,1 mol và 0,2 mol d. 0,25 mol và 0,05 mol Câu 32: ( tổng hợp chương I,II - vận dụng) Cho anđehit A mạch hở. Tiến hành 2 thí nghiệm. TN1: Đốt cháy hoàn toàn m g A thu được số mol CO 2 và H 2 O bằng nhau. TN2: Cho m g A phản ứng hoàn toàn với Ag 2 O/ NH 3 dư thu được n Ag = 4n A . Vậy anđehit A là: a. Anđehit no đơn chức. b. Anđehit no 2 chức. c. Anđehit không no 1 π đơn chức. *d. Anđehit fomic. NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯƠNG - THPT TÂY NINH 5 . NGHIỆP THPT - HÓA HỌC HỮU CƠ 12- KIẾN THỨC TỔNG HỢP CHƯƠNG I,II Câu 1 ( 3- biết) Rượu no đơn chức là gì? Viết công thức chung dãy đồng đẳng . a. Rượu no đơn chức là chất hữu cơ trong phân tử. sinh: a. Học sinh thứ nhất đúng, học sinh thứ hai sai. *b. Học sinh thứ nhất sai, học sinh thứ hai đúng. c. Cả hai học sinh đều đúng. d. Cả hai học sinh đều sai. Câu 25:( tổng hợp chương I,II –. H-COONa, CH 3 -OH. Câu 23: (tổng hợp chương I,II- biết) Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất : a. CH 3 OCH 3 b. C 2 H 5 OH *c. H 2 O d. CH 3 CHO Câu 24: ( tổng hợp chương I,II – hiểu) Để nhận

Ngày đăng: 04/08/2015, 11:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan