Thực tập hệ thống thông tin Điện Lực Tìm hiểu hệ thống quản lý lưới điện hạ thế

42 594 0
Thực tập hệ thống thông tin Điện Lực  Tìm hiểu hệ thống quản lý lưới điện hạ thế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tập hệ thống thông tin Điện Lực Tìm hiểu hệ thống quản lý lưới điện hạ thế Hiển thị bản đồ khu vực nhập liệu Chức năng lấy tọa độ GPS tự động Chức năng nền: tải và hiển thị bản đồ hành chính cơ sở, tải dữ liệu danh sách khách hàng trên server về máy di động Chức năng nhập liệu: tạo lộ trình mới, cho phép chọn trạm biến áp làm điểm bắt đầu, tiến hành vẽ cột các cột điện và kéo dây, chụp ảnh hiện trạng và lưu trữ dữ liệu vừa cập nhật. Chức năng upload lên server Chức năng di chuyển cột Chức năng bổ sung cột điện vào giữa đoạn đường dây có sẵn Chức năng xóa một cột bất kỳ từ cột cho phép rẽ nhánh Chức năng hiển thị lưới điện hạ thế trên nền web

LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, sự giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù là trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Chúng em xin gửi đến Thầy Cô ở Khoa Công Nghệ Thông Tin – trường Đại Học Điện Lực đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học “Thực tập Các hệ thống thông tin Điện Lực”. Chúng em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Hữu Quỳnh, cô Nguyễn Thị Quỳnh Anh đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về môn học. Trong thời gian được học tập và thực hành dưới sự hướng dẫn của thầy cô, chúng em không những thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, mà còn được truyền sự say mê và thích thú đối với bộ môn “Thực tập Các hệ thống thông tin Điện Lực”. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy cô thì chúng em nghĩ đồ án này của chúng em rất khó có thể hoàn thành được. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện đồ án với tất cả sự nỗ lực, tuy nhiên, do bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu và xây dựng đồ án trong thời gian có hạn, và kiến thức còn hạn chế, nhiều bỡ ngỡ, nên đồ án “Tìm hiểu hệ thống quản lý lưới điện hạ thế” chắc chắn sẽ khôn thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự quan tâm, thông cảm và những đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đồ án này ngày càng hoàn thiện hơn. Sau cùng, chúng em xin kính chúc các thầy cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền Hoàng Thị Liên MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, Công Nghệ Thông Tin là một ngành rất phát triển trong xã hội. Nó được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau và đạt được hiệu quả cao trong cuộc sống. Tin học hóa được xem như một trong những yếu tố mang tính quyết định trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, xã hội, khoa học, giáo dục, … Ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra các bước đột phá. Từ vài thập niên trở lại đây, công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographical Information Systems) đã có những bước phát triển và ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực địa lý mà trong nhiều lĩnh vực khác của khoa học và của cuộc sống hàng ngày như: đô thị hóa, thuơng mại, phát triển cơ sở hạ tầng, bản đồ điện tử, hoạt động quân sự, mạng lưới điện,…Hiểu cách đơn giản nhất, GIS bao gồm các lớp thông tin về một địa điểm nhằm tăng thêm khả năng hiểu biết về địa điểm này. Lý do chọn đề tài: Hiện nay việc quản lý các thông số kỹ thuật thiết bị trong lưới điện thường sử dụng phương pháp truyền thống, thủ công là sử dụng Word, Excel… Với số lượng lớn các trạm biến áp cũng như các kết nối việc giám sát và quản lý là rất khó. Do đó cần thiết phải có một hệ thống sử dụng bản đồ để hiển thị số liệu một cách trực quan nhất cho người sử dụng, hỗ trợ tìm kiếm và định vị thiết bị trong lưới điện thông qua hệ thống GIS. Cung cấp ứng dụng bản đồ GIS để quản lý và phân tích mạng hỗ trợ mô phỏng công tác quản lý và vận hành thực tế. Cung cấp một hệ thống cho phép nhiều đối tượng tra cứu thông tin bản đồ, thông tin lưới điện trên bản đồ, theo dõi mạng trên bản đồ thông qua ứng dụng GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS), đó là một hệ thông tin có khả năng thu thập, cập nhật, phân tích và quản trị, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết các bài toán ứng dụng có liên quan đến vị trí địa lý trên bề mặt Trái Đất hoặc được định nghĩa như là một hệ thông tin với khả năng truy nhập, tìm kiếm, phân tích, xử lý và truy xuất dữ liệu địa lý nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, quyhoạch và quản lý tài nguyên. Google cung cấp một dịch vụ bản đồ hỗ trợ chúng ta xây dựng hệ thống thông tin địa lý đó là Google Map (GM). Hệ thống GM đã và đang được sử dụng rất phổ biến bên cạnh đó GM còn cung cấp thêm nhiều công cụ để người dùng có thể phát triển và mở rộng thêm các ứng dụng. Trên cơ sở đó, các ứng dụng khai thác dữ liệu nền trên GM sẽ giảm được chi phí đáng kể đồng thời dữ liệu nền của GM luôn cập nhật vả điều chỉnh ngày càng hoàn thiện hơn. Quan trọng hơn cả là GM cung cấp rất nhiều hàm mở để người dùng có thể truy vấn và truyền các tham số cần thiết để việc hiển thị dữ liệu chi tiết và phù hợp với từng ứng dụng cụ thể của người dùng. Trong việc nghiên cứu xây dựng hệ thống biểu diễn lưới điện, đồ án sẽ sử dụng Google Maps API để đưa đến người dùng các thông tin và hình ảnh trực quan nhất về dữ liệu các trạm biến áp, các kết nối trạm của lưới điện. Tên đề tài: “Tìm hiểu hệ thống quản lý lưới điện hạ thế.” Mục đích nghiên cứu: Hỗ trợ quản lý hiện trạng hệ thống thông tin điện lực. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống GIS, hệ thống thông tin điện lực. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về hệ thống thông tin địa lý GIS và ứng dụng trong hệ thống điện trong việc quản lý hệ thống thông tin Điện Lực. Phương pháp nghiên cứu: kết hợp nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu về hệ thống thông tin Điện Lực. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐIỆN LỰC 1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin điện lực Hệ thống thông tin (Information System - IS) là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của con người trong một tổ chức nào đó. Ta có thể hiểu hệ thống thông tin là hệ thống mà mối liên hệ giữa các thành phần của nó cũng như mối liên hệ giữa nó với các hệ thống khác là sự trao đổi thông tin. Hình 1.1: Mô hình hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm con người, dữ liệu, các quy trình và công nghệ thông tin tương tác với nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin cần thiết ở đầu ra nhằm hỗ trợ cho một hệ thống. Hệ thống thông tin hiện hữu dưới mọi hình dạng và quy mô. Hệ thống thông tin trong một tổ chức có chức năng thu nhận và quản lý dữ liệu để cung cấp những thông tin hữu ích nhằm hỗ trợ cho tổ chức đó và các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp hay đối tác của nó. Ngày nay, nhiều tổ chức xem các hệ 6 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Quỳnh thống thông tin là yếu tố thiết yếu giúp họ có đủ năng lực cạnh tranh và đạt được những bước tiến lớn trong hoạt động. Hầu hết các tổ chức nhận thấy rằng tất cả nhân viên đều cần phải tham gia vào quá trình phát triển các hệ thống thông tin. Do vậy, phát triển hệ thống thông tin là một chủ đề ít nhiều có liên quan tới bạn cho dù bạn có ý định học tập để trở nên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này hay không. Các HTTT có thể được phân loại theo các chức năng chúng phục vụ. - Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing system - TPS) là một hệ thống thông tin có chức năng thu thập và xử lý dữ liệu về các giao dịch nghiệp vụ. - Hệ thống thông tin quản lý (Management information system - MIS) là một hệ thống thông tin cung cấp thông tin cho việc báo cáo hướng quản lý dựa trên việc xử lý giao dịch và các hoạt động của tổ chức. - Hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision support system - DSS) là một hệ thống thông tin vừa có thể trợ giúp xác định các thời cơ ra quyết định, vừa có thể cung cấp thông tin để trợ giúp việc ra quyết định. - Hệ thống thông tin điều hành (Excutive information system - EIS) là một hệ thống thông tin hỗ trợ nhu cầu lập kế hoạch và đánh giá của các nhà quản lý điều hành. - Hệ thống chuyên gia (Expert System) là hệ thống thông tin thu thập tri thức chuyên môn của các chuyên gia rồi mô phỏng tri thức đó nhằm đem lại lợi ích cho người sử dụng bình thường. - Hệ thống truyền thông và cộng tác (Communication and collaboration system) là một hệ thống thông tin làm tăng hiệu quả giao tiếp giữa các nhân viên, đối tác, khách hàng và nhà cung cấp để củng cố khả năng cộng tác giữa họ. - Hệ thống tự động văn phòng (Office automation system) là một hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ văn phòng nhằm cải thiện luồng công việc giữa các nhân viên. 1.2 Cấu trúc và cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin điện lực Căn cứ trên kết cấu hiện có của Hệ thống thông tin Điện Lực Việt Nam, ta có thể nghiên cứu cấu trúc của HTTT Điện Lực Việt Nam theo mô hình phân lớp. Theo mô hình này, cấu trúc Hệ thống thông tin Điện Lực Việt Nam được phân thành 3 lớp rõ rệt. Lớp thứ nhất: là mạng đường trục chính (bachbone). Lớp thứ hai: là mạng đường trục các khu vực bắc, trung, nam. Lớp thứ ba: là mạng con, các mạch nhánh. 7 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Quỳnh Với mỗi lớp có các đặc điểm riêng về chức năng hay kết cấu, thể hiện nét đặc trưng riêng. 1.2.1 Mạng đường trục chính (bachbone) Mạng đường trục chính sử dụng kênh truyền dẫn cáp quang dung lượng 2.5 gbps, nó có tính chất là đường xương sống của HTTT điện lực, với tính chất trải dài dọc theo đất nước qua ba miền Bắc – trung - nam từ điểm nút đầu tiên là trung tâm điều độ quốc gia A0 (Hà Nội) và điểm nút cuối là trung tâm điều độ điện lực miền Nam A2 (thành phố Hồ Chí Minh). Hình 1.2: Sơ đồ kết cấu mạng. Mạng đường trục chính (bachbone) HTTT Điện Lực Việt Nam Mạng đường trục chính kết nối các các trung tâm điều độ A0, A1, A2, A3, các trạm biến áp 500 kV bắc-trung-nam. Các nút thông tin trên mạng đường trục tạo thành năm mạch vòng (ring) như sau: - Ring 1: A0 - Nho Quan: gồm các trạm: A0 - Hoà Bình - Nho Quan. - Ring 2: Nho Quan – Hà Tĩnh, gồm các trạm: Nho Quan - Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh. 8 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Quỳnh - Ring 3: Hà Tĩnh - Đà Nẵng, gồm: Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng. - Ring 4: Đà Nẵng – Pleiku, gồm: Đà Nẵng - Quảng Nam – Kontum – Pleiku. - Ring 5: Pleiku - A2, gồm: Pleiku – Kontum – Cujut – Dacklac - Bình Dương - Phú Lâm - A2. 1.2.2 Mạng đường khu vực Mạng đường trục khu vực của HTTT Điện Lực Việt Nam, được chia làm 3 miền Bắc, trung, nam. Mạng đường trục này nối các nút thông tin trong khu vực với các nút các nút thông tin trên đường trục chính. Các nút thông tin khu vực là các TBA-110, TBA-220 quan trọng, các nhà máy điện lớn, các điện lực. Xét về mặt địa lý, chia mạng đường trục khu vực thành 3 phần (bắc, trung, nam) nhưng nếu xét về mặt kỹ thuật thì mạng đường trục của 3 khu vực này tương đối giống nhau. 1.2.3 Mạng nhánh Mạng nhánh là các tuyến thông tin có dung lượng nhỏ thực hiện nhiệm vụ kết nối các công trình điện với các nút thông tin mạch đường trục khu vực. Các nút thông tin mạch nhánh bao gồm các nhà máy điện có công suất nhỏ, các tba - 220kV nhánh cụt hoặc có vị trí địa lý hẻo lánh cự ly liên lạc xa, các tba -110kV, các công ty điện lực, các điều độ điện lực địa phương. 1.3 Hệ thống điện thông minh 1.3.1 Khái niệm Khái niệm: Hệ thống điện thông minh (Smart Grid) là hệ thống điện có sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để tối ưu việc truyền dẫn, phân phối điện năng giữa nhà sản xuất và hộ tiêu thụ, hợp nhất cơ sở hạ tầng điện với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Có thể coi hệ thống điện thông minh gồm có hai lớp: lớp 1 là hệ thống điện thông thường và bên trên nó là lớp 2, hệ thống thông tin, truyền thông, đo lường. Hệ thống điện thông minh phát triển qua 4 khâu: - Phát điện: Smart Generation - Truyền tải: Smart Transmission - Phân phối: Smart Distribution - Tiêu thụ: Smart Power Consumers Những đặc tính mà một hệ thống điện thông minh (Smart Grid) cần là: 9 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Quỳnh - Khả năng tự động khôi phục cung cấp điện khi có sự cố xảy ra mất điện đối với khách hàng. - Chống được sự tấn công cố ý đối với hệ thống cả về mặt vật lý và mạng máy tính. - Trợ giúp sự phát triển các nguồn điện phân tán (phát điện, dự trữ năng lượng, cắt giảm nhu cầu…) - Trợ giúp sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. - Cung cấp khả năng nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện. - Tối ưu hóa vận hành HTĐ để giảm chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối kể cả giảm chi phí đầu tư mới và nâng cấp hệ thống điện. - Công cụ cơ bản của vận hành thị trường điện rộng rãi. - Không chỉ vậy mà nó còn cần đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường sống: sử dụng năng lượng xanh và hiệu quả nguồn năng lượng sử dụng một cách tối đa. 1.3.2 Chức năng của hệ thống điện thông minh Chức năng của hệ thống điện thông minh là: - Chống được sự tấn công cố ý đối với hệ thống cả về mặt vật lý và mạng máy tính - Giảm lượng tiêu hao năng lượng trên dây dẫn, tăng cường chất lượng điện năng - Giảm chi phí sản xuất,truyền tải,chi phí nâng cấp nhờ phân hóa lượng điện tiêu thụ - Có khả năng tụ phục hồi khi xảy ra mất điện 1.3.3 Cấu trúc của một hệ thống điện thông minh Về cơ bản, hệ thống điện thông minh bao gồm hệ thống truyền tải, cung cấp điện năng hiện tại nhưng được áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông, số hóa dữ liệu và áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc điều khiển, kiểm tra, giám sát.Nhằm đảm bảo an toàn,ổn định và nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống điện. Hệ thống điện có sẵn: - Cơ sơ hạ tầng (nhà máy điện, trạm biến áp, trạm điều khiển ) - Hệ thống truyền tải (đường dây dẫn, cột điện, rơle bảo vệ, máy biến áp ) - Các nơi tiêu thụ điện (hộ gia đình, nhà máy, cơ quan ) Hệ thống điều khiển lấy công nghệ thông tin làm trung tâm: gồm cơ sở dữ liệu được số hóa, các thành phần trong hệ thống được liên kết với nhau chặt chẽ thành một thể thống nhất có thể vận hành ổn định, tự khắc phục khi có sự cố xảy ra. 10 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Quỳnh [...]... thế hiện đại hóa ngành Điện, thời gian qua việc ứng dụng GIS trong quản lý, vận hành hệ thống điện đã được triển khai thí điểm tại một số đơn vị điện lực và truyền tải điện như: Điện lực Phú Thọ, Điện lực Đà Nẵng, Điện lực Khánh Hòa….Với việc ứng dụng trong hệ thống điện trong việc quản lý hệ thống thông tin điện lực, ta có thể: - - Cho phép cập nhật, quản lý và lưu trữ thông tin về thiết kế tuyến đường... thế - Cấp điện áp Dòng định mức Số lộ vào Số lộ ra Số công tơ Hãng – Nước sản xuất 33 GVHD: TS Nguyễn Hữu Quỳnh 1.9 Phân tích hệ thống quản lý lưới điện hạ thế 1.9.1 Bảng phân rã chức năng Hình 3.13: Bảng phân rã chức năng của hệ thống  Người dùng: người dùng là người sử dụng hệ thống quản lý lưới điện hạ thế Họ được cấp cho tài khoản để truy cập vào hệ thống quản lý lưới điện hạ thế và thực hiện... phủ song wifi để thực hiện tải dữ liệu vừa nhập được lên server - Ngoài ra, họ còn có thể sử dụng hệ thống quản lý lưới điện hạ thế để giám sát lưới điện hạ thế đã thực hiện ở trên và tiến hành truy vấn thông tin về khách hàng, lưới điện  Quản trị viên (admin): là người giám sát toàn bộ hệ thống, kiểm soát, cấp mới và phân quyền cho các tài khoản user, quản lý cơ sở dữ liệu của hệ thống 35 GVHD: TS... DỤNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ Đối với hệ thống điện của Việt Nam, từ trước đến nay khi giải các bài toán trong hệ thống từ mạng truyền tải đến phân phối cũng như quản lý và vận hành hệ thống đa phần đều dựa trên sơ đồ đơn tuyến Với ý tưởng ứng dụng công nghệ GIS vào việc quản lý và vận hành lưới điện phân phối nhằm đem lại hiệu quả cao trong vận hành sản xuất, bắt nhập với xu thế hiện... sau: - Thực hiện đăng nhập vào hệ thống và nhập liệu cho lưới điện hạ thế Sau khi đăng nhập vào hệ thống, họ sẽ thực hiện nhập dữ liệu thực tế cho lưới điện hạ thế tại khu vực mà mình được phân công: thực hiện tạo lộ trình mới, vẽ các cột trên lộ trình, nhập đầy đủ thông tin cần thiết cho các cột, có thể chỉnh sửa lại khi có sai sót; thực hiện bổ sung cột mới khi có thay đổi trên lưới điện thực địa... của hệ thống 1.8.3.2 Phạm vi của dự án Xây dựng hệ thống quản lý lưới điện hạ thế cho tỉnh Phú Thọ nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, giám sát vận hành lưới điện 31 GVHD: TS Nguyễn Hữu Quỳnh Việc ứng dụng CNTT vào mọi mặt của đời sống xã hội đã mang lại những giá trị tích cực đối với lĩnh vực đó và xây dựng lưới điện số cũng không nằm ngoài xu thế chung đó 1.8.3.3 Yêu cầu  Yêu cầu hệ. .. hợp bản đồ/GIS vào các hệ thống quản lý, hệ thống nghiệp vụ hiện có khác Nhằm đạt được những lợi ích trên của GIS đem lại , cũng như EVN đang chủ trương tối ưu hóa chi phí và phát triển lưới điện thông minh hiện nay Công ty điện lực Phú Thọ đã đang ứng dụng GIS trong quản lý lưới điện do Trường đại học Điện Lực xây dựng Bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của việc quản lý lưới điện bằng sơ đồ tuyến... quản lý phân phối điện khu vực 4 Được thành lập theo QĐ số 189/NCQLKT-1 ngày 23/6/1971 của Bộ Điện và Than.(Tách bộ phận quản lý phân phối điện của Nhà máy điện Việt Trì để thành lập Sở quản lý phân phối điện khu vực 4) Ngày 08//3/1996: Điện lực Vĩnh Phú Đổi tên từ Sở quản lý phân phối điện khu vực 4 theo QĐ số 216 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 8/3/1996 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Ngày 01//4/1997: Điện lực. .. Thọ.Đổi tên từ Điện lực Vĩnh Phú theo QĐ số 244 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14/3/1997 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Ngày 01//6/2010: Công ty Điện lực Phú Thọ Đổi tên từ Điện lực Phú Thọ theo QĐ số 223/QĐ-EVN ngày 14/4/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Chức năng nhiệm vụ: - Sản xuất kinh doanh điện năng Quản lý, vận hành lưới điện phân phối cấp điện áp từ 35 kV trở xuống và kinh doanh điện trong phạm vi tỉnh... bản đồ nền khác nhau (ảnh vệ tinh, bản đồ địa hình, hành chính) phục vụ quản lý, vận hành mạng lưới Tìm kiếm, tra cứu các lớp dữ liệu bản đồ lưới điện trên bản đồ; Liên kết các lớp dữ liệu bản đồ lưới điện với các cơ sở dữ liệu của các phần mềm, hệ thống quản lý, vận hành khác như: quản lý thiết bị, sự cố, thí nghiệm, Xử lý phân tích không gian trên các lớp bản đồ lưới điện Cung cấp các dịch vụ bản . Tìm hiểu hệ thống quản lý lưới điện hạ thế. ” Mục đích nghiên cứu: Hỗ trợ quản lý hiện trạng hệ thống thông tin điện lực. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống GIS, hệ thống thông tin điện lực. Phạm. cứu về hệ thống thông tin địa lý GIS và ứng dụng trong hệ thống điện trong việc quản lý hệ thống thông tin Điện Lực. Phương pháp nghiên cứu: kết hợp nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu về hệ thống thông. bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu và xây dựng đồ án trong thời gian có hạn, và kiến thức còn hạn chế, nhiều bỡ ngỡ, nên đồ án Tìm hiểu hệ thống quản lý lưới điện hạ thế chắc chắn sẽ khôn thể

Ngày đăng: 01/08/2015, 15:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐIỆN LỰC

    • 1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin điện lực

    • 1.2 Cấu trúc và cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin điện lực

      • 1.2.1 Mạng đường trục chính (bachbone)

      • 1.2.2 Mạng đường khu vực

      • 1.2.3 Mạng nhánh

    • 1.3 Hệ thống điện thông minh

      • 1.3.1 Khái niệm

      • 1.3.2 Chức năng của hệ thống điện thông minh

      • 1.3.3 Cấu trúc của một hệ thống điện thông minh

  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG NGHỆ

    • 1.4 Hệ thống thông tin địa lý GIS

      • 1.4.1 GIS là gì?

      • 1.4.2 GIS với Việt Nam

      • 1.4.3 Mô hình công nghệ GIS

      • 1.4.4 Các thành phần của GIS

      • 1.4.5 Cách thức làm việc của GIS

        • 1.4.5.1 Tham khảo địa lý

        • 1.4.5.2 Mô hình Vector và Raster

      • 1.4.6 Nhiệm vụ của GIS

      • 1.4.7 Các bài toán ứng dụng GIS

        • 1.4.7.1 Các lĩnh vực dùng chung, chia sẻ kỹ thuật và cung cấp dữ liệu cho GIS.

        • 1.4.7.2 Các ứng dụng áp dụng công nghệ GIS như là một công cụ để quản lý, phân tích dữ liệu và trợ giúp tạo quyết định

    • 1.5 Google Map API

      • 1.5.1 Các thao tác trên bản đồ

      • 1.5.2 Load bản đồ về trang cá nhân

      • 1.5.3 Overlays (lớp phủ)

      • 1.5.4 Sự kiện

      • 1.5.5 Control

    • 1.6 ArcGIS

      • 1.6.1 ArcGIS for Desktop

      • 1.6.2 ArcView

      • 1.6.3 ArcEditor

      • 1.6.4 ArcInfo

    • 1.7 Nền tảng Apache Cordova

  • CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ

    • 1.8 Tổng quan về Hệ thống quản lý lưới điện hạ thế

      • 1.8.1 Giới thiệu chung về công ty điện lực Phú Thọ

      • 1.8.2 Mô tả bài toán

      • 1.8.3 Xác lập dự án

        • 1.8.3.1 Mục tiêu

        • 1.8.3.2 Phạm vi của dự án

        • 1.8.3.3 Yêu cầu

        • 1.8.3.4 Các đối tượng quản lý

    • 1.9 Phân tích hệ thống quản lý lưới điện hạ thế

      • 1.9.1 Bảng phân rã chức năng

      • 1.9.2 Biểu đồ hoạt động

    • 1.10 Giao diện hệ thống quản lý lưới điện hạ thế

      • 1.10.1 Giao diện di động

      • 1.10.2 Giao diện web hiển thị

    • 1.11 Kết luận

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan