Đề thi trắc nghiệm và tự luận môn vật lý 9 đề số 3

3 580 2
Đề thi trắc nghiệm và tự luận môn vật lý 9 đề số 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ SỐ 3 (45 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn. 2. Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm. 3. Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế amp kế và vôn kế. 4. Đoạn mạch nối tiếp. 5. Đoạn mạch song song. 6. Vận dụng định luật Ôm. 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. 8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. 9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 10. Biến trở - Điện trở dùng trong kỹ thuật. 11. Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn. 12. Công suất điện. 13. Điện năng – Công của dòng điện. 14. Tính công suất điện và điện năng sử dụng. 15. Xác định công suất của các dụng cụ điện. B – NỘI DUNG ĐỀ I – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua 1 dây dẫn A. có khi tăng, có khi giảm khi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn tăng. B. giảm khi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn tăng. C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn. D. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn. Câu 2. Điện trở của 1 dây dẫn nhất định A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây. B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây. C. không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây. D. giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây giảm. Câu 3. Để nghiên cứu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có A. cùng tiết diện, cùng chất, nhưng chiều dài khác nhau. B. cùng chiều dài, cùng chất, nhưng tiết diện khác nhau. C. cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng chất khác nhau. D. cùng chất, cùng chiều dài, nhưng tiết diện khác nhau. Câu 4. Cho dòng điện chạy qua 2 điện trở 1 R và 2 1 1,5RR = được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R 1 là 3 V thì hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R 2 là A. 3 V. B. 4,5 V. C. 7,5 V. D. 2 V. Câu 5. Có 2 điện trở R 1 và R 2 mắc song song, biết R 2 > R 1 > 0. Gọi R tđ là điện trở tương đương của mạch điện thì ta có: A. R tđ > R 2 . B. R 1 < R tđ < R 2 . C. 0 < R tđ <R 1 . D. R tđ = R 1 . Câu 6. Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên, hiệu điện thế U AB và điện trở R được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở tiến dần về phía đầu M thì cường độ I của dòng điện mạch chính A. tăng dần. C. giảm dần B. không thay đổi. D. lúc đầu tăng, sau đó giảm. Câu 7. Công suất điện của 1 đoạn mạch bất kì cho biết A. năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. B. điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong 1 đơn vị thời gian. C. mức độ mạnh, yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. D. các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch. Câu 8. Điện năng được đo bằng A. ampe kế. B. công tơ điện. C. vôn kế. D. đồng hồ đo điện đa năng. II. - Điền các từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau Câu 9. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua 1 dây dẫn vào hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây là 1 đường thẳng đi qua Câu 10. Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở với các điện trở. Câu 11. Số W ghi trên 1 dụng cụ điện cho biết công suất điện của dụng cụ đó khi nó được sử dụng với hiệu điện thế III – Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng Câu 12. 1. Đối với các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu, dây nào có tiết diện càng lớn. a) thì dây đó có điện trở lớn hơn. 2. Cùng một hiệu điện thế được đặt vào hai đầu dây dẫn khác nhau, công suất tiêu thụ điện ở dây nào nhỏ hơn b) khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. 3. Điện trở của một dây dẫn không thay đổi c) thì nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn đó lớn hơn. d) thì điện trở của dây đó càng nhỏ. 1 - … 2 - … 3 - … IV. Bài tập Câu 13. Một cuộn dây điện trở có trị số là 10 Ω, được quấn bằng dây nikêlin có tiết diện là 0,1 mm 2 và có điện trở suất là 0,4.10 -6 Ωm. Tính chiều dài của dây nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này. Câu 14. Trên một bóng đèn có ghi 6 V – 5 W. Mắc đèn này vào hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức của nó trong 2 giờ. a) Tính điện trở của đèn khi đó. b) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong khoảng thời gian đã cho ở trên. Câu 15. Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là U 1 = 1,5 V và U 2 = 6 V. Khi hai đèn này sáng bình thường thì chúng có điện trở tương ứng là R 1 = 1,5 Ω và R 2 = 8 Ω. Cần mắc hai đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 7,5 V theo sơ đồ như hình vẽ. Tính điện trở của biến trở khi đèn sáng bình thường. C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câ u Đáp án Biểu điểm Ghi chú 1 C 0,5 điểm 2 C 0,5 điểm 3 A 0,5 điểm 4 B 0,5 điểm 5 C 0,5 điểm 6 A 0,5 điểm 7 B 0,5 điểm 8 B 0,5 điểm 9 gốc tọa độ 0,5 điểm 10 tỉ lệ nghịch 0,5 điểm 11 định mức 0,5 điểm 12 1 - d 0,5 điểm 2 – a 0,5 điểm 3 - b 0,5 điểm 13 Chiều dài của dây: 6 6 . 10.0,1.10 2,5( ) 0,4.10 R S l m ρ − − = = = 0,5 điểm 14 a) Điện trở của đèn khi đó: = = = Ω 2 2 6 R 7,2( ) 5 Ñ Ñ Ñ U P b) Điện năng mà đèn tiêu thụ trong 2 giờ là: = = =5.2.60.60 36000( ) Ñ A P t J 0,5 điểm 15 Cường độ dòng điện định mức của đèn 1: = = = 1 1 1 1,5 1( ) 1,5 U I A R 0,5 điểm Cường độ dòng điện định mức của đèn 2: = = = 2 2 2 6 0,75( ) 8 U I A R 0,5 điểm Đèn 2 mắc song song với biến trở nên U b = U 2 Ta có: = − = − = 1 2 1 0,75 0,25( ) b I I I A = = = Ω 2 6 24( ) 0,25 b b U R I 0,5 điểm . ĐỀ SỐ 3 (45 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn. 2. Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm. 3. Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế amp kế và. định luật Ôm. 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. 8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. 9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 10. Biến trở - Điện. thế đặt vào 2 đầu dây. B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây. C. không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây. D. giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây giảm. Câu 3. Để nghiên

Ngày đăng: 31/07/2015, 22:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan