Nét duyên trong mỹ thuật sắc màu hội ngộ

8 300 0
Nét duyên trong mỹ thuật sắc màu hội ngộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NÉT DUYÊN TRONG MỸ THUẬT SẮC MÀU HỘI NGỘ ĐINH THỊ NGUYỆT - Ao xuân Không có sự rối rắm sắc màu của dòng tranh trừu tượng bộc lộ tốc độ hay sự chuyển động; không có sự chói lói, va đập của dòng tranh dã thú; lại càng không có yếu tố dị hóa trong bất kỳ đâu đó, triển lãm Hội ngộ là sự gặp gỡ, giao thoa của 6 họa sỹ với các phong cách cá nhân hết sức gần gũi cuộc sống. Đó là các họa sỹ Hoàng Kim Tiến, Ngô Minh Trinh, Tạ Thị Nhàn, Đinh Thị Nguyệt, Phạm Tuấn Minh và Lý Văn Vinh. Trong số 6 gương mặt kể trên thì họa sỹ Hoàng Kim Tiến là người lăn lộn với nghệ thuật hơn cả. Năm 1991, chị tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trước đó, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương, nay là Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, suốt 20 năm trời chị gắn bó với vùng cao Lào Cai, Yên Bái…như là một duyên nợ. Bởi vậy, một trong những thế mạnh của chị là vẽ về đề tài miền núi với một loạt bức tranh sơn dầu chiếm được cảm tình của công chúng yêu nghệ thuật như: Thiếu nữ Hmông, Chợ Bắc Hà, Phong cảnh Mường Khương… Đặc biệt là bức tranh Thêu thổ cẩm đã đoạt giải B của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1994. Những năm gần đây, họa sỹ Hoàng Kim Tiến bén duyên với tranh tĩnh vật hoa. Điều đó được thể hiện rõ nét trong triển lãm Hội ngộ lần này. Các bức tranh sơn dầu như Hoa bằng lăng, Hoa cúc rừng, Hoa súng, Hoa hướng dương… của chị thực sự như một nét duyên đằm thắm của thiên nhiên được biểu lộ bằng sắc màu với cảm xúc và bút pháp mạnh mẽ. NGÔ MINH TRINH - Sớm xuân bản Thái Họa sỹ Ngô Minh Trinh lại bị ám ảnh bởi dòng tranh sơn khắc, là loại tranh tả nét trên tấm vóc, đòi hỏi người nghệ sỹ thao tác phải tỉ mỉ, cẩn trọng và chính xác, mất khá nhiều thời gian. Năm 1970, Ngô Minh Trinh thuộc lớp sinh viên khóa đầu tiên của trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương. Đến với triển lãm Hội ngộ, Ngô Minh Trinh trình làng 5 bức tranh, trong đó duy chỉ có một bức là bằng chất liệu sơn dầu. Phong cảnh là đề tài mà người họa sỹ này thường gửi gắm cảm xúc sáng tác của mình. Các bức sơn khắc như Sớm xuân bản Thái, Ruộng bậc thang, Xóm chài chiều, Hội Chùa Thầy… được Ngô Minh Trinh chăm chút tô điểm và được người thưởng ngoạn ghi nhận như một nét duyên nổi trội của chất liệu. Bằng cảm xúc của ký ức, Tạ Thị Nhàn đã tái hiện lại khá sinh động phong cảnh và hoa trong các bức tranh sơn dầu Sương Đà Lạt, Hoa loa kèn, Đà Lạt sương…Với bút pháp “nhẹ nhàng và cẩn thận” như chị đã tự nhận xét, họa sỹ Tạ Thị Nhàn không chỉ có vậy, mà còn cố gắng nỗ lực đến độ trong một số bức tranh của chị, các mảng màu đã mang được cái vẻ đẹp gai góc, âu cũng là một nét duyên hội họa khá ấn tượng vậy. Họa sỹ Phạm Tuấn Minh là học trò của nữ họa sỹ Hoàng Kim Tiến. Anh tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương năm 2001. Năm 2009, anh tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội khoa Sư phạm Mỹ thuật. Khác với bậc thầy, cây cọ của Phạm Tuấn Minh dường như di chuyển chậm một cách có ý thức trên mỗi gam màu của các bức tranh, dày công tỉa gọt từng nét vờn, nét di khiến người xem có cảm giác như đang hòa mình giữa cảnh sắc thiên nhiên. Đến với “Hội ngộ”, Phạm Tuấn Minh trình làng 7 bức sơn dầu là những sáng tác tân huyết mới nhất của anh trong những năm gần đây. HOÀNG KIM TIẾN - Hoa bằng lăng Chủ yếu sử dụng các gam màu tươi sáng và trung thành với phong cách cá nhân tự nhận xét là bút pháp ấn tượng, họa sỹ Đinh Thị Nguyệt góp mặt với Hội ngộ một nét duyên riêng khó giống ai bằng các tác phẩm như Biển sớm, Ao xuân… Tôi có cảm giác như họa sỹ Đinh Thị Nguyệt nghiêng nhiều hơn về bút pháp trừu tượng. Song, cho dù bằng bút pháp nào đi chăng nữa, sự động viên có ý nghĩa nhất đối với người nghệ sỹ là sự chia sẻ đầy thiện ý của công chúng. Nét duyên sắc màu cuối cùng trong Hội ngộ là gương mặt họa sỹ Lý Văn Vinh. Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương năm 2009, là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Các bức tranh sơn dầu mà anh góp mặt tại triển lãm nhóm lần này thực sự gây được cảm tình của người xem như Hương sen, Nhớ mùa hạ, Hoài niệm… Có thể nói, những bức tranh kể trên ví như những đứa con tinh thần đã nhận được sự chăm bẵm cần mẫn từ người cha bằng bút pháp như anh tự nhận xét là “tình cảm sắc độ lung linh trong từng mảng màu với cảm xúc sâu lắng”. Dẫu vậy, người thưởng ngoạn sẽ dễ nhận thấy sự đơn điệu và dễ nhầm lẫn bởi cái cách trung thành với chỉ một vài gam màu của anh từ bấy lâu nay. Triển lãm Hội ngộ được tổ chức tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội từ ngày 24 tháng 4 năm 2013 đến ngày 07 tháng 5 năm 2013. Triển lãm đã trưng bày 37 tác phẩm gồm chất liệu sơn dầu và sơn khắc. Theo nhóm họa sỹ tổ chức triển lãm, đây là dịp để các họa sỹ chào mừng các ngày Lễ lớn của dân tộc như Ngày Lễ 01 tháng Năm và Ngày 30 tháng Tư năm 2013. . NÉT DUYÊN TRONG MỸ THUẬT SẮC MÀU HỘI NGỘ ĐINH THỊ NGUYỆT - Ao xuân Không có sự rối rắm sắc màu. thuật Trung ương, suốt 20 năm trời chị gắn bó với vùng cao Lào Cai, Yên Bái…như là một duyên nợ. Bởi vậy, một trong những thế mạnh của chị là vẽ về đề tài miền núi với một loạt bức tranh sơn dầu. Việt Nam năm 1994. Những năm gần đây, họa sỹ Hoàng Kim Tiến bén duyên với tranh tĩnh vật hoa. Điều đó được thể hiện rõ nét trong triển lãm Hội ngộ lần này. Các bức tranh sơn dầu như Hoa bằng

Ngày đăng: 02/08/2015, 04:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan